Các đề tài của Thông Điệp “Laudato Si”
LAUDATO SI, CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG
của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WGPQN (18.6.2020) – Giáo sư Tiến sĩ Wallacher đánh giá Thông Điệp Laudato si như “chấn động thời đại”. Đức Phanxicô đã trình bày một kim chỉ nam đạo đức cho một chương trình phát triển bền vững.
Laudato si – Kim chỉ nam cho một chương trình phát triển sự thân thiện giữa con người và môi trường.
Tóm tắt và sắp xếp Thông Điệp theo các đề tài sau:
Đề tài 1: Tiếp tục phát triển mang tính thời đại về học thuyết xã hội của Giáo Hội
Đức Giáo Hoàng Phanxicô coi các mối đe dọa đối với sinh kế, nghèo đói toàn cầu và bất bình đẳng xã hội là những thách thức trung tâm của thời đại chúng ta, và Người hướng tất cả mọi người thiện chí vào thời điểm, mà Người nhìn thấy cơ hội để hành động. Người cố tình đặt mình vào truyền thống của Pacem Terris mà Giáo Hoàng Gioan XXIII đã hướng đến không chỉ tín hữu mà còn những người thiện chí, sau biến cố xây bức tường Berlin và sau cuộc khủng hoảng Cuba, khi thế giới đứng trước vực thẳm của một cuộc chiến tranh hạt nhân (Số 3). Đức Thánh Cha chắc chắn cũng liên hệ cách ẩn tàng với Populorum Progressio – tông huấn xã hội đầu tiên, dành hoàn toàn cho các vấn đề về phát triển và đưa ra các hướng dẫn đột phá cho sự phát triển hòa bình của một thế giới mà ngày nay, là thời “One World” hay “Ngôi nhà chung của chúng ta” có một tương lai.
Populorum Progressio khởi đi từ sự hiểu biết toàn diện và khác biệt về phát triển: “Phát triển thực sự phải toàn diện, nó phải quan tâm đến mọi người và toàn thể con người” (PP 14). Phát triển đích thực phải “tìm kiếm một chủ nghĩa nhân văn mới” (PP 20), đưa đến sự phát triển loài người và toàn thể nhân loại về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Bây giờ, Đức Phanxicô bổ sung một khía cạnh thiết yếu về sự bỏ mặc sinh thái của con người, với mối liên hệ, mà trong đó Người đã cho thấy rõ rằng: Con người làm suy thoái môi trường, không chỉ làm tổn hại nguồn tài nguyên căn bản của họ, mà chủ yếu là gây hại cho chính họ.
Về phương pháp luận, phần lớn Tông Huấn, tuân theo quy trình ba bước kinh điển của việc xem-xét-làm. Khởi đầu bằng một phân tích về các vấn đề sinh thái và xã hội thiết yếu trong chương đầu tiên, nêu ra trong chương thứ hai, truyền thống Do thái – Ki-tô phong phú với nhiệm vụ bảo vệ thụ tạo và của cải trần thế có trách nhiệm, hay nói cách khác, như quản gia trung tín. Theo nghĩa này, Thông Điệp không còn bàn luận chủ yếu từ góc độ luật tự nhiên, mà gần như theo cách thực hành, đó là phân tích các mối quan hệ (sinh thái môi trường / xã hội / kinh tế / văn hóa / con người) được tìm thấy trong thực tế đang ở phía trước, để tăng cường trách nhiệm của mọi người, các nhóm và các tổ chức, lấy cảm hứng từ các lý thuyết thần học về Sáng Tạo. Trong chương thứ ba, Đức Phanxicô nêu bật những nguyên nhân do con người trong cuộc khủng hoảng sinh thái, mà Người thấy ở sự tự quy chiếu về mình quá mức (con người coi nhẹ các mối quan hệ đa phương mà mình tham gia) và nền công nghệ một chiều. Sự gia tăng dân số, Người không đặt trong liên hệ như một vấn đề , mà là một nguyên nhân của biến đổi khí hậu, bởi vì nó được sử dụng như một nguyên cớ để “hợp pháp hóa mô hình phân phối hiện tại” (Số 50). Trong chương thứ tư, Đức Phanxicô đối chiếu điều này với nguyên tắc chỉ đạo sinh thái toàn thể. Sự đối thoại như là nguyên tắc chỉ đạo cho định hướng và hành động (Chương 5) cũng như giáo dục và giáo dục lương tâm đối với Đức Phanxicô là sự hoán cải cần thiết. Sự đóng góp đặc biệt của các tôn giáo bao gồm chiêm niệm, đưa ra một cái nhìn khác về thực tế như thị trường và công nghệ, và chuyển từ bên ngoài vào bên trong. Đức Thánh Cha minh họa điều này với nhiều vị thánh được giới thiệu như là những thầy dạy, trên hết là Thánh Phanxicô Assisi – như là người có thể đọc được Cuốn Sách Sáng Tạo cách xứng hợp.
