Bổn mạng: Thánh Giacôbê & Philipphê Tông Đồ
Ngày kính: 03.5 hằng năm
Giáo dân: 6.850 người
Địa chỉ: 227 CMT8, P. Phước Hiệp, Tp. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Địa giới: Đông giáp giáo xứ Dũng Lạc / Tây giáp giáo xứ Long Hương / Nam giáp giáo xứ Nam Bình / Bắc giáp giáo xứ Phước Tân
Điện thoại: 0254.3825705
1/ GIỜ LỄ HÀNG NGÀY:
* Sáng: 05g00 (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy)
* Chiều: 18g00 (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu)
2/ GIỜ LỄ CHÚA NHẬT:
* Thứ 7: 18g00
* Chúa nhật: 05g00, 07g00, 17g00, 19g00
3/ CHẦU THÁNH THỂ: 15g00 (Chúa nhật)
4/ LỊCH LÀM VIỆC KHÁC:
– Giải tội: 15g00 đến 16g00 Thứ Bảy.
– Thủ tục hôn phối: ngày Thứ Năm hàng tuần (vì hoàn cảnh không thể đúng ngày, có thể liên hệ quý Cha để hẹn ngày giờ khác).
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngược dòng thời gian, không ai biết rõ giáo xứ được thành lập từ khi nào, nhưng theo tài liệu của Hội Thừa Sai Paris thì từ 1747 đã có 140 người Công giáo tại Bà Rịa. Trước năm 1861, Họ đạo có khoảng 400 giáo dân, sống tản mác trong làng Phước Lễ. Trong thời gian này, Bà Rịa chưa có linh mục trực tiếp coi sóc. Sau biến cố đốt ngục Phước Dinh (8.1.1862), nơi đây trở thành họ đạo chính trong địa hạt Phước Tuy và luôn có linh mục phụ trách.
Ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ đạo nàm bên cạnh bờ Sông Dinh. Năm 1865, Cha Errard đến nhậm sở Bà Rịa. Ngài đã dời nhà xứ về địa điểm hiện nay và dựng một nhà nguyện nhỏ dâng kính Đức Mẹ. Ngày thường, các giáo hữu đọc kinh dâng lễ tại đây, còn Chúa nhật thì cộng đoàn vẫn quy tụ về nhà thờ cũ.
Trong thời gian ở Bà Rịa, Cha Errard đã xây huyệt mộ chôn cất 288 vị tử đạo bị thiêu sống trong biến cố đốt ngục Phước Dinh, ngay trên chính nền ngục thất. Cũng tại đây, Ngài xây một ngôi nhà nguyện vẫn được gọi là “Nhà Thờ Mồ”. Nhà nguyện được Cha Gabriel Long trùng tu năm 1930.
Năm 1874, khi trở lại Bà Rịa lần thứ hai sau sáu năm làm Cha sở Biên Hòa, Cha Errard cùng với Cha Phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình vào đền thánh, 21.11.1877. Đến tháng 10.1878, cộng đoàn đã có thể tạm dâng lễ trong nhà thờ mới.
Ngày 14.5.1879, Đức Cha Colombert cùng với Đức Cha Pontvianne (Giám mục Giáo Huế) cử hành lễ làm phép trọng thể thánh đường Bà Rịa dâng kính hai Thánh Tông đồ Giacôbê và Philipphê, lưu giữ kỷ niệm địa danh truyền giáo “Cap Saint-Jacques” trực thuộc địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đặc biệt, Giáo xứ Bà Rịa là sinh quán của ba vị Giám mục: Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, nguyên Giám mục Giáo phận Cần Thơ; Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, nguyên Giám mục Giáo phận Vĩnh Long và Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục tiên khởi Giáo phận Bà Rịa.
Ngày 05.12.2005, Đức Hồng y Crescenzio Sepe, Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc đã chủ tọa Thánh Lễ công bố Tông Hiến thành lập Giáo phận Bà Rịa và đặt nhà thờ Giáo xứ Bà Rịa làm Nhà thờ Chánh Toà Giáo phận.
Ngôi nhà thờ hơn trăm tuổi này dù trước đây đã được trùng tu, nới rộng nhiều lần vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Cần phải có một ngôi thánh đường phù hợp hơn.
