Lễ ban ngày Giáng sinh
Theo vết chân Ngôi Lời nhập thể
GHHV Pio X Đà Lạt
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Bài Tựa này có thật sự dẫn vào những gì sẽ nói trong Tin Mừng thứ 4 không ?
2. Các Tin Mừng khác mở đầu bằng cách nào? Việc đối chiếu với Gioan có giúp ta biết được gì chăng ?
3. Đâu là cơ cấu và chuyển động nội tại của Bài Tựa? Cơ cấu đó có soi sáng ý nghĩa đoạn văn không ?
4. Bài Tựa của Gioan khác biệt với Huấn ca 24 ở những điểm nào ? Khác biệt ấy phát xuất từ đâu ?
5. Từ ngữ “Lời” có ý nghĩa gì? Nó liên hệ làm sao với các yếu tố khác như Sự Sống, ánh Sáng, Tối Tăm, Chứng từ, Thế gian v.v…
6. “Lời đã thành xác phàm” (c. 14). Đâu là tính cách nghịch lý của lời tuyên bố này ?
7. Thử tìm xem trong Bài Tựa, cái gì và câu nào cho biết môi trường đã phát sinh ra nó ?
8. Bài học sâu xa thánh Gioan muốn dạy qua đoạn văn này là gì? áp dụng nó làm sao trong thời đại chúng ta?
Qua bao thế , Bài Tựa của Tin Mừng Gioan, dù được đọc đi đọc lại mỗi ngày (trong phụng vụ Thánh lễ thời trước), vẫn không cũ kỹ đi với thời gian ; ngày nay, ta vẫn còn cảm thấy ngỡ ngàng trước trang sách ấy. Những tiếng rất đơn sơ, quá đơn sơ, như “ánh sáng , “tối tăm”, “thế gian”, xác thịt”, vẫn không cạn ý trước bao lời chú giải.
Dĩ nhiên, việc đọc bản văn này đã ra nhiều vấn đề. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất, đồng’ thời cũng hơi rắc rối, là vai trò của chữ “Ngôi Lời”. Chữ ấy phát xuất tù đâu và muốn nói lên sự gì ? Nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra, không tránh khỏi : đâu là mối liên hệ giữa hai lần đề cập đến Gioan (Tẩy giả) và phần còn lại của bản văn? Việc phụng vụ cho phép bỏ hai đoạn này (bài đọc ngắn) Có chính đáng không? Nơi câu 13, phải đọc Người … do bởi Thiên Chúa mà được sinh ra” hay “họ … do bởi Thiên Chúa mà được sinh ra “? Các nhà chuyên môn còn vấp phải nhiều vấn đề khác nữa Chẳng hạn như người ta nhận thấy các ấn bản Tin Mừng không dịch câu 3 và 4 như nhau.
Muốn hiểu đoạn văn này, tốt nhất nên trả lời các câu hỏi sau đây:
Bài Tựa có thật sự đẫn vào những gì sẽ nói trong Tin Mừng thứ 4 hay không ?
Các Tin Mừng khác mở đầu bằng cách nào? Việc đối chiếu với Gioan có giúp ta biết được gì chăng?
– Đâu là các trang Kinh thánh mà đoạn văn này tham chiếu nhiều hơn cả ?
1. a- Tin Mừng thứ 4 đã biết qua một thời gian soạn thảo lâu dài và phức tạp. Bài Tựa là một trong những bản văn sau cùng. Nó cũng rất hết so với toàn bộ các Tin Mừng và ngay cả toàn bộ Thánh Kinh. Thành ra phải tìm văn mạch của nó theo từng mức độ khác nhau ấy.
Trước tiên bản văn quy chiếu cuốn Tin Mừng mà nó dẫn vào Có thể bảo nó đã hoàn toàn chứa đựng Tin Mừng đó rồi. Thật vậy Tin Mừng thứ 4 không theo một khai triển đường thẳng như Tin Mừng nhất lãm; đúng hơn nó gồm một loạt bài trình bày có hình đồng tâm, mỗi bài lấy lại cùng những chủ đề chính nhưng tiến xa hơn. Các chủ đề này rõ ràng được tập trung trong câu kết của cuốn sách, câu kết đó cho thấy tác phẩm đã được viết để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kàtô, Con Thiên Chúa, và nhờ tin anh em được sự sống …” (20, 30- 31).
