Những chiến sĩ vô danh
PHƯỚC TUY LỬA MÁU
1862 – 1962
NIHIL OBSTAT
Saigon die 8 – 7 – 1960
Paulus MƯỜI
cans – del
IMPRIMATUR
Saigon die 8 – 7 – 1960
Joshep THIÊN
vic – del
*******
HỌ THÁNH- THẤT: CHÂU- PHA
HỌ THÁNH- THẤT: CHÂU- PHA Tháng chạp năm 1896, Cha Nghi (Marttin) đổi; Cha Hiền (Favier) đến thế.
Cha Hiền là một nhà thực tế. Cha thấy giáo hữu không công ăn việc làm, phải đi làm thuê ở những nơi xa xôi; không có nhà thờ tất nhiên bề đạo đức có phần lạnh lạt.
Cha liệu mua một sở vườn tiêu, cách Phước Lễ 3,4 ngàn thước, và đặt cho cái tên Vườn Cứu Thế. Cha mong bổn đạo tựu hợp làm việc nơi đó, nhưng Họ chuyên làm ruộng, không thích làm công ở vườn; nếu có làm thì đòi tiền công mắt, nên Cha đành bán vườn tiêu lại cho các Bà Dòng Thánh Phaolô.
Các bà nầy cất 2 ngôi nhà cách nhau 200 thước, khoảng giữa cất một nhà thờ và đưa 100 cô nhi nam nữ đến. Nhưng đến sau, cô nhi viện nầy không có người tiếp tục việc làm của Bà Nhứt Saturninô, vả lại cũng thiếu phương tiện, nên dời đi nơi khác.
Nhưng Cha Hiền không bỏ ý định tìm sinh kế cho giáo hữu. Quý chức chỉ cho Cha một vùng rộng lớn trên xứ người Thượng Bàng La. Cha khẩn trên 600 mẫu, ước mong lập một nơi đoàn tụ giáo hữu trong tình huynh đệ thân yêu, nên Cha đã đặt tên là Họ Thánh Thất.
Có 60 gia đình chịu đến khai mở ruộng đất. Nhưng vì công cuộc khai phá quá nặng nhọc, nhà ở sơ sài, vật thực không có (chỉ dự trữ mắm mặn và gạo thôi), lại là nơi rừng cao nước độc, nên nhiều người bị sốt rét. Cày cấy được chút ít thì bị lụt tháng 11, lúa gần chín lại bị gà ăn, nước ngập, hư hại gần hết.
Chỉ còn chừng 30 gia-đình tiếp tục khai phá. Nhưng hoàn cảnh ở giữa rừng, không có linh mục, không có nhà thờ, nhiều người ngã lòng. Cha Hiền xin Đức Cha Mão (Mossard) cho một Cha ở Họ Thánh Thất.
Năm 1903, Cha Chiểu lên ở ít tháng, rồi bị rét phải rút lui. Cha Lợi (Bongain) lên thế. Cha nầy cất một cái nhà cao cẳng rộng lớn, vừa làm nhà thờ, vừa để ở. Nhờ mấy đôi trâu Cha cho lùa từ Bố Mua về Châu Pha, Cha nỗ lực khai phá ráo riết trong bốn năm; bổn đạo thấy đó cũng rán theo.
Nhưng đến năm 1908, Cha Lợi đổi đi; Cha Thiệt đến nhận sở, phần không vốn liếng, phần thì thiếu sức khỏe, nên không mở mang nổi; cọp lại ăn hết trúc chục con trâu. Mùa màng thất bát mấy năm liền: hạn thì khô quá, còn mưa thì lụt tràn.
Rốt cuộc chỉ còn chừng 150 người định cư tại Châu Pha; còn mấy người kia hễ tới mùa thì lên làm, hết mùa rút về Phước Lễ.
Người Thượng tại chỗ không ai theo đạo. Công cuộc truyền giáo nơi nầy không có kết quả.
Về sau, Họ Bà Rịa cũng tìm mở đạo ở Long Hải, lại cũng đảm nhận tạm thời một vài Họ nhỏ: Cần Giờ, Thốt Lốt, Đồng Hòa, nhưng không quan trọng.
********************
HỌ ĐẤT-ĐỎ VÀ HỌ THÔM
HỌ ĐẤT-ĐỎ VÀ HỌ THÔM. – Giáo hữu Đất Đỏ, trong cơn bách hại như bầy ong vỡ ổ, không nơi bám chơn nghỉ canh, tản chạy khắp nơi. Năm 1963, tình thế yên ổn rồi, nhưng họ cũng không giám trở về, cứ mãi lo sợ tình trạng bất ngờ năm 1862 tái diễn. Người còn ở tại làng cũng có kẻ đã bỏ đạo cho khỏi bị bắt.
