CÁC BÀI SUY NIỆM LỜI CHÚA
BẢN VĂN CÁC BÀI ĐỌC – Nguồn: UBPT/HĐGMVN ấn bản năm 1973 2
CHÚA THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM- Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi 7
THIÊN CHÚA LUÔN LÀM VIỆC- Lm. Phêrô Trần Thanh Sơn.. 10
THÁNH HÓA LAO ĐỘNG- Lm. Giuse Đinh Tất Quý. 16
CẦU NGYỆN CHO CÔNG ĂN VIỆC LÀM- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái 24
CẦU MÙA- Lm. Anphong Trần Văn Sinh.. 40
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC LÀM ĂN- Lm. Antôn Trung Thành.. 46
THIÊN CHÚA LUÔN TIN TƯỞNG CON NGƯỜI– Lm Gioan Đặng Văn Nghĩa 52
HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN- Lm. Gioan Nguyễn văn Ty SDB.. 57
BÀI HỌC TỪ NHỮNG NÉN BẠC- Trích Logos B.. 61
MÙNG BA TẾT
BẢN VĂN CÁC BÀI ĐỌC – Nguồn: UBPT/HĐGMVN ấn bản năm 1973
“Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa”.
Bài trích sách Sáng Thế.
Trong ngày Thiên Chúa tạo dựng trời đất, thì chưa có bụi cây nào mọc ngoài đồng, không có một cây rau cỏ nào nẩy mầm ngoài đồng ruộng, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa rơi xuống đất, và chưa có người để trồng trọt, nhưng lúc đó mạch nước từ đất vọt lên, tưới khắp mặt đất.
Vậy Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vườn tại E-đen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết lành biết dữ. Vậy Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn. Ðó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 103,1bc và 14a.14b-15.20-21.22-23.24
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả! (c.1bc)
1) Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả! Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
2) Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh, chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ.
3) Đêm trở lại khi Chúa buông màn tối, chốn rừng sâu, muông thú tung hoành. Tiếng sư tử gầm lên vang dội, chúng săn mồi, gào xin Chúa cho ăn.
4) Ánh dương lên, chúng bảo nhau về, tìm hang hốc, chui vào nằm nghỉ. Đến lượt con người ra đi làm lụng, những mải mê tới lúc chiều tà.
5) Công trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên hình vạn trạng! Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan, những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất
BÀI ĐỌC II: Cv 20,32-35
Những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, chính đôi tay này tự cung cấp lấy.
Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ
Khi ấy, ông Phao-lô ngỏ lời cùng các kỳ mục trong cộng đoàn Ê-phê-xô rằng: “Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến. “Vàng bạc hay quần áo của bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận.” Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 15,4a.5b
All. All. – Chúa nói: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái”. – All.
PHÚC ÂM: Mt 25, 14-30
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Bấy giờ, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Người kia sắp đi xa, gọi tôi tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm nén lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm nén khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai nén gây lời được hai nén khác. Còn người đã lãnh một nén thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ của các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. Người đã lãnh năm nén tiến lại gần, đưa năm nén khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm nén, tôi đã gây lời được năm nén khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! anh đúng là tôi tớ tốt lành và trung tín! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Người đã lãnh hai nén cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai nén, tôi đã gây lời được hai nén khác đây”. Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! anh đúng là tôi tớ tốt lành và trung tín! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Rồi người đã lãnh một nén cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này!” Ông chủ đáp: “Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi cho các chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy nén bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười nén. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” Ðó là lời Chúa.
MÙNG BA TẾT 2021
CHÚA THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM- Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi
Những ngày tết là những ngày vui chơi, nghỉ ngơi, giãn xả về mặt thể xác, nhưng Giáo Hội là người Mẹ luôn khôn ngoan hướng con người nhìn xa thấy rộng hơn, thể xác thảnh thơi đôi chút sau những ngày tháng làm việc vất vả, Giáo Hội hôm nay muốn nhắc nhớ mọi người phải hướng về Đấng tối cao, hướng về Thiên Chúa vì Ngài là Đấng có quyền ban phát mọi sự. Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên, câu tục ngữ của Pháp quả mang một ý nghĩa thâm sâu, cao vời. Hội Thánh Việt Nam dành ngày mồng ba tết để cầu xin Chúa thánh hoá công ăn việc làm.
LAO ĐỘNG LÀ LẼ SỐNG CỦA CON NGƯỜI:
Được Thiên Chúa tạo dựng, con người sống trong cảnh địa đàng hạnh phúc, huy hoàng và êm đềm không vất vả. Tuy nhiên, khi ông bà nguyên tổ phạm tội, con người mất hạnh phúc địa đàng trần gian, Thiên Chúa đuổi ông bà tổ tiên ra khỏi vườn Éđen và bắt đầu một cuộc sống trần thế với bao truân chuyên, thử thách, vất vả vì tội lỗi ông bà tổ tiên gây ra. Tuy nhiên Chúa không bỏ rơi nhân loại, con người mà đã sai Con của Người là Đức Giêsu Kitô đến để mang lại cho cuộc đời trần thế một ý nghĩa mới, biến công ăn việc làm trở nên có ý nghĩa cứu rỗi vì nó không còn là lời nguyền rủa mà là hạnh phúc khi con người biết làm ra của cải để mang lại giầu sang, phú quí và hạnh phúc cho cuộc sống, miễn là con người biết làm theo ý Thiên Chúa. Vì thế, trong ngày mồng ba tết, thánh Matthêu đã thuật lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về các nén bạc Chúa trao cho mỗi người tùy theo khả năng, mức độ và trí tuệ mà họ được nhận lãnh, miễn là họ biết sinh lợi theo ý của ông chủ, và không lười biếng, ngồi chờ sung rụng…Chúa muốn mỗi con người dù trí thức, lao động bình thường: chân tay, trí óc đều phải sinh lợi theo mức độ khả năng Chúa trao cho.
XIN CHÚA THÁNH HÓA VIỆC LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĂN VIỆC LÀM CỦA MỖI NGƯỜI:
Để được Chúa thánh hóa công ăn việc làm, con người phải biết tùy theo khả năng siêng năng, lanh lẹ làm cho của cải sinh hoa kết quả tốt. Con người phải hiểu rằng Chúa đến trong thế giới, nhận một gia đình để được sinh ra và để sống là vì Chúa đem lại cho lao động, cho cuộc sống một giá trị, một ý nghĩa hoàn toàn mới. Chúa nâng đời sống lao động và thánh hoá đời sống lao động, Chúa làm gương về đời sống phục vụ, mỗi giọt mồ hôi, mỗi sự mệt mỏi trong lao động của Chúa Giêsu đều mặc một giá trị cứu rỗi.Con người luôn phải ý thức lời Kinh Thánh viết, hướng dẫn và chỉ bảo:” Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt, còn vun còn trồng; bốn mùa xuân hạ thu đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên” hoặc: ” bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv 64, 2).
Mồng ba tết xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm, chúng ta mỗi người tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta người năm nén, người hai nén, người một nén. Tất cả đều do hồng ân Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta biết làm lợi cho Chúa, cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội. Làm biếng, chơi bời lêu lổng không chịu lao động để sinh lợi theo khả năng Chúa ban là lỗi với Chúa và đáng Chúa khiển trách:” Hỡi tôi tớ lười biếng…”.
Lạy Chúa, chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh hoá công ăn việc làm).
MÙNG BA TẾT 2021
THIÊN CHÚA LUÔN LÀM VIỆC- Lm. Phêrô Trần Thanh Sơn
Trong những ngày đầu xuân, chúng ta vẫn thường chúc nhau: “Năm mới làm ăn thịnh vượng, phát đạt. Con cháu siêng năng, ngoan ngoãn…”. Điều đó cho thấy người Việt Nam chúng ta rất coi trọng lao động trong kho tàng ca dao tục ngữ không thiếu những câu đề cao giá trị của lao động, chẳng hạn như “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Đồng cảm với dân tộc, Giáo Hội Việt Nam đã dành riêng ngày Mồng Ba Tết để xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm, giúp cho người Kitô hữu hiểu rõ giá trị của lao động: lao động trí óc cũng như lao động chân tay.
Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng vì qua đó, Giáo Hội cho chúng ta thấy được giá trị siêu nhiên của lao động. Mọi lao công của chúng ta cho dù có thu được kết quả vật chất hay không, cũng đều có một giá trị vĩnh cửu trước mặt Thiên Chúa.
Đồng thời, nhân dịp đầu năm này, Giáo Hội còn muốn nhắc nhở con cái mình: Lao động không còn là một hình phạt khổ ải, nhưng là một vinh dự vì nhờ lao động, con người được cộng tác với Thiên Chúa, Đấng vẫn luôn luôn làm việc trong công trình sáng tạo của mình.
- Thiên Chúa luôn làm việc:
Thật vậy, ngay từ đầu, Kinh Thánh đã cho thấy Thiên Chúa luôn làm việc. Ngài đã hành động để tạo dựng nên vũ trụ, muôn loài, muôn vật và cả con người, như lời kể của sách Khởi nguyên chúng ta vừa nghe: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bùn đất nhào nặn thành con người…Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất đai mọc lên mọi thứ cây trồng đẹp mắt, ăn ngon miệng”. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người để con người được thông phần vào sự sống của Ngài.
Hơn nữa, Thiên Chúa không chỉ làm việc trong công trình sáng tạo vào buổi khai thiên lập địa, Ngài vẫn còn tiếp tục quan phòng, gìn giữ những gì Ngài đã sáng tạo. Sau này khi chiêm ngắm vẻ đẹp của muôn vật và đời sống của chúng, tác giả Thánh vịnh cũng đã nhận ra bàn tay của Chúa vẫn tiếp tục tác động trong vũ trụ, nên đã thốt lên: “Chúa muôn trùng cao cả! Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng”. Và ngay cả khi vạn vật đã yên giấc trong giấc ngủ đêm, bàn tay của Thiên Chúa vẫn tiếp tục gìn giữ chúng như lời tác giả Thánh vịnh: “Đêm trở lại khi Chúa buông màn tối, chốn rừng sâu, muông thú tung hoành. Tiếng sư tử gầm lên vang dội, chúng săn mồi, gào xin Chúa cho ăn”.