Địa vị thiên sai và thần linh của Chúa Giêsu, việc ban sự sống cho loài người, và ban nhờ một mình đức tin, ba chủ đề ấy cứ gặp lại mái trong mỗi phần chính của cuốn sách. Ta cũng gặp chúng trong Bài Tựa, vì Bài Tựa cho thấy Ngôi Lời và Con là nguồn mạch duy nhất tuôn chảy Sự Sống cho loài người qua máng đức tin.
Thành ra Bài Tựa thực sự dẫn vào Tin Mừng thứ 4. Nhưng thử hỏi có đóng vai trò như vậy đối với toàn thể truyền thống Tin Mừng không ?
Khi so sánh cách thức mở đầu của các Tin Mừng, ta thoạt có cảm tưởng chân trời suy niệm không ngừng lùi xa. Mátcô hình như xác định “khởi nguyên Tin Mừng” “vào những ngày của Gioan Tẩy giả ” (1, 1 ; Cv 1, 22) ; Mátthêu và Luca thì vào tuổi thơ ấu của Chúa Giêsu, còn Gioan vào khởi nguyên vĩnh cửu của Ngôi Lời. Thật ra, các tương quan ấy phức tạp hơn nhiều.
– Mc đặt ta đối diện ngay với “Chúa Giêsu-Kitô, Con Thiên Chúa”. Thế mà đó cũng là những hạn từ Gioan dùng để kết thúc Tin Mừng, như trên vừa bảo.
– Mt thì thiết lập một so sánh giữa thời thơ ấu Chúa Giêsu và thời thơ ấu của môi sen. Đối chiếu hai khuôn mặt ấy chẳng phải là ưu tư của Gioan trong Bài Tựa đó sao (c. 17) ?
– Lc lại thích song đối Chúa Giêsu và Gioan Tẩy giả. Gioan cũng bận tâm đến điều ấy (cc. 6-8.15).
Nếu lên cao nữa trong truyền thống sơ khai và tham chiếu lược đồ đã tóm tắt cuộc đàm thoại giữa Phêrô và Cornêliô, ta tìm được câu này: “Ngài đã phái Lời đến cho con cái Israel, loan báo Tin Mừng cho họ … nhờ Chúa Giêsu-Kitô ; chính Người là Chúa muôn loài” (Cv 10, 36).
Nói tóm, để mở đầu một sách Tin Mừng, các văn sĩ đều bận tâm trình bày cho thấy Chúa Giêsu vượt quá mọi khuôn mặt nhân loại, cho dù khuôn mặt ấy có vĩ đại như Môisen và Gioan Tẩy giả chăng nữa: vì chính trong cung lòng Chúa Cha mà Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể dẫn đưa ta vào Gioan, sau nhưng hơn hẳn các tác giả khác, đã biết diễn tả điều ấy và đã dựng ngay ngưỡng cửa Tin Mừng cái “trụ lang” cần phải dựng lên.
Bên kia trụ lang đó, trong văn mạch của toàn thể Kinh Thánh, trang đầu tiên của Tin Mừng Gioan rõ ràng quy chiếu trang đầu của bộ Thánh Kinh: “Từ nguyên thủy …”. Điểm tương hợp ấy nói lên chủ ý tác giả muốn làm nổi bật điều này: cái mà vị sứ đồ biết được về Ngôi Lời Sự Sống và làm chứng qua Tin Mừng, đã thoát ra khỏi khuôn khổ hạn hẹp của cộng đoàn sơ khai để đem lại ý nghĩa cho bất cứ vật gì hiện hữu và làm nổi bật mối tương quan giữa vũ trụ với Đấng tác tạo mọi loài.
Biểu lộ mối dây liên kết toàn thể thụ tạo với Ngôi Lời tác nhân Sáng tạo, đồng thời mặc khải mối dây liên kết Ngôi Lời với Chúa Cha, để rồi nhờ đó giải thích vận mệnh của Chúa Giêsu Nadarét trong Tin Mừng, đó là phận vụ mà văn mạch xem ra muốn chỉ định cho Bài Tựa. Nhưng phận vụ đó sẽ được hoàn tất như thế nào?
b- Ý nghĩa Gioan muốn mặc cho trang này trước hết biểu lộ qua cách thức ông dùng để biên soạn nó. Việc đối chiếu bản văn với hai nơi sẽ cho thấy cơ cấu ông chọn và chuyển động ông muốn đặt trong Bài Tựa này.
