Cộng đoàn Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII cầu nguyện cho các trẻ em chưa được sinh ra trong các nghĩa trang
***
Nhân dịp lễ các Thánh, Cộng đoàn Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII tổ chức cầu nguyện tại nghĩa trang của một số thành phố Italia, nơi chôn cất trẻ em chưa được sinh ra.
“Mỗi sự sống là một món quà tuyệt vời của Thiên Chúa“
“Mỗi sự sống là một món quà tuyệt vời của Thiên Chúa, ngay cả khi sự sống này chỉ hiện diện vài tháng trong lòng mẹ”. Ông Giovanni Ramonda, người hướng dẫn Cộng đoàn Giáo Hoàng Gioan XXIII nói như trên trong một cuộc phỏng vấn của Đài Vatican. Ông giải thích sáng kiến mà Cộng đoàn đang làm cho các bào thai bị vứt bỏ. Chính niềm tin Kitô và phẩm giá của con người là động lực để Cộng đoàn hành động cho các bào thai, nhận ra sự thánh thiêng của các thụ tạo này.
Một quyền cho các cha mẹ
Ông Giovanni Ramonda giải thích rằng việc chôn cất các bào thai là công nhận phẩm giá của các sự sống bẻ nhỏ, một hành vi của lương tâm và một hình thức gần gũi với các cha mẹ. Cộng đoàn cung cấp cho các cha mẹ một nơi, để giống như chúng ta đã làm cho những người thân yêu của chúng ta, họ có thể đến thăm và cầu nguyện cho những người con bé nhỏ không còn hiện diện.
Cộng đoàn Giáo Hoàng Gioan XXIII
Từ tháng tư năm 1999 Cộng đoàn Giáo Hoàng Gioan XXIII dấn thân trong việc chôn cất các bào thai. Việc này được bắt đầu khi Oreste Benzi tổ chức lễ tang cho Matthêu, con trai của một phụ nữ, bà bị mất con khi bào thai chỉ mới được 19 tuần của thai kỳ. Kể từ đó hiệp hội đã giúp hàng trăm cha mẹ có thể tiến hành việc chôn cất con của mình, nguyên nhân chủ yếu do sẩy thai. Cộng đoàn Giáo Hoàng Gioan XXIII là một hiệp hội quốc tế của các tín hữu thuộc giáo hoàng, do Oreste Benzi thành lập năm 1968. Hoạt động của hiệp hồi nhằm chống lại sự loại trừ xã hội và nghèo đói. Ngày nay trên thế giới Cộng đoàn có 41 nghìn thành viên, với 500 hoạt động dành cho người nghèo, người vô gia cư như: nhà ăn cho người nghèo, trung tâm đón tiếp, nhà cho người vô gia cư, nhà cầu nguyện… Cộng đoàn cũng hoạt động thông qua các dự án cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và cộng tác phát triển; hiện diện trong các vùng xung đột qua các hoạt động phi bạo lực.
(Ngọc Yến – Vatican)