Hãy yêu mến Giáo Hội
là mẹ đã sinh chúng ta ra trong đức tin
Chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội, vì Giáo Hội là Bà Mẹ đã cho chúng ta chào đời trong đức tin bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đức tin đó là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta qua gia đình, qua cộng đoàn dậy chúng ta nói ”Tôi tin”. Và chúng ta tất cả đều được mời gọi cộng tác vào việc làm cho các tín hữu mới sinh ra trong đức tin, giáo dục đức tin và loan báo Tin Mừng.
Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu và du khách hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thư tư hàng tuần hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô. Xe díp chở Đức Thánh Cha đã bắt đầu ra quảng trường lúc 9 giờ 45 qua các lối đi để ngài chào tín hữu.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bày đề tài giáo lý ”Giáo Hội là ”mẹ”. Ngài nói trong các hình ảnh mà Công Đồng Chung Vaticanô II đã chọn để giúp chung ta hiểu rõ hơn bản chất của Giáo Hội nghĩa là bản chất là ”mẹ”: Giáo hội là mẹ chúng ta trong đức tin, trong cuộc sống siêu nhiên (LG 6.14.15.41.42). Đó là một trong các hình ảnh hay được các giáo phụ dùng nhất trong các thế kỷ đầu, nhưng tôi nghĩ nó cũng hữu ích đối với chúng ta. Đối với tôi đó là hình ảnh đẹp nhất của Giáo Hội: Giáo Hội mẹ.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu bà mẹ là gì trong thực tại của chức làm mẹ. Một bà mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống, mang thai con 9 tháng trong lòng, rồi cho nó chào đời bằng cách sinh ra nó. Áp dụng vào trường hợp của Giáo Hội Đức Thánh Cha nói:
Giáo Hội cũng thế: sinh chúng ra trong đức tin, bởi phép Chúa Thánh Thần khiến cho Giáo Hội được phong phú, như Đức Trinh Nữ Maria. Giáo Hội và Đức Trinh Nữ Maria cả hai đều là mẹ, điều người ta có thể nói về Giáo Hội,
thì cũng có thể nói về Đức Mẹ, và điều người ta nói về Đức Mẹ cũng có thể nói về Giáo Hội. Chắc chắn đức tin là một hành động cá nhân ”Tôi tin”, chính tôi, một cách cá nhân, đáp trả lai Thiên Chúa là Đấng làm cho tôi biết ngài và muốn bước vào tình bạn với tôi (Lumen fidei 39). Nhưng đức tin tôi nhận được từ các người khác, trong một gia đình, trong một cộng đoàn dậy tôi nói ”tôi tin”, ”chúng tôi tin”. Một kitô hữu không phải là một ốc đảo! Chúng ta không trở thành kitô hữu trong phòng thí nghiệm. Chúng ta không trở thành tín hữu kitô một mình và với sức lực của chúng ta, mà đức tin là một món qùa, một ơn của Thiên Chúa được ban cho chúng ta trong Giáo Hội và qua Giáo Hội. Đó chính là lúc Giáo Hội làm cho chúng ta sinh ra như là con cái của Thiên Chúa, là lúc, trong đó sự sống của Thiên Chúa được ban cho chúng ta, Giáo Hội sinh chúng ta ra như là mẹ. Nếu anh chị em đến nhà nguyện rửa tội của Đền thờ thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng, ở bên trong có một bản khắc bằng tiếng Latinh đại ý như thế này: ”Nơi đây sinh ra một dân tộc thuộc dòng dõi Thiên Chúa, được sinh ra bởi Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho nước này được phong phú, mẹ Giáo Hội sinh ra con cái trong các làn sóng này”. Đẹp không? Và điều này giúp chúng ta hiểu một điều quan trọng: việc chúng ta là phần của Giáo Hội không phải là một sự kiện hình thức bề ngoài, không phải là điền vào một tờ giấy mà người ta đưa cho chúng ta. Không, không phải vậy! Nó là một hành động nội tại, sống động. Chúng ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc một hiệp hội, một đảng phái, hay bất cứ một tổ chức nào khác. Mối dây nối kết sinh tử giống như với mẹ chúng ta, bởi vì ”Giáo Hội thật là mẹ các kitô hữu” (De moribus Ecclesiae, I,30,62-63; PL 32,1336). Bậy giờ chúng ta thử hỏi xem tôi nhìn Giáo Hội như thế nào? Tôi có nhớ ơn cha mẹ tôi, bởi vì các ngài đã cho tôi sự sống, tôi có nhớ ơn Giáo Hội, bởi vì đã sinh ra tội trong đức tin qua bí tích Rửa Tội không? Nhưng có được bao nhiêu kitô hữu còn nhớ ngày rửa tội của mình? Và tôi muốn hỏi một câu ở đây: Bao nhiều ngươi trong anh chị em – mỗi người tự trả lời trong tim mình nhé – bao nhiêu người trong anh chị em nhớ ngày rửa tội của bình? Có vài cánh tay giơ lên… Nhưng có biết bao nhiêu người không nhớ. Có người nói: ”Nhưng con nhớ là vào lễ Phục Sinh, vào lễ Giáng Sinh, con tin vậy”. Ngày Rửa tội là ngày chúng ta sinh ra vào Giáo Hội, ngày trong đó Mẹ Giáo Hội đã sinh ra chúng ta. Thật là đẹp… Và bây giờ có một bài tập phải làm ở nhà đây: Hôm nay khi về nhà, anh chị em hãy tìm xem ngày rửa tội của mình là ngày nào. Và ngày đó là ngày tốt để mừng lễ. để cám ơn Chúa vì ơn ấy. Anh chị em có làm điều này không? Và tín hữu cả quảng trường thưa to ”Dạ có”. Phải, đó là bài tập đấy nhé! Anh chị em hãy làm các bài tập… Chúng ta hãy yếu mến Giáo Hội như yêu mẹ chúng ta, và cũng biết thông cảm các thiếu sót của Giáo Hội. Tất cả mọi bà mẹ đều có các thiếu sót, tất cả chúng ta cũng đều có các thiếu sót. Nhưng khi người ta nói tới các thiếu sót đó của mẹ chúng ta, thì chúng ta che đậy chúng lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi… Và Giáo Hội cũng có các thiếu sót của mình. Tôi có yêu mến Giáo Hội như thế, như tôi yêu mẹ tôi không? Chúng ta có giúp Giáo Hội trở thành xinh đẹp hơn, đích thật hơn, theo như Chúa muốn không? Tôi để lại cho anh chị em các câu hỏi này. Nhưng đừng quên các bài tập đấy nhé! Hãy tìm ngày rửa tội của chúng ta để giữ gìư nó trong tim và mừng nó.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: một bà mẹ không hạn chế trong việc trao ban sự sống, nhưng còn chăm lo săn sóc con cái lớn lên, cho chúng bú sữa, nuôi nấng và dậy cho chúng con đường cuộc sống, luôn luôn đồng hành với chúng với sự chú ý, với lòng trìu mến, với tính yêu thương, cả khi chúng đã khôn lớn. Và trong điều này mẹ cũng biết sửa dậy, tha thứ, cảm thông, và gần gũi chúng trong bệnh tật, khổ đau. Tắt một lời, một bà mẹ tốt trợ giúp con cái ra khỏi chính mình, không ở lại một cách dễ dãi đưới cánh mẹ, như một lữ gà con ở dưới cánh gà mẹ. Áp dụng cho Giáo Hội Đức Thánh Cha nói:
Như là một bà mẹ tốt Giáo Hội cũng làm y như thế: đồng hành với sự trưởng thành của chúng ta, bằng cách thông truyền Lời Chúa cho chúng ta, là ánh sáng chỉ con đường cuộc sống kitô cho chúng ta, và ban phát các bí tích. Giáo Hội nuôi dưỡng chúng ta bằng bí tích Thánh Thế, đem lại ơn tha thứ cho chúng ta qua bí tích Sám Hối, nâng đỡ chúng ta trong lúc đau yếu với bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Giáo Hội đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc sống đức tin. Chúng ta có thể đưa ra vài câu hỏi khác nữa: Tôi có tương quan nào với Giáo Hội? Tôi có cảm thấy Giáo Hội như là mẹ trợ giúp tôi lớn lên như kitô hữu hay không? Tôi có tham dự vào cuộc sống của Giáo Hội hay không, tôi có cảm thấy mình là phần của Giáo Hôi không? Tương quan của tôi là một tương quan chỉ có hình thức hay là sinh tử?
