Lịch Phụng vụ từ ngày 25.03.2017 đến 01.04.2018
Tháng Ba 2018
THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE
Ý cầu nguyện: Cầu cho việc đào tạo để biết phân định thiêng liêng. Xin cho toàn thể Giáo hội hiểu rõ sự cần thiết phải đào tạo cho cá nhân và cộng đoàn, biết phân định thiêng liêng.
25 09 Đ CHÚA NHẬT LỄ LÁ. TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Thánh vịnh tuần II. Làm phép và rước lá: Mc 11,1-10 (hay Ga 12,12-16); Thánh lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15,47 (hay Mc 15,1-39). (Lễ Truyền tin dời vào thứ hai, ngày 09.04, sau tuần bát nhật Phục sinh).
Ngày quốc tế giới trẻ.
Ngày chầu lượt: giáo xứ Trung Đồng.
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:
Cha Giuse Vũ Hoàng Anh, SSS (2008)
26 10 Tm THỨ HAI TUẦN THÁNH. Is 42,1-7; Ga 12,1-11.
Lưu ý
Các ngày trong Tuần Thánh, từ thứ Hai đến thứ Tư, phải cử hành thánh lễ theo ngày: không được cử hành thánh lễ nào khác, trừ lễ an táng.
27 11 Tm THỨ BA TUẦN THÁNH. Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38.
28 12 Tm THỨ TƯ TUẦN THÁNH. Is 50,4-9a; Mt 26,14-25.
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha Đaminh Trần Đình Cảnh (1987)
TAM NHẬT VƯỢT QUA
“Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu độ nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa chủ yếu bằng chính mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Nhờ mầu nhiệm này, bằng cái chết, Người đã diệt trừ sự chết của chúng ta, khi sống lại, Người đã phục hồi sự sống. Tam nhật Vượt Qua tưởng niệm cuộc Tử nạn và Phục sinh của Chúa bừng sáng lên như là tột đỉnh của năm phụng vụ.” (AC 18).
Lưu ý
- Trong Tam nhật Vượt Qua, không được cử hành thánh lễ nào khác, kể cả thánh lễ an táng.
- Về việc rước lễ: Ngày thứ Năm Tuần Thánh, chỉ được cho tín hữu rước lễ trong Thánh lễ làm Phép Dầu và Thánh lễ Tiệc Ly mà thôi. Theo luật chung, ai đã rước lễ ban sáng, còn được rước lễ trong Thánh lễ Tiệc Ly.
– Được đưa Mình thánh cho bệnh nhân bất cứ giờ nào trong ngày.
– Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ cho tín hữu rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa mà thôi.
– Có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
– Thứ Bảy Tuần Thánh, trước Canh Thức Vượt Qua, chỉ được đưa Mình Thánh Chúa như Xủa Ăn Đàng mà thôi.
29 13 Tm THỨ NĂM TUẦN THÁNH.
Lưu ý
Hôm nay chỉ được cử hành Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh Lễ Tiệc Ly, không được cử hành thánh lễ nào khác, kể cả thánh lễ an táng.
Sáng : THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU (Tr).
Is 61,1-3a.6a.8b-9; Kh 1,5-8; Lc 4,16-21.
Chiều : THÁNH LỄ TIỆC LY (Tr). Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15.
Lưu ý
- Với Thánh lễ chiều hôm nay, Hội Thánh bắt đầu cử hành Tam nhật Vượt Qua và tưởng niệm bữa tối sau hết của Chúa Giêsu, trong đó Người thiết lập Giao Ước Mới trong Mình và Máu Thánh Người dưới hai hình bánh và rượu.
- Chỉ có thể cho giáo dân rước lễ trong thánh lễ mà thôi; nhưng bất cứ giờ nào trong ngày cũng có thể đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
- Nhà tạm hoàn toàn để trống. Trong Thánh lễ chiều nay sẽ truyền phép bánh thánh đủ cho giáo sĩ và giáo dân rước lễ hôm nay và ngày mai.
- Cấm cử hành mọi thánh lễ không có giáo dân tham dự.
- Khi đọc hay hát kinh Vinh Danh thì rung chuông. Sau đó không rung chuông nữa cho đến Vọng Phục sinh.
- Kết thúc lời nguyện Hiệp lễ thì kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, với hương và đèn nến. Giáo dân nên đến chầu Mình Thánh Chúa ban tối hay ban đêm vào giờ thuận tiện, nhưng từ sau nửa đêm, không chầu Mình Thánh Chúa trọng thể nữa.
- Kết thúc buổi cử hành hôm nay thì lột khăn bàn thờ, cất các thánh giá. Nếu còn thánh giá nào trong nhà thờ, thì nên phủ khăn.
30 14 Đ THỨ SÁU TUẦN THÁNH. TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Giữ chay và kiêng thịt. Is 52,13-53,12; Dt 4,14-16; 5,7-9; Ga 18,1-19,42.
Tổng lạc quyên toàn quốc cho quỹ cứu trợ của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Lưu ý
- Hôm nay và ngày mai, Hội thánh không có cử hành Thánh Thể và bí tích nào hết, ngoại trừ bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Nếu phải cử hành nghi thức an táng (không phải thánh lễ) thì không hát, không đàn, không chiêng trống.
