Hai thiếu nữ Ả Rập chạy trốn vì tự do
***
Sau sáu tháng trốn ở Hồng Kông, hiện nay hai chị em đã tìm được nơi trú ẩn ở một nước thứ ba. Họ đã thay đổi 15 địa điểm ẩn nấp và cũng được một nữ tu đón tiếp. Nỗi sợ bị bắt, bắt hồi hương và bị giết. Câu chuyện của họ là nguồn “hy vọng” cho những phụ nữ khác là nạn nhân của sự đàn áp và lạm dụng.
Trên đây là những gì hai phụ nữ trẻ Ả Rập nói với Reuters về việc họ đã trốn khỏi đất nước, thoát khỏi bạo lực nơi gia đình và họ có thể bị giết vì đã từ bỏ đức tin Hồi giáo.
Trong hơn sáu tháng, hai chị em ở độ tuổi 18 và 20 đã sống ẩn núp ở Hồng Kông với hy vọng xin được visa vào Úc. Trong thời gian này, họ đã thay đổi 15 chỗ ở, được một nữ tu và một trung tâm dành cho phụ nữ bị lạm dụng giúp đỡ trốn thoát khỏi lực lượng tình báo của Riyadh và gia đình đang tìm cách đưa họ hồi hương.
Các nhà điều hành của một tổ chức phi chính phủ đã theo dõi câu chuyện của họ xác nhận rằng: tuần trước, hai thiếu nữ đã rời khỏi nơi trú ẩn, được giấu kín vì lý do an ninh và đi đến một nước thứ ba, nơi họ sẽ có thể xây dựng lại cuộc sống. Bây giờ “Họ được an toàn và khỏe mạnh”. Trước khi ra đi, từ tầng 22 của một khách sạn ở Hồng Kông, họ đã kể về lịch sử cá nhân của mình, với hy vọng đó có thể là một ví dụ về lòng can đảm cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ở vương quốc Wahhabi.
Trong câu chuyện của họ, hai cô gái không có những lời chỉ trích gay gắt về luật gây tranh cãi về bảo vệ nam giới, theo đó mọi phụ nữ phải nhận được sự đồng ý của một người đàn ông là cha, chồng, anh trai hoặc con trai nếu góa phụ trong mọi lãnh vực, thậm chí chỉ để làm việc, học tập hoặc nhận chăm sóc y tế. Một trong hai thiếu nữ mơ ước trở thành nhà văn nói: “Phụ nữ giống như nô lệ. Tôi chỉ muốn dừng lại và cảm thấy an toàn, để biết rằng tôi có quyền và có thể dự tính cho một điều nào đó. Chỉ cần sống một cuộc sống bình thường, khám phá bản thân … bây giờ tôi là chủ cuộc đời mình!”.
Câu chuyện của họ gợi lại câu chuyện thiếu nữ 18 tuổi Rahaf Mohammed al-Qunun, người được Liên Hợp Quốc cho tị nạn và tìm nơi trú ẩn sau nhiều ngày bị chặn trong một khách sạn tại sân bay quốc tế Bangkok – Canada. Ngay cả hai chị em này cũng lo sợ trong một thời gian dài bị bắt và hồi hương về Ả Rập Saudi, nơi – rất có thể – họ sẽ phải đối mặt với bạo lực rất khắc nghiệt, có thể bị giết vì bội giáo.
Mong muốn duy nhất của họ ngày hôm nay là nhìn vào một “tương lai tươi đẹp, tỏa sáng”, cách xa một xã hội và một gia đình mà họ gọi là “đàn áp”. Cuộc trốn thoát bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, trong một kỳ nghỉ ở Sri Lanka, sau đó là những tháng ngày sợ hãi, và hy vọng ở Hồng Kông, giai đoạn đến Úc được coi là điểm đến cuối cùng của hành trình tự do.
(Ngọc Yến – Vatican)