Gia đình ông Pietro Sigurani và “nhà hàng cho người nghèo”
***
Vào ngày 22 tháng 11 năm 2018 một trung tâm với tên gọi “Ngôi nhà của lòng thương xót” sẽ được khánh thành để đón tiếp, phục vụ những người vô gia cư và các gia đình nghèo khổ. Đây là một sáng kiến được thêm vào hoạt động cách đây 5 năm dành cho người nghèo mang tên “Nhà hàng của người nghèo”, do quản đốc nhà thờ thánh Eustachio, ông Pietro Sigurani điều hành.
Nhà thờ thánh Eustachio nằm ngay trung tâm Rôma ở giữa các tòa nhà cao tầng. Ngay tại lối vào của nhà thờ là nơi từ 5 năm qua (2013) từ thứ hai đến thứ bảy các bữa trưa dành cho người nghèo được diễn ra. Người tổ chức các bữa trưa chính là quản đốc của nhà thờ, ông Pietro Sigurani, cùng chung tay với ông là người vợ và hai người con. Họ gọi đây là “Nhà hàng của người nghèo”. Bữa trưa được phục vụ ngay tại lối vào của nhà thờ, một bên là Thượng viện, và một bên là quảng trường Pantheon. Ông nói: “Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện, những người hàng xóm cảnh giác, nghi ngờ việc làm của chúng tôi. Nhưng sau một năm chính người điều hành khu phố đến xin lỗi và cám ơn chúng tôi về những việc làm này”.
Từ ngày 22 tháng 9 năm nay 2018, lễ kính thánh Eustachio, ai đến “nhà hàng” không chỉ được chiêu đãi bữa trưa mà con có một không gian để thư giản với càphê, cùng nhau chia sẻ những vấn đề cá nhân, tắm, giặt quần áo.
“Ngôi nhà của lòng thương xót”
Trong các phòng nhỏ bị bỏ hoang ở tầng hầm của nhà thờ, vào ngày 22/9 hoang sẽ khánh thành “Ngôi nhà của lòng thương xót”. Ông Pietro Sigurani nói: “Tất cả những điều này có được nhờ sự đóng góp của các cựu sinh viên, bác sĩ, giáo sư, luật sự. Chúng tôi sống bác ái, chúng tôi không muốn nhận sự trợ giúp từ phía chỉnh phủ. Một trong nguồn trợ giúp chính đến từ ĐTC Phanxicô, ngài đã cho chúng tôi 15.000 euro. Tôi đã được gặp ngài, cùng ăn trưa với ngài, tôi đã chia sẻ với ngài công việc của chúng tôi”.
Trên các bàn, ngoài các thức ăn còn có những bình hoa tươi. Thường các thiện nguyện viên phục vụ ít nhất hơn 100 phần mỗi ngày. Không có ai từ chối các món ăn, ngay cả những người vô tình đi ngang qua cũng được tiếp đón. Nếu không đủ chỗ ngồi, họ có thề ngồi ngay trên ghế của nhà thờ.
Trong cố các thực khách có cả những người giàu bị sa cơ thất thế, người vô gia cư lớn tuổi và những người mới đến, có rất nhiều người Italy sống trên đường phố, dưới các cây cột ở đền thờ thánh Phêrô, trong các nhà qua đêm của hội Bác ái, của Mẹ Têrêsa Cultutta. Những người đàn ông và phụ nữ, thuộc mọi lứa tuổi. Kitô, Hồi giáo, vô thần, mọi tín ngưỡng đều được đón tiếp.
Hanuar, một người Marốc, đến Italy trong thập niên 90. Ông chia sẻ: “Đầu tiên tôi làm việc trong một trường đua ngựa, tôi bị đối xử thập tệ, bị hành hạ và khi tôi tỉnh dậy thấy mình nằm ở trên đường”. Ông đã từng ở dưới các cây cột ở đền thờ Thánh Phêrô, nhưng giờ đây ông đã có một cái giường để qua đêm tại nhà trọ Caritas. Một người khác, anh Sliminvecem, đến từ Tunisia nói: “Tôi đến đây từ nhiều năm trước. Sau những nỗ lực tìm kiếm việc làm; hôm nay tôi có một công việc làm tại “Nhà hàng cho người nghèo”.
Vào ngày 18/11, Ngày Thế giới người nghèo, nhà tắm, nhà giặt cũng sẽ được đưa vào sử dụng.
Ngay lối vào tên của ngôi nhà được viết trong nhiều ngôn ngữ; ông Pietro nhấn mạnh: “Đối với tôi từ nước ngoài không hiện diện. Chúng ta luôn là những người nước ngoài đối với những người khác”. Ở một lối nhỏ khác có bức tranh của thánh Eustachio với gia đình của ngài, dưới bức tranh này có rất nhiều chữ ký của những người nghèo.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ tổ chức các khóa học tiếng Ý, Pháp, có máy tính để các người nghèo có thể liên lạc với gia đình của họ. Các loại vật dụng để phục vụ các bữa ăn và cho nhu cầu sinh hoạt đều được các công ty trao tặng, chúng tôi chỉ phải trả một phần. Chúng ta cần phải có niềm tin. Chúng ta phải sống. Những người phục vụ ở đây cũng được trợ giúp một phần, chúng tôi không bao giờ thiếu thiện nguyện viên. Những người này sau khi phục vụ họ cùng ngồi xuống và ăn như những người nghèo khác”.
Tình yêu dành cho người nghèo
Ông Pietro chia sẻ: “nếu bạn không nghèo, bạn không hiểu nghèo là như thế nào. Tôi đã từng sống ở vùng ngoại ô. Khi tôi được 8 tuổi, thời chiến tranh, có một trận dội bom, và cha tôi đã bị giết trong trận dội bom này. Mẹ tôi, em gái tôi và tôi, chúng tôi đã phải di tản trong một thời gian dài. Chúng tôi phải ngủ trong phòng thay đồ của một hồ bơi. Ngày nay, ước vọng của tôi là tìm gặp người nghèo để trao lại cho họ phẩm giá đã bị mất. Đây là một chặng đường dài dấn thân, luôn có những thách thức trước mắt nhưng chúng tôi tin tưởng và phó thác tiến bước”.
(Ngọc Yến – Vatican)