Trước hết, có thể đối chiếu với Gioan 16, 28 trong ấy Chúa Giêsu tuyên bố :
Ta đã xuất tự Cha mà về cùng Cha
Và đã đến trong thế gian. Bây giờ Ta lại bỏ thế gian
Chúng ta được một chuyển động Cha-thế gian-Cha; chuyển động này có thể biểu diễn bằng một đường cong parabol, tương tự như lộ trình mà thánh thi trong thư Philip (2,6-11) đã vạch : địa vị thần linh-hạ mình-tôn vinh.
Bài Tựa cũng mở đầu và kết thúc bằng việc cho thấy Ngôi Lời ở bên Thiên Chúa (c. 1) và Con trong lòng Cha (c. 1 8). Giữa hai nút của đường cong, có mô tả sứ mệnh. Cha Ngôi Lời là Đấng, sau khi tham dự vào việc Sáng tạo và “định cư ” nơi nhà Người, giữa dân Thiên Chúa để mặc khải Ngài cho loài người, đã lại trở về với Cha.
Ngôi lời ở bên Thiên Chúa (c. 1) Con trong lòng Cha (c. 18)
đến trong thế gian (c. 9)
Chúng ta vừa nêu bên, trong bản văn Gioan, một lối đóng khung, bao hàm (c. 1 : Lời trong Thiên Chúa; c. 18 : Con trong lòng Cha). Phương thức này ám chỉ một sự tương đương giữa câu đầu và câu cuối. Thành ra đối với tác giả, đó là một cách thức nhấn mạnh sự hiệp thông vĩnh cửu giữa Con với Cha, và trình bày Ngôi Lời trong Thiên Chúa như Con nhập thể.
Đi vào chi tiết, ta có thể xếp đặt các yếu tố của đoạn văn trên hai nhánh của một parabol như sau: ở hai đầu nằm hai câu 1 và 18, nói về Ngôi Lời bên Thiên Chúa và Con độc nhất trong lòng Cha. Đọc theo lộ trình, đối xứng với nhau có các câu nhắc tới sự trung gian độc nhất của Ngôi Lời trong thế gian (cc. 3 và 4-5) cũng như trong Dân Thiên Chúa, dân mà Người mang lại cho nhiều điều hơn môi sen (c.16-17). Cũng phân ra hai bên hai lời ám chỉ Gioan Tẩy Giả (cc. 6-8 và 15) và hai câu nói đến việc Ngôi Lời đến trong thế gian để soi sáng cho nhân loại (c.9) và nhập thể để ở giữa chúng ta (c. 14). Sau cùng, các câu 10-13, tạo thành đáy của parabol, diễn tả thái độ của con người trước Ngôi Lời. Thế gian và thân thuộc từ chối Người, nhưng một số khác đón nhận, và ai đón nhận thì được Người cho làm con Thiên Chúa. Hậu quả và mục đích của Nhập thể là ở chỗ đó: Như thế, “cao điểm” của Bài Tựa chẳng phải là một lịch sử của Ngôi Lời độc lập với lịch sử của chúng ta, song là một lời mời gọi trách nhiệm và đức tin ta: nhờ đức tin, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa … Bài Tựa quả có mục đích đối chất chúng ta với Ngôi Lời đang hiện diện vậy. (ở đây chúng tôi mạn phép tóm tắt tư tưởng quá phức tạp của tác giả, xin độc giả thông cảm. Lời người dịch).
– Cơ cấu của Bài Tựa dưới hình thức thánh thi phụng vụ cũng còn có thể đem đối chiếu với nhóm thánh thi nói về Đức Khôn Ngoan (Cn 8, 22- 36 ; Hc 24) hay thánh thi của thư Colôsê (1, 15-20). Phải công nhận là nó rất giống thánh thi nói về hành trình của Đức Khôn Ngoan, được mô tả trong Huấn ca 24. Thật vậy người ta tìm thấy trong đó những điểm sau ‘đây: Đức Khôn Ngoan chia sẻ sự thân mật với Thiên Chúa (c.3), được phúc có trước mọi loài (c.3.9), tham dự vào công trình tạo dựng (cc.3b.5), rồi được Thiên Chúa sai vào trong thế gian (cc. 6.7) định cư giữa dân ngôi (c.8), trong Đất thánh (c.10) và tù đó, vung vãi ân huệ địa động cho những ai ao ước và vâng phục mình (cc 30-34). Tất cả các điểm vừa nói cũng có thể nhận ra dễ dàng trong Bài Tựa. Nhưng chính sự đồng nhất cơ cấu đó góp phần vào việc làm nổi bật các điểm mới mê lạ lùng của tư tưởng Gioan.
