Lịch Phụng vụ từ ngày 20.4 đến 27.4.2025
Tháng Tư 2025
Ý cầu nguyện: Cầu cho việc sử dụng các công nghệ mới. Xin cho việc sử dụng các công nghệ mới, sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa con người với nhau, tôn trọng phẩm giá con người và giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng trong thời đại chúng ta.
Mùa Phục Sinh
“Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục sinh đến Chúa nhật Hiện xuống được cử hành trong niềm vui mừng và phấn khởi như là một ngày lễ duy nhất, hay đúng hơn như “một Đại Chúa nhật“. Nhất là trong những ngày này chúng ta hát Alleluia.” (AC 22).
20 23 Tr CHÚA NHẬT PHỤC SINH. MỪNG CHÚA SỐNG LẠI. Lễ trọng với tuần Bát nhật. Lễ họ (lễ cầu cho giáo dân).
CANH THỨC VƯỢT QUA:
- St 1,1–2,2 (hay St 1,1.26-31a).
- St 22,1-18 (hay St 22,1-2.9a.10-13.15-18).
- Xh 14,15–15,1 (không có câu “Đó là lời Chúa”).
- Is 54,5-14.
- Is 55,1-11.
- Br 3,9-15.32–4,4.
- Ed 36,16-17a.18-28.
- Rm 6,3-11.
- Lc 24,1-12.
Giáo huấn số 21
DẤU HIỆU HY VỌNG (tt)
Trong Năm thánh, chúng ta được mời gọi trở thành những dấu chỉ hy vọng hữu hình cho những anh chị em đang trải qua bất cứ khó khăn nào. Tôi nghĩ đến những tù nhân, bị tước đoạt tự do, hàng ngày cảm thấy sự khắc nghiệt của việc giam giữ và những hạn chế của nó, thiếu tình cảm và, trong một số trường hợp, thiếu tôn trọng con người họ. Tôi đề nghị rằng, trong Năm thánh này, các Chính phủ hãy thực hiện những sáng kiến, nhằm khôi phục lại niềm hy vọng; các hình thức ân xá hoặc tha thứ, nhằm giúp các cá nhân lấy lại niềm tin vào bản thân và xã hội; và các chương trình tái hòa nhập cộng đồng, trong đó có cam kết cụ thể về việc tôn trọng pháp luật.
Trích Sắc chỉ Công bố Năm thánh thông thường 2025
của Đức Thánh cha Phanxicô, ngày 09 tháng 5 năm 2024, số 10.
Lưu ý
- Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ (x. Xh 12,42), và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của mọi lễ Canh Thức”. Trong Đêm Canh Thức này, các tín hữu theo lời khuyên của Tin mừng (x. Lc 12,35tt), cầm đèn cháy sáng trong tay, giống như người trông đợi Chúa trở lại, để lúc Người đến, Người thấy họ tỉnh thức và mời họ vào bàn tiệc.
- Vì Canh Thức Vượt Qua thuộc Chúa nhật Phục sinh, nên phải tránh trình bày nghi thức đó như là những giờ phút cuối cùng của thứ Bảy Tuần Thánh (x. Thông tư Bộ Phụng tự, ngày 16.01.1988, số 95).
- Tất cả Canh Thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối, và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật.
- Không được phép chỉ cử hành thánh lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.
- Trong tất cả các buổi cử hành, linh mục và các thừa tác viên khác mặc lễ phục trắng như khi cử hành thánh lễ.
- Trong Đêm Canh Thức này, thứ tự các nghi thức như sau:
– Phần thứ nhất: Thắp nến Phục sinh.
– Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
– Phần Thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội thánh đón nhận các anh chị em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lập lại lời cam kết khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy.
– Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh thể. Cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong bí tích Thánh tẩy, Hội thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho dân Người qua sự chết và phục sinh của Người cho đến khi Người đến.
- Để duy trì tính chân thật của dấu chỉ, Nến Phục sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới, bởi vì diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là Ánh Sáng thật soi chiếu thế giới.
