Lễ ban ngày Giáng sinh
Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm
Chú giải của của Fiches Dominicales
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
+ Bài ca thay lời mở đầu.
Matthêu mở đầu tác phẩm bằng gia phả Đức Giêsu, con vua David, con Abraham. Luca mở đầu “câu chuyện về những biến cố đã được thực hiện giữa chúng ta”(1, 1) bằng một trình bày tỉ mỉ về thời thơ ấu của Chúa Giêsu: cuộc đời Đức Kitô vừa được dẫn nhập, vừa được báo trước. Còn Marco thì, như chúng ta đã thấy trong Chúa nhật thứ II Mùa Vọng, bằng lòng đặt cho cuốn sách của ông một đề tựa rất có ý nghĩa: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”.
Còn Gioan khai mào Phúc Am bằng một bài ca, mà nhiều nhà chú giải nghĩ đã được hát trong cộng đoàn Kitô giáo của Gioan trước khi được đặt vào đầu sách Phúc Âm thứ tư. Theo kiểu “mở đầu” của một bản nhạc giao hưởng hơn nữa, theo kiểu một chương cuối, bài ca ngợi khen phối hợp các chủ đề bằng một lối nói ngắn gọn về hiệu quả.
Alain Marchadour giải thích: “Đi tìm cho Phúc Âm của mình một dẫn nhập, Gioan đã chọn bài ca ngợi khen một đoạn mở đầu rất du dương, tuần tự kể ra những chủ đề lớn của Phúc âm: Đức Giêsu mà Phúc Âm sắp kể lại lịch sử giữa loài người, được giới thiệu ở đây với nguồn gốc và khởi đầu của Ngài. Ngài là “Ngôi Lời có trước từ khởi thuỷ, thân mật với Thiên Chúa (Ngài hướng về Thiên Chúa) đến nỗi thi sĩ khẳng định Ngài là Thiên Chúa. Vai trò của Ngài đối với loài người vượt khỏi dân Israel, bởi vì Ngài là Đấng tạo hoá, là Sự Sống và Anh Sáng cho tất cả những ai sinh ra trong trần gian? Nhập thể đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử Ngôi Lời, cuộc gặp gỡ quyết định với loài người, và dân Do Thái: Kẻ thì ruồng bỏ, người thì đón nhận: đó là cộng đoàn Kitô hữu. Bài ca ngợi khen này long trọng kể lại hành trình của Ngôi lời từ khi còn ở nơi Thiên Chúa (1, 2), đến giữa loài người (3-5), chọn Israel (9-11), rồi việc Nhập thể (14) cho đến việc Ngài lại đến, “Ngài là Đấng ở trong Thiên Chúa Cha” (L’evangile de Jean, Centurion, 1992, trang 31). Chúng ta hãy triển khai bài ca ngợi, từng đoạn một.
Gốc tích huyền nhiệm của Đức Giêsu, Ngôi Lời Tác Tạo:
+ Hai chữ đầu tiên: “khởi đầu” liên kết việc Đức Giêsu đến với những chương đầu của sách Sáng Thế. Như vậy, Đức Giêsu được đọc lại từ lúc khởi đầu của mạc khải: trong suốt cuốn Phúc âm, Ngài được giới thiệu như là kết quả của tất cả những mạc khải, là Đấng mạc khải tối cao, tặng vật cuối cùng của Thiên Chúa, con đường duy nhất có thể đạt tới ơn cứu độ, khuôn mặt Thiên Chúa ở giữa loài người” (A. Marchadour, O.C. trang 34).
+ “Ngôi Lời Thiên Chúa” (thuật ngữ riêng của Gioan trong Tân ước) trước hết được giới thiệu trong việc Ngài đã có từ trước muôn thuở, tính thân mật vĩnh cửu với Thiên Chúa Cha, sự phân biệt của Ngài với Cha Ngài, thiên tính của Ngài: “Ngôi lời ở cùng Thiên Chúa, Ngôi Lời là Thiên Chúa. Tiếp đến, bài ca ngợi khen loan báo tính cách phổ quát của công trình sáng tạo của Đấng là Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa: “Nhờ Ngài, tất cả được tạo thành, và không có Ngài thì chẳng có gì được tạo thành đồng thời, Ngài ban sự sống cho thế giới, Ngài đưa thế giới đến sự hiện hữu.
– Ngôi Lời Thiên Chúa, ánh sáng và sự sống cho nhân loại.