Nơi sách Huấn ca, Đức Khôn Ngoan chỉ gặp được sự tiếp đón nồng hậu khi đến Israel. Thế mà, như ta đã thấy, nơi Bài Tựa thì khác: thảm kịch từ chối mà Ngôi Lời vấp phải khi đến “nơi nhà Người ” chiếm giữ phần trung tâm của văn bản. Đó là vì đằng sau sự tương đồng giữa hai cơ cấu, có một dị biệt căn bản. Ben Sira chấm dứt đoạn văn của mình với câu nói: “Mọi điều ấy chính là … Luật Môisen đã truyền” (Hc 24,23). Còn Gioan lúc đi đến điểm đó trong bài của ông, thì viết ngược lại: “Luật đã được ban nhờ Môisen, ơn sủng và sự thật thì nhờ Chúa Giêsu Kitô”. Do đâu mà có sự khác biệt ấy? Thưa vì giữa Gioan và bản văn cảm hứng cho ông, có một khoảng cách phân rẽ kinh nghiệm sống với suy tư suông. Gioan sử dụng nguồn liệu nhưng không bao giờ quên là mình đã sống với Giêsu Nadarét. Tất cả điểm mới mẻ trong bản văn của ông qui về kinh nghiệm ấy. Sở dĩ Gioan thích tước hiệu Logos – Lời hơn tước hiệu Khôn Ngoan, là vì tước hiệu đầu đối với ông xem ra tổng quát hơn, bao hàm được khả năng sáng tạo, mặc khải của Đức Khôn Ngoan và vai trò qui phạm của Torah (Lề Luật), cũng như bao hàm các cuộc can thiệp của Thiên Chúa nhằm
cứu vớt Israel nhờ hành động toàn năng của Lời Ngài coi Is 55, 10- 11 ; Tv 107, 20 ; 147, 18 ; Kn 19, 14- 15). Đối với Gioan, Chúa Giêsu Kitô là tất cả những điều ấy cùng một lúc.
Một dị biệt thứ nhì giữa Gioan và Huấn ca là sự có mặt của hai đoạn đề cập đến Gioan Tẩy giả trong bản văn Gioan (cc. 6-8. 15). Sỡ dĩ chúng được nổi bật là vì nếu bị loại bỏ, bản văn sẽ đọc rất xuôi xắn, liên tục. Vậy tại sao tác giả Tin Mừng lại đưa chúng vào ? Thưa, vì một lần nữa, Gioan không nói đến cuộc hành trình lý thuyết của Đức Khôn Ngoan, nhưng nói đến cuộc hành trình đích thực, lịch sử của nó trong Chúa Giêsu qua Tin Mừng, một hành trình có tiền hô là Gioan Tẩy giả.
Như vậy, cơ cấu Gioan dùng có một ý nghĩa: nó cho thấy bản văn ngụp lặn vào một trong những dòng sâu nhất của truyền thống Thánh Kinh khi kéo dài suy tư về Lời, về Khôn Ngoan và Lề luật. Những thay đổi mà tác giả đưa vào bản văn cho thấy cách thức ông pha trộn suy tư thần học và kinh nghiệm về Chúa Giêsu. Chúng ta đã tìm một chuyển động, chúng ta giờ gặp được nó, đó là chuyển động mà trong đó, qua hoạt động của Lời, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hãy sinh lại bằng đức tin vào Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Đấng được lời sứ đồ làm chứng cho.
2. Bài Tựa gồm các yếu tố chính sau đây Lời, Sự Sống, Anh Sáng, Tối tăm, Chứng từ, Thế gian, Đức tin, Tử hệ thần linh, Nhập thể của Ngôi Lời, ân sủng và Sự Thật … Tất cả các yếu tố ấy đều được xếp đặt quanh yếu tố Lời, nên dễ dàng giúp ta xác định nội dung của nó. Xin lưu ý là từ ngữ Lời mà ta hằng đề cập trong bài khảo cứu này chỉ xuất hiện dưới hình thức “Ngôi Lời ” trong các “bài tựa” của Gioan mà thôi: bài tựa đầu Tin Mừng và bài tựa của thư thứ nhất. Trong khuôn khổ đã xác định trên kia, Lời hiện ra cho chúng ta với những đặc điểm như sau :
a-trước tiên, nó là “Lời Thiên Chúa”. Trong Cựu ước, thành ngữ chỉ sự hiện diện tác động và mặc khải của Thiên Chúa. Điểm mới mẻ của Gioan, đó là đã đồng hóa Lời với chính con người Chúa Giêsu.
