Một mối đe dọa âm thầm:
Tự do tôn giáo đang sa sút ở châu Âu và Hoa Kỳ
+++
WHĐ (05.11.2014) – Tự do tôn giáo đang gặp phải nguy cơ tại châu Âu và ngày càng bị đàn áp ở Hoa Kỳ trong suốtnăm qua. Kết quả nghiên cứu trên được trình bày trong Bản Báo cáo thứ 12 về Tự do Tôn giáo trên Thế giới, do tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội Lâm nguy” (KIN) của Toà Thánh công bố ngày 04 tháng 11 vừa qua.
Báo cáo mới nhất này là một bức ảnh về tình trạng tự do tôn giáo tại 196 quốc gia từ tháng Mười 2012 đến tháng Sáu2014 qua việc thu thập dữ liệu tại chỗ nhằm giúp đỡ các Kitô hữu ở bất cứ đâu đang cần trợ giúp.
Tự do tôn giáo tại mỗi quốc gia được đánh giá qua quyền được cải đạo, quyền xây cất nơi thờ tự, thi hành sứ vụ, vàquyền được giáo dục con cái theo những nguyên tắc tôn giáo của cha mẹ chúng.
Trung Đông là một điểm nhắm của KIN – tổ chức này mới đây đã phân phối khoảng 5 triệu euro để giúp các Kitô hữuphải tản cư ở Iraq.
Peter Sefton-Williams, chủ tịch Uỷ ban soạn thảo báo cáo, nói rằng bản phân tích “nhấn mạnh rằng tình trạng tự do tôn giáo đã trở nên tồi tệ ở 55 quốc gia” tức là 28 phần trăm trên toàn cầu.
“Chỉ có 6 trong số 196 quốc gia được ghi nhận đã có cải thiện”, nhưng 4 trong số 6 quốc gia này vẫn còn “có sự đàn áptôn giáo được xếp hạng ‘cao’ hoặc ‘trung bình’”.
“Đặc biệt, trong suốt năm ngoái, các Kitô hữu gặp nhiều nguy cơ hơn. Chúng tôi không thể giữ im lặng trước thảm họa này, và điều quan trọng là tiếng nói của chúng tôi căn cứ trên những chứng từ tại chỗ và đáng tin cậy”, JohannesHeereman von Zuydtwyck, giám đốc điều hành của KIN, phát biểu như trên.
Các dữ liệu khác cho thấy rằng trong số 196 quốc gia, có 81 quốc gia (41 phần trăm) được xác định là nơi mà tự do tôn giáo gặp nguy cơ hoặc đang sa sút. Hai mươi quốc gia bị coi là vi phạm tự do tôn giáo ở mức độ cao, và tại 14 quốc giatrong số này đang xảy ra những cuộc đàn áp tôn giáo có liên quan đến chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
“Nếu có điều gì đó tốt đẹp, thì đó là 80 quốc gia (40 phần trăm) đã không có bất cứ lo ngại nào về việc thiếu tự do tôn giáo”, Sefton Williams nói.
Một cái nhìn tổng quát về tình trạng tự do tôn giáo cho thấy các quốc gia sau đây có các hành vi vi phạm ở mức độ cao: Iraq, Libya, Nigeria, Pakistan, Syria và Sudan.
Theo báo cáo, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan và Pháp thuộc số những quốc gia mà tình trạng tự do tôn giáo được coi là“đáng lo ngại” và đồng thời “đang xấu đi”.
Martin Kugler, thành viên của Tổ chức Giám sát về bất khoan dung và phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu ở châu Âu, cho biết: “Châu Âu đã luôn được coi là cái nôi của nhân quyền, và dường như nó cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ các quyền này, ít nhất là về mặt lý thuyết”.
“Nhưng mặt khác, người ta lại chứng minh rằng các quyền căn bản đang bị thách đố tại các nước châu Âu”.
Kluger nói rằng các mối đe dọa tự do tôn giáo chủ yếu được các nhóm nữ quyền “cực đoan” và vận động hành lang chođồng tính ủng hộ.