Số bổn đạo ít nên không có linh mục thường xuyên. Còn nơi họ Phước Dinh thì các cha quá bận công việc nên không đến giúp được. Mãi đến năm 1868 cha Y thúc giục lắm, bổn đạo mới chịu trở về Đất Đỏ, nhưng với điều kiện là phải có một lực lượng tinh thần nâng đỡ, nghĩa là phải có cha ở tại Họ.
Đức Cha sai cha Y đến. Ngày thứ 2 Phục Sinh năm 1868, Cha Y đến nhậm sở và lần lượt qui góp được 400 giáo hữu. Cha dỡ nhà bà Hộ Của đã dâng, đem về cất nhà thờ tạm; cha cũng cất nhà thờ tạm; Cha cũng cất một nhà Cha Sở và lần lần Họ đạo ngày một sung thạnh.
Đồng thời Cha Y cũng thu thập bổn đạo họ Thôm (Long Tân) được chừng 200 người.
Nhiều người thuộc hai Họ Đất Đỏ và Thôm tản cư Sài Gòn, rồi ở luôn, không về làng xưa nữa. Có người nói rằng, trong những Họ vùng Sài Gòn, Họ nào cũng có giáo hữu Đất Đỏ và Thôm.
Thời kỳ Cha Y ở Đất Đỏ, bổn đạo Thôm lúc trốn vào rừng được người Thượng tiếp đón nồng hậu, nên đã mời Cha lên sóc của họ. Cha Y hi vọng truyền giáo cho người Thượng; Cha mua vải sồ, vật liệu đem lên tính làm quen với họ. Họ rất niềm nở; nhưng hai tháng sau, Cha lên một lần nữa, không biết vì lý do nào mà họ đổi ý, tiếp Cha rất lạnh lạt và cũng không muốn nghe nói về đạo nữa. Thế là nguyện vọng giảng đạo cho người Thượng đã không thành.
Năm 1870, Cha Y đổi đi Biên Hòa thì có Cha Sanh (Colson) rồi Cha Cao (Legrand) nhưng hai Cha nầy ở không bao lâu.
Kế đó 6,7 năm Đất Đỏ không có linh mục. Tuy vậy, năm 1876 là năm Toàn xá, Đất Đỏ và Thôm có tổ chức cấm phòng.
Năm 1877 Cha Thiết (Boutier) đến coi họ ĐẤT Đỏ; đến tháng 5 năm 1879, cha Sanh trở lại Họ và ở độ 2 năm, thì Cha Công (Combalbert) đổi đến.
Cha Công. Một linh mục hy sinh phần lớn đời truyền giáo của mình cho Họ Đất Đỏ. Cha ở vùng Đất Đỏ từ năm 1880 đến 1906.
Năm 1882, Cha Công nhờ Cha Y vẽ kiểu và khởi công cất nhà thờ. Rủi thay! Quới chức còn theo cổ lệ, tề cột ngắn hơn hai thước. Đã lở, phần không tiền mua cột khác Cha xây táng lên cao hơn, nhưng cũng phải chịu nhà thờ thấp thỏi tối tăm.
Năm sau, Cha lại cất nhà thờ họ Thôm; đá táng và mặt tiền xây bằng đá ông. Lần này có kinh nghiệm, Cha đích thân kiểm soát nên nhà thờ cao rộng, cân đối, đẹp đẽ hơn.
Nhà thờ xong, Cha cất nhà Cha Sở Đất Đỏ: Một nhà vuông, có hàng ba thông hành; nhà này vẫn còn và hiện để các Dì ở.
Vài năm sau, Cha mua cho Họ Đất Đỏ ba quả chuông, cho Họ Thôm một quả. Nhưng chiếc tàu chở chuông Họ Thôm bị chìm ở cảng Aden; sau vớt lên được và đến năm 1890 mới chở về tới.
Năm 1891, Cha Công cất nhà Cha Sở Họ Thôm.
Từ năm 1890, Đất Đỏ đã thành một trung tâm học tiếng Việt Nam cho các vị tân thừa sai, như các Cha Tôn (Quinton), sau được bầu làm Giám mục Sài Gòn, Cha Tuyên (Thévenin), Cha Lợi (Bongain), Cha Tài (Henry Hay), Cha Lành (Delanges).
Ban Truyền thông GP. Bà Rịa thực hiện