ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN VÀ TÍNH DỤC:
NHẬN THỨC VÀ VƯỢT THOÁT KHỎI CHU KỲ (TẬP QUÁN) CỦA HÀNH VI TÍNH DỤC LỆCH LẠC
Chu kỳ của hành vi tính dục lệch lạc
Chu kỳ của hành vi tính dục lệch lạc đề cập tới bất cứ hành vi, cảm xúc, tư tưởng, v.v. nào trái với đời sống độc thân khiết tịnh. Điều được quan tâm đặc biệt ở đây chính là những hành vi được lặp đi lặp lại và khó kiểm soát hoặc những hành vi có tính tuần hoàn (những thói quen).
Chu kỳ lệch lạc của hành vi tình dục hóa
Trong nhiều trường hợp, một chu kỳ lệch lạc có thể được hình thành trong tâm trí và não, trước khi chủ thể nhận thức đầy đủ về nó.
Cho dù hành vi tính dục chỉ diễn ra có một lần, thì cái khuôn đã bắt đầu được hình thành; cái khuôn này cần phải được thay thế kẻo rồi chu kỳ lệch lạc sẽ được hình thành.
Ngoại hành vi = hành vi thể hiện bên ngoài
Nội hành vi = hành vi bên trong (như trong trường hợp một người đàn ông nhìn một phụ nữ với thèm khát dục vọng thì “anh ta đã phạm tội với cô ấy tự trong lòng rồi).
HÀNH VI NGOẠI/NỘI
Chu kỳ lệch lạc của hành vi tính dục bao gồm 3 giai đoạn: Building-Up Phase – Giai đoạn hình thành; Acting-Out Phase – Giai đoạn hành động; Guilt, Shame & Covering – Up Phase – Giai đoạn mặc cảm tội lỗi, xấu hổ & che giấu
I/ GIAI ĐOẠN I: HÌNH THÀNH
Trong Giai đoạn hình thành, chủ thể đang có xu hướng, ý thức hay vô thức, dấn vào hành vi lệch lạc
5 yếu tố trong Giai đoạn che giấu, diễn ra nơi nhiều nhưng không phải tất cả các trường hợp: Giả bộ bình thường (và các quyết định như bất hệ trọng); Trạng huống rủi ro cao (và các kích tố); Tình trạng cảm xúc tiêu cực; Ưu tư; Lên kế hoạch
I.1/ Yếu tố thứ nhất của Giai đoạn Hình thành: “Giả bộ bình thường”
Những khó khăn đối với đức khiết tịnh hầu như luôn luôn đến từ những tư tưởng phòng vệ, ngụy trang hoặc biện minh cho hành vi tính dục bên trong/bên ngoài. Hoặc, thay vào đó, nhận thức về tính nghiêm trọng của hành vi đó thường là bị phớt lờ hoặc bị kìm nén. Yếu tố này được gọi là “Giả bộ bình thường”.
“Giả bộ bình thường” dường như đưa tới những quyết định như không quan trọng
Một khi chúng ta đã thành công trong việc bào chữa hoặc thuyết phục bản thân rằng hành vi mình muốn thực hiện là “không quá tồi tệ” hay “có thể bỏ qua vào lúc này,” thì chúng ta trở nên dễ bị tấn công và bắt đầu đưa ra “những quyết định dường như không quan trọng” (SUDS), và quyết định này sẽ đưa chúng ta vào con đường dẫn đến hành vi tính dục lệch lạc.
Ví dụ: về vấn đề phim ảnh khiêu dâm, một cá nhân – sau khi thoát khỏi tư tưởng và cảm giác xấu hổ (“Giả vờ bình thường”) – đã quyết định truy cập internet, “chỉ để giải trí.” Rồi sau đó, khi có cái gì đó gợi dục xuất hiện, anh ta đã chiều theo chỉ với một chút kháng cự.
I.2/ Yếu tố thứ hai: Trạng huống rủi ro cao
Các trạng huống rủi ro cao thường xảy ra sau khi các quyết định như bất hệ trọng đã được đưa ra; ví dụ: một quyết định được đưa ra cho phép chủ thể hiện diện ở một nơi hay một tình huống nào đó (ví dụ: đọc một vài tờ tạp chí), mà trong quá khứ việc đọc tạp chí đã dẫn chủ thể tới thực hiện hành vi tính dục.