- o nhu cầu, bài công bố Tin mừng Phục sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành, và bỏ câu: “Vậy giờ đây…” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”.
- Phải đọc ít nhất ba bài Cựu ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài; nhưng không bao giờ được bỏ bài trích sách Xuất Hành.
- Phụng vụ Thánh Tẩy trong Canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban bí tích Thanh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Nếu không, tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy và cũng không làm phép Giếng Rửa Tội, thì làm phép nước để nhắc lại bí tích Thánh Tẩy, sau đó lập lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này, rồi rảy nước thánh trên dân chúng.
- Có thể xông hương khi đọc Tin mừng nhưng không mang đèn nến.
- Lễ Đêm Canh thức là thánh lễ phục sinh tưởng niệm Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế lễ đêm, còn được cử hành hoặc đồng tế thánh lễ ngày Phục sinh.
CHÍNH NGÀY: THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4 (hay 1Cr 5,6b-8); Ga 20,1-9. Trong Thánh lễ ban chiều cũng có thể đọc: Lc 24,13-35. Phải đọc hay hát ca tiếp liên trong ngày lễ Phục sinh, còn trong tuần Bát nhật thì tùy ý.
Lưu ý
- Trong thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối, thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại bí tích Thánh Tẩy.
- Các ngày trong tuần Bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa (x. AC 24), nhưng không đọc kinh Tin Kính trong thánh lễ.
- Các ngày trong tuần bát nhật Phục sinh, chỉ được cử hành thánh lễ an táng mà thôi, không được cử hành các thánh lễ khác (x. IM 380).
- Các Chúa nhật mùa Phục sinh không được cử hành các thánh lễ khác, kể cả thánh lễ an táng.
- Từ hôm nay cho đến hết Chúa nhật Hiện xuống, đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”.
- Về việc rước lễ trong mùa Phục sinh:
Giáo luật điều 920 dạy: “Sau khi rước lễ lần đầu, tất cả mọi tín hữu buộc phải rước lễ mỗi năm một lần. Phải chu toàn mệnh lệnh này trong mùa Phục sinh, trừ khi phải chu toàn vào một thời gian khác trong năm vì một lý do chính đáng”.
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong mùa Phục sinh là từ thứ Tư lễ Tro đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công đồng Đông Dương lần thứ I, năm 1934 và Thông báo của Ủy ban Giám mục về phụng vụ, số VII, ngày 10/08/1971.
Còn về việc xưng tội, Giáo luật điều 989 dạy: “Mọi tín hữu, sau khi đến tuổi khôn, buộc phải xưng các tội trọng của mình một cách trung thực, một năm ít là một lần”.
21 24 Tr THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,14.22-33; Mt 28,8-15. (Không cử hành lễ thánh Anselmô, giám mục, tiến sĩ Hội thánh).
Kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ các giáo xứ Hòa Tân (2016) và Đông Hải (2021): dời vào thứ Hai, ngày 28.4.
22 25 Tr THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,36-41; Ga 20,11-18.
23 26 Tr THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 3,1-10; Lc 24,13-35. (Không cử hành lễ thánh Giorgiô, tử đạo; thánh Ađalbertô, giám mục, tử đạo).
Kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ giáo xứ Hòa Hội (2016): dời vào thứ Hai, ngày 28.4.
24 27 Tr THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 3,11-26; Lc 24,35-48. (Không cử hành lễ thánh Fiđêlê Sigmaringen, linh mục, tử đạo).
25 28 Tr THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 4,1-12; Ga 21,1-14.
(Không cử hành lễ thánh Marcô, tác giả sách Tin mừng).
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha Vinhsơn Nguyễn Hòa Định (1982)
26 29 Tr THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 4,13-21; Mc 16,9-15.
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha Giuse Nguyễn Chu Tuynh (1964)
27 30 Tr CHÚA NHẬT II PHỤC SINH. CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA. Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19;
Ga 20,19-31.
Ngày chầu lượt: các giáo xứ Chu Hải, Vinh Trung và giáo điểm Hòa Tâm.