Trong các lĩnh vực khác cũng vậy, Đức Phanxicô tiếp nhận học thuyết xã hội truyền thống của Giáo Hội về nội dung và phương pháp, và phát triển nó một cách nhất quán, như sẽ được minh họa trong đề tài thứ năm dưới đây. Cuối cùng, cách tiếp cận hướng nội và liên ngành là đáng chú ý. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta tham gia một cuộc đối thoại với các ngành khoa học và lưu ý những phát hiện mới nhất trong khoa học tự nhiên, môi trường và xã hội, rồi kết hợp chúng với quan điểm Thần Học Kinh Thánh và trách nhiệm luân lý. Xét cho cùng, đối thoại với chính trị, kinh tế, xã hội dân sự và trên hết là đối thoại với những nạn nhân là chìa khóa cho một giải pháp công bằng và hợp lý.
Đề tài 2: Kim chỉ nam cho chương trình phát triển sự thân thiện giữa con người và môi trường
Đức Giáo Hoàng nói rõ: Cộng đồng toàn cầu ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức toàn cầu khác nhau, mà chỉ có thể giải quyết với trách nhiệm và nỗ lực chung. Những thách thức này bao gồm mức độ nghèo đói không ngừng tăng cao và khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng nhiều nơi trên thế giới, sinh kế của chúng ta ngày càng bị phá hủy, trên hết là do biến đổi khí hậu, theo sau là mối đe dọa đối với nước, mất đa dạng sinh học và đánh bắt quá mức ở đại dương hoặc nạn phá rừng ở rừng mưa nhiệt đới.
Một mặt, nguyên nhân biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường rất khác nhau, và mặt khác là nghèo đói toàn cầu, các liên kết đa phương hiện ra rõ ràng. Người nghèo, khu vực hay quốc gia gây ra ít nhất cho biến đổi khí hậu lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hậu quả tiêu cực của nó trong hiện tại và tương lai. Họ cũng có ít cơ hội để thích nghi với các điều kiện thay đổi. Biến đổi khí hậu đã gây nguy hiểm cho an ninh lương thực, cung cấp nước và sức khỏe con người ở một số khu vực, do đó làm suy yếu các nỗ lực quốc tế để chống đói nghèo. Thông Điệp cũng chỉ ra nguy cơ di cư gia tăng mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Đức Giáo Hoàng không coi sự gia tăng dân số là nguyên nhân của vấn đề khí hậu – không phải số lượng người là vấn đề, mà là sự phân phối các nguồn lực sẵn có để phát triển (Số 50).
Mối liên hệ không thể tách rời giữa khủng hoảng xã hội và sinh thái thấm vào toàn bộ Thông Điệp và được minh họa bằng nhiều ví dụ cụ thể: “Không có hai cuộc khủng hoảng bên cạnh nhau, một trong môi trường và một trong xã hội, mà là một cuộc khủng hoảng sinh thái xã hội đơn lẻ và phức tạp” (Số 139). Do đó, không phù hợp để giảm thiểu “Laudato Si” thành “Thông Điệp môi trường” hoặc “khí hậu”. Thay vào đó, Đức Thánh Cha trình bày một kim chỉ nam đáng chú ý và có cơ sở, cho một chương trình phát triển sự thân thiện giữa con người và môi trường.
Thời điểm xuất bản không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi vì ngay sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau, một vài tháng trước hội nghị khí hậu thế giới vào tháng 12 ở Paris và – có lẽ quan trọng hơn – trước hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ tại Liên Hợp Quốc ở New York, tháng 9 năm 2015, khi cộng đồng quốc tế đồng ý về các mục tiêu phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 2015: vì sự phát triển bền vững), Đức Giáo Hoàng Phanxicô “muốn nói chuyện với mọi người về ngôi nhà chung của chúng ta theo cách đặc biệt” (Số 3).
