Sứ vụ của cha Giorgio Marengo ở Mông Cổ
Vào mùa đông, thảo nguyên bất tận của làng Arvaiheer thuộc thủ đô Uvurkhangai của Mông Cổ, là một dải màu trắng và mềm mại. Nhiệt độ giảm xuống dưới ba mươi. Dân làng tự bảo vệ mình khỏi cái lạnh trong những chiếc lều tròn đặc biệt có lẽ chỉ có ở Mông Cổ. Nhà thờ cũng được bao phủ dưới một cái lều bằng gỗ và nỉ. Vào đầu tháng 10 tuyết đã rơi, dưới không độ.
Ở một nơi mà thời tiết khắc nghiệt như thế nhưng đối với cha Giorgio Marengo, một nhà truyền giáo 44 tuổi, linh mục xứ Arvaiheer nói một các xác tín về sự hiện diện của cha ở đây như sau: “Sự quan phòng của Thiên Chúa đã dẫn chúng tôi đến đây”. Ngài nói mười hai năm trước, sau khi trải qua một thời gian ở thủ đô, cha và các nhà truyền giáo đã ra đi tìm một nơi mới để mang Phúc Âm đến cho những người mà cha chắc chắn rằng họ chưa được nghe nói về Chúa, hay đã nghe nói về Chúa rồi nhưng không được hướng dẫn chăm sóc.
Các nhà truyền giáo đã khám phá và đến dừng chân tại một khu vực cách thủ đô Ulaanbaatar 500 kilômét. Đây là một vùng mà Kitô giáo chưa được biết và Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo duy nhất được thực hành, cùng với tính chất tâm linh mạnh mẽ của Shaman giáo.
Vào năm 2006, các nhà truyền giáo mở cơ sở thứ hai sau Ulaanbaatar. Từ đây phong cảnh ngoạn mục và bầu trời trong xanh của Trung Á cùng đồng hành với cha Marengo và các anh chị em khác. Mỗi khi đi lên núi cầu nguyện cha Marengo thấy một phần đường chân trời bao la hướng về phía sa mạc Gobi và một phần khác những ngọn núi của dãy núi Hangai; chính phong cảnh bao la này đánh thức mạnh mẽ lòng nhiệt thành đem Tin Mừng đến cho người dân ở đây của cha. Lúc đầu, các nhà truyền giáo thuê một nhà trọ rồi chia thành những phòng nhỏ để tiện sử dụng, và sau một năm cha nhận được giấy phép xây dựng một ngôi nhà, cơ sở sản sản xuất và một ngôi nhà thờ.Lúc đầu người dân ở đây thắc mắc về những người nước ngoài này là ai; nhưng rồi với với thời gian cha và các cộng tác viên từ từ hội nhập với cuộc sống của người dân, và mọi người không còn cảm thấy xa lạ với những người ngoại quốc này nữa. Cuộc sống của cha và mọi người bắt đầu bằng giờ cầu nguyện, kinh phụng vụ và sau đó là phục vụ người nghèo.
Bốn năm sau, một nhóm sáu người phụ nữ đầu tiên được rửa tội. Ngày nay số giáo dân là bốn mươi người. Cha Giorgio Marengo và các nhà truyền giáo khác đến từ Tanzaina, Congo và Italia. Mọi người sống ở ngoại ô của làng nơi có 35 nghìn người sinh sống. Giáo hội ở Mông Cổ thực tế có một lịch sử cổ đại, có niên đại 1000 năm, nhưng chỉ cách đây 26 năm, mới có sự hiện diện các cơ sở Công giáo, nhờ sự xuất hiện của ba nhà truyền giáo đầu tiên có nguồn gốc Bỉ vào năm 1992. Thực tế, Giáo hội ở đây vẫn còn là cón số bé nhỏ, có 1.300 người lãnh nhận bí tích Rửa tội tại một đất nước lớn gấp năm lần so với Italy.
Tuy nhiên, cha Marengo luôn tin rằng hoạt động của Thánh Linh hướng dẫn con người. Cha nói: “Chúng ta có thể đóng vai trò như chất xúc tác, nhưng hành trình, con đường được nhận lãnh đến từ ân sủng”. Ngày sứ vụ bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng bằng việc cầu nguyện, chúc tụng, thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, tiếp theo là Kinh Mân Côi và Thánh Lễ với các giáo dân.
Cha chia sẻ về những công việc nhỏ bé, đơn giản nhưng thực tế của công việc mục vụ như sau: “Vào lúc chín giờ, chúng tôi uống trà với những người đến tham dự thánh lễ và chúng tôi bắt đầu với các hoạt động: ở trường mẫu giáo cho trẻ em, sau đó làm việc nơi phòng tắm công cộng và đồng hành với một nhóm người nghiện rượu muốn thoát khỏi cơn nghiền”. Ngoài ra vào mùa hè cha còn hướng dẫn mọi người cách trồng rau để người dân có thể tự cung cấp rau xanh cho mình.
Ở đây, vùng thảo nguyên, truyền thống Phật giáo và Shaman rất mạnh mẽ. Để có thể hội nhập với môi trường và hoàn cảnh tôn giáo các nhà truyền giáo đã nỗ lực tìm một con đường đối thoại liên tôn, và điều này đã được thực hiện. Nhà truyền giáo giải thích: “Mặc dù chủ nghĩa vô thần nhưng nền tảng tôn giáo luôn luôn được bắt nguồn từ lương tâm. Cuộc sống được đọc bằng con mắt tâm linh, hiện tượng này không bao giờ chỉ là tự nhiên mà còn liên kết với điều vô hình”.
Về mặt vật chất, các nhà truyền giáo đã cố gắng tìm cách xoay sở để có thể chia sẻ cuộc sống nghèo khó với người dân ở đây. Để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất không đơn giản. Những người dân nghèo phải sống lệ thuộc vào khoản trợ cấp của chính phủ và các khoản viện trợ khác. Có một cái chợ lớn nơi người ta có thể mua bán các loại gia súc như lạc đà, cừu, dê… và những sản phẩm từ gia súc như da, len, sữa…. Mông cổ có 3 triệu dân so với 61 triệu đầu gia súc.
Với hoàn cảnh khó khăn và thời tiết khắc nghiệt như vậy nhưng cha Giorgio Marengo và các nhà truyền giáo luôn xác tín vào sự dẫn dắt quan phòng của Thiên Chúa trên hành trình truyền giáo.
Ngọc Yến – Vatican