Không chỉ làm việc một lần khi tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục làm việc để gìn giữ và giúp cho vũ trụ này đi tới chỗ hoàn hảo. Tác giả Thánh vịnh đã xác tín điều đó khi thốt lên: “Công trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên hình vạn trạng! Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan, những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất”.
Noi gương Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng đã nhiệt thành với đời sống tông đồ để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta như lời Ngài tuyên bố với người Do Thái: “Cha Tôi vẫn làm việc, thì Tôi cũng phải làm việc” ( Ga 5, 17 ). Đức Giêsu đã dành hết thời giờ để lo cho dân chúng đến nỗi không có giờ mà ăn uống nữa, vì thế đã có lần bà con của Ngài đã muốn ra đi để bắt Ngài về vì cho rằng Ngài đã mất trí (x. Mc 3, 20-21). Đặc biệt 30 năm ẩn dật tại làng quê nhỏ bé Nazareth, là thời gian Đức Giêsu sinh sống và làm việc như một con người bình thường. Nhờ đó, Ngài đã làm cho các lao công của chúng ta có một giá trị vĩnh cửu.
2. Ý nghĩa của lao động theo tinh thần Kitô giáo:
Trở lại trình thuật sáng tạo trong sách Khởi nguyên, tác giả còn kể tiếp: “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Êđen, để con người canh tác và coi sóc đất đai” (St 2, 15). Khi đặt con người vào vườn Êđen, Thiên Chúa muốn con người thay mặt Chúa mà quản lý cả vũ trụ này và làm cho nó ngày càng phát triển. Điều này đã được chính Đức Giêsu xác nhận lại một lần nữa trong bài Tin mừng chúng ta vừa nghe: “Nước Trời giống như chuyện một người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ”. Nghĩa là, Thiên Chúa đã tin tưởng yêu thương giao cả vũ trụ này cho con người chúng ta quản lý. Mà nếu là quản lý, mỗi người chúng ta có bổn phận phải làm việc để sinh lời những gì mà Thiên Chúa đã giao cho mình, vì việc tính sổ của ông chủ là chắc chắn: “Sau một thời gian lâu dài, ông chủ của các đầy tớ ấy đến và thanh toán sổ sách với họ”. Thánh Phaolô đã ý thức điều này nên đã cố gắng làm việc trong suốt đời sống tông đồ của mình, Ngài nói với các tín hữu Êphêsô: “Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp”. Vì thế, Đức Giêsu cũng đã công khai kết án những kẻ lười biếng không chịu làm việc, Ngài nói với người lãnh một nén mà đem chôn giấu không sinh lời: “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác!..Đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi cho chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu hồi của thuộc về tôi cũng như với số lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy lại nén bạc khỏi tay no”. Và cha ông chúng ta cũng có đồng một tư tưởng khi khuyên con cháu: “Khó nghèo cấy mướn gặt thuê. Lấy công đổi của chớ hề luỵ ai”. Như vậy, lao động không những giúp chúng ta có của nuôi thân, mà còn giúp làm tăng giá trị nhân phẩm của từng người chúng ta. Nhờ lao động chúng ta phát triển tình yêu thương, tinh thần tương thân, tương ái, tính kỷ luật và nhanh nhẹn, như lời một danh nhân đã nói: “Lao động làm ta khuây khoả đượcnỗi buồn, tiết kiệm được thời gian, chữa khỏi được bệnh lười biếng” (G. Bossuet).
Cuối cùng, nhờ lao động, chúng ta có cơ hội và phương tiện để thực thi đức bác ái với anh chị em mình như lời thánh Phaolô: “Bằng mọi cách, tôi đã tỏ cho anh em thấy rằng: phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế”.
Như vậy, lao động dù tay chân hay trí óc đều có một ý nghĩa sâu xa. Nhờ lao động, chúng ta được cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa trong thế giới này. Vì thế, chúng ta không được phép nghĩ rằng mình làm việc lao động thuần túy để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Chính vì thế, các bậc làm cha mẹ cần tạo điều kiện và tập để con cái chúng ta biết siêng năng lao động, và quý chuộng những thành quả của lao động ngay từ tấm bé bằng cách góp phần vào những công việc trong gia đình.
Giờ đây, trong tâm tình của những ngày đầu năm, hiệp với hiến lễ của Đức Giêsu trên thập giá, chúng ta cùng nhau dâng lên Thiên Chúa tất cả những lao công trong năm mới này như lời nguyện Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa khi sửa soạn lễ vật:
“Lạy Chúa là chúa tể càn khôn, Chúc tụng Chúa, vì Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa màu ruộng đất và lao công của con người. Xin dâng lên Chúa để bánh này trở nên bánh trường sinh nuôi dưỡng chúng con.
Lạy Chúa là chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa vì Chúa đã rộng ban cho chúng con rượu này là sản phẩm của cây nho và lao công của con người. Xin dâng lên Chúa để rượu này trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con”.
Nhờ đó, cho dù kết quả như thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng tin chắc rằng, những lao công của chúng ta luôn có một giá trị vĩnh cửu, có sức đem lại sự sống muôn đời cho chúng ta sau này. Amen.
MÙNG BA TẾT 2021
THÁNH HÓA LAO ĐỘNG- Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Ngày mồng ba Tết, chúng ta cầu nguyện cho việc làm ăn trong năm mới được thịnh đạt, đồng thời cũng xin Chúa thánh hóa chúng ta qua cuộc sống lao động hằng ngày.
- Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho việc làm ăn?
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật, nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa. Có một thời chúng ta thường nghe thấy người ta nói: Thằng trời xếp lại một bên, để cho nông hội tiến lên làm Trời! Hoặc những câu như biến sỏi đá thành cơm gạo, thay trời làm mưa.
Thế nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy nếu Chúa không cho thì chúng ta chẳng làm được gì. Cơn động đất và sóng thần cũng như dịch cúm gà vừa qua là bài học rất quí giá cho chúng ta. Chính vì thế mà người xưa dã có câu: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Người nông dân ý thức được thân phận của mình nên đã cầu xin: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.
Về vấn đề bày thánh Phaolô viết rất hay: Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên. Vì thế ngày mồng ba tết chúng ta cầu nguyện cho việc cày cấy làm ăn là phải lẽ, vì không có Thiên Chúa thì: người lính canh đêm cũng hoài công.
Một vị linh mục nọ qua đời, và được đưa đến trước mặt thánh Phêrô để làm một thẩm tra. Thánh Phêrô hỏi:
– Ở dưới thế cha làm được điều gì?
Vị linh mục nhanh nhẹn và tự hào trả lời:
– Thưa thánh Phêrô, con xây được một ngôi thánh đường lớn.
Thanh nhân lấy bút ghi trên giấy: Một điểm.
– Cha còn làm được gì nữa?
– Dạ, con còn xây một trường học cho một ngàn học sinh.
Thánh Phêrô ghi tiếp: một điểm.
– Và gì nữa?
Vị linh mục bắt đầu suy nghĩ, rồi trả lời:
-Dạ, con công tác nhiều vào các công việc xã hội, từ thiện.
Thánh Phêrô ghi thêm: một điểm.
– Còn gì nữa? Thánh Phêrô hỏi tiếp.
Lần này vị linh mục lo lắng hỏi thánh Phêrô:
– Dạ thưa thánh cả Phêrô, được bao nhiêu điểm thì vào thiên đàng?
Thánh Phêrô vui vẻ trả lời: một ngàn điểm.
Nghe nói thế, vị linh mục bỗng chột dạ, nghĩ thầm: “Chết mình rồi, làm sao có được chừng ấy điểm đây?” Nếu có moi óc kể tất cả các sự việc mình làm ở dưới thế e cũng không đủ…”
Và vị linh mục bắt đầu lo sợ, rồi thất vọng, không còn tự tin.
Trong lúc đó, thánh Phêrô nhắc lại:
– Cha còn làm được điều gì nữa, cứ kể hết đi!
Với giọng nói nhuốm màu sắc khiêm tốn và lo sợ, vị linh mục nói:
– Thưa thánh cả, NHỜ ƠN CHÚA con cũng làm được đôi ba việc nhỏ.
Nghe vậy, thánh Phêrô lấy bút ghi ngay: một ngàn điểm.
Ngài nói:
– Thế là cha được một ngàn lẻ ba điểm rồi đấy. Cha đã dư được ba điểm. Mời cha vào!
Phải! Tất cả là nhờ ơn Chúa.
- Những giá trịcủa lao động.
Chúa Giêsu đã nói: Cha Ta hằng làm việc, và Ta cũng vậy. Khi quả quyết như thế Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: lao động làm việc là qui luật của tình yêu và cũng là qui luật của sinh tồn.
* Làm việc là qui luật của Tình yêu
Thiên Chúa đã không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo mà Người đã chỉ dựng nên một vũ trụ còn dang dở. Người muốn con người cộng tác với Người để làm cho công trình của Người càng ngày càng hoàn hảo hơn. Trong bài đọc (sách sáng thế), tác giả nói: “Sau khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã đặt nó trong vườn địa đàng, không phải chỉ để hưởng thụ, mà còn để canh tác giữ vườn”. Như thế làm việc là sứ mạng cao cả Thiên Chúa đã giao cho con người ngay từ khi mới tạo dựng nên nó và khi làm việc là con người thể hiện tình yêu của mình đối với Thiên Chúa.
Nếu con người không làm việc thì quả họ đã không chu toàn được sứ mạng của mình. Điều này chính mỗi người phải quyết định cho mình. Nếu không muốn làm việc thì con người có muôn vàn cái cớ để thoái thác. Nhưng nếu đã muốn làm việc thì họ chẳng sợ bất cứ một trở ngại nào.
Một ông chủ kia giao cho bảy người thợ cưa, mỗi người phải cưa một khúc cây.
Người thứ nhất nói: khúc cây của tôi còn tươi quá, nguyện lưỡi cưa sẽ mắc trong đó. Tôi chờ cho đến khi khúc cây đó khô rồi tôi mới cưa, thế là anh ta nghỉ.
Người thứ hai: lưỡi cưa của tôi cùn quá, tôi chờ ông chủ đổi cho tôi lưỡi cưa khác bén hơn rồi tôi mới cưa. Và anh ta cũng nghỉ.
