Điều mong ước nhất những ngày tết
***
1
Những ngày tết, tôi thường phải bận rộn với các thứ mong ước. Trong lúc rối bời, tôi đến bên Đức Mẹ Maria. Như một trẻ thơ, tôi hỏi Mẹ: “Mẹ ơi, con nên mong ước điều gì nhất?”. Tôi lắng nghe. Mẹ cho tôi nhớ lại giây phút Truyền tin. Mẹ được Tổng lãnh thiên thần Gabriel chào chúc: “Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28). Rồi Mẹ bảo tôi: “Điều con nên mong ước nhất, chính là “được Chúa ở cùng con”.
2
Tin vào lời Mẹ, tôi lui vào nội tâm sâu thẳm, tôi cầu xin Chúa thương đến với tôi. Tôi đợi chờ và khao khát với tất cả tấm lòng nghèo khó khiêm cung. Trong giây phút không ngờ, Chúa đến với tôi. Tôi đã được gặp Chúa. Đúng là Chúa, Đấng hằng sống, Đấng uy quyền và giàu xót thương, Người đem tôi vào một sự sống mới. Sự sống mới đó chính là sự sống của Người.
3.
Tôi nhận ra Chúa đã yêu thương tôi. Chúa đã cứu tôi. Chúa đã ban ơn cho tôi. Chúa đã gọi tôi. Chính Chúa là hy vọng của tôi. Chúa là cùng đích của tôi. Chúa là Cha tôi.
4.
Chúa gọi tôi hãy đến với Người để Người được vui trong tôi, và để tôi được vui trong Người. Ở trong Chúa, tôi được Người gắn vào bản tính tự nhiên của tôi một cảm quan thiêng liêng, để tôi có thể nghe được tiếng Chúa, và nhận ra được sự hiện diện của Chúa.
5
Việc đầu tiên tôi làm sau đó là cùng với Đức Mẹ, ca tụng và tạ ơn Chúa. Tôi nhận thấy mình bất xứng. Ơn Chúa ban là ơn nhưng không.
6.
Bỗng chốc, tôi cảm thấy đời tôi có một chiều kích hướng thượng rất cao, tới Chúa là nguồn mọi sự sống, mọi hy vọng, mọi hạnh phúc.
7
Lúc đó, tôi tin Chúa, tức là tôi gắn bó với Chúa, tôi vâng phục Chúa, tôi đi về với Chúa. Chứ không phải chỉ là chấp nhận một hệ thống giáo lý.
8.
Tôi đi về với Chúa, qua đời sống yêu thương phục vụ con người. Tôi yêu thương phục vụ, như Chúa đã dạy và đã yêu thương phục vụ. Do vậy, mọi tình yêu của tôi dành cho người khác đều khởi đi từ nguồn vô tận là tình yêu Chúa. Nếu làm được gì tốt cho ai, tôi sẽ qui chiếu về Chúa, như lời Chúa phán: “Thầy là Cây nho, anh em là cành, ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
9.
Một thoáng chia sẻ trên đây cũng là những gì tôi vốn đã được cảm nhận ít nhiều suốt đời tôi, từ nhỏ đến giờ.
Vì thế, hôm nay khi được Đức Mẹ nhắn nhủ: Sự được Chúa ở cùng là điều nên mong ước nhất, tôi lại thêm xác tín tôi luôn cần được Đức Mẹ dạy dỗ, đào tạo vì tôi rất yếu đuối, dễ quên và ngại thực hiện.
10.
Với hết lòng khiêm nhường, tôi xin Chúa và Đức Mẹ thương tha tội cho tội.
Cảm tạ và xin lỗi là những việc cần làm chung với nhau, nhất là dịp Tết.
Điều tôi xin lỗi cách riêng ở đây là không dùng ơn Chúa ở cùng, để làm tốt bổn phận của tôi.
11.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải phấn đấu hết sức để thi hành việc bổn phận một cách tốt nhất. Thí dụ bài giảng của tôi, dù với hình thức nào, cũng phải làm chứng là có Chúa ở cùng, được Chúa đóng dấu vào. Nhưng biết bao lần, thực tế đã không luôn được như vậy. Tôi xin sám hối, cầu xin Chúa thứ tha.