Đề tài 3: Thông Điệp đã vạch ra những hoài nghi về khí hậu trong các biến thể khác nhau của nó như là một biểu hiện của quyền lực giấu mặt và lợi ích cá biệt.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi áp dụng những kết quả tốt nhất của nghiên cứu khoa học ngày nay, đã làm chúng ta cảm động sâu sắc và đưa ra con đường đạo đức và tinh thần, theo nền tảng của sự cụ thể hóa (Số 15). Đức Thánh Cha không nghi ngờ gì về tính hợp lệ của các phát hiện khoa học, giả định với mức độ chắc chắn rất cao: Biến đổi khí hậu là do con người tạo ra và phần lớn là do sự gia tăng mạnh mẽ và hầu như không hạn chế phát tán khí thải do hiệu ứng nhà kính, kể từ khi công nghiệp hóa. Tuy nhiên, không chỉ có lập trường rõ ràng chống lại những người phủ nhận nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, mà còn chống lại cái gọi là thế hệ thứ hai những người hoài nghi về khí hậu, ví dụ như đại diện rất nổi bật bởi một nhóm các nhà kinh tế có ảnh hưởng xung quanh Bjørn Lomborg, người Đan Mạch. Trong cái gọi là sự đồng thuận của Copenhagen, nhóm này đã phát triển một danh sách ưu tiên các giải pháp được đề xuất cho các thách thức toàn cầu quan trọng nhất, trên cơ sở các phân tích lợi ích – chi phí cổ điển. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách giảm nhanh khí thải kết thúc sau đó. Thay vào đó, các quốc gia riêng lẻ và cộng đồng quốc tế nên sử dụng nguồn vốn sẵn có của họ chủ yếu trong các dự án để chống suy dinh dưỡng và bệnh tật, để đầu tư thúc đẩy giáo dục và tăng cường nâng đỡ nữ giới, vì điều này sẽ có lợi ích cao hơn nhiều nhưng với chi phí tương đối thấp so với việc giảm khí thải. Biến đổi khí hậu có thể giải quyết tốt hơn trong tương lai, vì hiện nay việc giảm khí thải quá đắt đỏ.
Đức Thánh Cha nói rõ: Người không chấp nhận sự tách biệt các vấn đề môi trường và phát triển, vì sự thay đổi khí hậu không kiểm soát là không thể đảo ngược và trên hết, ảnh hưởng đến người nghèo. Đức Phanxicô nhìn thấy sự phủ nhận biến đổi khí hậu hoặc sự tách biệt nghèo đói khỏi vấn đề khí hậu vì lợi ích của những người sở hữu nhiều tài nguyên, có quyền lực về kinh tế hoặc chính trị [và] [dường như] tập trung hơn tất cả, để che giấu các vấn đề hoặc các triệu chứng (Số 28) – che giấu, bởi vì ở đây sự thật khoa học không được cổ xuý, nhưng lợi ích cá biệt được thực thi chống lại lợi ích chung.
Đề tài 4: Sinh thái toàn thể: Bảo vệ môi trường và xóa nghèo không đối chọi nhau!
Nội dung của hai đề tài đầu tiên kết hợp với nhau để tạo thành một cơ sở quan trọng để có thể chống lại bất kỳ phản đối nào đối với thông điệp như tách gió ra khỏi cánh buồm. Ví dụ, nếu chúng ta xem xét cuộc tranh luận diễn ra trong thời kỳ sắp công bố Tông Huấn, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, có một số tiếng nói lớn ở đó, một số trong Giáo Hội Công Giáo, có thể đã cố gắng tách rời cuộc tranh luận giữa nghèo đói và môi trường để làm sắc nét việc trung lập hóa Tông Huấn. Một cáo buộc khác có thể được liên kết chặt chẽ với điều này, đã được nghe từ cuộc tranh luận trước: Đức Giáo Hoàng đã mò mẫm trong sự thất bại của những người theo chủ nghĩa Malthus với Thông Điệp của mình. Những người nhân danh bảo vệ khí hậu từ bỏ sự tăng trưởng, làm giảm cơ hội cho người nghèo phát triển. Các nhà phê bình suy luận rằng phải có một ưu tiên: Đầu tiên là giải pháp cho vấn đề nghèo đói, sau đó là giải pháp cho vấn đề khí hậu. Do đó, Thông Điệp có thể bị chỉ trích vì nhấn mạnh các vấn đề môi trường, mà không coi trọng vấn đề xã hội, nhưng Đức Thánh Cha đã khẳng định: ”Lựa chọn người nghèo”.
Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng không chấp nhận tình trạng khó xử này. Đây cũng là lý do tại sao điều quan trọng không chỉ đơn giản là hiểu “Laudato Si ‘” là Thông Điệp “môi trường” hay “khí hậu”, mà là một kim chỉ nam phát triển toàn thể. Đức Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cái nhìn tổng thể về nghèo đói và vấn đề khí hậu. Cốt lõi của điều này và mô hình công lý mới đối với Đức Phanxicô là “các yếu tố khác nhau của một hệ sinh thái toàn thể mà Người đã phát triển trong chương thứ tư, bao gồm khía cạnh con người và xã hội thật rõ ràng (Số 137). Theo Đức Thánh Cha, nếu chúng ta muốn chống lại nghèo đói và bảo vệ môi trường cùng một lúc, chúng ta phải thiết lập tương quan giữa môi trường, sự nghèo đói và thế hệ tương lai. “Đặt mối quan hệ và lưu lại” là cốt lõi của một hệ sinh thái toàn thể, như là nguyên tắc hướng dẫn trung tâm của Tông Huấn.
Đề tài 5: Lợi ích chung toàn cầu và của cải trần thế theo nguyên tắc xác định chung.
Đối với Đức Phanxicô, hệ sinh thái toàn thể gắn bó chặt chẽ với nguyên tắc lợi ích chung (Số 156), do sự phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc toàn cầu, nguyên tắc này nhất thiết phải liên quan đến cộng đồng thế giới, và do sự bất bình đẳng xã hội hiện có, nó phải được phát triển như một lựa chọn người nghèo. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nguyên tắc xác định chung với của cải trần thế, do đó cũng đề cập đến tất cả các tài nguyên thiên nhiên (Số 93-95). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo huấn xã hội của Giáo Hội đối với việc làm giảm bớt carbon dioxide toàn cầu cũng như bầu khí quyển trái đất (“Khí hậu là một lợi ích chung của tất cả mọi người”, Số 23). Điều này có nghĩa, không chỉ các nguyên liệu thô, mà cả các bể chứa toàn cầu như bầu khí quyển của trái đất hay đại dương đều là của cải phổ thông, việc sử dụng này được mở ra cho tất cả mọi người. Những của cải và việc sử dụng cách chín chắn phải được phân phối theo các nguyên tắc của công lý.
Không chỉ các quyền sử dụng nguyên liệu thô ngày càng khan hiếm hoặc nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt theo truyền thống học thuyết xã hội của Giáo Hội về nghĩa vụ xã hội của sở hữu tư, mà với việc áp dụng giáo huấn xã hội của Công Giáo đối với carbon dioxide là một đề tài mới. Điều này cho thấy, hành động của những người theo quyền của kẻ mạnh chắc chắn bất hợp pháp đối với một phần lớn hơn (Số 51). Những điều liên kết trong số 23-26 giải trình về những tương quan có thể không được đánh giá quá cao và phần lớn theo các phân tích mà nhà kinh tế khí hậu Ottmar Edenhofer đã theo đuổi trong một thời gian dài (Edenhofer, Ottmar và những người khác, Ai sở hữu bầu khí quyển?, Trong Voice of Time, số 2, tháng 2 năm 2011, 75 -88).
Nếu Đức Phanxicô kêu gọi giảm nhanh và vĩnh viễn lượng khí thải nhà kính để bảo vệ khí hậu, thì nguyên tắc: Khí quyển trái đất là một lợi ích chung cần được chấp nhận, những hậu quả sâu rộng của khí thải, đã được nêu trong bản văn. Chiết xuất nhiên liệu hóa thạch phải được hạn chế đáng kể nếu bầu khí quyển và đại dương không thể hấp thụ carbon, và nếu thay đổi khí hậu nguy hiểm với những hậu quả khó khăn để vượt qua, đặc biệt là đối với những người nghèo là phải tránh, Điều này chỉ có thể, nếu một phần đáng kể của trữ lượng than, dầu và khí vẫn còn trong đất, mặc dù về nguyên tắc, khai thác chúng là có lãi.