Gần với Thiên Chúa, và là chính Thiên Chúa, từ khởi thuỷ Ngôi Lời sống mối liên lạc duy nhất với con người. Ngài không chỉ là tạo hoá; Ngài là “Sự Sống” và “Anh Sáng”. Ngài không chỉ là nguồn mạch của tất cả sự sống; kết quả của sự hiện diện Ngài giữa loài người là sự biểu lộ và hiệp thông của đời sống siêu nhiên. Ngài cũng là Anh Sáng: không phải là ánh sáng vũ trụ, mà là Anh Sáng: thần thiêng và siêu nhiên, ánh sáng đưa dẫn loài người:
Lời chứng của Gioan Tẩy Giả.
Trái ngược một cách đặc biệt với sự trang trọng của những câu đầu của Phần Mở đầu, đây là cảnh Gioan Tẩy giả xuất hiện: “Có một người”.
Có một nhân chứng đi trước, báo cho biết ánh sáng đã trong thế gian: Gioan, con ông Giacaria. Nhân vật này quan trọng vì đã được Thiên Chúa sai đến và đã lãnh nhận sứ mạng làm chứng cho Ánh Sáng. Với tư cách là tiền hô, ông đưa dẫn về niềm tin vào Đấng là Ánh Sáng và là Đấng phải chiếm lấy tất cả vị trí: “Người này không phải là Ánh Sáng, nhưng ông đến để làm chứng cho ánh sáng.
– Ánh Sáng đã đến trong thế gian.
+ Nhưng khi đến trong thế gian, Ánh Sáng đã đụng phải sự từ chối và loại bỏ của loài người. Thế gian được Ngôi Lời tạo thành đã từ chối ánh Sáng, đó là một sự vấp phạm lớn lao (scandale): “Ngài đến trong thế gian, nhờ Ngài mà thế gian được tạo thành, nhưng thế gian đã không nhìn nhận Ngài. Còn một vấp phạm lớn hơn nữa: đó là “những gia nhân Ngài”, dân của lời Hứa, dân của Lời giao ước, “đã không đón nhận Ngài”.
+ Ngược lại, “những ai đón nhận Ngài”, là người Do Thái hay không, “thì Ngài ban cho quyền trở thành Con Thiên Chúa”.
Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm.
+ “Ngôi Lời đã trở thành nhục thể: “Gioan không viết là Ngài đã làm người; ông công bố là, Ngài đã trở thành “nhục thể”: không phải là một từ ngữ chỉ định thân xác đối chọi với linh hồn, nhưng chỉ định con người với khía cạnh mỏng dòn và dễ bị huỷ diệt.
+ “Ngài đã ở giữa chúng tôi” (nói theo văn chương: “Ngài đã cắm lều ở giữa chúng tôi”) đối với các độc giả cửa Ngài, từ ngữ gợi lên ngay “chỗ ở của Thiên Chúa” ở giữa dân Ngài. Sự hiện diện này của Chúa ở giữa các gia nhân Ngài được tượng trưng ngày xưa bởi Lều Tạm trong sa mạc, trong thời Xuất Hành, rồi bằng Đền Thờ Giêrusalem, giờ đây đã được thực hiện một cách tuyệt hảo và cuối cùng, nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người (Ga 2, 19-22:”… Ngài nói về Đền thờ thân thể Ngài”).
+ “Và chúng tôi đã thấy vinh quang của Ngài”: trong con người Đức Giêsu, cộng đoàn của Gioan khẳng định là đã biết nhìn thấy Vinh Quang của Thiên Chúa, một đặc tính, một sự toả sáng mạc khải Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô đã mạc khải Thiên Chúa vô hình.
“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ: Con một Ngài là Đấng ở nơi cung lòng Thiên Chúa Cha, chính Ngài đã tỏ cho chúng ta biết?” Jean Pierre nhận xét: “Khởi đi từ Ngôi Lời nơi Chúa, bài ca ngợi khen kết thúc bằng việc nêu lên “Người Con duy nhất nơi cung lòng Thiên Chúa Cha”: đó chính là diễn biến cuộc đời của Đức Giêsu, như sẽ được tóm tắt lại vào lúc cuối: “biết rằng Ngài bởi Cha là ra và Ngài trở về với Thiên Chúa” (13, 3). Nhưng ngay trong việc lên tới Đấng mà chỉ mình Ngài biết (“Không có ai đã trông thấy Thiên Chúa, cả Môsen cũng thế!”),
Ngài muốn đưa chúng ta đi theo Ngài: Ta ở đâu, các ngươi cũng ở đó” (14, 3). Hơn thế nữa, Ngài đã đưa dẫn chúng ta vào tình thân mật này: “Nếu ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy” (14, 23) (“Lire la Bible n. 52, trang 34-35).
