22.08.2024 – Thứ Năm Tuần XX Thường Niên: Đức Maria Nữ Vương
Lời Chúa: Lc 1, 26-38
“Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một Con trai”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một Trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, Trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà Trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?” Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế, Đấng Bà sinh ra sẽ là Đấng Thánh, và đưọc gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà.
Đó là lời Chúa.
Suy niệm:
Trong Bài Giảng trên núi, Đức Giêsu đã nói đến Các Mối Phúc. Ngài chúc mừng những ai thuộc về Nước Trời bằng các lời Phúc cho. Còn trong chương 23 của Tin Mừng Mátthêu, Đức Giêsu lại 7 lần dùng lối nói Khốn cho, khi nói với giới lãnh đạo Do Thái giáo là các kinh sư và nhóm Pharisêu. Đức Giêsu không phải là người đầu tiên dùng lối nói khó chịu này. Các ngôn sứ thời xưa như Amốt hay Isaia (Am 6, 1; Is 5, 8-24) cũng đã lắm khi dùng lối nói này để tố cáo những người quyền thế.
Mục đích của các ngôn sứ là vạch trần những sai phạm của họ, và cảnh báo cho mọi người biết mà tránh xa. Đức Giêsu đã nói như một vị ngôn sứ. Khi nói khốn cho, Ngài không có ý nguyền rủa hay kết án ai, cho bằng nói lên sự đau xót, thậm chí giận dữ đến độ trách phạt. “Khốn cho ngươi, hỡi Khoradin! khốn cho ngươi, hỡi Bétsaiđa!” Đức Giêsu đã nói như thế với các thành phố từ chối Ngài (Mt 11, 21). “Khốn cho kẻ nào nộp Con Người, thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26, 24). Đây không phải là một lời chúc dữ cho Giuđa, hay kết án anh phải đời đời hư mất. Đúng hơn đây diễn tả một tiếc nuối xót xa về tội của người môn đệ. Vào thời thánh Mátthêu viết sách Tin Mừng, từ sau năm 70, có một sự xung đột nghiêm trọng giữa các Kitô hữu gốc Do Thái với những nhà lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ.
Bài Tin Mừng hôm nay phản ánh sự căng thẳng đó. Các vị kinh sư và những người pharisêu đầy quyền lực không muốn đồng bào của mình tin vào một ông Giêsu bị đóng đinh. Ai tin sẽ bị trục xuất khỏi hội đường (x. Ga 9, 22). Như thế họ đã khóa cửa Nước Trời để chẳng ai vào được, kể cả họ (c. 13). Các vị kinh sư và nhóm Pharisêu hăng say trong việc truyền giáo. Họ muốn làm cho dân ngoại trở thành Dân Chúa. Tiếc thay, sau khi đã vào đạo rồi, những người tân tòng này có thể trở nên cứng nhắc vì nệ luật, và rơi vào thói giả hình. Họ “trở thành con cái của hỏa ngục gấp đôi các ông” (c. 15).
Đức Giêsu cũng tố cáo sự phân biệt quá chi li về giá trị những lời thề. Đối với Ngài, thề nhân danh Đền thờ hay vàng trong Đền thờ, nhân danh bàn thờ hay lễ vật trên bàn thờ (cc. 16-20), thì cũng chẳng khác gì thề nhân danh chính Thiên Chúa (cc. 21-22). Tất cả lời thề đều phải được giữ như nhau, đều ràng buộc như nhau. Những lời tố giác của Đức Giêsu đối với giới lãnh đạo Do Thái giáo vẫn đặt câu hỏi cho chúng ta thời nay. Làm sao để tôn giáo mở đường cho con người gặp gỡ Thiên Chúa, chứ không khép lại hay gây cản trở? Làm sao để người tân tòng thực sự trở thành con cái Nước Trời? Làm sao để chúng ta khỏi sa vào những chi li thái quá của luật lệ? Những lời của Đức Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại mình và thay đổi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, khi đến với nhau, chúng con thường mang những mặt nạ. Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối. Khi đến với Chúa, chúng con cũng thường mang mặt nạ. Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi, nhưng không có chỗ trong tâm hồn, và ngược hẳn với cuộc sống thực tế. Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng thường ngắm mình trong gương, tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn. Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa nhau,đánh lừa Chúa và chính mình. Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
SUY NIỆM THEO TẬP SÁCH KINH TỐI GIA ĐÌNH
PHÚ CƯỜNG
HIỆP THÔNG LOAN BÁO TIN MỪNG.
Vị Vua trong ngôn ngữ này là Thiên Chúa Cha, và lễ cưới là cuộc hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta trở thành thành viên của Giáo và bước vào Hiệp ước vững chắc nhất với Con Ngài là Chúa Giêsu, hãy làm điều đó, bước vào cuộc sống của Chúa Ba Ngôi. Nhưng họ đã thấy ngay trong ngôn ngữ đó, những khách hàng được mời “từ chối” . Khi ngôn ngữ tiếp tục, nhà vua cố gắng nỗ lực hơn nữa để mời những vị trí khách, nhưng tất cả họ đều phản ứng theo một trong hai cách: “không ngây ngất ngây tới, và bỏ đi…” và “những kẻ khác bắt lại” các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết” (Mt 22,5-6). Rõ ràng, đây không phải là phản ứng mà vua hào phóng mong đợi.
Nhiều người ngày nay rất bận rộn. Chúng ta dễ dàng bận rộn với nhiều thứ mà cuối cùng nghĩ mấy quan trọng. Kết quả là, rất dễ trở nên thờ ơ với các vấn đề về đức tin và dễ dàng không cầu nguyện mỗi ngày để tìm kiếm và thực hiện ý muốn của Chúa. Sự việc này khá nghiêm trọng.
Cũng có sự từ chối đức tin trong thế giới của chúng ta thông qua sự trả thù ngày càng tăng đối với Giáo hội và đạo đức. Có nhiều cách mà thế giới trần gian tiếp tục cung cấp một nền văn hóa trái ngược với Tin khuyến khích. Và khi những kẻ giết hữu lên tiếng và phản đối những xu hướng văn hóa mới này, họ bị lên án và thường bị coi là có kiến trúc hoặc phán xét. Phản ứng như vậy đã được thực hiện bởi những khách hàng trong ngôn ngữ này, những người “bắt đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết” .
Hãy cùng suy ngẫm về bữa tiệc cưới mà chúng tôi được mời đến. Chúng ta được mời trao phó cuộc đời mình cho Chúa mà không giữ lại điều gì. Chúng ta được mời đến sự thánh thiện, liêm chính, đạo đức, lòng trung thành không lay chuyển với Chúa, phục vụ người khác, lòng bác ái không biết giới hạn và nhiều hơn thế nữa. Bước vào tiệc cưới của Chúa là điều phải diễn ra mỗi ngày và mọi khoảnh khắc khắc nghiệt trong ngày của chúng ta cho đến hết đời.
Lạy Chúa, Chúa mời gọi, Chúa muốn mọi người hoàn toàn chấp nhận lời mời mà Chúa đã ban để trở nên một với Chúa qua hôn nhân đá. Xin giúp con không bao giờ thờ ơ với lời mời của Chúa và luôn đáp lại bằng cả tấm lòng. Amen.
#giaophanbaria #gpbr #suyniemhangngay #suyniemloichuahangngay #muathuongnien