Ngày 15.8.2007, Đức Cha Tôma, Giám mục Giáo phận Bà Rịa đã cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Chánh Toà mới và ngày 10.04.2010, ngài đã cùng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, long trọng cử hành lễ Cung Hiến Nhà Thờ dâng kính Đức Mẹ với Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa.
CƠ SỞ VẬT CHẤT & SINH HOẠT CỦA GIÁO XỨ
Cơ sở: cùng với việc xây dựng nhà thờ chánh toà mới, tất cả các cơ sở của giáo xứ cũng đang tuần tự được xây dựng.
Các hội đoàn:
– Hội Môi Khôi: do Cha J.B Errard thành lập 1878, và vẫn duy trì hoạt động, đến nay số hội viên hoạt động là 150 người.
– Đoàn Phan Sinh tại thế: hiện có 2 huynh đệ đoàn đang hoạt động trong giáo xứ.
– Hội Legio Mariae: thành lập từ 1993, hiện có 8 nhóm hoạt động, với 120 hội viên.
– Huynh đoàn giáo dân Đaminh: thành lập từ 2005, hiện nay có 100 hội viên, gồm 35 người khấn trọn, 40 người khấn tạm và 25 người chưa khấn.
Cha Hiển: 1861-1863
Cha Trí và cha Fontaine: 1863-1865
Cha Ambalbert: 1865-1866
Cha Jules J.B Errard: 1866-1869
Cha Henri Marie Kerlan: 1869-1874
Cha Joseph Chedal: 1874-1875
Cha Boutier: 1875-1876
Cha J.B Errard: 1876-1887
Cha Gagnon: 1887-1890
Cha Martin:1890 -1893
Cha Léon Lambert: 1893-1895
Cha Martin: 1895-1897
Cha Favier: 1897-1912
Cha Bongain: 1912-1917
Cha Gioan B. Nguyễn Bá Tòng: 1917-1926
Cha Gabriel Nguyễn Thanh Long: 1926-1933
Cha Phaolô Đoàn Quang Đạt: 1933-1949
Cha Phaolô Chánh: 1949-1950
Cha Phêrô Nguyễn Thành Thông: 1950-1956
Cha Phaolô Hồ Phước Lành: 1956-1962
Cha Phêrô Nguyễn Đắc Cầu: 1962-1991
Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn: 1991-2001
Cha Giuse Phạm Văn Lý: 2003-2014
Cha Vinhsơn Trần Văn Khải: 2014 -2016
Cha Đaminh Nguyễn Đức Quỳnh: 02.7.2016 – 24.5.2020.
Cha Giuse Đặng Cao Trí: 25.5.2020 – nay.
Chédal và cha Nhu: 1874-1875
Boutier: 1877-1879
Phêrô Nguyễn Minh Cảnh:
Phaolô Lê Văn Diệu: 1964-1966
Giacôbê Phạm Văn Ninh: 1966-1971
Micae Nguyễn Hữu Kiều: 1971-1972
Giuse Khuất Đăng Tích: 1972-1974
Phaolô Nguyễn Hữu Thời: 1974-1975
Giuse Trần Văn Cử: 1975-1988
Gioan TC Nguyễn Thới Minh: 1988-1994
Antôn Nguyễn Văn Toàn: 2000-2003
Giuse Nguyễn Ngọc Thảo: 2005-2007
Phêrô Nguyễn Quy Hùng: 2007-2008
Phanxicô X. Vũ Sơn Lâm: 2007-2009
Giuse Trần Đình Túc: 2009-2012
Giuse Nguyễn Ngọc Nguyên: 2014-2015
Giuse Trần Văn Nghĩa: 8.2015 – 4.2017
Gioan Bosco Phạm Đặng Trung Minh: 9.2017 – 04.2018.
Giuse Nguyễn Thanh Hùng: 9.2017 – 02.2020
Miace Huỳnh Văn Phú: 02.2020 – 02.2022.
Tôma Nguyễn Xuân Bắc: 02.2020 – 02.2022.
Đaminh Nguyễn Văn Thành, 02.2022 – nay.
Phêrô Nguyễn Văn Huy, 02.2022 – nay.
#gxchanhtoabaria #giaoxuchanhtoabaria #gpbr #giaophanbaria #bttgpbr