Người thứ ba: khúc cây này cong bên này cong bên kia. Tôi chờ ông chủ đổi cho tôi khúc cây khác thẳng hơn. anh cũng đi nghĩ.
Người thứ bốn: khúc cây của tôi quá cứng, cứng gấp hai lần khúc cây thường. Tôi chờ có khúc khác mềm hơn. Anh ta cũng nghỉ.
Người thứ năm: hôn nay trời nóng quá, đợi ngày nào mát trời hãy cưa. Anh ta cũng nghỉ.
Người thứ sáu: hôm nay tôi nhức đầu đợi tới khi nào khỏi tôi mới cưa. Và anh ta cũng nghỉ.
Người thứ bảy cũng nhận một khúc cây còn tươi, nó cũng cong bên này cong bên kia, thịt nó cũng rất cứng, lưỡi cưa của anh cũng cùn, trời hôm đó cũng nóng và anh đó cũng nhức đầu. Nhưng anh đi mài lưỡi cưa và bắt tay vào việc. Nhờ lưỡi cưa đã được mài, khúc cây đã được cưa xong, do trời nóng và do làm việc, anh ta đổ mồ hôi ra và hết nhức đầu. Anh sung sướng vì hoàn thành công các được giao.
Hôm sau anh xin ông chủ cho anh một khúc cây khác để cưa. (A.R Wells)
Vâng! Dù ở vườn địa đàng, Ađam cũng vẫn phải “canh tác”. Cuộc sống ở địa đàng rất hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy con người phải “canh tác”, nghĩa là phải ra tay kiến tạo. Chính trong lúc làm việc con người mới cảm thấy hạnh phúc. Ngôi vườn hạnh phúc con người phải “giữ gìn” bằng việc làm của mình.
* Đàng khác làm việc còn là qui luật của sinh tồn.
Lao động ngoài mục đích giúp ta thánh hóa cuộc sống, nó còn có mục đích giúp bảo tồn cuộc sống của chúng ta.
Trong Kho tàng những câu chuyện ngụ ngôn người ta đọc được câu chuyện này: Một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm con lừa bị rơi xuống giếng và đau đớn kêu la thống thiết. Sau khi cẩn thận đánh giá tình hình, dù rất thương cảm cho con lừa, nhưng người nông dân cũng phải quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa với ông.
Lúc đầu con lừa bị kích động vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng xuổng từng xuổng đất tiếp theo nhau rơi trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên:
– Cứ mỗi lần xuổng đất rơi xuống đè lên vai, mình sẽ lắc cho đất rơi xuống và bước lên trên.
Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một.
– Hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên – con lừa lặp đi lặp lại để tự cổ vũ mình.
Mặc cho sự đau đớn phải chịu sau mỗi xuổng đất. Mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa liên tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, và tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”.
Không mất nhiều thời gian, cuối cùng con lừa già, dù bị bầm dập và kiệt sức, đã hoan hỉ và đắc thắng bước ra khỏi cái giếng. Những gì tưởng như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó… đều là nhờ cái cách mà con lừa đối diện với nghịch cảnh của mình.
Cuộc sống là như vậy đó. Nếu chúng ta đối mặt với những vấn đề của mình một cách tích cực, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự thương hại…, những nghịch cảnh tưởng như chôn vùi chúng ta sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hãy “Hất nó xuống và bước lên trên”, để bước ra khỏi cái giếng mà bạn đang gặp phải. (Nước Biếc)
Cuộc đời đâu phải là thiên đàng. Đâu có phải lúc nào cuộc đời cũng trải thảm đỏ để chào đón chúng ta. Cuộc đời là một bãi chiến trường. Nó đang chờ đợi chúng ta bước vài với tinh thần chiến đấu. Hãy can đản đối đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống đừng lẩn tránh. Thái độ lẩn tránh chẳng khác gì thái độ đầu hành. Khi nói về việc Giêsu vác Thánh Giá lên đỉnh đồi Golgotha, một nhà văn hào của Pháp đã nói: Đồi Calvê ở đầu đường và vinh quang cũng xuất hiện ở đó” Hãy hất xuống và bước lên trên cuộc sống cuả chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Amen.
CẦU NGUYỆN CHO CÔNG ĂN VIỆC LÀM- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
Sau mấy ngày nghỉ ngơi vui Tết, chúng ta sẽ trở lại với công ăn việc làm thường ngày. Chúng ta hãy sốt sắng tham dự Thánh Lễ này và tha thiết cầu xin Chúa cho những việc làm của chúng ta vừa thánh hóa bản thân chúng ta, vừa đem lại những của cải vật chất nuôi sống gia đình chúng ta, vừa giúp chúng ta có điều kiện phục vụ tha nhân và xã hội.
I). GỢI Ý SÁM HỐI
– Nhiều khi chúng ta lười biếng không làm việc.
– Nhiều khi chúng ta làm những việc bất chính, không theo lương tâm, không hợp lẽ công bình.
– Ít khi chúng ta quan tâm làm việc để phục vụ tha nhân và xã hội.
II). GỢI Ý GIẢNG
*1. Thánh hóa công ăn việc làm(St 1,11-12 ; Ga 5,1-18)
Ngày mùng ba tết đã được giáo quyền dành ra để thánh hóa công ăn việc làm.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã nói :”Cho đến nay, cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc”.
Mở đầu, Thiên Chúa đã làm việc trong sáu ngày để tạo dựng nên vũ trụ. “Cho đến nay, cha tôi vẫn làm việc”. Thiên Chúa hằng làm việc để duy trì gìn giữ công trình tạo dựng bao la kỳ vĩ của Ngài. Hằng ngày, chim trời vẫn ca hót líu lo, cá biển vẫn tung tăng bơi lợi, bông huệ ngoài đồng vẫn nở đẹp và không ngừng tỏa hương thơm. Mặt trời vẫn lên để làm cho đồng lúa chín vàng rực. Sóng biển vẫn ầm ào vỗ vào bờ cát và con người vẫn sống vui tươi…
Thiên Chúa vẫn làm việc và tôi (Đức Giêsu) vẫn làm việc. Ngài đi khắp nơi rao giảng về vương quốc công bình tình thương của Thiên Chúa, làm các dấu lạ, chữa các tật bệnh phần hồn phần xác cho người đời.
Noi gương Chúa Giêsu, mỗi người cũng cần chăm chỉ làm tốt công việc hằng ngày của mình.
Có những người làm việc quên chết để trở nên giàu có và nổi tiếng, như các chính khách, các cầu thủ, các ca sĩ, các ngôi sao thể thao… Họ là những con người thành đạt, được người đời hăm mộ. Nhưng như ông Albert Einstein nhận định :”Con người thành đạt là một con người đã nhận rất nhiều ân huệ từ đồng loại mình, thường là nhiều vô kể so với cái anh chị ta đáp lại đồng loại mình. Giá trị của một con người ở nơi khả năng dâng tặng, chứ không phải ở khả năng lãnh nhận”.
Vậy ý nghĩa của sự làm việc, ngoài mục đích mưu sinh, còn là để góp phần với đồng bào đồng loại, làm cho xã hội ta sống phát triển ngày một cao hơn về hai mặt tâm linh lẫn vật chất.
Ngày mùng ba là ngày nghỉ chót, chúng ta chuẩn bị bắt đầu lại một năm làm việc cần mẫn. Thánh hóa công ăn việc làm, chính là mặc cho nó một ý nghĩa, đó là : làm việc để phục vụ. Phục vụ mình, phục vụ gia đình, và nhất là phục vụ đồng bào đồng loại. (CgvDt, số đặc biệt Giáng sinh 99)
*2. Cảm nghĩ đầu xuân
Bầu khí của những ngày đầu năm rất đặc biệt khiến cho lòng chúng ta nao nao và gợi lên trong ta nhiều cảm nghĩ.
*a. Cảm thấy lòng mình nao nao vì cảnh kẻ đến người đi
Cõi đời này giống như một sân khấu và người đời giống như những diễn viên. Mỗi diễn viên được đạo diễn dành cho một khoảng thời gian diễn xuất trên sân khấu cuộc đời. Diễn xong thì rút lui nhường chỗ cho diễn viên khác bước lên. Nhưng có một điều không hoàn toàn giống sân khấu, đó là cuộc đời không phải chỉ là đóng kịch. Bởi vậy điều quan trọng không phải là mình đóng vai chính hay vai phụ và thời gian đóng của mình dài hay ngắn, nhưng là mình có đóng trọn vai trò của mình đúng ý đạo diễn hay không, mình có hoàn thành sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao cho mình thực hiện trong khoảng thời gian mà Thiên Chúa ban cho mình ở cõi đời này hay không.
*b. Nghĩ tới vai trò và sứ mạng của mình
Tôi không được biết vị Đạo diễn đời tôi là Thiên Chúa sẽ dành cho tôi bao nhiêu thời gian. Nhưng tôi biết chắc Chúa cho tôi thời gian sống không phải chỉ để ăn để ngủ để vui chơi và để hưởng thụ, mà để đóng trọn vai tuồng của mình, để hoàn thành nhiệm vụ Ngài giao. Sự có mặt của tôi trên sân khấu đời này không phải chỉ làm cho đời này tốn thêm một phần cơm áo, không phải để bắt một số người phải cực nhọc phục vụ tôi, phải khổ sở vì tính tình ích kỷ khó chịu của tôi. Trái lại Chúa muốn sự có mặt của tôi trên đời sẽ làm cho đời được tốt đẹp hơn, những người sống chung với tôi được hạnh phúc hơn. Chúa cho tôi sống trên đời là để tôi làm đúng theo ý Chúa, và sứ mạng của tôi là góp phần làm cho Nước Chúa trị đến.