- Chỉ cho giáo dân rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa mà thôi. Có thể đưa Mình Thánh cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được vào bất cứ giờ nào.
- Bàn thờ hoàn toàn để trống: không thánh giá, không chân đèn, không trải khăn.
- Chỉ được dùng một Thánh Giá duy nhất trong nghi thức Kính Thờ Thánh Giá.
- Sau buổi cử hành thì lột khăn bàn thờ, nhưng để lại thánh giá và các chân đèn.
- Từ sau khi kính thờ thánh giá cho đến Canh Thức Vượt Qua, cúi mình mỗi khi đi ngang qua trước thánh giá.
31 15 Tm THỨ BẢY TUẦN THÁNH.
Lưu ý Hôm nay không cử hành bí tích nào hết, ngoại trừ bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Chỉ có thể cho rước lễ như Của Ăn Đàng.
Ý cầu nguyện: Cầu cho những người chịu trách nhiệm về kinh tế. Xin cho các nhà kinh tế biết can đảm khước từ mọi nền kinh tế loại trừ, bằng cách mở ra những con đường mới.\
“Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục sinh đến Chúa nhật Hiện xuống được cử hành trong niềm vui mừng và phấn khởi như là một ngày lễ duy nhất, hay đúng hơn như “một Đại Chúa nhật“. Nhất là trong những ngày này chúng ta hát Alleluia” (AC 22).
01.04 16.02 Tr CHÚA NHẬT PHỤC SINH. MỪNG CHÚA SỐNG LẠI. Lễ trọng với tuần bát nhật.
Lễ họ (lễ cầu cho giáo dân).
CANH THỨC VƯỢT QUA:
- St 1,1–2,2 (hay St 1,1.26-31a).
- St 22,1-18 (hay St 22,1-2.9a.10-13.15-18).
- Xh 14,15–15,1a (không có câu “Đó là lời Chúa”).
- Is 54,5-14.
- Is 55,1-11.
- Br 3,9-15.32–4,4.
- Ed 36,16-17a.18-28.
- Rm 6,3-11.
- Mc 16,1-8.
Lưu ý
- Trong các Chúa nhật mùa Phục sinh, không được cử hành thánh lễ khác, kể cả thánh lễ an táng. (IM 372, 374 và 380)
- Các ngày trong tuần mùa Phục sinh, được cử hành các thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch, thánh lễ an táng, thánh lễ đưa chân hoặc giỗ đầu; không được cử hành thánh lễ ngoại lịch tùy lòng đạo đức hoặc thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 376 và 381).
- Trong Đêm Canh Thức này, thứ tự các nghi thức như sau:
– Phần thứ nhất: Thắp nến Phục sinh.
– Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
– Phần Thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội thánh đón nhận các anh chị em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lập lại lời cam kết khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy.
– Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh thể. Cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong bí tích Thánh tẩy, Hội thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho dân Người qua sự chết và phục sinh của Người cho đến khi Người đến.
- Do nhu cầu, bài công bố Tin mừng Phục sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành, và bỏ câu: “Vậy giờ đây…” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”.
- Phải đọc ít nhất ba bài Cựu ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài; nhưng không bao giờ được bỏ bài trích sách Xuất Hành.
- Có thể xông hương khi đọc Tin mừng nhưng không mang đèn nến.
CHÍNH NGÀY: THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4 (hay 1Cr 5,6b-8); Ga 20,1-9; trong thánh lễ chiều có thể đọc Lc 24,13-35. Phải đọc hay hát ca tiếp liên trong ngày lễ Phục sinh, còn trong tuần bát nhật thì tùy ý.
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha Phêrô Nguyễn Viết Bình (1995)
Lưu ý
- Trong thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối, thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại bí tích Thánh Tẩy.
- Các ngày trong tuần bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa (x. AC 24), nhưng không đọc kinh Tin Kính trong thánh lễ.
- Các ngày trong tuần bát nhật Phục sinh, chỉ được cử hành thánh lễ an táng mà thôi, không được cử hành các thánh lễ khác (IM 380).
- Các Chúa nhật mùa Phục sinh không được cử hành các thánh lễ khác, kể cả thánh lễ an táng.
- 5. Từ hôm nay cho đến hết Chúa nhật Hiện xuống, đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”.
- Về việc rước lễ trong mùa Phục sinh:
Giáo luật điều 920 dạy: “Sau khi rước lễ lần đầu, tất cả mọi tín hữu buộc phải rước lễ mỗi năm một lần. Phải chu toàn mệnh lệnh này trong mùa Phục sinh, trừ khi phải chu toàn vào một thời gian khác trong năm vì một lý do chính đáng”.
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong mùa Phục sinh là từ thứ Tư lễ Tro đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công đồng Đông Dương lần thứ I, năm 1934 và Thông báo của Ủy ban Giám mục về phụng vụ, số VII, ngày 10/08/1971.
Còn về việc xưng tội, Giáo luật điều 989 dạy: “Mọi tín hữu, sau khi đến tuổi khôn, buộc phải xưng các tội trọng của mình một cách trung thực, một năm ít là một lần”.