Điều này biểu lộ ngay đầu bản văn (cc. 1- 2), nhưng càng đào sâu sau đó, bởi vì lộ trình “kiểu parabol” thiết lập một sự tương đương giữa Lời và Ngôi Con. Thành ra trước hết chính trong tương quan với Cha mà ta phải khảo sát hoạt động của Lời Thiên Chúa, Ngôi Lời nhập thể, và tất cả hoạt động cứu rỗi của Người, đặc biệt là hoạt động được đề cập trong Tin Mừng Gioan mà Bài Tựa mở màn cho. Sau cùng hoạt động đó không có mục đích nào khác là đưa chúng ta vào cuộc đối thoại vĩnh cửu giữa Cha và Con.
Hãy ghi nhớ điều này: công việc của các nhà chú giải chính là giải thích ý nghĩa hoạt động của Lời Thiên Chúa, nên do đó nhắm mục đích thúc đẩy ta đi vào đối thoại với Cha nhờ Con Nhà Chú Giải đích thực về Lời Thiên Chúa phát xuất từ Cha.
b-Lời Thiên Chúa, bắt nguồn từ Cha và lấy Con làm tác nhân, đã tung hoành trước tiên trong lãnh vực Sáng tạo. Về đề tài này, Bài Tựa đưa ra một khẳng định căn bản. Việc tạo dựng chỉ được hoàn thành trong Chúa Kitô, và người ta chỉ khám phá ra chân lý này sau khi đã đi sâu vào mầu nhiệm tử hệ của Chúa Giêsu. Phaolô có nói với tín hữu Côlôsê một công thức có lẽ minh bạch hơn: “Mọi sự đã được dựng nên nhờ Người và cho Người ” (1, 16). Khải huyền cũng bảo: “Ta là Alpha và Omega” (22, 13).
Người ta cũng có thể soi sáng điểm trên với lời công bố về chiều kích vũ trụ của Chúa Kitô Lời Thiên Chúa: cho mọi loài Người là Sự Sống, cho mọi kẻ đến trong thế gian, Người là Anh Sáng. Bởi vì chính Người liên kết chặt chẽ với Cha, nên mọi người mọi vật đều kết liên với Người cũng bằng những mối đây ấy, đến nỗi ai từ khước là tự xô mình vào chốn tối tăm và bị tiêu diệt.
Mối dây nối kết loài người với Chúa Kitô Lời Thiên Chúa càng trở nên chặt chẽ hơn nữa, hay mặc một hình thức đặc biệt đối với những kẻ mà bản văn gọi là “thân thuộc của Người” (c. 11). Nhóm của họ trong thực tế lan rộng đến tất cả những ai thừa nhận trong đức lin Chúa Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa. Điều này cho phép la nói tới chiều kích Giáo Hội của Ngôi Lời: tin vào Người, tức là gia nhập và đồng thời tạo nên một cộng đoàn. Dĩ nhiên không phải là thứ cộng đoàn khép kín, đặc thù như trường hợp của Do thái giáo chính thức thời bấy giờ: Tiêu, chuẩn thuộc về cộng đoàn Ngôi Lời lập ra thuộc bình diện phẩm tính và ý thức, nên ai trong thế gian gia nhập cũng được.. Nghĩa là bên kia các ranh giới, đức tin cho phép mọi người trở thành “con cái” Thiên Chúa vậy. (Gioan dùng chữ “con cái” để duy trì sự khác biệt giữa hy ngữ uios: con và tekna: con cái).
Song loài người vẫn có thể từ chối mối liên hệ ấy với Lời Thiên Chúa. Những ai không đón nhận Người đều là con của tối tăm (cc.5-10). Thành ra, đó chính là một thảm kịch đang diễn ra quanh Lời, thảm kịch mà mỗi người đều đương đầu cách này hay cách khác.