Lời Chúa khuyên trong Tin Mừng thật chí lý : Chúng con đừng mãi lo sẽ ăn gì uống gì mặc gì, cũng đừng lo làm sao kéo dài mạng sống của mình. Tiên vàn chúng con hãy lo tìm sự công chính (tức là tìm làm theo thánh ý Chúa) và xây dựng Nước Chúa. Rồi mọi sự khác Cha sẽ lo cho chúng con. Khi nào màn kịch của đời tôi chấm dứt, vị Đạo diễn Thiên Chúa sẽ đánh giá đời tôi : Ngài không đánh giá xem tôi sống ở đời dài hay ngắn, tôi làm ăn có khá không, nhưng chỉ đánh giá xem tôi có dùng thời gian Ngài ban để làm đúng ý Ngài và để góp phần xây dựng Nước Chúa không. Rồi Ngài sẽ thưởng phạt tôi. Một khoảng thời gian ngắn ngủi trên đời sẽ là thước đo định đoạt số phận của tôi muôn đời.
*c. Nghĩ rằng thời gian dành cho mình đang hết dần
Khi tôi đi nhổ một cái răng hư, tôi chợt nghĩ “Thế là một phần cơ thể của mình đã từ giã mình ra đi”. Khi tôi mua mắt kiến để đọc chữ cho được rõ hơn, tôi tự nhủ “Thêm một phần cơ thể của mình suy yếu nữa”. Và khi bác sĩ cho tôi biết bao tử của tôi đang có vấn đề, tôi lại nghĩ “Đây là tiếng còi báo hiệu chuyến tàu đời mình đã đi xong một chặng đường nữa để dần dần tiến đến chặng cuối”. Thực vậy, mỗi một phần cơ thể bị bệnh đều là những tiếng Chúa nhắc chúng ta nhớ rằng mình không sống mãi, mình đang tiến dần đến cái chết. Những người hơi cao tuổi chắc cảm nghiệm điều này rõ hơn.
Nhưng chúng ta không nên sợ, trái lại càng phải cám ơn Chúa, vì nếu Ngài không nhắc để rồi đột ngột một ngày nào đó Ngài gọi chúng ta vĩnh viễn ra đi thì chúng ta sẽ chới với rụng rời. Ra đi vào cõi đời đới mà không kịp chuẩn bị hành trang gì cả, đó mới là đáng sợ. Bởi đó chúng ta phải cám ơn Chúa vì những tiếng chuông nhắc nhở của Ngài cho chúng ta lo chuẩn bị. Chuẩn bị thế nào ” Tiên vàn chúng con hãy tìm làm theo ý Chúa và góp phần xây dựng Nước Ngài, rồi mọi sự khác Chúa sẽ lo cho chúng con”.
3). Cần lao(St 1,11-12 ; Ga 5,1-18)
Ca dao có câu “Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà”. Có lẽ thời trước người ta nhàn hạ hơn nên dám bỏ ra cả một tháng để “ăn chơi”. Còn thời nay chúng ta chỉ ăn Tết một vài ngày. Nhưng dù xưa hay nay, dù ăn Tết cả một tháng hay chỉ một vài ngày thì sau đó cũng phải làm việc trở lại.
Nghĩ đến công việc phải làm trong năm mới, có người thì ngao ngán, nhưng dù ngán cũng vẫn phải làm ; có người thì dửng dưng chẳng suy nghĩ gì cả, làm thì làm vậy thôi. Phần chúng ta, Giáo Hội dành ra ngày mồng 3 Tết để cầu nguyện cho công ăn việc làm trong năm. Hôm nay chúng ta hãy dựa vào Lời Chúa để suy nghĩ về việc làm của chúng ta trong năm sắp tới.
Nếu đọc kỹ bài đọc thứ nhất trích sách Sáng thế có lẽ chúng ta sẽ ngạc nhiên. Xưa nay chúng ta tưởng rằng 2 ông bà nguyên tổ trong vườn Địa đàng chỉ ở không và hưởng thụ, không phải làm gì cả. Nhưng sách Sáng thế nói Thiên Chúa cho ông bà ở trong vườn địa đàng để “canh tác và giữ vườn”. Địa đàng là hình ảnh của hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc ấy con người phải “canh tác” nghĩa là phải làm việc để tạo ra. Và con người cũng cần phải “giữ vườn” nữa, nghĩa là hạnh phúc ấy con người phải gìn giữ thì nó mới tồn tại và con người mới tiếp tục được hưởng nó.
Như vậy, bài trích sách Sáng thế cho ta thấy mục đích thứ nhất của việc làm là để tạo ra hạnh phúc và gìn giữ hạnh phúc cho mình. Nói cách khác, mục tiêu thứ nhát của làm việc là “vì mình” và những người thân trong gia đình mình.
Còn bài Tin Mừng thì ghi lại một cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những người biệt phái. Vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabát nên những người biệt phái trách rằng Ngài vi phạm luật nghỉ làm việc trong ngày đó. Để trả lời họ, Chúa Giêsu nói “Cha tôi vẫn làm việc luôn, cho nên tôi cũng làm việc”. Trong cuộc tranh luận này, cách suy nghĩ của những người biệt phái và Chúa Giêsu khác nhau.. Những người biệt phái chỉ biết có mỗi một việc làm của Thiên Chúa là tạo dựng, sau khi tạo dựng xong trời đất muôn vật thì Thiên Chúa nghỉ ngơi. Suy nghĩ như thế thật thiếu sót. Chúa Giêsu cho biết thêm rằng ngoài việc tạo dựng, Thiên Chúa còn quan phòng nữa, nghĩa là tiếp tục chăm sóc những loài Ngài đã dựng nên. Và việc chăm sóc này thì Ngài làm không bao giờ nghỉ. Nếu Chúa chỉ buông lơi một phút thôi không chăm sóc chúng ta thì chúng ta sẽ chết liền. Bởi thế Chúa Giêsu nói “Cha tôi làm việc liên lỉ”. Ngài còn nói tiếp “Cho nên tôi cũng làm việc”. Chúa Giêsu làm việc gì ? Thưa Ngài giảng dạy và cứu chữa những người bệnh tật đau khổ.
Như vậy, Chúa Giêsu cho ta hiểu việc làm còn có mục đích thứ hai nữa, là “vì người khác”, đặc biệt là những người khốn khổ.
Lời Chúa hôm nay soi sáng cho chúng ta thấy rõ hơn một số điều :
– Thứ nhất, làm việc là điều tốt đẹp cao cả. Ngay từ khi mới tạo dựng con người, dù Thiên Chúa cho nguyên tổ được sống hạnh phúc trong vườn Địa đàng, nhưng nguyên tổ vẫn phải canh tác và gìn giữ hạnh phúc được tượng trưng bằng khu vườn Địa đàng ấy. Chúa Giêsu và ngay cả Thiên Chúa cũng phải làm việc liên lỉ. Huống chi là chúng ta.
– Thứ hai, noi gương Thiên Chúa, chúng ta làm việc, không chỉ làm việc vì mình và những người thân của mình, mà còn để phục vụ và giúp đỡ những người khác, nhất là những người khốn khổ. Phải thành thật nhìn nhận rằng từ trước tới nay, chúng ta làm việc hầu như chỉ nhắm đến mỗi một mục tiêu là “vì mình” chứ không nhắm đến “vì người khác”.
Chúng ta hãy dâng lên Chúa tất cả những việc chúng ta sẽ làm trong năm cùng với những lao nhọc cực khổ chúng ta sẽ gặp phải khi làm việc.
– Xin Chúa giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc trong công việc
– Xin Chúa giúp để việc làm của chúng ta đem lại đủ nuôi sống bản thân và gia đình chúng ta.
– Xin Chúa mở rộng lòng, rộng tay của chúng ta để chúng ta biết chia sẻ thành quả công việc cho những người túng thiếu.
4). Xin gì dịp đầu năm? (Mt 6,31-34)
Trong những ngày đầu năm, chắc hẳn mỗi người chúng ta đều có chung một ước muốn, đó là xin Chúa ban ơn cho mình trong năm mới. Phần Chúa thì chắc hẳn cũng sẵn sàng ban ơn cho chúng ta. Vậy hôm nay chúng ta nên xin gì ?
Một người kia cứ xin Chúa ban ơn hoài. Chúa nghe mãi đến nỗi phải mệt. Vậy để giải quyết anh này, Chúa nói : “Bây giờ Ta quyết định ban cho con bất kỳ 3 điều nào mà con xin. Sau đó thì thôi Ta không ban ơn gì nữa cả”. Anh rất vui sướng và xin ngay : “Xin cho vợ con chết đề con cưới một người vợ khác tốt hơn”. Chúa nhậm lời, vợ anh chết. Nhưng khi bà con và bạn bè đến lo chôn cất vợ anh, họ nhắc lại những phẩm chất tốt của chị, khi đó anh mới tiếc và biết rằng mình đã quá hấp tấp khi xài lời xin thứ nhất. Anh đành phải xài thêm lời xin thứ hai : Xin cho vợ con sống lại. Chúa cũng nhậm lời. Thế là anh chỉ còn có một lời xin thôi. Đây là cơ hội cuối cùng nên anh suy nghĩ rất kỹ phải xin gì ?
– Một người bạn góp ý hãy xin cho được bất tử. Nhưng người khác nói bất tử có ích lợi gì nếu không có sức khoẻ tốt. Vậy hãy xin sức khoẻ.
– Nhưng một người khác nói sức khoẻ thì làm gì được nếu không có tiền. Vậy hãy xin tiền.
– Người thứ ba phản đối : tiền bạc có nhiều cũng vô ích nếu không có bạn. Hãy xin có thật nhiều bạn. Ý kiến này cũng có người khác phản đối nữa.
Tóm lại, muốn xin cái gì thì thoạt đầu thấy cái đó là tốt nhưng suy nghĩ lại thì thấy nó cũng chưa phải là tốt nhất. Anh chàng bối rối quá, chạy tới nói với Chúa “Xin Chúa dạy con biết phải làm gì bây giờ ?”. Chỉ vì bối rối quá nên anh mới nói với Chúa vậy thôi chứ anh nào ngờ đây là lời xin thứ ba và cũng là lời xin cuối cùng. Từ nay anh không còn được quyền xin gì nữa cả. Anh tiếc quá sức, gãi đầu gãi cổ và tự trách mình. Nhưng khi đó xảy ra một điều bất ngờ, bất ngờ hơn cả sự bất ngờ của anh khi thốt lên lời xin thứ ba. Sự bất ngờ này là Chúa mỉm cười hài lòng. Chúa nói : Con thật là khôn ngoan khi xin như vậy. Từ nay Ta sẽ chỉ cho con biết phải làm gì. Con chỉ việc nghe theo lời Ta chỉ dạy, và đời con sẽ được hạnh phúc, hạnh phúc muôn đời, hạnh phúc mãi mãi.
