Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Hãy nhớ rằng hiệp nhất luôn tốt hơn hơn xung khắc!”
WHĐ (26.01.2014) – “Tất cả chúng ta đều bị thiệt hại vì những chia rẽ” giữa các Kitô hữu và “chúng ta không muốn trở thànhtấm gương xấu”. “Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trên con đường hiệp nhất trong tình huynh đệ”, trong “sự đa dạng được hoàgiải”.
Trên đây là những chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng khi cử hành giờ Kinh Chiều ngày thứ Bảy 25-01 tạiVương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, ngày bế mạc Tuần lễ cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo.
Tham dự giờ Kinh Chiều này, đặc biệt có Đức Tổng giám mục Chính thống Gennadios Zervos của Toà Thượng phụ Nam Âu và đại diện Đức Tổng giám mục Canterbury bên cạnh Tòa Thánh, David Moxon. Ngoài ra còn có một nhóm sinh viên của Viện Đại kết Bossey ở Thụy Sĩ.
Vẫn là lời chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Chúng ta không được coi những chia rẽ trong Giáo hội như một điều tự nhiên không thể tránh khỏi trong bất cứ hình thức đời sống cộng đoàn nào. Những chia rẽ của chúng ta làm tổn thương đến Thân Mình Chúa Kitô và chứng từ mà chúng ta được mời gọi để làm chứng cho Ngài trên thế giới. Chúa Kitô không thể bị phân chia!Niềm xác tín này phải khích lệ và nâng đỡ chúng ta khiêm tốn và tin tưởng tiến bước trên con đường phục hồi sự hiệp nhất hữu hình và trọn vẹn giữa mọi tín hữu trong Chúa Kitô”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến ba vị tiền nhiệm của ngài: “Đối với Chân phước Gioan XXIII và Chân phước Gioan Phaolô II,các ngài luôn ý thức về tính cấp bách của công cuộc hiệp nhất, và khi được bầu vào Tòa Thánh Phêrô, các ngài đã quyết tâmhướng dẫn đoàn chiên Công giáo trên những nẻo đường đại kết: Đức giáo hoàng Gioan thì mở ra những con đường mới mà trước đó hầu như chưa từng được nghĩ đến, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II lại đề nghị đối thoại đại kết như chiều kích thôngthường và thiết yếu của đời sống của mỗi Giáo hội địa phương. Và Đức giáo hoàng Phaolô VI là một nhân vật chính vĩ đại kháccủa đối thoại, mà trong những ngày này chúng ta vừa kỷ niệm năm mươi năm cái ôm hôn lịch sử của ngài với Đức Thượng phụ Athenagoras của Constantinopolis”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng “chiều kích của đối thoại đại kết đã trở thành một khía cạnh thiết yếu của thừa tác vụ của Giám mục Rôma”. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta cũng có thể nói rằng con đường đại kết đã giúp hiểu biết sâu rộng hơn về thừa tác vụ của của người kế vị Thánh Phêrô. Chúng ta tạ ơn Chúa về những tiến bộ chúng ta đã thực hiện được, dù biết vẫn còn nhiều khó khăn phải vượt qua”.