Thần học phải lắng nghe Dân Chúa
***
WHĐ (06.12.2014) – Sáng thứ Sáu 05-12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên Uỷ ban Thần học quốc tế (CIT), cùng với vị chủ tịch là Đức hồng y Gerhard L. Müller, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, nhân dịp Uỷ ban này kết thúc Khoá họp toàn thể đầu tiên của nhiệm kỳ mới (2014–2019) tại trụ sở Bộ Giáo lý Đức tin. Khoá họp đã khai mạc từ ngày 01-12.
Uỷ ban Thần học quốc tế được thành lập ngay sau khi Công đồng Vatican II kết thúc theo đề nghị của Thượng Hộiđồng Giám mục để giúp Toà Thánh đón nhận các suy tư của các nhà thần học trên khắp thế giới. Do đó sứ vụ của Uỷ ban là “nghiên cứu các vấn đề tín lý quan trọng”, đặc biệt là những vấn đề khơi lên những khía cạnh mới và như thế Uỷ ban trợ giúp cho Huấn quyền của Hội Thánh.
Sứ vụ này, theo Đức Thánh Cha, không chỉ đòi hỏi khả năng về trí thức mà còn phải có tâm thế sẵn sàng về mặt thiêng liêng; trong đó ngài nhấn mạnh đặc biệt đến việc lắng nghe. Đức Thánh Cha trích dẫn sách tiên tri Ezekiel: “Hỡi con người, tất cả những lời Ta phán với ngươi, hãy ghi lòng tạc dạ và nghe cho tỏ”, và định nghĩa: “Nhà thần học trước hếtlà một tín hữu lắng nghe Lời hằng sống của Thiên Chúa và đón nhận Lời ấy vào tâm trí mình … nhưng cũng phải khiêm tốn lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần nói với Giáo hội qua các hình thức sống đức tin của dân Chúa”.
Thật vậy, thái độ này được đề cập trong tài liệu mới đây của Uỷ ban: “Cảm thức đức tin (sensus fidei) trong đời sống Giáohội”. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Cùng với đoàn dân Kitô giáo, các nhà thần học mở cặp mắt và đôi tai của mình trướcnhững dấu chỉ thời đại. Nhà thần học phải biết “lắng nghe, phân biệt và giải thích được nhiều tiếng nói của thời đại chúng ta, và nhận định chúng dưới ánh sáng Lời Chúa, hầu chân lý mạc khải luôn thấm nhập cách sâu xa, được hiểu rõhơn và đem lại ích lợi nhiều hơn”.
Trong ánh sáng này, Đức Thánh Cha bày tỏ sự hài lòng về việc thành phần của Uỷ ban ngày càng đa dạng, đặc biệt làsự hiện diện của phụ nữ, “một sự hiện diện mời gọi chúng ta suy tư về vai trò mà phụ nữ có thể và nên đảm nhận tronglĩnh vực thần học”, và những đóng góp mà họ mang đến cho “sự hiểu biết đức tin”.
Một khía cạnh khác của Uỷ ban là tính chất quốc tế, phản ánh “tính công giáo của Giáo hội”. Vì vậy, “sự đa dạng vềcác quan điểm phải làm cho Công giáo thêm phong phú mà không làm phương hại đến sự hiệp nhất”, vì “sự hiệp nhất của các nhà thần học Công giáo bắt nguồn từ việc cùng quy chiếu một đức tin duy nhất trong Chúa Kitô và được nuôi dưỡng bởi sự đa dạng của những hồng ân Chúa Thánh Thần”. “Khởi đi từ nền tảng này trong một sự đa nguyên lành mạnh, các phương pháp thần học khác nhau, phát triển trong những bối cảnh văn hóa khác nhau và sử dụng các phương pháp khác nhau, không được phớt lờ nhau, nhưng phải điều chỉnh lẫn nhau và làm cho nhau thêm phong phú trong cuộc đối thoại thần học”.
Đức Thánh Cha nói rằng “Đức Trinh Nữ là người thầy dạy thần học đích thực” vì, như một “chứng nhân của các biến cố lớn lao trong lịch sử cứu rỗi”, Mẹ đã “gìn giữ tất cả những điều này, suy đi nghĩ lại trong lòng”. “Dưới sự hướng dẫncủa Chúa Thánh Thần, và với tất cả sự khôn ngoan của người nữ, Mẹ chẳng bao giờ ngừng đi sâu vào trong “toàn bộ sự thật”. Vì thế Đức Maria là biểu tượng của Giáo hội đang thao thức chờ đợi Chúa đến, tiến triển từng ngày trong sự hiểu biết đức tin, nhờ việc kiên nhẫn làm việc của các nhà thần học, nam cũng như nữ”.
(VIS)
Minh Đức