Câu chuyện trên đủ trả lời cho câu hỏi chúng ta đặt ra hồi nảy : Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta nên xin gì với Chúa.
– Xin cho được nhiều tiền chăng ? Nhưng phải chăng có nhiều tiền là hạnh phúc ? Chúng ta đã thấy nhiều gia đình rất giàu nhưng vợ chồng con cái đối xử với nhau rất tệ.
– Xin cho được sống lâu chăng ? Nhưng phải chăng sống lâu là hạnh phúc ? Có nhiều người sống lâu quá đến nỗi con cháu phát chán.
Chúng ta đang rơi vào tình trạng bối rối của anh chàng kia rồi. Vậy hãy hỏi Chúa xem ta nên xin gì.
Trong Tin Mừng, Chúa bảo : “Tiên vàn hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính. Rồi mọi thứ khác Cha trên trời sẽ lo cho chúng con”. Trong ngữ vựng của Tin Mừng, “tìm sự công chính” có nghĩa là tìm thánh ý Chúa. Như thế, câu trả lời này giống y câu Chúa đã trả lời cho anh chàng kia : xin cho mình được biết ý Chúa và làm theo ý Chúa, đó là lời xin khôn ngoan nhất, tốt đẹp nhất, quý giá nhất, vì xin điều này là sẽ được tất cả mọi điều khác.
Chắc là có người không tin. Vậy chúng ta hãy lý luận một chút. Những ai đã làm cha làm mẹ chắc hiểu rất rõ cha mẹ lo gì cho con cái và mong muốn gì nơi chúng. Có phải chăng ông bà anh chị em sẵn lòng lo cho con cái mình tất cả những gì cần thiết cho nó như cơm nước, quần áo, tiền bạc, vui chơi, sức khoẻ, học hành, tương lai v.v. Tóm lại là lo hết mọi thứ, dù cho mình thiều thốn nhưng mình cũng sẵn sàng lo cho con, miễn là nó hạnh phúc thôi. Và khi lo cho nó tất cả như vậy, ông bà anh chị em mong muốn gì nơi con cái mình ? Phải chăng chỉ mong muốn một điều duy nhất là nó biết nghe theo lời dạy bảo của mình. Nếu chúng ta có một đứa con thông minh, làm được rất nhiều việc nhưng luôn cãi cha cãi mẹ, thì chắc chúng ta không vui vẻ gì. Trái lại một đứa con ít thông mình, ít tài nhưng ngoan ngoãn, chịu khó làm theo lời mình dạy bảo thì một mặt nó làm vui lòng mình và mặt khác đời nó cũng thành đạt, bởi vì thực ra tất cả những gì mình chỉ dạy nó đều là để cho nó được tốt mà thôi, nếu nó nghe thì nó tốt.
Thì Thiên Chúa cũng thế. Có khác một điều là vì chúng ta là người phàm nên có nhiều điều chúng ta muốn lo cho con cái nhưng lo không nổi, một số điều ta dạy bảo chúng cũng chưa hẳn là hay nhất, tốt nhất. Phần Chúa thì toàn năng quyền phép vô cùng Chúa muốn lo cho chúng ta điều gì là Ngài thừa sức lo được. Ngài thông minh vô cùng nên Ngài dạy ta điều gì thì chắc chắn đó là đều hay nhất và tốt nhất.
Bởi vậy Chúa có đầy đủ lý do để nói rằng : chúng ta chẳng cần lo gì cả ngoài lo tìm biết và làm theo ý Chúa. Chúng ta cũng có đầy đủ lý do để tin một cách chắc chắn rằng xin cho được biết ý Chúa và làm theo ý Chúa, đó là điều xin khôn ngoan nhất, được điều này là được tất cả những điều khác.
Tóm lại, điều chúng ta cần xin nhất là xin Chúa cho ta biết Ngài muốn ta làm gì ; điều chúng quyết tâm là trong năm nay ta sẽ lo tìm biết để thi hành ý Chúa, còn mọi sự khác chúng ta giao hết cho Chúa xin Ngài lo liệu cho chúng ta.
III). LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
CT : Anh chị em thân mến
Sau những ngày nghỉ Tết, chúng ta sắp trở lại với công ăn việc làm thường ngày. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Chúa.
1- Người kitô hữu không chỉ có trách nhiệm xây dựng gia đình mình mà còn phải xây dựng Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi kitô hữu ý thức trách nhiệm của mình / và mỗi người tích cực góp phần xây dựng Hội Thánh.
2- Trong xã hội / vẫn còn rất nhiều người thất nghiệp / hoặc làm những nghề nghiệp bất chính / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người có trách nhiệm lãnh đạo Đất Nước / có thể đề ra những đường lối tạo công ăn việc làm tốt cho hết mọi người.
3- Chúng ta hãy đặc biệt hiệp lời cầu xin cho những người nghèo khổ / không có công ăn việc làm xứng đáng / xin Chúa thương ban cho họ luôn có lương thực hằng ngày.
4- Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết thánh hóa việc làm hằng ngày của mình / và biết chia xẻ thành quả lao động cho những người túng thiếu hơn mình.
CT : Lạy Chúa, sau mấy ngày nghỉ ngơi, chúng con sắp trở lại với công ăn việc làm. Chúa đã ban cho chúng con đôi tay và khối óc. Xin Chúa giúp chúng con sử dụng chúng để siêng năng lao động, vừa lo cho cuộc sống bản thân, vừa phục vụ mọi người. Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
IV). TRONG THÁNH LỄ
– Trước kinh Lạy Cha : Trong những lời chúng ta cầu xin với Cha chúng ta ở trên trời, chúng ta hãy đặc biệt xin cho Ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời, và xin cho chúng ta trong năm mới này được đủ lương thực hằng ngày.
– Sau kinh Lạy Cha : “… xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Xin chúc lành cho mọi công việc chúng ta làm trong năm mới này. Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp…”
V). GIẢI TÁN
Lấy công thức ban phép lành cuối lễ cách long trọng trong Sách lễ Rôma, trang 576
MÙNG BA TẾT 2021
CẦU MÙA- Lm. Anphong Trần Văn Sinh
Trong kinh Lạy Cha, Chúa đã dạy : Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày…
Ngày mùng ba tết, ngày cầu mùa- một dịp để mỗi chúng ta đến với Chúa và xin Ngài ban cho chúng ta ba trăm sáu mươi năm ngày no đầy phúc lành của Chúa như lời thánh vịnh đã viết : Lạy Chúa xin mở bàn tay ra- cho chúng con được no nê.
GIẢNG:
Ngay trong những ngày giáp tết, những cơn mưa chợt đến đã làm cho người dân thành phố có được những buổi chiều nhẹ nhàng, mát mẻ. Thế nhưng bên cạnh những người vui mừng vì những cơn mưa xuân, thì cũng có một bộ phận gồm những người bán hoa kiểng, và nhất là những người nông dân cảm thấy phập phồng lo âu vì những cơn mưa không mời mà đến. Điều này không chỉ tiên báo về sự thay đổi thời tiết một cách bất thường, nhưng còn hé mở một cuộc sống với nhiều khó khăn. Với cái nhìn đức tin, chúng ta được mời gọi để khám phá ra ý định của Thiên Chúa
– Nếu như con người, do kinh nghiệm tự nhiên đã rút ra lời kết luận : mưu sự tại nhân … thì điều này, chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định : không có Thầy, các con không thể làm được gì. Một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng không thể qua thánh ý Cha. Thì cuộc sống chúng ta, của ăn cái mặc, cơm áo gạo tiền, lại không nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa sao. Thánh vịnh một trăm ba mươi hai đã xác tín điều ấy như sau : Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Sau bao thăng trầm của lao động, con người luôn tự hào một cách quá đáng về những thành tựu của khoa học, của tri thức. Đã một thời người ta từng nói : vắt đất ra nước, thay trời làm mưa. Ay vậy mà ngay tại đất nước mỹ, một nước giàu có vào hàng nhất thế giới, vẫn ngày đêm phải đối mặt với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Có những nơi lũ lụt sụt lở, nhưng ở nhiều vùng thì hạn hán đồng cỏ khô cháy. Bài học này cũng làm chúng ta thấm thía hơn lời Chúa dạy trong kinh lạy cha : xin cho chúng con lương thực hằnh ngày.
– Mời gọi ta tin tưởng trông cậy vào Chúa, không có nghĩa là chúng ta ngồi chờ Chúa ban phát như dân xưa trong sa mạc chờ đợi manna và chim cút. Trái lại, qua Đức Kitô, Ngài dạy chúng ta: “ Cha Ta và Ta hằng làm việc luôn” hay : “ hãy ra công làm việc không phải vì của ăn mau hư nát… trường tồn”.
Thánh Phaolô trong thư thứ hai gửi Thessanônica đã nêu gương cho chúng ta khi ngài nói với họ rằng: “Chính đôi tay này đã làm việc vất vả ngày đêm, để không phải làm phiền đến một ai trong anh em”. Ngài còn đưa ra những cảnh cáo khắt khe : “ Ai không làm việc thì đừng có ăn”.
Như thế, lao động không chỉ mang ý nghĩa là một sự đền tội, một hình khổ, nhưng còn là cách thức để chúng ta thể hiện ý Thiên Chúa và đem lại niềm vui cho mình và bớt đi gánh nặng cho anh em. Nói cách khác, lao động là dấu chỉ biểu hiện của tình mến Chúa và lòng yêu thương đối với anh chị em mình. Chính Chúa Giêsu cũng đã từng gắn bó và có những năm dài tay nấm chân bùn với nghề thợ mộc- đến nỗi sau này, nhiều người biết đến Chúa với tên gọi : Bác Thợ Mộc con của bà Maria.
