Những chiến sĩ vô danh
PHƯỚC TUY LỬA MÁU
1862 – 1962
NIHIL OBSTAT
Saigon die 8 – 7 – 1960
Paulus MƯỜI
cans – del
IMPRIMATUR
Saigon die 8 – 7 – 1960
Joshep THIÊN
vic – del
**************************
LỜI QUY KẾT
Kinh nghiệm lịch sử 20 thế kỷ đã chứng tỏ: Lửa máu không tiêu diệt được Hội Thánh Công giáo. Dầu cho màn sắt cộng sản có bao trùm thế giới đi nữa thì cũng không sao đè bẹp Đạo Chúa được. Không phải vì Công giáo có tổ chức chặt chẽ, Công giáo có những đầu óc tinh anh, cũng không phải vì thấy quá khứ mà tin ở tương lai. Nhưng Công giáo tin chắc có Thiên Chúa, và cũng chắc chắn Thiên Chúa không để cho Đạo Người phải tiêu diệt.
Nhưng nếu chúng ta nhìn vào kết quả của công việc truyền giáo nơi địa hạt Phước Tuy, thì chúng ta nghĩ thế nào?
Một nhà tai mắt người lương đã nói: Những họ đạo thành lập và tổng số giáo hữu ở Phước Tuy xem ra không cân đối với bao nhiêu cố gắng của các nhà Thừa sai trải qua 3 thế kỷ, và cũng không xứng đáng với dòng máu anh hùng của cả ngàn người đã chết vì đạo.
Tại sao Công giáo không được truyền bá sâu rộng trong dân chúng?
Theo một tác giả, Công giáo không được truyền bá sâu rộng trong dân chúng Việt Nam là bởi vì tín điều Công giáo quá nghiêm khắc, đối chọi với tự nhiên thuyết, linh hồn thuyết, những thuyết truyền thống thâm căn của dân tộc Việt Nam. Công giáo (ở Việt Nam) lại không theo đường lối của Dòng Tên (Dòng Chúa Giêsu) dung chế những lễ nghi xã hội có màu sắc tôn giáo, nên làm cho dân chúng bất mãn. Phần khác, các nhà thừa sai thích phẩm hơn lượng, ít chú trọng truyền bá tín ngưỡng hơn giữ gìn nhóm người đã tòng giáo bền đức tin và giữ cho tinh tuyền. Vì thế, Hội Thánh Công giáo Việt Nam chỉ thấy số người Công giáo tăng tiến nhờ sự sinh sản, nhưng không bao giờ dự định được bao giờ sẽ có trường hợp thuận tiện phổ quát trong dân chúng.
Tư tưởng trên đây có phần đúng, mà cũng có phần quá đáng.
Gia nhập đạo, trước tiên là do ơn Chúa; còn truyền bá là phương tiện. Nhưng có một khuyết điểm chúng ta nhận định: Giáo hữu thường quá thụ động và có phàn ích kỷ: Giữ đạo mong nương nhờ vào đạo, giữ đạo chỉ để được Chúa chúc lành và được phước ngày sau, chớ chưa ý thức được nhiệm vụ tông đồ của người giáo dân.
Vì thế, dịp bách chu niên các đấng chịu chết vì Chúa trong bốn ngục địa hạt Phước Tuy, chúng ta hãy thành tâm mặc niệm tiền nhân và cố công sửa đổi tâm não. Dịp này nhắc chúng ta nhớ: Giáo hữu không những giữ đạo cho được rồi linh hồn của riêng mình, mà còn phải cộng tác trong việc rao giảng phúc âm, dùng lời lẽ, gương hạnh dẫn dắt kẻ khác. Nhất là đối với những người lương trong vùng Phước Tuy, để đền đáp thận tình họ đối xử với ông cha ta trong thời kì bách hại.
Như thế, mới trọn phận sự của mình, mới bảo đảm tương lai cho mình, cho Việt Nam và mới xứng đáng mang danh hiệu con cháu các đấng chịu chết vì tử đạo.
Tái bút: Phổ biến tập nhỏ này, chúng tôi mong những ai là con cháu các đấng đã chết trong bốn ngục địa hạt Phước Tuy, và những vị hảo tâm rộng tay chung đậu ít nhiều để tổ chức kỉ niệm bách chu niên (7-1-1862, 7-1-1962).
Số tiền có thể gửi đến cho Cha Phaolo Hồ Phước Lành
Cha Sở Họ Phước Lễ (Phước Tuy). Gửi sớm chừng nào hay chừng nấy, để tiện bề tổ chức.
Chương trình lễ kỷ niệm bách chu niên sẽ được thông báo sau.
Phước Lễ ngày 26 tháng 5 năm 1960
Joseph Phạm Văn Thiên | Giám đốc chủ viện Lê Bảo Tịnh. |
Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang | Bổn sở họ Vĩnh Long |
Phêrô Nguyễn Thành Thông | Bổn sở họ Mỹ Tho |
Gicôbê Nguyễn Văn Mầu | Giáo sư chủng viện SaiGon |
Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên | Bổn sở họ Thủ Thiêm |
Phêrô Phạm Văn Triều | Giáo sư chủng viện SaiGon |
Bênêđitô Nguyễn Tri Phương | Bổn sở họ Đất Đỏ |
Giacôbê Lê Văn Tỏ | Bổn sở họ Phụng Hiệp |
Và quới chức Họ Phước Lễ
Ban Truyền thông GP. Bà Rịa thực hiện