Do đó, một thỏa thuận liên chính phủ nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức hai độ C sẽ là cơ sở cho việc “tước quyền sở hữu” quốc tế của chủ sở hữu nhiên liệu hóa thạch, có nghĩa là của cải chung toàn cầu phải được bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Trong báo cáo đánh giá lần thứ năm của IPCC (The Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) is the United Nations body for assessing the science related to climate change) : Các quốc gia ký kết công ước khung về bảo vệ khí hậu đã sợ công nhận ý nghĩa pháp lý quốc tế về việc công nhận bầu khí quyển là tài sản chung toàn cầu và chỉ đề cập ý tưởng này trong phần chú thích. Mặt khác, với Tông Huấn, Đức Giáo Hoàng can đảm biến địa vị của bầu khí quyển thành tài sản chung toàn cầu, thành nguyên tắc chỉ đạo chuẩn mực của chính sách khí hậu.
Đề tài 6: Đối thoại và minh bạch như là quá trình quyết định có tham gia
Đối với Đức Thánh Cha, phân tích về cơ bản bao gồm cả “điểm yếu của phản ứng” (Số 53-59). Do đó, Người coi điều quan trọng là phải có chỉ đạo trong các biện pháp đối phó cần thiết và hành động chính trị. Trình bày ít chương trình hành động chính trị hơn các hướng dẫn cho định hướng hành động, tức là trên tất cả các khía cạnh thủ tục. Đối với Đức Phanxicô, đối thoại là quyết định đối với những mức độ hành động theo sau phân tích. Nó là công cụ trung tâm để ra khỏi vòng xoáy tự hủy diệt mà chúng ta bị đắm chìm (Số 163), có một giá trị nội tại, bởi vì con người chỉ có thể thực sự tương quan thông qua đối thoại, và làm theo ý tưởng cơ bản về sinh thái toàn thể.
Trong chương 5, không thực hiện một cách có hệ thống như nó được gọi, Đức Thánh Cha cố gắng đưa ra khái niệm về kiểm soát chính trị, có tính đến những thay đổi cấu trúc trong chính trị quốc tế (chính phủ toàn cầu). Các cấp độ khác nhau của hành động chính trị xác định, phải tuân theo nguyên tắc bổ trợ. Các quốc gia là trung tâm, vì chủ yếu, họ có khả năng giải quyết khủng hoảng tùy thuộc vào vấn đề hoặc đặt nền móng để đối phó với khủng hoảng. Các quốc gia phát triển có trách nhiệm đặc biệt đối với nghèo đói và môi trường, và do đó họ phải từ bỏ (từ bỏ tài chính, chuyển giao công nghệ mới, chuyển đổi năng lượng, tổ chức lại thị trường với giảm phát tạm thời). Các nước nghèo có trách nhiệm loại bỏ tham nhũng và giảm bất bình đẳng (Số 172).
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng không nghi ngờ rằng các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các thể chế quốc tế và các hiệp định quốc tế có hiệu lực liên chính phủ và cũng cần có biện pháp trừng phạt, ví dụ như quốc nội hóa (không quốc tế hóa!) chi phí môi trường. Để trở lại với Thông Điệp trước đó, thuật ngữ sai lầm nhất của “chính quyền chính trị thế giới” (Số 175) không may được sử dụng lại mà không đặt nó rõ ràng trong mối quan hệ với Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc chia sẻ nhưng trách nhiệm khác nhau cho hợp tác quốc tế được đề cập cách hợp lý (Số 170). Đức Giáo Hoàng đặt hy vọng lớn vào mức độ hành động của địa phương và khu vực, trong các hình thức tổ chức khác nhau (ví dụ: những tổ chức hợp tác) đảm nhận trách nhiệm của họ, thông qua ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn và tìm giải pháp sáng tạo. Kinh nghiệm này được phát hiện bởi kiến thức khoa học của người chiến thắng giải thưởng Nobel về kinh tế đã tạ thế, Elinor Ostrom.