c. “Lời ấy đã thành xác phàm”. Ta biết rằng trong quan niệm Gioan về ơn cứu độ, việc Nhập thể cứu chuộc chiếm địa vị ưu tiên. Và nếu nhớ lại hậu cảnh Thánh Kinh phong phú đã gợi lên lúc nãy, ta mới thấy được tính cách nghịch lý của lời tuyên bố trên. Tác giả Tin Mừng dám nói về một con người xác thịt tất cả những gì người ta chiêm ngưỡng trong Đức Khôn Ngoan. Hơn thế nữa, ông còn cả gan áp dụng cho Người các thuộc tính mà Thiên Chúa thường dùng để định nghĩa mình trong Cựu ước khi Ngài tự xưng là Đấng “giàu lòng nhân ái và tín trung” (Xh 34,6), một thành ngữ bản 70 dịch là “ân sủng và sự thật” và được Gioan lấy lại (c. 14). Nhưng tác giả còn thêm: “ân sủng và sự thật ấy đã được ban nhờ Chúa Giêsu Kitô” (cc.16-17). Nói vậy, ông muốn bảo rằng mức sung mãn sự sống thần linh, viên mãn mặc khải và sung mãn hồng ân tình yêu nới Chúa Kitô là một sự sung mãn có tính cách năng động, muốn được thông ban, chia sẻ … Thành ra, khi cần phải xác nhận tử hệ thần linh và tính cách lịch sử của Chúa Kitô trong một bản xưng tín không đưa đến “nhất tính thuyết” (chối bỏ nhân tính của Ngôi Con) hoặc “nghĩa tử thuyết” nào đó (quên địa vị thần linh của Chúa Giêsu), thì tác giả Tin Mừng quả là người hướng dẫn tốt nhất của ta vậy.
Từ ngữ Hy lạp được Gioan dùng để nói “Người đã lưu trú giữa chúng ta”, eskènôsen, đọc lên nghe na ná như từ ngữ Hy bá shakân (lều). Nên nếu dịch sát tiếng sẽ như thế này: “Người đã cắm lều giữa chúng ta”. Câu nây làm liên tưởng tới việc Thiên Chúa lưu trú giữa dân Ngài thời Cựu ước : trong Nhà xếp Xuất hành (Xh 25,8; 29,45) trong Đền thờ Giêrusalem (1V 8, 12; Ed 37,27) và việc Ngài sẽ cư trú giữa nhân loại khi thời thiên sai đến (Gr 4, 17 ; Dcr 2,14). Tất cả các thành ngữ ấy đều có chung một điểm là cho thấy Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu đối với nhân loại bằng cách đến chia sẻ đời sống của họ, và một ngày nào đó sẽ biểu lộ tình yêu ấy cách kỳ diệu hơn cả qua việc Nhập thể.
Tính cách phi thường của lời công bố mà Gioan đưa ra hình như còn nằm chỗ này là: nơi câu 1, ông nói đến Con-ngôi Lời ở thì bán khứ (imparfait, diễn tả một hành động kéo dài) trong lúc ở câu 14, ông đề cập Ngôi Lời nhập thể với thì aoriste (diễn tả trong hy ngữ một hành động xác định). Sự tương phản giữa hai lời khẳng quyết đó làm nổi bật sự nghịch lý của con người Chúa Kitô, Đấng vừa siêu việt vừa gần gũi.
d-Sau cùng, Lời nhập thể ấy là nguyên do của sứ mệnh tông đồ, vì chính Ngôi Lời thành xác phàm là Đấng mà các môn đồ đã thấy và làm chứng cho. Người ta ghi nhận sự hiện diện của các sứ đồ giữa lòng Bài Tựa: “Chúng tôi đã thấy vinh quang Người” (c. 14). Sự hiện diện ấy kêu mời ta quan tâm đến vai trò họ đã chu toàn từ khởi thủy Giáo Hội, một vai trò còn sõng động trong Giáo Hội mãi mãi.
“Chúng tôi đã thấy”: đó vừa là lý do làm sứ đồ, vừa là nội dung của sứ điệp họ. Trong Gioan, “thấy” đi liền với tin. Thấy nhân tính của Chúa Giêsu và nhận ra Người “đầy ân sủng và sự thật” có nghĩa là chấp thuận các hồng ân của Giao ước mới (biết Thiên Chúa và tham dự vào sự sống sung mãn của Ngài), để rồi công bố ra. Tất cả sứ mệnh tông đồ là như thế vậy.
3. Môi trường đã khai sinh ra Bài Tựa và những vấn đề mà Bài Tựa muốn giai quyết bộc lộ ra đặc biệt nơi các câu nói về Gioan Tẩy giả. Có lẽ các câu này phát xuất do một ý hướng tranh biện chống lại một vài đồ đệ Gioan, những người, mà vào thời biên soạn dứt : khoát Tin Mừng thứ 4, vẫn còn dừng lại ở ông thay vì đi đến Chúa Giêsu.
