Khóa học về Tòa trong: Đấu tranh chống cái ác thời internet
***
Con người mọi thời “trải nghiệm cái ác quanh mình và nơi chính mình”. Trong hai mươi năm qua, “lần đầu tiên toàn thể nhân loại sống một kinh nghiệm chưa từng đối diện trước đây: đó là sự lan tràn cái ác thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình và sau đó là internet”.
ĐHY chỉ ra rằng lần đầu tiên, nhân loại phải đối diện với kinh nghiệm về “cái xấu toàn cầu”, điều mà con người chưa được chuẩn bị. Không còn nghi ngờ gì nữa, đằng sau những “cơ chế truyền thông và lan tràn cái xấu này, có những chiến lược làm giảm và ý chí của con người trong việc đấu tranh chống sự ác”.
Đồng thời, có những “nỗ lực làm cho con người tin rằng về cơ bản sự ác là bất khả chiến bại, nó là một điều gì đó gắn liền với cuộc sống của con người. Đối diện với kinh nghiệm này, Đức Hồng Y nhấn mạnh “là mục tử của Giáo hội, chúng ta phải luôn tự đặt ra câu hỏi nền tảng: con người được tạo dựng để chịu đựng tất cả sự xấu xa này? So sách về thời gian mà cái xấu xâm nhập vào con người qua Internte người ta có thể nói: Điều xấu người ta có thể nhận qua nữa giờ lướt Internet bằng một thế kỷ trước đây không có Internet.
ĐHY chỉ ra rằng: “Tôi không xem các phương tiện này là kẻ thù, đôi khi chúng cũng có thể là một nguồn kiến thức và thậm chí để loan truyền Tin Mừng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức tác hại của công cụ này khi nó được sử dụng cho mục đích xấu, loan truyền cái ác và trấn áp điều tốt. Tất cả những suy tư, tìm hiểu qua nhiều thế kỷ liên quan đến cái xấu đã không tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Chúng ta biết, chỉ có Kitô giáo có câu trả lời thấu đáo cho mầu nhiệm sự ác trên thế giới; câu trả lời không qua ‘lời giải thích hợp lý’ nhưng là thông qua việc ‘đảm nhận tự do củaThiên Chúa làm người’. Trong Kitô giáo, cái ác không được giải thích, nhưng được đảm nhận và chiến thắng bởi sự kiện lịch sử và siêu lịch sử, đó là sự phục sinh”.
Đối diện với bối cảnh trong đó “cái ác dường như lan tràn”, có hai thái độ cơ bản: một mặt, có những người chống lại cái ác, làm việc ở mọi cấp độ để làm giảm nó, cách ly nó, chữa lành vết thương nó gây ra. Mặt khác, có những người “có xu hướng thích nghi với cái ác, do đó làm tăng sức lan tỏa và sức mạnh của họ”. Cả hai thái độ, khi họ loại trừ hoặc không nhận ra rằng chiến thắng duy nhất trước cái ác là của Chúa Kitô bị đóng đinh, thì họ có nguy cơ rơi vào một sự thờ ngẫu tượng.
Tiếp đến Phó Chánh Tòa Ân giải Tối cao, Đức ông Krzysztof Nykiel đã giải thích về bản chất, nhiệm vụ và công việc của Tòa Ân giải Tối cao. Tòa này thực hiện “một phục vụ thiêng liêng nghiêm ngặt, trực tiếp nhằm mục đích cuối cùng sứ mệnh của Giáo hội: Phần rỗi linh hồn”. Tất cả các cơ quan của Giáo triều Rôma hoạt động đều nhằm cứu rỗi các linh hồn, nhưng Tòa án “thực hiện theo cách trực tiếp hơn”. Tòa “giúp đỡ và hỗ trợ các tín hữu trên hành trình hòa giải với Thiên Chúa và Giáo hội”, trong nhận thức rằng “sự hòa giải, được Đức Kitô và Chúa Thánh Thần thực hiện”. Vì điều này, sự can thiệp của Giáo hội trong việc tha thứ tội lỗi xuất phát từ chính ý Chúa.
(Ngọc Yến – Vatican)