Tuy nhiên, để việc làm của chúng ta sinh hoa kết quả và đem đến hạnh phúc, Chúa còn ân cần mách bảo chúng ta : Hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước, còn mọi sự khác Chúa sẽ ban cho sau. do khuynh hướng thực dụng và hưởng thụ, con người hôm nay lao vào cơn lốc kiếm tiền, quên đi đời sống đức tin, bỏ một bên giá trị đạo đức luân lý,và nhiều khi gạt ra ngoài tình cảm anh em. Đây chính là điều đem lại nhiều bất hạnh. Biết bao người khi nghèo lo cầu nguyện… nhưng lúc có của bắt đầu sinh tật, ăn chơi đàng điếu… gây ra đổ vỡ, mất mát đau thương.
Kính thưa ông bà anh chị em,
Rất nhiều lần chúng ta nghe ca đoàn hát: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trong đồng cỏ xanh … lời Chúa vừa khích lệ mời gọi, nhưng cũng là một lời nhắc nhở cảnh tỉnh chúng ta ngay trong những ngày đầu năm này.
– Không có Thầy…kinh nghiệm của bao nhiêu lần vấp váp, thất bại và mất mát, có giúp chúng ta xác tín vào lời Chúa, để luôn biết cậy trông, tin tưởng phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng xót thương, hay chúng ta huyênh hoang tự đắc vì những khả năng của bản thân, và dựa dẫm vào sức mạnh khôn ngoan của người trần?
– Cha Ta và Ta hằng làm việc: gương lao động của Chúa Cha và Chúa Con, có thúc đẩy chúng ta qua đôi tay khối óc con tim, tích cực lao động để phục vụ ý Chúa, đem lại niềm vui, sự sống và hạnh phúc cho người thân gia đình, hay chúng ta lào vào những việc làm tội lỗi, phung phí như say sưa nhậu nhoẹt, bài bạc cá độ, chơi bời trác táng?
– Hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước… công ăn việc làm vất vả, có làm cho ta sao lãng bổn phận thờ phượng kính mến Chúa, kinh nguyện sớm hôm, và nhất là nhờ kết quả lao động, chúng ta góp phần để chia sẻ với người nghèo khổ, đẩy lui cái đói, cái dốt, cùng những bệnh tật ốm đau chưa?
Lạy Chúa, cứ vào ngày mùng 3 tết, chúng con tụ về bên Chúa, để dâng lễ cầu mùa. Trước mắt chúng con, giăng ngập một mùa ảm đạm, u tối. Thời tiết bất thường, công ăn việc làm không có, tổ ấm nay đang trở thành tổ lo: ăn gì, mặc gì, sống ra sao, lấy đâu ra tiền tưới tắm, bón phân, thuốc thang, học hành… cuộc hành trình phía trước sao quá gập ghềnh chênh vênh.
Thế nhưng, hôm nay Chúa lên tiếng an ủi chúng con, và vạch ra cho chúng con đường sống: Hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước…
– Tìm kiếm nước Thiên Chúa là xa lánh những việc làm tội lỗi.
– Tìm kiếm nước Thiên Chúa là mở lòng với những người khổ đau.
– Tìm kiếm nước Thiên Chúa là trung thành với giáo huấn của Tin Mừng.
– Tìm kiếm nước Thiên Chúa là tích cực lao động chân chính.
– Tìm kiếm nước Thiên Chúa là hết lòng thờ phượng yêu mến Ngài.
Chúng con tin rằng: Chúa là Cha giàu lòng thương xót – và khi Chúa mở bàn tay ra, chúng con tất cả sẽ được no nê. Amen.
MÙNG BA TẾT
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC LÀM ĂN- Lm. Antôn Trung Thành
Giáo Hội dành ngày Mùng Ba tết Nguyên Đán này để xin ơn thánh hóa công việc làm ăn. Đây là một việc làm phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, của truyền thống dân tộc cũng như sự cần thiết của mỗi người chúng ta. Bởi vì, ai trong chúng ta cũng phải làm việc: Có người làm việc tri óc, có người làm việc chân tay.
Từ khởi nguyên lịch sử, Thiên Chúa đã làm việc trong 6 ngày và cao điểm của công việc đó là Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài. Sách Sáng thế tường thuật rằng: “Ta hãy dựng nên loài người giống hình ảnh Ta để họ làm chủ cá biển, chim trời, muôn thú vật trên đất và mọi côn trùng sống động trên địa cầu.” (x. St 1,26). Và Ngài tiếp tục làm việc để quan phòng và giữ gìn muôn loài muôn vật mà Ngài đã dựng nên, đúng như thánh vịnh 64,2 đã khẳng định: “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi”.
Khi đức Giêsu đến trần gian, ngài được sinh ra trong một gia đình lao động. Cha ngài là thánh Giuse và mẹ ngài là đức Maria. Ngài đã làm nghề thợ mộc để góp phần với cha mẹ nuôi sống gia đình. Ngài đã từng nói: “Cha tôi làm việc liên lỉ, tôi cũng vậy.” (ga 5,17). Trong các bài giảng, ngài thường đề cập đến vấn đề lao động. Đặc biệt ngài kể nhiều dụ ngôn liên quan đến vấn đề lao động: dụ ngôn người gieo giống (x. Lc 8,4-15); dụ ngôn hạt giống và hạt cải (x. Mc 4,26-34), dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng (x. Mt 13,36-43), dụ ngôn chiếc lưới (x. Mt 13,47-53)…và đặc biệt dụ ngôn các nén bạc mà chúng ta vừa nghe trong bài tin mừng hôm nay (x. Mt 25, 14-30).
Đa số các tông đồ cũng xuất thân từ những người lao động. Trước khi theo đức Giêsu, các ngài đã có nghề nghiệp ổn định, đó là nghề chài lưới đánh bắt cá. Các ngài đã tự làm việc để nuôi sống mình và giúp đỡ tha nhân. Cả khi đã đi theo đức giêsu, các ngài vẫn tiếp tục đi đánh bắt cá. Không những đánh bắt cá bình thường mà còn đánh bắt cá người.
Bài đọc II hôm nay, cho chúng ta thấy, thánh phaolô đã tự làm việc để nuôi sống mình, ngài nói: “chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp” (x. Cv 20,34). Không những thánh nhân làm việc để nuôi sống mình mà ngài còn làm việc để có của giúp đỡ tha nhân: “tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời chúa giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận.” (x. Cv 20,35).
Mỗi người chúng ta hãy bắt chước đức giêsu, các tông đồ, đặc biệt hãy bắt chước thánh phaolô để chăm chỉ làm việc, “ai không chịu làm thì cũng đừng có ăn.” (2tx 3,10).
Tục ngữ có câu:
“Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.”
Để các công việc của chúng ta mang lại kết quả hồn xác, thiết tưởng chúng ta cần phải thực hiện những điều sau đây:
thứ nhất, những ai có công việc tốt, hay duy trì công việc của mình. Những ai chưa có công việc ổn định, hãy tìm cho mình một công việc tốt nhất. Công việc đó: không được vi phạm pháp luật; đặc biệt không vi phạm luật chúa, luật hội thánh; không ảnh hưởng đến các việc bổn phận khác của người Kitô hữu, như ngăn cản việc thực thi luật ngày Chúa nhật.
Thứ hai, hãy trung thành với công việc mình đã chọn, luôn chăm chỉ trong công việc. Thiên chúa trao cho mỗi người chúng ta những nén bạc tùy theo địa vị và khả năng của từng người: có người được giao 5 nén, có người được giao 2 nén, có người được giao 1 nén. Đó chính là đức tin, sức khỏe, tài năng của chúng ta. Khi được trao như thế, mỗi người phải có nhiệm vụ sinh lãi. Giống như người thứ nhất và người thứ hai trong dụ ngôn: người được giao 5 nén, ông đã sinh lãi được 5 nén khác; người được giao 2 nén, ông đã sinh lãi được 2 nén khác.
Thứ ba, không được lười biếng nhác nhớn, đi muộn về sớm, hãy tránh xa thái độ của người thứ ba trong bài tin mừng hôm nay, chẳng những ông không sinh lãi một cách tối thiểu vốn liếng ông chủ giao mà còn lười biếng chốn dấu nén bạc, ngoài ra ông còn phàn nàn kêu trách ông chủ: “…người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này !” (x. Mt 25,24-25).
Thứ tư, biết sử dụng đồng tiền mình kiếm được một cách hợp lý: giúp bản thân mình có một cuộc sống đúng với nhân phẩm; giúp gia đình và các thành viên trong đại gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em, những người kém may mắn trong xã hội; nếu có thể, nên đóng góp và các công việc công ích trong giáo hội và ngoài xã hội. Vì, như câu lời chúa mà thánh phaolô nhắc tới: “cho thì có phúc hơn lãnh nhận.” (x. Cv 20,35).
Thứ năm, cần phải cầu nguyện xin chúa giúp cho công việc làm ăn của mình, vì “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”; “ví như chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.” (x. Tv 127,1). Vì vậy, sáng vừa thức dậy hãy dâng tất cả công việc mình làm cho chúa và phó thác mọi sự trong tay ngài để ngài hướng dẫn. Cha ông chúng ta ngày xưa cũng đã từng cầu nguyện cho công việc làm ăn rằng:
“lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.”
Cuối cùng, hãy nhớ rằng con người có hai phần hồn xác. Chúng ta không chỉ cần cơm bánh để nuôi phần xác mà còn cần của ăn nuôi phần hồn. Đó là đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, biết thực hành lời chúa. Đức giêsu đã nói: “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng thiên chúa phán ra” (x. Lc 4,4). Chính vì vậy, cần phải dành thời gian cho những điều ưu tiên, quan trọng trước, những điều không quan trọng sau. Chính đức giêsu đã chỉ dạy chúng ta: “trước tiên các con phải tìm nước thiên chúa và đức công chính của ngài, rồi mọi sự ngài sẽ ban cho sau.”(x. Mt 6,33).
Ước gì mỗi chúng ta có công ăn việc làm xứng đáng và luôn biết dành thời gian ưu tiên cho những việc quan trọng hơn nhất là những công việc liên quan đến sự sống đời đời. Amen.