Môi trường ấy ta cũng có thể nhận ra nơi sự chín mùi suy tư của tác giả. Từ khởi thủy truyền thống sứ đồ, diễn từ của Phêrô cho Comêliô đã có đề cập đến việc Chúa Giêsu “đi qua”giữa thân thuộc Người trong lời sau đây: “(Thiên Chúa) đã phái Lời Ngài đến cho con cái Israel, loan báo Tin Mừng bình an nhờ Chúa Giêsu Kitô; chính Người là Chúa muôn loài- (Cv 10, 36). Câu này đã vạch ra chỗ đứng cho Bài Tựa ngay ngưỡng cửa của Tin Mừng và đã nêu lên các chủ đề của nó. Mối tương quan giữa Lời và con người Chúa Giêsu sẽ được Phaolô đào sâu (1Cr 8, 6), và ta cũng tìm được những âm vang của tương quan ấy trong truyền thống Nhất lãm (Mc 4,1-9 ss). Chẳng hạn Lc, người đầu tiên, đã đặt một “bài tựa” đầu Tin Mừng của ông khi nói đến tất cả những ai đã “phục vụ Lời” (Lc 1, 1- 4). Thành ra Tin Mừng 4 nằm ở điểm kết thúc của hai truyền thống văn chương và thần học ấy. Nó thu nhận chứng từ của người môn đồ đầu tiên, một chứng từ không ngừng được đeo sâu bởi các cộng đoàn của Gioan qua cả một cuộc sống Giáo Hội lâu dài. Dưới ánh sáng của Kinh thánh (đặc biệt các văn phẩm về Khôn ngoan), và của kinh nghiệm sứ đồ, các cộng đoàn đó đã cố gắng_tìm hiểu ngày càng hơn mối tương quan nhiệm mầu nối kết Lời Thiên Chúa với con người của Chúa Giêsu Nadarét.
Suy tư ấy đã được diễn tả với những từ ngữ thịnh hành trong các trào lưu tư tưởng hy lạp ở Ephêsô vào cuối thế kỷ 1 như logos, cosmos … Nhưng các hạn từ này đã bị đổi nghĩa: không còn vấn đề lý tính hay vấn đề giải thích, nhưng là vấn đề đón nhận một con người đang chất vấn nhân loại và đang bộc lộ ý nghĩa sau cùng của lịch sử Người cho những ai đáp trả lời Người kêu gọi.
4. Ai mạo muội bàn về Bài Tựa của Gioan dễ liều mình bỏ quên hơn là đem ra ánh sáng nhiều khía cạnh phong phú của nó. Chúng ta hãy thử nêu lên một vài điểm chủ yếu, để gọi là khai mở vấn đề.
Công việc của tác giả Tin Mừng đã tồ ra một sự quân bình hoàn toàn giữa truyền thống và tiến bộ; chính bên trong những hình thức dần dần kiện toàn mà Gioan, qua một vài chỗ sửa chữa thêm thật đầy ý nghĩa, đã làm nổi bật những giá trị mới, mới đến nỗi gây vấp phạm trầm trọng cho những ai tự đóng kín trong những lược đồ xưa cũ.
Sự quân bình đó phản ảnh một quân bình khác, cũng do tác giả thiết lập quân bình giữa Thánh Kinh và biến cố: đối với ông, biến cố soi sáng Thánh Kinh và Thánh Kinh giải thích cùng diễn tả biến cố. Chính từ những nhận xét thuộc loại đó mà người ta có thể tiến tới vững tâm hơn trong các cuộc tranh luận hiện thời về chỗ đứng của Cựu ước trong suy tư ki tô giáo và, rạng hơn, chỗ đứng của Thánh Kinh trong đời sống.
Người ta cũng nhận thấy: tác giả đã khéo léo liên kết hai nền văn hóa ông tham dự vào. Trong một thời đại thay đổi văn hóa như hiện nay, đó là điều đáng được ta suy tư để cố gắng đi tìm một ngôn ngữ cho đức tin vậy.
Sâu xa hơn, ta sẽ phải ghi nhớ chân lý này: con người Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và người thật; đã là nơi mặc khải Ngôi Lời, Người vẫn tiếp tục đóng vai trò bất khả thay thế ấy. Nắm được tất cả tầm mức ý nghĩa của việc Nhập thể thật vô cùng khó khăn, vì như Gioan, ta chỉ đi vào được mầu nhiệm Chúa Kitô khi biết quan tâm đến thực thể nhân loại của Người, khi luôn nhớ rằng Người cũng hiện diện trong một- xác thịt vững chắc như ta.