Một đặc điểm thứ hai là cấu trúc chính phủ đa phương. Vị trí ưu tiên là địa vị luật pháp quốc tế và tính hợp pháp dân chủ. Điều này bao gồm hợp tác chính trị với các chủ thể phi nhà nước, có thể từ kinh tế tư nhân hoặc xã hội dân sự, trong cái gọi là các sáng kiến nhiều bên liên kết, như dấn thân thực thi nhân quyền. Sự đa phương của các sáng kiến cũng có nhược điểm rõ ràng của nó. Chúng chủ yếu là không ràng buộc, phối hợp không tốt và thậm chí thường xung đột với nhau. Nghiêm trọng hơn, trong thực tế có nhiều yếu tố kiểm soát, phản ánh mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng của chính trị quốc tế.
Chỉ riêng hành động chính trị là không đủ đối với Đức Phanxicô, Người nhấn mạnh đến các hình thức quản trị chính trị mới, phát sinh ở các cấp độ khác nhau, với một đặc điểm rất khác biệt và rất coi trọng xã hội dân sự, đặc biệt là để xây dựng áp lực cần thiết đối với chính trị. Ở đây cũng vậy, đối thoại là rất quan trọng đối với Đức Phanxicô. Bây giờ chúng tôi đang nói chuyện với mọi người về tình trạng của thế giới trong thực tế (chủ đề mới bao gồm chính trị, số lượng lớn chủ thể). Đối thoại được yêu cầu trên một nền tảng bình đẳng (trung thực, minh bạch) – ở đây, Đức Phanxicô xây dựng một khía cạnh tố tụng quan trọng của công lý trên cơ sở các quá trình quyết định trung thực, minh bạch và có sự tham gia. Đối thoại có sự tham gia và trung thực là điều kiện cần thiết để tạo áp lực cho các thể chế ổn định, và sự khác biệt địa phương phải được tính đến.
Sáng tạo là một yếu tố thiết yếu cho các giải pháp mới và phát sinh từ mối quan hệ với các thụ tạo và cộng đồng, nó có thể tạo ra các giải pháp mới, trái ngược với suy nghĩ khả thi về mặt kỹ thuật. Để thay đổi, chúng ta phải kích hoạt các quy trình, thay vì chiếm không gian quyền lực. Điều này có thể tạo ra một định nghĩa mới về sự tiến bộ – vượt qua các mô hình phổ thông và thúc đẩy những cách sống và mô hình mới.
Đề tài 7: Thị trường và công nghệ phục vụ sinh thái toàn thể.
Chương ba đặt tính hai mặt của công nghệ hiện đại vào vị trí khởi đầu các bàn luận. Một mặt, công nghệ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mặt khác, nó cũng có thể chống lại mối quan hệ giữa tất cả thụ tạo, bằng cách biến mọi thứ thành đối tượng. Điều nổi bật trong bản văn là mối liên hệ giữa mặt tiêu cực của công nghệ và khái niệm quyền lực, theo đó, Thông Điệp ngụ ý phê phán rất sâu rộng về niềm tin vào công nghệ. Cuối cùng, mô hình công nghệ không thể tạo điều kiện cho một “cái nhìn toàn bộ” (Số 110), đó là lý do tại sao nó bị chỉ trích từ góc độ đạo đức. Ở đây, một lần nữa, chứng cứ cốt lõi: Chủ nghĩa nhân học ở dạng cực đoan đã quên rằng mọi thứ đều liên quan. Chủ nghĩa nhân học sai lầm này được phân tích theo ba cách: thuyết tương đối văn hóa, công việc bảo vệ và đổi mới sinh học dựa trên nghiên cứu.
Bất chấp những chỉ trích rõ ràng về sự tập trung duy nhất vào thị trường và công nghệ, Thông Điệp không thù địch với tăng trưởng hay công nghệ. Về vấn đề này, Thông Điệp có khác biệt hơn nhiều so với phần lớn các phong trào giảm thiểu tăng trưởng. Ở nhiều nơi khác nhau, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng công nghệ hiện đại mở rộng khả năng thống trị của con người, ví dụ như để cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng cũng có trách nhiệm (Số 187). Để làm được điều này, công nghệ phải được hướng dẫn bởi sự tự do của con người, để “phục vụ một loại tiến bộ khác lành mạnh hơn, nhân văn hơn, xã hội hơn và toàn thể hơn” (Số 112). Nếu không, có một rủi ro: Mọi người sẽ từ chối các khả năng thống trị mở rộng này và đó cũng là trách nhiệm của nó. Sự từ chối trách nhiệm ngầm này có nghĩa là công nghệ không được xây dựng, mà chỉ được thực hiện với quy chiếu tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận. Đức Phanxicô cảnh báo về sự hiểu biết theo thuyết quyết định luận công nghệ, dẫn đến sự thiếu trách nhiệm có tổ chức.