MÙNG BA TỀT 2021
THIÊN CHÚA LUÔN TIN TƯỞNG CON NGƯỜI– Lm Gioan Đặng Văn Nghĩa
Tết năm nay hoa đào nở sớm và chóng tàn. Các nhà trồng đào xem ra không được vui mấy. Nếu nhìn phiến diện chúng ta hơi buồn. Vì chưng, Sách Giảng Viên có câu:
Phù hoa nối tiếp phù hoa,
Chi chi chăng nữa cũng là phù hoa
Nghe vậy, có lẽ chúng ta thất vọng không muốn làm gì chăng? Phụng vụ lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay trả lời cho chúng ta: Thiên Chúa luôn tin tưởng con người
1- Ngài quá tin tưởng vào chúng ta
Thiên Chúa Đấng đã dựng nên tất cả mọi sự, tô điểm nét đẹp cho các loài hoa, gieo hạt lúa, dấu kín hằng tỷ thùng dầu trong lòng đất và giữa biển khơi, thế mà Ngài lại tránh mặt đi để mặc trái đất cho con người quản lý và sử dụng: “Hãy cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất”. Không những thế, Con của Ngài đến trần gian và gieo vào trần gian giá trị cao cả nhất của tình yêu. Thế mà Ngài lại rút lui trao phó việc xây dựng nước trời cho nhóm 12 nghèo nàn không văn hoá, không bằng cấp.
Ngài tin tưởng con người, đó là sự đánh cuộc lạ lùng của Thiên Chúa. Ngài phó thác trái đất cho con người quản lý. Ngài để cho chúng ta lo việc trải rộng Tin mừng mà con Ngài đã công bố. Cần phải làm như vậy! Chúng ta trở thành những người có trách nhiệm đối với thế giới và đối với công cuộc cứu độ. Thiên Chúa đánh giá đúng chúng ta. Ngài vắng mặt vì Ngài biết rằng với ơn thánh Ngài ban, chúng ta có khả năng tiếp tục công cuộc sáng taọ của Ngài và theo đuổi chương trình cứu độ nhân loại do Con của Ngài thực hiện. Ngài muốn cần con người, để vào thời sau hết, khi chương trình hoàn thành, lúc đó tất cả mọi sự xuất hiện như là sự nghiệp chung của Thiên Chúa và con người. Ngài không trao cho chúng ta quản lý triệu đôla, nhưng phó mặc chúng ta cái đắt giá hơn nhiều: Triều đại của Con Ngài, Triều đại của tình yêu, triều đại phải thực hiện việc thánh hoá toàn thể nhân loại.
2- Thiên Chúa tin tưởng chúng ta vì Ngài biết khả năng của chúng ta. Thiên Chúa biết những ân ban đặc biệt mà Ngài cống hiến cho con người. Nhờ đó trí khôn con người có thể phát minh ra những điều bổ ích cho nhân loại: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp.”
Phải chăng chúng ta có khả năng kiểm kê những phẩm chất, ơn huệ và những đặc sủng của chúng ta. Người kitô chúng ta có những tâm tình biết ơn thế nào đối với Thiên Chúa mà Ngài không thể làm gì khác cho con người được nữa?
Thực tế, những ơn ban và sự giàu sang mà chúng ta có được không phải là đến từ chúng ta: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh”. Nhận lãnh từ Thiên Chúa qua các ân nhân: linh mục, cha mẹ, thày cô và bạn bè…Những ơn huệ của Thiên Chúa ban cho chúng ta là những lời mời gọi chúng ta phục vụ tha nhân.
Vậy thì tại sao chúng ta lại ghen tương những đặc tính của người khác? Người khác có đặc tính tốt cũng là cho chúng ta. Chúng ta đều được hưởng sự tinh tế, tinh thần, nét đẹp thể lý và sự thánh thiện của người khác.
3- Chúng ta sẽ làm gì để đáp lại lòng tin tưởng của Thiên Chúa đối với chúng ta?
– Vào lúc xế chiều của cuộc đời, bao nhiêu người nghĩ rằng: đường đi của họ trên trái đất này chẳng phục vụ được gì?
– Thiên Chúa đã cho chúng ta tham dự trước vào triều Đại của Người: chúng ta đã làm được gì trong sứ mạng truyền giáo này?
– Chúng ta đã làm gì qua bí tích Rửa tội mà chúng ta đoan hứa phục vụ Chúa Kitô?
– Chúng ta đã làm gì đối với bí tích Thêm Sức đã cho chúng ta sức mạnh của Chúa Thánh Thần để mà chúng ta làm việc cho mùa gặt của Chúa?
– Chúng ta đã làm gì đối với Bí Tích Thánh Thể mạc khải cho chúng ta tình yêu điên rồ của Thiên Chúa? … Đúng là: “Tôi có trách nhiệm về điều mà tôi đã không là” (Georges Bernanos).
– Chúng ta làm gì với đức tính và tài năng của chúng ta?
Tất cả chúng ta đều có những ơn thể lý:
-Như thân xác chúng ta, vẻ đẹp của chúng ta, bàn tay chúng ta… được làm nên để phục vụ.
-Chúng ta có một cái lưỡi để ngợi khen Thiên Chúa, để nói tình yêu của chúng ta đối với người xung quanh chúng ta và để bênh vực người vô tội.
-Chúng ta có một quả tim để bày tỏ tình yêu của chúng ta.
-Chúng ta có những ơn ban về tài năng nghệ thuật, chúng ta hãy khám phá và phục vụ hết mình!
-Nhất là nếu có những ân sủng thiêng liêng thì chúng ta hãy sốt sắng phục vụ Giáo Hội.
Thái độ thụ động, sự nhút nhát, ngăn cản chúng ta không sinh lợi các tài năng của mình. Thái độ này người ta gọi là tội thiếu sót. Rào cản khó phá huỷ và quan trọng nhất chính lại là thái độ trung dung, tính ba phải.
Ông chủ cũng như Thiên Chúa khiển trách tên đầy tớ không chịu sinh lời tiền bạc vì nó sợ Thiên Chúa và thiếu tin tưởng vào tình yêu của Ngài.
Thiên Chúa tin tưởng con người, nhưng con người lại không tin tưởng vào Ngài. Thật đáng tiếc! Tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ tạo nên trong chính chúng ta một đảm bảo chắc chắn và mạnh dạn sử dụng các tài năng của chúng ta. Tin tưởng vào Thiên Chúa cũng làm cho chúng ta tin tưởng vào người khác, làm cho người khác có khả năng trở về và phát triển.
MÙNG BA TẾT 2021
HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN- Lm. Gioan Nguyễn văn Ty SDB
Sách Sáng Thế mô tả thời khai nguyên hoàng kim như một không gian – thời gian trong đó con người và thiên nhiên hòa hợp với nhau cách hoàn hảo: “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn E-đen, để cày cấy và vun trồng đất đai hoa màu…” (St 2:15). Khát vọng này vẫn là ước mơ của con người trải qua các thời đại, chỉ vì cái thực tế phũ phàng là sự hòa hợp nhân – địa đã và đang bị phá hủy từng ngày, “…đất đai bị nguyền rủa vì ngươi, ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (St 3:17). Trong những ngày đầu năm mới Hồn Việt càng cảm thấy khát vọng tái lập ‘địa lợi’ nơi mình trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Đối với mọi con người, nhưng nhất là người Việt giầu tính nông nghiệp, được gần gũi với thiên nhiên là điều họ hằng khao khát, nhất là vào những ngày tân niên: họ đi hái lộc xuân, trưng bày cây trái bông kiểng trong nhà, và thắp nhang khấn vái để cầu được mưa thuận gió hòa. Hội Thánh Công Giáo Việt (dựa trên ‘Lễ ngoại lịch’ của sách phụng vụ) tạm gọi ngày mồng ba tết là ngày ‘thánh hóa công việc làm ăn’ hay dâng các công ăn việc làm của mình cho Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng Mát-thêu được trích dẫn ở đây thì cho ý tưởng là làm sinh lời các yến bạc mỗi người nhận được thông qua việc chu toàn các chức phận được trao (25:14-30). Dù thế nào đi nữa thì ước vọng phổ quát vẫn là, làm sao cho Nhân và Địa được hòa hợp hơn; ‘Địa’ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả những gì liên quan tới sự sinh sống của con người.
Trong môi trường khắc khổ của dân Do Thái thời cổ đại có lẽ tương quan nhân – địa không mấy được lưu tâm. Một vài nét đơn sơ được phác họa trong Cựu Ước như ‘đất hứa’ phải là nơi ‘chảy sữa và mật’, và có ‘đất đai mầu mỡ và mưa thuận gió hòa’ là mơ ước mà mọi người đều muốn, và chỉ nhận được nhờ phép lành Đức Chúa ban cho thông qua lời chúc phúc của các bậc tổ phụ (xem St 27:27-29). Tân Ước thì hình như lại càng ít quan tâm hơn tới diện này vì ưu tư chính được dành cho chiều kích nội tâm.
Trong nếp văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt cách riêng, vấn đề sống hòa hợp với thiên nhiên luôn là một mảng đề tài khá đặc sắc và phong phú; phong thủy là mối quan tâm phổ biến nơi rất nhiều người. Ngày nay con người thời đại phải đối diện với tình trạng ô nhiễm trầm trọng, đã bắt đầu quan tâm hơn tới việc sống hòa hợp với thiên nhiên dưới khẩu hiệu ‘bảo vệ môi trường sinh thái’. Gần đây hơn, trong giới Công Giáo và Tin Lành đã thấy xuất hiện thao thức đi tìm một linh đạo mới cho phù hợp với khuynh hướng chung này. Trong hội nghị quốc tế tháng 11/ 2012 tổ chức tại Va-ti-can bàn về đề tài Apostolatus Maris (Tông đồ Đại dương), một số tham dự viên đã đề cập tới một nét linh đạo mới dành cho mục vụ giữa các thủy thủ hay ngư dân viễn dương. Có nên chăng hội nhập tư tưởng của Lão Giáo coi biển cả như người mẹ hiền (thần Nam Hải) dưỡng nuôi con người bằng các sản phẩm đại dương phong phú mà ta đón nhận với lòng tri ân thành kính …, thay vì chỉ nhìn đại dương cách thực dụng như chốn hiểm nguy đầy sóng gió cầu mong sao sớm được về tới bến an toàn, hay một môi trường hữu dụng cần được khai thác hữu hiệu và lâu dài bằng một sách lược chung được mệnh danh là ‘bảo vệ môi trường sinh thái’?
