Trong những khác biệt, Giáo Hội là duy nhất
Chúng ta đọc: “Tôi tin kính một Hội Thánh duy nhất, chúng ta tuyên xưng Giáo Hội là duy nhất và đó là Giáo Hội, chỉ một mà thôi . Chúng ta hãy nhìn Giáo Hội Công Giáo trong hòan vũ”, Đức Giáo Hòang hỏi các giáo hữu trong buổi tiếp kiến .
“Chúng ta khám phá là có 3,000 giáo phận trên khắp cùng thế giới : với những ngôn ngữ và văn hóa khác biệt! Ở đây chúng ta có những giám mục của nhiều quốc gia khác nhau và những văn hóa khác biệt. Có những giám mục ở Sri Lanka, những giám mục ở Phi Châu, các giám mục Ấn độ v.v. và những giám mục ở Châu Mỹ . Giáo Hội trải ra khắp tòan thế giới ! Và có hàng ngàn cọng đồng Công Giáo tập họp lại thành một khối . Tại sao có thể được như vậy ?”
Đức Giáo Hòang nêu ra ba điểm chính yếu .
Chúng ta nhận thấy câu trả lời trong sách GiáoLý của Giáo Hội Công Giáo xác quyết : Giáo Hội trên tòan thế giới có chung “một đức tin duy nhất, một đời sống phụng vụ duy nhất, một kế vị tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, một tình bác ái chung” . Đó là một định nghĩa rất đẹp, rỏ ràng và chính xác, hướng dẫn chúng ta đi đúng đường hướng . Làm một trong đức tin, trong niềm hy vọng, trong tình bác ái, làm một trong các Bí tích và trong mục vụ : đó là những trụ cột cùng chung chống đỡ tòan diện ngôi nhà Giáo Hội .
“Nơi nào chúng ta đến, dù là một giáo xứ nhỏ bé, dù là một nơi xa xôi hẻo lánh trên trái đất, khi chúng ta tìm thấy một nhà thờ chúng ta vẫn cảm thấy chúng ta đang ở tại nhà của mình, chúng ta đang ở trong gia đình giữa anh chị em của chúng ta . Đây chính là một món quà quý báu của Thiên Chúa ! Giáo Hội là duy nhất cho tất cả mọi người . Không có một Giáo Hội riêng cho người Âu châu, một cho người Mỹ Châu, một cho nguời Á Châu và một Giáo Hội riêng cho người Úc Châu, mà tất cả khắp mọi nơi đều giống như nhau .
Cũng như trong một gia đình: người ta có thể ở xa nhau, rải rác khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng mối liên hệ sâu xa nối kết giữa mọi thành viên trong gia đình vẫn bền chặt dù là xa cách .”
. . . “Khi cha nghe nói đến những Kitô hữu trên thế giới đang chịu đau khổ, thì cha có thể dửng dưng được hay sao hay đau xót như một người trong gia đình mình đang đau khổ ? Khi cha nghĩ đến hoặc nghe nói có nhiều Kitô hữu đang bị bách hại khi họ hy sinh đời sống của họ vì đức tin thì lòng cha lại chua xót hay là vô cảm được sao ? Cha mở lòng ra với người anh chị em trong gia đình hy sinh vì Chúa Giêsu Kitô ? Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau ?
“Cha muốn đưa ra một câu hỏi , nhưng đừng trả lời lớn tiếng, mà chỉ trả lời thầm lặng trong tim .Có phải tôi cầu nguyện cho người anh người chị này để họ tuyên xưng hay bảo vệ đức tin ? Thật là rất quan trọng nhìn vào trong hòan cảnh đặc biệt này là chúng ta cùng trong một Giáo Hội, một gia đình duy nhất của Thiên Chúa ! .
Hãy bước thêm một bước phụ nữa và tự hỏi tại sao có những vết lở trong khối duy nhất này ? Chúng ta có thể làm lở lói khối duy nhất này ? Khốn thay, chúng ta thấy theo dòng lịch sử, và chính ngay bây giờ chúng ta chưa sống trong sự đòan kết duy nhất . Đôi khi có xẩy ra những hiểu lầm, những tranh chấp, những căng thẳng, những chia rẻ làm đau thương và Giáo Hội không còn hình dạng như chúng ta mong muốn, không còn bày tỏ tình yêu thương như thánh ý Chúa .
“Chính chúng ta tạo nên những rách nát ! Và nếu chúng ta nhìn vào những chia rẻ giữa những Kitô hữu, Công Giáo, Chính thống, Tin lành . . .chúng ta cảm thấy sự khó khăn trong việc đòan kết lại một khối duy nhất . Chúa ban cho chúng ta sự đòan kết, nhưng nhiều lúc chúng ta không thực hành . Chúng ta phải đi tìm kiếm, xây dựng đòan kết, hướng dẫn sự hiệp thông, vượt lên trên những hiểu lầm và chia rẻ, bắt đầu từ trong gia đình của mình, bằng những thực tại trong mục vụ và trong những đối thọai liên tôn . Thế giới chúng ta cần sự đòan kết, chúng ta đang ở trong một thời đại cần sự đòan kết, chúng ta cần làm hòa với nhau cùng sự thông cảm và Giáo Hội là Ngôi Nhà Hiệp Thông .
. . Thánh Phao lồ định nghĩa sự đòan kết trong thư gởi cho tín hữu Ephêsians: “Chỉ có một thân thể, thân thể Chúa Giêsu chúng ta nhận lãnh qua Phép Mình Thánh; một Thần Khí, Chúa Thánh Thần Đấng sinh động và luôn canh tân Giáo Hội; một niềm hy vọng duy nhất, một đời sống vĩnh cữu; chỉ có một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa, Cha của mọi người (4-6). Đó là sự phong phú nối kết chúng ta ! Và đây là một sự giàu có thật sự : điều này liên kết chúng ta, chứ không phải chia rẻ chúng ta . Đây chính là sự phong phú của Giáo Hôi. Và hôm nay mỗi người chúng ta tự hỏi : Tôi có làm lớn mạnh sự đòan kết trong gia đình, trong giáo xứ và trong cọng đòan của tôi không ?. . .
“Cuối cùng , phần cuối với nhận xét sâu xa hơn . Và đây là một câu hỏi quan trọng : động lực nào đưa đến sự duy nhất trong Giáo Hội ? Chính là Chúa Thánh Thần, Đấng mà chúng ta nhận lãnh khi chịu phép Rửa Tội và trong Phép Thêm Sức . Đó là Đức Chúa Thánh Thần . Sự duy nhất của chúng ta không phải là kết quả một cuộc đồng thuận, hay là sự dân chủ trong Giáo Hội hoặc là một cố gắng của chúng ta để đồng thuận, nhưng đến từ Chúa Thánh Thần bởi vì Ngài là sự hòa hợp trong sự khác biệt và Ngài là sự hòa hợp trong Giáo Hội .
“Đây chính là một sự hòa hợp trong một dị biệt thật lớn lao về những nền văn hóa, ngôn ngữ và tư tưởng . Và chính Chúa Thánh Thần là động lưc. Bởi vậy lời cầu nguyện luôn rất là quan trọng , bởi vì đó là sự hiệp thông và đòan kết giữa mọi người . Lời cầu nguyện Đức Chúa Thánh Thần, xin Ngài đến và ban cho sự đòan kết thành duy nhất làm một trong Giáo Hội
Pt Huỳnh Mai Trác
Nguồn: vietcatholic.net