Tuyên bố của Hội đồng các Giám mục nghi lễ Latinh
thuộc Khu vực Ả Rập (CELRA)
+++
WHĐ (05.10.2014) – Từ 30 tháng Chín đến 4 tháng Mười 2014, tại Ras El Khaimeh (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã diễn ra Hội nghị của Hội đồng các Giám mục nghi lễ Latinh thuộc Khu vực Ả Rập (CELRA).
Các giám mục của bán đảo Ả Rập, Syria, Liban, Jordan, Palestine, Israel, Cộng hoà Síp, Djibouti và Somalia đã gặp nhau để thảo luận về những thách đố hiện nay trong khu vực. Sau đây là tuyên bố được đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị.
Hội nghị thường niên của chúng tôi được tổ chức tại Ras El Khaimeh (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) từngày 30 tháng Chín đến ngày 4 tháng Mười 2014, với sự tham dự của các giám mục tại bán đảo Ả Rập, Syria, Liban,Jordan, Palestine, Israel, Cộng hoà Síp, Djibouti và Somalia. Sau những trao đổi rất phong phú về tình hình mục vụ tại các quốc gia của chúng tôi, chúng tôi đã xem xét ba đề tài được chương trình đề ra: hoà bình và hoà giải, di cư và gia đình.
1. Là giám mục, chúng tôi chia sẻ những đau khổ của dân tộc chúng tôi ở Gaza, ở Syria và Iraq; họ đã phải gánh chịu sự tàn phá khủng khiếp với rất nhiều người chết và bị thương, và những người ở Yemen và Somalia, nơi đang có bất ổn chính trị. Các thông tin từ các khu vực xung đột thật là khủng khiếp. Chín triệu người Syria đã phải di tản hoặc không có nơi trú ẩn. Hơn một nửa các Kitô hữu Syria và Iraq đã chạy trốn khỏi đất nước của họ mà không được bảo vệ. Đây là lần đầu tiên trong 17 thế kỷ, một thành phố lớn như Mosul lại không còn cộng đồng Kitô hữu nào. Những đau khổ của các sắc dân thiểu số khác như Yezidi và người Kurd, cũng như nhiều người Shiite và người Sunni khiến chúng ta không được vô cảm. Để chấm dứt những xung đột vô nghĩa này, cần phải chữa lành những nguyên nhân như: bất côngở Palestine, bất khoan dung tôn giáo và sắc tộc ở Syria và Iraq, cũng không loại trừ các lợi ích chính trị và kinh tế củacác quốc gia ủng hộ chiến tranh và bán vũ khí.
Vì thế, chúng tôi khẳng định rằng:
– Không thể có hoà bình mà không có công lý và không thể có công lý mà không tôn trọng các quyền của con người, xã hội và tôn giáo. Cuối cùng, không thể có hoà bình mà không có tha thứ và hoà giải. Giáo hội cầu nguyện và hành động để hoà giải trở thành hiện thực ở Trung Đông. Nếu không có hoà giải thực sự dựa trên công lý và tha thứ cho nhau, sẽ không thể có hoà bình, bởi vì chính các yếu tố gây ra cuộc xung đột sẽ tiếp tục gây thêm hận thù và chiến tranh.
– Không được nhân danh tôn giáo để sử dụng bạo lực, bởi vì mỗi con người đều có quyền được tôn trọng, bất kể người ấy thuộc tôn giáo và sắc tộc nào, hay họ thuộc về nhóm thiểu số. Vào lúc này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vai tròcủa các Giáo hội và của các tổ chức viện trợ nhân đạo của Giáo hội là không phân biệt về mặt con người và tôn giáo,cũng như nhiều người Hồi giáo đã can đảm lên án chủ nghĩa cực đoan tôn giáo hoặc đã bảo vệ các nhóm thiểu số bị xân hại đến tính mạng.
– Quyền của người bị áp bức được tự vệ và cộng đồng quốc tế được sử dụng vũ lực một cách thích hợp để ngăn chặn sự xâm lăng và bất công gây ra cho các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo.
2. Chúng tôi chào đón hàng triệu lao động nước ngoài đang đi tìm việc làm và phẩm giá, họ được đón nhận ở nhiều quốc gia ở Trung Đông, và chúng tôi cảm ơn các chính phủ đang có những tiến bộ trong việc nhìn nhận tự do tôn giáocủa người lao động. Các công nhân này, đang dùng tài năng và sức lực để xây dựng đất nước của các chính phủ ấy,cũng đóng góp vào phúc lợi cho các công dân của các nước sở tại, để được đền bù tương xứng. Song song đó, các giám mục cũng yêu cầu các Kitô hữu nhập cư hãy tôn trọng nền văn hóa và truyền thống của các quốc gia đã đón tiếp họ.
Chúng tôi đã đi thăm rất nhiều cộng đoàn ở Dubai, Abu Dhabi, Fujeireh, Um Al Quwein, Sharjah và Ras El Khaimeh; họ thuộc 34 quốc tịch, và chúng tôi rất ngưỡng mộ đức tin của họ: ngay giữa những khó khăn và hy sinh, họ vẫn hân hoan sống đức tin. Phần đông các công nhân đã làm chứng cho sự bình an và lòng khoan dung, và họ cũng mong được người khác tôn trọng nhân phẩm và các quyền lợi xã hội của họ, nhất là các phụ nữ.
3. Theo viễn ảnh của Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới về gia đình được tổ chức tại Roma vào tháng Mười, chúng tôi đã trao đổi suy tư về nét đẹp, bản chất và tầm quan trọng của gia đình Kitô giáo, như ý Chúa muốn, theo gương mẫugiao ước giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Người. Chúng tôi đã thảo luận về những thách đố cho các gia đình nói chung, đặc biệt là cho những người người tị nạn và người di cư. Chúng tôi đã nghĩ đến các đôi vợ chồng ly dị hay đang gặpkhủng hoảng, và chúng tôi tự hỏi làm sao tìm được sự quân bình giữa tính bất khả phân ly của hôn nhân ở mặt này, và nhu cầu sống đời sống bí tích của những người ly dị tái hôn ở mặt khác. Chúng tôi cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thường xuyên huấn luyện gia đình hơn nữa, nhất là đồng hành với các đôi vợ chồng trẻ và khuyến khích họ tham giacác phong trào của Giáo hội có mục tiêu chăm sóc gia đình.
Chúng tôi mong đợi Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới mang lại nhiều kết quả và chúng tôi mời gọi các thành viêncủa chúng tôi cầu nguyện cho Đức giáo hoàng Phanxicô và các nghị phụ của Thượng Hội đồng, xin Chúa soi sáng chocác ngài để các ngài có được lời giải đáp thích hợp cho những thách đố và những nguy cơ mà gia đình đang gặp phải.
(LPJ)
Minh Đức
Nguồn: WHĐ