Còn một tư tưởng ngắn thứ ba nữa. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội có một thực tại rõ ràng: Giáo Hội trong khi là mẹ của các kitô hữu, cũng làm ra các kitô hữu nữa, và cũng được làm thành bởi các kitô hữu. Giáo Hội không là cái gì khác với chính chúng ta, mà được coi như là toàn thể các kitô hữu, như là ”chúng tôi” của các tín hữu kitô, tôi, bạn, tầt cả chúng ta là phần của Giáo Hội. Thánh Giêrôlamô đã viết: ”Giáo Hội của Chúa Kitộ không là gì khác, nếu không là các linh hồn của những người tin nơi Chúa Kitô” (Tract. Ps 86; PL 26,1-84). Như vậy chức làm mẹ của Giáo Hội chúng ta tất cả chủ chăn và giáo dân đều cùng sống.
Đức Thánh Cha nói thêm: Đôi khi tôi nghe nói: “Tôi tin Thiên Chúa, nhưng không tin Giáo Hội”, ”Tôi đã nghe rằng Giáo Hội nói… ” Nhưng mà ai, nói khi nào? Không, các linh mục nói… Nhưng các linh mục là một chuyện… nhưng Giáo Hội không chỉ có các linh mục: Giáo Hội là tất cả chúng ta. Và bếu bạn nói rằng bạn tin Thiên Chúa nhưng không tin Giáo Hội, thì bạn đang nói rằng bạn không tin chính mình, và đó là một sự mâu thuẫn. Giáo Hội là chúng ta tất cả. Tất cả, từ em bé mới vừa được rửa tội ở kia, cho tới các Giám Mục, Giáo Hoàng, tất cả. Tất cả chúng ta là Giáo Hội và tất cả chúng ta đều bình đẳng trước mắt Thiên Chúa. Tất cả! Và tất cả chúng ta đều được mời gọi cộng tác vào việc sinh ra các kitô hữu mới cho đức tin, tất cả chúng ta đều được mời gọi là những người giáo dục trong đức tin, và loan báo Tin Mừng. Mỗi người trong chúng ta hãy tự hỏi: tôi làm gì để cho các người khác có thể chia sẻ đức tin kitô? Tôi có phong phú trong đức tin của tôi không, hay tôi là một kẻ đóng kín? Khi tôi lập lại là tôi yêu một Giáo Hội không đóng kín trong ranh giới của mình, nhưng có khả năng ra ngoài, di chuyển, cả với vài ngơuy hiểm, để đem Chúa Kitộ tới cho tất cả mọi người, tôi nghĩ tới tất cả, tới tôi, tới bạn, tới mọi kitô hữu! Tôi nghĩ tới tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều chia sẻ chức làm mẹ của Giáo hội, tất cả chúng ta là Giáo Hội, tất cả; để cho ánh sáng của Chúa Kitô tới với tận cùng bờ cõi trái đất. Và hoan hô Mẹ Thánh Giáo Hội! Xin tất cả mọi người: Hoan hô Nẹ Thánh Giáo Hội!
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn tín hữu hiện diện. Ngài nhắc cho mọi người biết ngày hôm nay là lễ Tên Rất Thánh Me Maria và khích lệ mọi người khẩn cầu Mẹ; giới trẻ để cảm nhận được sự hiền dịu tình yêu của Mẹ Thiên Chúa; người đau yếu đặc biệt trong những lúc của thánh giá và khổ đau, hãy biết nhìn lên Mẹ; và các cặp vợ chồng mới cưới nhìn lên Mẹ như Sao sáng của con đường tận hiến và trung thanh trong hôn nhân.
Sau khi đọc Kinh Lạy Cha Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Nguồn: RV