12.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải có ý thức về thời gian như Chúa. Thí dụ, khi làm mục vụ, đáng lẽ tôi phải khiêm tốn đợi chờ kết quả một cách kiên trì, như Chúa vẫn làm. Nhưng tôi thì nóng vội, cái gì cũng muốn phải có kết quả ngay. Đó là điều sai lầm của tôi. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
13.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải quên đi cái tôi của tôi, nhưng bao lần cái tôi của tôi vẫn hiện diện trong các việc tôi làm, kể cả các việc đạo đức. Đó là điều yếu đuối của tôi. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải tỉnh thức chiến đấu với quỉ satan, nó luôn tìm cách phá vỡ bất cứ chương trình nào có tính cách cứu độ của Chúa. Nhưng nhiều khi tôi đã chủ quan, không nghĩ tới kẻ thù vô hình đó. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
14.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải coi đau khổ là điều kiện cần vốn đi liền với thánh giá cứu chuộc. Nhưng bao lần tôi đã tránh xa và có khi phản bội thánh giá. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
15.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải rao giảng sự hòa giải, sự tha thứ. Nhưng bao lần, tôi đã không làm đủ, làm đúng. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
16.
Để kết, tôi xin phép nói thêm điều này: Với ơn được Chúa ở cùng, tôi thường nhìn mọi người đến với tôi, như một bức thư Chúa gửi cho tôi. Dù là ai, họ đều là một bức thư Chúa gửi cho tôi. Tôi đọc thư đó được viết trong tâm hồn họ, trên trái tim họ. Chúa viết. Và tôi đã hiểu tình Chúa mênh mông, giàu xót thương và nhân ái.
Đó là cái Tết thánh hóa đời tu của tôi. Xin thân ái kính chúc anh chị em “được Chúa ở cùng anh chị em”.
Những ngày tết, tôi thường phải bận rộn với các thứ mong ước. Trong lúc rối bời, tôi đến bên Đức Mẹ Maria. Như một trẻ thơ, tôi hỏi Mẹ: “Mẹ ơi, con nên mong ước điều gì nhất?”. Tôi lắng nghe. Mẹ cho tôi nhớ lại giây phút Truyền tin. Mẹ được Tổng lãnh thiên thần Gabriel chào chúc: “Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28). Rồi Mẹ bảo tôi: “Điều con nên mong ước nhất, chính là “được Chúa ở cùng con”.
2
Tin vào lời Mẹ, tôi lui vào nội tâm sâu thẳm, tôi cầu xin Chúa thương đến với tôi. Tôi đợi chờ và khao khát với tất cả tấm lòng nghèo khó khiêm cung. Trong giây phút không ngờ, Chúa đến với tôi. Tôi đã được gặp Chúa. Đúng là Chúa, Đấng hằng sống, Đấng uy quyền và giàu xót thương, Người đem tôi vào một sự sống mới. Sự sống mới đó chính là sự sống của Người.
3.
Tôi nhận ra Chúa đã yêu thương tôi. Chúa đã cứu tôi. Chúa đã ban ơn cho tôi. Chúa đã gọi tôi. Chính Chúa là hy vọng của tôi. Chúa là cùng đích của tôi. Chúa là Cha tôi.
4.
Chúa gọi tôi hãy đến với Người để Người được vui trong tôi, và để tôi được vui trong Người. Ở trong Chúa, tôi được Người gắn vào bản tính tự nhiên của tôi một cảm quan thiêng liêng, để tôi có thể nghe được tiếng Chúa, và nhận ra được sự hiện diện của Chúa.
5
Việc đầu tiên tôi làm sau đó là cùng với Đức Mẹ, ca tụng và tạ ơn Chúa. Tôi nhận thấy mình bất xứng. Ơn Chúa ban là ơn nhưng không.
6.