Sứ điệp năng động mà Bài Tựa đưa ra là: Chúa Kitô đã đến ở giữa chúng ta với tư cách Đấng được Cha sai đến (một chữ gặp 40 lần trong Tin Mừng thứ 4, dùng để gọi Chúa Giêsu). Người không đến để sống bất động tĩnh giữa nhân loại, song để làm cho họ biết Cha và được sống Sự Sống của Ngài. Người làm cho Lời Thiên Chúa hiện diện trong thế gian như một lời kêu gọi, một sự khiêu khích, bởi vì đứng trước Chúa Kitô, thì ngoài việc từ chối hay đón nhận, chẳng có con đường nào khác. (Bài của Roger Varro, trong Gillesl Becquet, Lectures d’evangiles pour les dimanches ét fêres des ftemps pnncipaux de l’année B. Seuil. Tr.89- 1 03.)
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1 . “Người đã đến nơi nhà Người mà người nhà đã không tiếp nhận Người ” (Ga 1, 11). Lời này tóm kết tình cảnh bi thảm của Ngôi Lời Nhập thể. Tình cảnh ấy bắt đầu từ lúc Chúa Giêsu chào đời (câu chuyện Giáng sinh đêm rồi) và kéo dài cho đến khi Người bị căng thây trên thập giá. Thế nhưng Ngôi Lời vẫn “đến trong thế gian” và “ở giữa thế gian” vì thế gian cần “ân sủng và sự thật”. Tình cảnh Kitô giáo không khác gì tình cảnh vị sáng lập, số phận Kitô hữu chẳng hơn gì số phận của Thầy mình. Lịch sử 2000 năm Giáo Hội cho thấy quá rõ điều đó Nhưng Kitô hữu vẫn phải đi vào trần gian, Giáo Hội vẫn phải nhập cuộc vào thế giới, vì thế giới đang cần tình yêu, ân sủng và sự thật. Nghịch cảnh chống đối càng lớn thì Kitô hữu lại càng lăn mình vào, để ánh sáng Chúa Kitô nơi họ “rạng ngời trong tối tăm” (c .5).
2. Hơn các tác giả Tin Mừng khác, thánh Gioan đưa ta vào tận bản tính thâm sâu của Chúa Giêsu, cho ta đối diện với Ngôi Lời vinh cửu của Thiên Chúa. Sở dĩ ông làm được việc ấy là vì chính ông cũng đã đi vào cõi sâu kín của Thầy mình, đã kinh nghiệm hơn ai hết thực thể nhiệm mầu của vị Tôn sư. Ông không tự nhận là “môn đồ Chúa Giêsu yêu mến” và truyền thống chẳng gọi tác phẩm của ông là “Tin Mừng thiêng hứng” đó sao? Càng gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu, ta càng khám phá hơn mỗi ngày con người bí ẩn, phi thường, siêu việt của Người với những chiều kích bao la, vô tận. Lòng mến và đức tin là cửa ngõ đi vào Tình Yêu tuyệt đối, ánh Sáng siêu phàm. Còn đối với khối óc tò mò, đam mê tri thức, Thiên Chúa muôn đời vẫn là một bí ẩn, một ý niệm mơ hồ.
3. Chúa Kitô là ánh sáng đánh tan mê muội. Tự mình chúng ta hầu như không biết gì về Thiên Chúa. “Đấng Con Một ngự trong lòng Cha, chính Người đã mặc khải Thiên Chúa”. Không có Chúa Giêsu ki tô, chúng ta sẽ sống trong một sự vô minh dày đặc. Không trực giác nào về Thiên Chúa, dù đẹp đẽ nhất, đã có thể vượt qua khỏi ranh giới của con người, bởi vì cái cốt yếu nằm bên kia ranh giới ấy. Trí khôn nhân loại nào đã dám nói đến việc trở nên con cái Thiên Chúa như Tin Mừng bao giờ đây?
4. Chúa Kitô soi sáng cho ta biết đánh giá con người. Khi tuyên bố mọi người đều được mời gọi làm con Thiên Chúa, Người mở ra cái bề sâu của những tương quan liên kết con người với nhau. Những tương quan áy có một định luật, là bác ái là tình yêu. Tình yêu giữa người và người chỉ đạt bản chất đích thựv và sẽ tăng cường độ nếu được đặt dưới luồng điện của tình yêu Thiên Chúa. “Ai yêu anh em, kẻ ấy ở trong ánh sáng” (1 Ga 2, 10). Một tình yêu đích thực giữa người Kitô hữu với nhau và của người Kitô hữu với mọi người, đó phải là ánh sáng mà ta có sứ mệnh mang đến cho thế gian hôm nay. Bao lâu nó tinh tuyền, nó sẽ gặp phải sức chống đối của tối tăm, nhưng kẻ nào đón nhận nó, sẽ đi trên con đường trở nên con cái Thiên Chúa.