Lịch Phụng vụ từ ngày 14.02.2021 đến 21.02.2021
14 03 X CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II. MỒNG BA TẾT TÂN SỬU. THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM. Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31-11,1; Mc 1,40-45. (Không cử hành lễ thánh Cyrillô, đan sĩ và thánh Mêthôđiô, giám mục).
Có thể cử hành lễ tùy nhu cầu (x. IM 373) (Tr): St 2,4b-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30.
Lưu ý
Các linh mục chánh xứ hoặc phụ trách các giáo họ biệt lập buộc dâng lễ tại các nhà thờ giáo xứ, giáo họ biệt lập vào các ngày:
– Mồng Ba Tết: cầu cho tất cả các ân nhân của giáo phận, những người còn sống và đã qua đời.
– Mồng Bốn Tết: cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời.
(Trích Nội Quy Linh Mục Đoàn – Hướng dẫn Mục vụ và Bí Tích 2009 của Giáo phận Bà Rịa, trang 36).
15 04 X Thứ Hai. St 4,1-15.25; Mc 8,11-13.
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha Micae Hoàng Phú Bảo (2007)
16 05 X Thứ Ba. St 6,5-8; 7,1-5.10; Mc 8,14-21.
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha Vinhsơn Nguyễn Xuân Minh (2016)
“Mùa Chay được sắp đặt để chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Thật vậy, phụng vụ mùa Chay giúp các dự tòng, bằng các giai đoạn khai tâm Kitô giáo khác nhau, và giúp các tín hữu, bằng nghi thức của bí tích Rửa tội và Hòa giải, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua” (AC 27).
Lưu ý
1). Trong mùa Chay, không được chưng hoa bàn thờ, và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa nhật IV và các ngày lễ trọng, lễ kính. Có thể dùng màu hồng trong Chúa nhật IV mùa Chay (x. CE 41; 252; 300).
2). Các ngày trong tuần mùa Chay:
a) Không được cử hành các lễ ngoại lịch và các lễ cầu hồn hàng ngày (x. IM 381).
b) Được cử hành các lễ tùy nhu cầu nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (x. IM 374).
c) Được cử hành thánh lễ an táng (x. IM 380) và thánh lễ đưa chân hoặc giỗ đầu ( IM 381).
d) Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:
1) Các Giờ Kinh Phụng Vụ
a) Giờ Kinh sách: Sau khi đọc bài đọc các giáo phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm bài đọc về vị thánh nhớ ngày hôm đó với lời nguyện về vị thánh để kết thúc.
b) Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: Sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điẹp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (x. Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).
2) Thánh lễ
Linh mục cử hành thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện Nhập lễ của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (x. IM 355a).
Trong thánh lễ và CGKPV, không đọc Alleluia mỗi khi gặp (x. IM 28).
Trong các lễ trọng và lễ kính, cũng như trong các cử hành riêng biệt, có đọc thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (Te Deum) và kinh Vinh danh.
Khi cử hành bí tích Hôn phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn, nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa Chay (x. OCM 32).
17 06 Tm Thứ Tư. LỄ TRO. Giữ chay và kiêng thịt. Thánh vịnh tuần IV. Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18. (Không cử hành lễ Bảy thánh Lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ).
Lưu ý
1). Về việc xưng tội và rước lễ
a) Về việc xưng tội: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần” (GL 989).
b) Về việc rước lễ: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong mùa Phục sinh, trừ khi có lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm” (GL 920).
Tại Việt Nam, thời gian để chu toàn luật buộc “rước lễ trong mùa Phục sinh” này là từ thứ Tư lễ Tro cho đến lễ Chúa Ba Ngôi (theo Công đồng Đông Dương I năm 1934 điều 217, và Thông báo của Ủy Ban Giám Mục về Phụng Vụ số VII ngày 10/08/1971).
2). Về luật giữ chay và kiêng thịt
a) Giáo luật điều 1251 dạy: “Thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt”.
b) Tuổi giữ chay, theo Giáo luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu được 60 tuổi phải giữ luật ăn chay”, và điều 97 khoản 1 quy định: “Một người đã được 18 tuổi trọn là thành niên”.
c) Về luật kiêng thịt, Giáo luật điều 1252 dạy rằng: “Những người đã được 14 tuổi trọn buộc phải giữ luật kiêng thịt”.
3).Về việc làm phép và xức tro
a) Tro làm phép hôm nay được đốt từ những lá đã được làm phép năm trước.
b) Trong thánh lễ, sau bài Tin mừng và bài giảng thì làm phép và xức tro. Vì thế, bỏ phần sám hối đầu lễ.
c) Cũng có thể làm phép và xức tro ngoài thánh lễ. Trong trường hợp này, nếu tiện thì cử hành Phụng vụ Lời Chúa, gồm ca nhập lễ, lời nguyện, các bài đọc với các bài ca xức tro. Nghi thức kết thúc bằng lời nguyện cho mọi người, tức lời nguyện cộng đoàn hay lời nguyện tín hữu.
d) Ở Việt Nam, Tòa thánh cho phép chủ tế được dùng những người không có chức thánh giúp xức tro.
18 07 Tm Thứ Năm sau lễ Tro. Đnl 30,15-20; Lc 9,22-25.
19 08 Tm Thứ Sáu sau lễ Tro. Is 58,1-9a; Mt 9,14-15.
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:
Cha M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, OC (2004)
20 09 Tm Thứ Bảy sau lễ Tro. Is 58,9b-14; Lc 5,27-32.
21 10 Tm CHÚA NHẬT I MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần I. St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15. (Không cử hành lễ thánh Phêrô Đamianô, giám mục, tiến sĩ Hội thánh).
Tổng lạc quyên quỹ tương trợ linh mục và giúp các linh mục hưu dưỡng.
Ngày chầu lượt: giáo xứ Mai Khôi.