II. BÀI ĐỌC THÊM
1. “Ngôi lời đã hoá thành nhục thể” (Jean-noel Bezancon, “Jesus le Christ” “Petite encyclopédie du christianisme”, Descloé de Brouwer, 1988, trang 98-100).
“Truyền thống Do Thái đã suy ngẫm tỉ mĩ về Ngôi lời Thiên Chúa. Sách Sáng Thế đã làm chứng điều đó: lúc khởi nguyên, Thiên Chúa nói, Thiên Chúa phán, và tất cả những gì Thiên Chúa phán, trời và đất, ánh sáng, rồi sự sống, tất cả đều hiện hữu chỉ bởi sức mạnh lời này. Và dân Israel đã có kinh nghiệm này trong suốt lịch sử của họ chỉ bởi lời Ngài, Thiên Chúa giải thoát dân Ngài khỏi Ai Cập, hay khỏi Babylon, Ngài dẫn dắt họ, Ngài nuôi dưỡng họ, Ngài hướng dẫn họ. Ngài tỏ mình ra cho họ biết Ngài như là người đồng minh, một đối tác, một người bạn, và cả một người chồng rất mực yêu thương. Lời Chúa như thế chính là sự gần gũi, trung tín, âu yếm, sự chắc chắn của sự hiện diện của của giao ước.
Các môn đệ đã nhận thấy lởi sáng tạo, giải thoát, yêu thương này nơi Đức Giêsu. Ngài chính là lời vĩnh cửu và duy nhất của Chúa Cha, nhờ đó Ngài đã tạo hình thế giới (Dt 1, 2), và dẫn đưa dân Ngài. Nơi Đức Giêsu, lời này đã nhập thể. Nó không còn là những ngôn từ luôn luôn cách xa. Nó đã trở thành một cuộc sống con người, gần gũi, đụng chạm được và có thể bị thương tổn. Gioan loan báo: “Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm” (l.14).
Và từ sự kiện đó, một cuộc sống con người đã trở thành lời Thiên Chúa. Nếu cuộc đời Đức Giêsu, trong những cử chỉ bình thường nhất và cho đến cả cái chết của Ngài như thế, có thể tỏ lộ cho biết Thiên Chúa, thì từ nay, tất cả đời người, khi lặp lại cũng những cử chỉ đó, khi phỏng theo cũng cách xử sự đó, được thúc đẩy bởi cũng mỗi Thánh Thần, cũng có thể phản ánh cái gì đó của Thiên Chúa, trong khát vọng được chia sẻ và hiệp thông”.
2. “Sự khởi đầu đích thực mạc khải mầu nhiệm con người Đức Giêsu (Alain Marchadour, “Les Evangiles au feu de la critique” Bayard Editions Centurion, 1995).
“Chúng ta có thể nói rằng, Phúc âm của Gioan, có khác với các Phúc âm khác đến thế nào đi nữa, cũng có cái hay là đã đưa dẫn đến nơi đến chốn vấn đề căn bản đã làm bối rối cho ba tác giả kia. Tất cả các Phúc âm chỉ có lý do tồn tại là giới thiệu khuôn mặt của Đức Giêsu và bày tỏ mầu nhiệm đó. Mỗi người một cách, nhưng hơn những người khác, Gioan tập trung tình tiết vào mầu nhiệm Đức Giêsu. Đề tựa tác phẩm của ông bằng một đoạn mở đầu, ông đã thành công nối kết sự khởi đầu đích thực, bày tỏ mầu nhiệm con người của Đức Giêsu: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Như thế, khi thời gian bất động của vĩnh cửu mở ra về hướng lịch sử và thời gian, thì lịch sử nhân loại của Ngôi Lời bắt đầu… “Và ngôi Lời đã trở thành nhục thể. Điều thần thiêng của “Ngôi Lời” chứa đựng đã không còn có thể nhìn thấy được. Chỉ còn cho thấy nhục thể. Nghĩa là con người trong chiều kích mỏng dòn, phù du và đau khổ. Từ nay chỉ còn con người tồn tại, và cái đúc thua của tất cả các Phúc âm nằm ở chỗ nhận ra, trong con người này, Thiên Chúa hiện ra rõ ràng cho con người. Tin hay không tin: đó là việc phải chọn lựa một trong hai mà mỗi người Do Thái (và qua họ, tất cả mọi người) phải đương đầu”.