Các trạng huống rủi ro cao cung cấp các kích tố, khởi xướng một chu kỳ tâm-sinh lý, để rút cục, dẫn tới hành vi tình dục hóa.
Có hai loại kích tố đối với hành vi tính dục:
– Các Kích tố ngoại tại: bên ngoài chúng ta (nhân vật, nơi chốn, đồ vật)
– Các Kích tố nội tại: diễn tiến bên trong (tư tưởng, cảm xúc, tưởng tượng, ký ức, mơ tưởng, v.v.)
Cảm giác đóng vai trò Kích tố trong một chu kỳ tính dục lệch lạc
Các cảm giác trong vai trò kích tố có thể chỉ là các cảm giác của hấp lực tình dục. Nhưng cũng có nhiều loại cảm giác khác, như cô đơn, mất mát, thất bại, giận dữ, buồn bã, chán nản, bị loại trừ, thành công, tự hào, quá tự tin, không thỏa mãn, v.v … có thể dần dần sẽ móc nối với hành vi tình dục hóa.
Trong những tình huống này, hành vi tình dục hóa, một cách ý thức hoặc vô thức, đã trở thành một phương thức đối phó với những cảm giác này và những cảm giác khác.
I.3/ Yếu tố thứ ba: “Các trạng thái cảm xúc tiêu cực”
Các cảm xúc đến và đi trong các thời điểm trong ngày. Nhưng chúng cũng có thể trở thành các trạng thái hay các yếu kiện ở lại với chúng ta trong các thời đoạn lâu hơn, đôi khi “ẩn kín” và không nhận ra được.
Qua việc trải nghiệm, các trạng thái như vậy có thể trở nên tác hợp với hành vi tính dục bên trong hoặc bên ngoài, như cách đối phó với những cảm giác.
I.4/ Yếu tố thứ tư: “Ưu tư”
Ưu tư có nghĩa là những khuynh hướng, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc và những hành vi lệch lạc đã trở thành trọng tâm của sự chú ý – ngay cả khi chúng ta không muốn chúng và cố gắng chống lại chúng.
Những điều quan tâm khác: các xác tín và cam kết thiêng liêng, ức chế, rủi ro, hậu quả tai hại, đau khổ trong quá khứ, v.v. có thể bị giảm đi hoặc hoàn toàn vắng mặt.
“Ưu tư” dẫn tới những thay đổi sinh lý
Sự cám dỗ tình dục có thể bắt đầu bằng những suy nghĩ, hình ảnh đơn giản, v.v., nhưng nếu chúng lưu lại hoặc được can dự vào, thì các hoóc môn tính dục sẽ xâm nhập vào máu và não của chúng ta, và chúng ta sẽ khó mà thoát khỏi các cảm giác, suy nghĩ, mơ tưởng mạnh về tình dục. Quá trình hoạt động này cần phải được dừng lại trước khi nó đi quá xa, trước khi nó trở thành sinh hóa (các hóa chất sinh học từ từ chuyển hóa hoặc phân hủy). Mặc dù bị kích thích, chúng ta có thể không ý thức được những gì đang xảy ra.
“Vấn đề thỏa mãn ngay tức thì”
– Sigmund Freud: libido (ham muốn tình dục) muốn cái nó muốn, muốn khi nó muốn và muốn có được ngay lập tức.
– Các nhà trị liệu hành vi: phần thưởng/thỏa mãn tức thì, tạo ra một xu hướng rất mạnh mẽ để lặp lại hành vi.
– Các nhà trị liệu nhận thức và động năng: chúng tôi nhớ kinh nghiệm thỏa mãn mà hành vi mang lại, và từ chối hoặc kìm nén những kinh nghiệm đau thương (cảm giác tội lỗi, xấu hổ, đau đớn, hậu quả, mất mát, v.v.).