Đáng chú ý là Thông Điệp nhấn mạnh, như ở nhiều nơi khác, cao điểm của sáng tạo. Sáng tạo như một đặc tính của thụ tạo nói chung và con người nói riêng, để đối mặt với các dấu chỉ của thời đại và phá vỡ các mô hình phổ thông và thúc đẩy các mô hình và cách sống mới.
Đề tài 8: Ý nghĩa trung tâm của nghiên cứu lương tâm, giáo dục toàn diện và mẫu hình tích cực
Kết luận của Thông Điệp được hình thành bởi những giải thích về giáo dục sinh thái và tâm linh (Chương 6). Đức Phanxicô không nghi ngờ, sự đảo ngược cần thiết chỉ có thể đạt được thông qua nghiên cứu và giáo dục lương tâm sâu rộng. Nếu mỗi cá nhân có trách nhiệm riêng của mình trong việc duy trì ngôi nhà chung, thì phải thừa nhận: Con người cần phải đối mặt với trách nhiệm này. Theo tôi, Đức Thánh Cha xem xét việc nghiên cứu và giáo dục lương tâm sâu rộng và định hướng hướng tới các mẫu hình tích cực là đúng đắn và trung tâm. Theo ý kiến tôi, đừng chê trách quá mạnh mẽ một định hướng đạo đức cá nhân, bởi vì những người khác với chính cá nhân họ, có thể khởi xướng những cải cách cần thiết thông qua thay đổi thái độ và hành vi khác nhau.
Ngoài sự thay đổi về thái độ và hành vi của các cá nhân ở cấp độ vi mô, Đức Phanxicô nhấn mạnh chức năng bản lề trung tâm của các mô hình là các thể chế phi hình thức ở cấp độ trung gian, trong đó cá nhân định hướng hành động cũng như chính trị đối với việc thiết lập các điều kiện khung ở cấp quốc gia và cấp quốc tế ( vĩ mô). Do đó, sự nhấn mạnh vào việc thay đổi các mô hình về chất lượng cuộc sống, sự hiểu biết về tiến bộ, vai trò của tăng trưởng hoặc sử dụng công nghệ là trọng tâm. Điều cần thiết, cần có một lượng tới hạn những người định hướng các mô hình đã thay đổi và do đó thay đổi các mô hình và sau đó là hành động chính trị.
Nghiên cứu về lương tâm và nhận thức về nhiều mối quan hệ mà qua đó cuộc sống của con người có thể thành công, cũng quan trọng đối với Đức Phanxicô, như giáo dục toàn diện vượt ra ngoài việc truyền đạt kiến thức hay “kỹ năng”. Ở đây, ít nhất có thể hiểu ngầm lý tưởng sư phạm Inhaxiô được tỏa sáng (“không có nhiều kiến thức làm no thoả linh hồn, mà là nếm thử mọi thứ từ bên trong”). Giáo dục toàn diện bao gồm thu nhận kiến thức, khả năng đưa ra quan điểm của riêng mình (nếu cần thiết, cũng có thể chống lại “chính thống”) và trên hết là hình thành trái tim (sự đồng cảm với người khác và môi trường để nhận ra cấu trúc quan hệ đa phương). Truyền thống tâm linh phong phú của các tôn giáo và học thuyết khôn ngoan có ý nghĩa lớn lao, được liên kết với những con người cụ thể như là mô hình “nhân cách hóa”. Do đó, cuối cùng, Đức Phanxicô đã để cho Thánh Phanxicô Assisi có tiếng nói của mình, mà Người trình bày một lần nữa như là một mô hình thực hành tốt nhất.
Munich, ngày 17 tháng 6 năm 2015
Prof. Dr. Dr. Johannes Wallacher
Lm. Anrê Đoàn Văn Điểm chuyển ngữ từ hfph.de
Tác giả bài viết: Prof. Dr. Dr. Johannes Wallacher, từ năm 2006 là giáo sư khoa học xã hội và đạo đức kinh tế tại Đại học Triết học, Munich, Khoa Triết học S.J. Từ ngày 01 tháng 9 năm 2011 là hiệu trưởng Đại học Triết học, Munich.
Nguồn: gpquinhon.org