Trong triền tư tưởng trên, việc soạn ra một Thánh Lễ với bài Tin Mừng thích hợp cho ngày mồng ba tết luôn là một thách đố, thay vì chỉ đơn thuần cử hành Thánh Lễ ngoại lịch sẵn có về thánh hóa công việc làm ăn (hay như Lịch Công Giáo đề nghị sử dụng đoạn Tin Mừng Mác-cô 7:1-13 có cùng một nội dung tương tự như Mt 6:25-34 dùng trong ngày mồng một tết). Dẫu thế nào đi nữa thì khái niệm nhân – địa giao hòa này vẫn mang một nội dung đầy sắc thái Á Đông. Nó có thể giúp người Công Giáo Việt Nam chúng ta có cái nhìn toàn diện và lạc quan hơn về Tin Mừng cứu rỗi, như Phao-lô khi đề cập tới ‘trời mới đất mới’ hay “muôn loài thụ tạo lâm vào cảnh hư ảo… những ngong ngóng đợi chờ… và cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở…chờ đợi ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang” (Rm 8:18-23).
Thánh Lễ ngày mồng ba Tết Nguyên Đán vì thế phải phác ra cho Hồn Việt một hướng linh đạo sống cho cả năm, chứ không chỉ đơn thuần cầu Chúa phúc phúc cho công việc làm ăn trong năm mới được thành đạt!
Lạy Cha là Chúa tể trời đất, khi giao hòa với con người, Cha cũng muốn cho con người giao hòa với nhau và hòa hơp hơn nữa với thiên nhiên. Trong việc đón nhận hồng ân cứu độ của Cha thông qua thập giá Đức Ki-tô, con bảo đảm được cho mình một ‘Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa’ mới, không chỉ trong năm mới này, mà còn suốt cả đời Ki-tô hữu nữa; bất chấp các yếu hèn và phản nghịch của con đối với Cha, những bất trắc của thiên nhiên hay lòng dạ đảo điên của con người. Xin cho con sống những ngày đầu năm này trong niềm tin tuyệt đối vào tình yêu cứu độ vô bờ bến của Cha. A-men.
MÙNG BA TẾT 2021
BÀI HỌC TỪ NHỮNG NÉN BẠC- Trích Logos B
Có một bức tranh nổi tiếng của họa sỹ người Đức Albrecht được nhiều người biết đến. Bức tranh mang tên “Đôi Tay Nguyện Cầu” (The Praying Hands). Bức tranh nổi tiếng vì nó xuất phát từ một câu chuyện cảm động sau đây :
Albrecht và Albert là hai anh em sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Cả hai anh em đều ấp ủ một giấc mơ được học hành để trở thành họa sỹ. Nhưng vì nhà nghèo, nên hai anh em không đủ tiền đi học vẽ. Người em là Albert tự nguyện đi làm phu mỏ để lấy tiền cho người anh là Albrecht đi học trước, rồi khi đã thành tài, người anh lại nuôi người em đi học để trở thành họa sỹ sau.
Nhưng thật éo le thay, khi người anh trở thành hoạ sỹ và nổi danh, thì đôi tay người em vì làm những việc nặng nhọc trong hầm mỏ nên đã bị dập nát, tàn phế. Giờ đây, đôi tay ấy không thể học vẽ được nữa. Thế là giấc mơ hoạ sỹ của người em đã bị tàn lụi.
Một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn người em đã hy sinh tất cả cho mình, hoạ sỹ Albrecht đã vẽ bức tranh nói trên để tôn vinh đôi tay tuyệt vời ấy.
Hình ảnh đôi tay trong bức tranh thật đẹp. Đẹp không những vì là đôi tay đang chắp lại để nguyện cầu, nhưng còn đẹp vì đó là đôi tay lao động trong vất vả cực nhọc để vun đắp cho một tài năng, để phục vụ và giúp đỡ người khác.
Hôm nay, ngày Mùng Ba Tết, ngày được Giáo Hội dành riêng để thánh hoá công ăn việc làm. Ngày hôm nay, chúng ta dừng lại để suy nghĩ về ý nghĩa của đời sống lao công con người, cũng như để dâng lên Thiên Chúa tất cả công việc trong năm mới, xin Người chúc lành cho những công việc ấy và giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp.
Thiên Chúa làm việc, con người cũng làm việc
Mở những trang đầu của sách Sáng Thế, người ta bắt gặp một Thiên Chúa Sáng Tạo đã làm việc liên tục trong “sáu ngày” để tạo dựng vũ trụ và con người. Với tình yêu thương, Thiên Chúa đã dùng sức lao động sáng tạo để giúp con người hiện hữu, có mặt trong lịch sử cứu độ.
Vì muốn cho con người hoàn thành chính mình và cũng vì hạnh phúc của con người, Thiên Chúa đã đặt con người vào Vườn Địa Đàng để “canh tác và canh giữ đất đai” (St 2, 15). Chính vì thế, lao động và làm việc chính là một ân huệ Thiên Chúa ban cho con người. Đời sống lao động của con người mang những ý nghĩa thật cao cả:
- Con người lao động là được cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa, kiện toàn vạn vật hữu hình, cũng như làm cho thế giới này xinh đẹp và hoàn thiện hơn.
- Con người làm việc như một phương thế để nuôi sống bản thân và gia đình, để rèn luyện và thăng tiến bản thân. Không lao động và làm việc, con người dễ dàng đi đến chỗ hư hỏng : “Nhàn cư vi bất thiện”.
- Nhờ làm việc, chúng ta chia sẻ những gánh nặng cho tha nhân, nâng đỡ anh em trong cuộc sống vất vả hằng ngày, như lời thánh Phaolô : “Phải làm việc để nâng đỡ những người yếu đuối và ghi nhớ lời Chúa đã phán: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20, 35).
Chính vì ý thức được ý nghĩa cao cả của đời sống lao động và để làm gương, Chúa Giêsu cũng đã từng lao động, làm việc trong gia đình Nagiarét cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria. Vì thế, Chúa Giêsu đã khẳng định với người Do Thái : “Cha Tôi vẫn làm việc, thì Tôi cũng làm việc” (Ga 5, 17).
Chúa Giêsu đã nên mẫu gương cho chúng ta về đời sống làm việc. Chúng ta cũng được mời gọi để tích cực tham gia vào đời sống lao động, để làm phát triển con người, làm giàu cho xã hội, và thăng hoa cuộc đời.
Bài học từ những nén bạc
Hôm nay, trong bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Chúa Giêsu dùng hình ảnh “những nén bạc” để giáo huấn các môn đệ về tinh thần siêng năng làm việc, làm những ân huệ Thiên Chúa ban tặng được sinh lợi ra. Đó cũng là những giáo huấn Chúa dành cho chúng ta hôm nay.
Mỗi người chúng ta được Chúa trao ban những nén bạc không đồng đều : người được 5 nén, người được 2 nén, người được 1 nén. Đó là những ân huệ Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh riêng biệt của từng người. Chúng ta đừng “đứng núi này trông núi nọ” để so sánh với người khác, rồi buông xuôi và thất vọng trước những nén bạc ít ỏi của mình. Chúng ta cũng đừng vì lười biếng, thụ động để rồi chôn giấu những nén bạc được Thiên Chúa trao ban. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hãy làm cho những nén bạc ấy được sinh lợi ra cho chính mình và tha nhân.
Thiên Chúa đã trao ban vào tay nhân loại những nén bạc là những tài nguyên thiên nhiên, là những tiềm năng trong vũ trụ, là của cải trên trời, dưới đất và trong lòng biển cả. Tất cả những ân huệ đó phong phú, dồi dào và dư đủ cho mọi người. Tiếc thay, con người đang vô tình phá huỷ hoặc xử dụng một cách lãng phí, vô ích và ích kỷ. Hãy làm cho những nén bạc trên trái đất này được nhân lên và được chia sẻ đồng đều cho mọi người, mọi dân tộc trong tình yêu thương đại đồng.
Trong những ngày đầu năm, đặc biệt ngày hôm nay, ngày thánh hoá công ăn việc làm, chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn biết siêng năng, cần mẫn trong mọi công việc để đạt được những thành quả như lòng mong ước.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quá mải mê lo kiếm miếng cơm manh áo mà lãng quên những bổn phận đối với Thiên Chúa. Trong khi bận rộn với công ăn việc làm, chúng ta hãy dành cho Chúa những giây phút nguyện cầu và biết chu toàn những bổn phận đạo đức của người tín hữu. Nhờ vậy, đời sống lao động của chúng ta mới có ý nghĩa và những việc làm của chúng ta mới đáng được Thiên Chúa chúc phúc.
Ngày nọ, một thanh niên kia đến gặp ông chủ một xí nghiệp khai thác cây rừng để xin việc làm. Sau khi thử việc, anh được nhận vào làm ngay, vì anh có sức lực và rất siêng năng.
Nhưng sau một tuần, ông chủ trả lương và cho anh thôi việc. Người thanh niên ngạc nhiên hỏi : “Tại sao ông cho tôi nghỉ việc, trong khi tôi luôn luôn là người tới sớm nhất, về trễ nhất và làm luôn cả giờ nghỉ trưa ?”. Ông chủ trả lời : “Tôi cho anh nghỉ việc vì hiệu quả công việc của anh quá kém, dù anh làm việc rất chăm chỉ. Bảng chấm công đã cho thấy rõ điều đó”.
Sau khi nghỉ việc, người thanh niên mới khám phá ra rằng : vì quá mải mê với công việc, anh quên mài sắc lưỡi rìu của anh, nên dù cần mẫn siêng năng, công việc của anh không đạt hiệu quả.
Đời sống của chúng ta cũng giống như vậy : vì quá bận rộn với công ăn việc làm, chúng ta quên mài dũa đời sống đức tin, khiến đời sống đạo bị “cùn nhụt” và cũng vì thế mà cuộc sống chúng ta “kém chất lượng”.
Chớ gì trong lúc chúng ta xây dựng trần thế và lo toan cho cuộc sống “cơm áo” hiện tại, chúng ta vẫn thiết tha gắn bó với cuộc sống vĩnh cửu mai sau.
#cacbaisuyniemloichuamungbatetnguyendan #suyniemloichuamungbatetnguyendan