I.5/ Yếu tố thứ năm: “Lên kế hoạch & Kiểm soát”
Lên kế hoạch là giai đoạn đi trước & chuẩn bị cho hành vi tính dục lệch lạc. Nó cũng có thể là một thói quen từ quá khứ.
Cho dù điểm ấn tượng của nhiều cá nhân có hành vi tính dục lệch lạc là “nó vừa xảy ra, hoặc “nó bất ngờ xảy ra,” thì hầu như luôn có một số kế hoạch nào đó cho nó, một cách ý thức hoặc vô thức. Nếu đã có việc quan hệ tình dục với ai đó, thì hẳn phải có sự lót đường (chuẩn bị) & kiểm soát.
Tại tâm điểm của mỗi chu kỳ là “Những nhận thức lệch lạc”
Những nhận thức lệch lạc: những tư tưởng sai lầm đi kèm với mỗi yếu tố
VD: Giả bộ bình thường: chỉ một lần này thôi. Mọi người làm thế mà.
Trạng huống tối nguy: Có nguy hại gì đâu. Lần này thì khác.
Cảm xúc tiêu cực: Tôi là kẻ thất bại. Chẳng ai quan tâm đến tôi.
Ưu tư: Tôi không thể ngưng nghĩ về nó. Tôi rất thích nó.
Lên kế hoạch: Tôi sẽ đến đó và tôi sẽ thấy… Làm theo cách mà chẳng ai biết.
Nhận thức lệch lạc
Gần như chủ thể sẽ không thể vượt qua được chu kỳ lệch lạc hoặc nghiện ngập nếu Nhận thức lệch lạc của người này không được phát hiện và thay đổi tận gốc.
Thông thường thì chúng ta không nhận ra được sự lệch lạc trong suy nghĩ của mình. Khi chúng ta nhận ra sự lệch lạc của những tư tưởng, thì chúng không còn là lệch lạc nữa.
Những ví dụ về sự Nhận thức lệch lạc
1) Ai cũng làm vậy; điều đó là bình thường.
2) Người đàn ông không thể khỏe mạnh nếu không có chút “tiêu khiển” trong cuộc sống.
3) Đâu phải là cái gì cũng nghiêm trọng.
4) Các thần học gia thời nay nói điều đó có sao đâu; luân lý của Giáo hội đã lỗi thời rồi và chẳng dính dáng gì đến thực tế cả.
5) Các nhà tâm lý nói điều đó có thể chấp nhận được, thậm chí là tốt nữa.
6) Thiên Chúa thấu hiểu và sẽ tha thứ (cho dù tôi không kiên quyết từ bỏ hay không làm gì thiết thực để từ bỏ)
7) Có gì sai đâu bởi vì đó là thói quen mà tôi không thể vượt thắng nổi.
8) Cô ấy cám dỗ tôi; tôi không thể từ chối cô ấy hay anh ấy; tôi không muốn gây tổn thương tới cảm xúc của họ.
9) Chỉ lần này thôi; vào một ngày nào đó tôi sẽ bỏ – khi Thiên Chúa ban ân sủng cho tôi.
II/ GIAI ĐOẠN II: THỰC HIỆN HÀNH VI
Thực hiện hành vi là một phần của chu kỳ trong đó hành vi lệch lạc, như nghiện ngập chẳng hạn, diễn ra. Nếu đó là hành vi diễn ra bên trong, thì nó được gọi là hành vi nội tại.
III/ GIAI ĐOẠN III: Giai đoạn Mặc cảm tội lỗi & Che giấu
Giai đoạn Che giấu diễn ra sau khi chủ thể thực hiện hành vi. Nó thường bắt đầu từ cảm giác tội lỗi và xấu hổ, buồn sầu và chán nản. Nhưng vì chưa học được cách giải quyết mặc cảm tội lỗi và xấu hổ một cách hợp lý, chủ thể thường sử dụng sự phủ nhận và che giấu để cố gắng làm cho mình cảm thấy tốt hơn. Hành vi này đưa chủ thể trở về tình trạng “Giả bộ bình thường.”
Tác giả: Lm. Peter Lechner s.P.
Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Doanh s.P.
WHĐ (28.12.2020)
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 120 (Tháng 9 & 10 năm 2020)