Bỗng chốc, tôi cảm thấy đời tôi có một chiều kích hướng thượng rất cao, tới Chúa là nguồn mọi sự sống, mọi hy vọng, mọi hạnh phúc.
7
Lúc đó, tôi tin Chúa, tức là tôi gắn bó với Chúa, tôi vâng phục Chúa, tôi đi về với Chúa. Chứ không phải chỉ là chấp nhận một hệ thống giáo lý.
8.
Tôi đi về với Chúa, qua đời sống yêu thương phục vụ con người. Tôi yêu thương phục vụ, như Chúa đã dạy và đã yêu thương phục vụ. Do vậy, mọi tình yêu của tôi dành cho người khác đều khởi đi từ nguồn vô tận là tình yêu Chúa. Nếu làm được gì tốt cho ai, tôi sẽ qui chiếu về Chúa, như lời Chúa phán: “Thầy là Cây nho, anh em là cành, ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
9.
Một thoáng chia sẻ trên đây cũng là những gì tôi vốn đã được cảm nhận ít nhiều suốt đời tôi, từ nhỏ đến giờ.
Vì thế, hôm nay khi được Đức Mẹ nhắn nhủ: Sự được Chúa ở cùng là điều nên mong ước nhất, tôi lại thêm xác tín tôi luôn cần được Đức Mẹ dạy dỗ, đào tạo vì tôi rất yếu đuối, dễ quên và ngại thực hiện.
10.
Với hết lòng khiêm nhường, tôi xin Chúa và Đức Mẹ thương tha tội cho tội.
Cảm tạ và xin lỗi là những việc cần làm chung với nhau, nhất là dịp Tết.
Điều tôi xin lỗi cách riêng ở đây là không dùng ơn Chúa ở cùng, để làm tốt bổn phận của tôi.
11.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải phấn đấu hết sức để thi hành việc bổn phận một cách tốt nhất. Thí dụ bài giảng của tôi, dù với hình thức nào, cũng phải làm chứng là có Chúa ở cùng, được Chúa đóng dấu vào. Nhưng biết bao lần, thực tế đã không luôn được như vậy. Tôi xin sám hối, cầu xin Chúa thứ tha.
12.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải có ý thức về thời gian như Chúa. Thí dụ, khi làm mục vụ, đáng lẽ tôi phải khiêm tốn đợi chờ kết quả một cách kiên trì, như Chúa vẫn làm. Nhưng tôi thì nóng vội, cái gì cũng muốn phải có kết quả ngay. Đó là điều sai lầm của tôi. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
13.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải quên đi cái tôi của tôi, nhưng bao lần cái tôi của tôi vẫn hiện diện trong các việc tôi làm, kể cả các việc đạo đức. Đó là điều yếu đuối của tôi. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải tỉnh thức chiến đấu với quỉ satan, nó luôn tìm cách phá vỡ bất cứ chương trình nào có tính cách cứu độ của Chúa. Nhưng nhiều khi tôi đã chủ quan, không nghĩ tới kẻ thù vô hình đó. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
14.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải coi đau khổ là điều kiện cần vốn đi liền với thánh giá cứu chuộc. Nhưng bao lần tôi đã tránh xa và có khi phản bội thánh giá. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
15.
Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải rao giảng sự hòa giải, sự tha thứ. Nhưng bao lần, tôi đã không làm đủ, làm đúng. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.
16.
Để kết, tôi xin phép nói thêm điều này: Với ơn được Chúa ở cùng, tôi thường nhìn mọi người đến với tôi, như một bức thư Chúa gửi cho tôi. Dù là ai, họ đều là một bức thư Chúa gửi cho tôi. Tôi đọc thư đó được viết trong tâm hồn họ, trên trái tim họ. Chúa viết. Và tôi đã hiểu tình Chúa mênh mông, giàu xót thương và nhân ái.
Đó là cái Tết thánh hóa đời tu của tôi. Xin thân ái kính chúc anh chị em “được Chúa ở cùng anh chị em”.
Tết Ất Mùi, Long Xuyên 09.02.2015
ĐGM GB Bùi Tuần