Caritas Papua New Guinea báo động về nhựa
***
Papua New Guinea là một trong những nước mà cứ sau mỗi năm, khí hậu biến đổi ngày càng rõ ràng và trầm trọng, gây nên khốn khổ và tuyệt vọng.
Henry Konaka, lãnh đạo Hiệp hội Manam, nói thêm rằng “đã đến lúc cần phải có sự cùng nhau phối hợp làm việc giữa người dân, chính quyền địa phương và chính phủ để mang lại những thay đổi rõ rệt vì phúc lợi của người dân chúng ta.”
Những người tham gia, bao gồm cả đại diện của Hội đồng Giám mục Papua New Guinea và Quần đảo Solomon, đã chỉ ra rằng nạn phá rừng, khai thác khoáng sản không quan tâm môi trường, sự tàn phá đáy biển và trên hết là việc xử lý chất thải, đặc biệt là các vật liệu nhựa đang phá hủy sự sống và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói của người dân.
Theo một số nghiên cứu, đến năm 2050, chất thải nhựa sẽ nhiều hơn cả cá trong các đại dương.
Về vấn đề này, Caritas đã bày tỏ mối quan ngại cho dân cư trên đảo Carteret và Manam, trong Tổng giáo phận Madang, nơi có hơn hai nghìn người chịu cảnh lương thực khan hiếm khi thủy triều xâm nhập đất liền, phá hủy mùa màng, thực phẩm căn bản. (CSR_4161_2019)
Văn Yên, SJ – Văn Yên