Kluger nói: “Các nhà nữ quyền cực đoan chủ trương rằng để có được quyền bình đẳng thực sự và hiệu quả giữa nam và nữ, cần phải huỷ bỏ những hạn chế của pháp luật về phá thai, ngừa thai và công nghệ sinh học (chẳng hạn, thụ tinhtrong ống nghiệm), và vì thế họ cho rằng quyền từ chối vì lý do lương tâm không còn phù hợp nữa”.
Kugler nói thêm: “Các nhà hoạt động đồng tính ở châu Âu muốn chứng tỏ rằng đồng tính luyến ái là hoàn toàn bình thường”, và vì vậy họ thúc đẩy việc “hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính” và “cho phép các cặp vợ chồng đồng tính nhận con nuôi”.
Trong khi đó, các Kitô hữu và người Hồi giáo bị áp lực phải “hoàn toàn im lặng” về những gì liên quan đến quan niệmđạo đức của họ về đồng tính luyến ái.
Kugler nói: “Các nhà hoạt động cố loại bỏ các quan điểm tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, tước bỏ mọi tài trợ công cho tôn giáo, và cấm trưng bày thánh giá ở nơi công cộng”.
Ông nhấn mạnh rằng các lực lượng này “cố ngăn cản, không cho những ai công khai tuyên xưng là Kitô hữu nắm giữ các chức vụ công”.
Kugler nói: “Nói chung những nhóm áp lực này sẵn sàng đối xử bất khoan dung nhân danh lòng khoan dung, và các Giáo hội Kitô giáo là mục tiêu chính của họ, vì theo quan điểm thế tục, Giáo hội Kitô giáo thể hiện niềm tin cao độ vào sự siêu việt và sự bảo vệ của luật tự nhiên – mặc dù các Kitô hữu cũng chia sẻ quan điểm này với các tôn giáo khác”.
Điểm qua báo cáo, người ta thấy rằng các cuộc tấn công vào những nơi thờ tự của Kitô giáo đã xảy ra liên tục trongnăm 2012 và 2013.
Tại Đức, các cuộc xung đột giữa Nhà nước và các gia đình đã lên đến mức độ cao khi bốn anh chị em nhà Wunderlichở Darmstadt đã bị 20 cảnh sát và một nhân viên xã hội bắt đi vì Dirk và Petra Wunderlich được dạy học ở nhà. Vàonăm 2013, Toà án Nhân quyền châu Âu đã đưa ra phán quyết đối với bốn trường hợp tại Anh quốc về những người nộp đơn khiếu nại bị phân biệt đối xử vì là Kitô hữu.
Và tại Trung Đông, tình hình ở Iraq đang tiếp tục xấu đi.
Pascale Warda, một người Iraq sáng lập Hiệp hội Nhân quyền Iraq và là cựu Bộ trưởng phụ trách các Chính sách di dân của Iraq, nói rằng một trong những lý do chính khiến các Kitô hữu chạy trốn khỏi Iraq là “tình trạng mà tôi gọi là ‘tự do tôn giáo chống-lại-người-ngoài-Hồi-giáo’ do giới chức chính quyền Hồi giáo áp đặt lên chính quyền, mặc dù trong quá khứ đã có một số luật tích cực được ban hành.
Liên quan đến Hoa Kỳ, những vi phạm tự do tôn giáo được coi là “thấp”, nhưng tình hình chung được ghi nhận là “xấu đi”.
Báo cáo của KIN cũng nói rằng: Viện Tự do của Hoa Kỳ phối hợp với Hội đồng nghiên cứu về gia đình đã trưng dẫn tài liệu cho thấy có 1.200 trường hợp thù nghịch với tôn giáo – gấp đôi so với năm trước.
Trong số các trường hợp này, có trường hợp của Jack Phillips – một người thợ làm bánh ở Colorado; hồi năm 2012 anhđã từ chối làm chiếc bánh cưới cho một cặp đồng tính theo quyền từ chối vì lý do lương tâm, vì anh là một Kitô hữu.Vào tháng Sáu 2014, Hội đồng Dân quyền của Colorado đã phán quyết buộc anh phải làm bánh cho các cặp đồng tính.
(CNA/EWTN News)
Minh Đức
Nguồn: WHĐ