Lễ ban ngày Giáng Sinh
Huyền nhiệm Giáng Sinh
Chú giải của Noel Quesson
Đối với tất cả mọi người, Kitô hữu hay không, lễ Giáng sinh là “hang đá”, những mục đồng, Maria, bé Giêsu. Tất cả đều đúng. Đấy là Tin Mừng của thánh lễ Nửa Đêm, và Thánh lễ Bình Min, do Lu ca viết, (chúng ta đã bắt đầu Tin Mừng này trong hai cuốn sách trước các năm B và C). Nhưng hôm nay, huyền nhiệm quá phong phú đến nỗi cần có nhiều Tin Mừng là đễ giúp chúng ta đi sâu hơn trong biến cố đã làm thay đổi bộ mặt trời đất, và đang làm rung động lại, gần hai nghìn năm sau, các đàn ông và đàn bà thuộc mọi đất nước trên thế giới : Một hài nhi sinh ra. Chúng ta cũng đọc Lời tựa của Thánh Gioan (Thánh lễ Ban Ngày).
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa. và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
Đức Giêsu sinh ra tại Bê-lem, có ngày tháng có nơ chỗ. Những trước đó, lại đã có một sự sinh ra khác, trước khi thời gian bắt đầu. Thánh Gioan, chỉ qua một cái nhảy, đã đưa chúng ta tới “lúc bắt đầu của thế giới”. Và chúng ta tuyên xưng theo kinh Tin Kính của đức tin chúng ta sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn thế kỷ, người là Thiên Chúa, Thiên Chúa thật, sinh ra bởi Thiên Chúa thật”.
Để nói về huyền nhiệm này, Gioan sử dụng từ “Ngôi Lời” hay “Lời”. Qua từ này Gioan gợi lên cho ta thấy rằng nơi Thiên Chúa, có một thứ “đối thoại” : nơi chúng ta cũng thế trước khi hiện ra bên ngoài, trước khi được phát hiện ra, lời nói của chúng ta đã có bên trong chúng ta, dưới hình thức một tư tưởng, một cuộc nói chuyện bên trong. Đức Giêsu là Lời của Thiên Chúa, sẽ “tỏ Thiên Chúa ra”, sẽ làm chúng ta trông thấy Thiên Chúa… bởi vì trước hết, Người là tư tưởng của Thiên Chúa, và là chính Thiên Chúa. Trước khi sinh ra bên ngoài, trước khi tỏ mình ra trong hang đá Bê-lem, Ngôi Lời đã có trước bên trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi ngắm nhìn Đức Giêsu sinh ra dưới trần này ta đừng quên rằng chính Thiên Chúa tự mạc khải mình ở đó : “Ai thấy ta, là thấy Chúa Cha” (Ga 12 ,45 – 14,9).
Hài nhi hang đá nói gì cho tôi ? Có phải đó là Lời nào cho tôi ? Người mạc khải điều gì cho ta về Thiên Chúa ?
Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành.
Sau sự sinh ra đời đời của Ngôi Lời Thiên Chúa, đây là điều gợi cho thấy về “sự sinh ta thế giới”. Nhờ Người vạn vật được tạo thành và không có Người không có gì được tạo thành Sự biểu hiện đầu tiên của Thiên Chúa chính là sự Sáng tạo của Người . Vũ trụ nói cho ta biết Thiên Chúa toàn thể vũ trụ nói với chúng ta về Đấng Sáng tạo. Khi nhìn các tinh tú, bông hoa, trái đất, những kỳ diệu hạt nhân, và các tế bào sống, khi nhìn người đàn ông và người đàn bà, khi nhìn một hài nhi, khi nhìn cuộc sống và ánh sáng… chúng đã có thể cho ta một ý tưởng về Thiên Chúa. Nếu Người tự biểu hiện, thì Người đã thông truyền một cái gì đó của Người vào trong cái Người sáng tạo. Và một cách tuyệt đối, “không gì” có mà không ở ngoài Người…
Đức Giêsu là người sinh ra đầu tiên của tất cả các tạo vật.
Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. ánh sáng chiếu soi trong bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
Sau sự sinh ra đời đời và sự sinh ra thế giới, thì đây, theo những nhà chú giải hay nhất, “sự sinh ra Công Cuộc Cứu Độ, sự sống và ánh sáng của lời người”. Dịch thuật tốt nhất có lẽ là cách dịch này : “Cái gì được tạo thành nơi Người, đó là sự Sống, và sự Sống là ánh sáng của con người…”. Quả thế từ “sự sốn”, trong Thánh Gioan, thực sự luôn luôn có nghĩa là cuộc sống vĩnh cửu, “cuộc sống siêu nhiên, cuộc sống Thiên Chúa, và không phải là cuộc sống tự nhiên. “Cái gì được tạo thành nơi Người, chính là sự Sống. Đấy là công trình của Đức Kitô : cuộc sống đích thực duy nhất cho con người, chính ở nơi Người , trong sự sinh ra của Người ngày lễ Giáng sinh, trong những lời Người, trong các phép lạ của Người trong sự chết và sự sống lại của Người. Như thế, trong năm tiết đầu tiên, Gioan đã thảo phát cho chúng ta một bức tranh vĩ đại về dự định của Thiên Chúa : Chúa Ba Ngôi, Sáng Tạo, Cứu Độ. Từ muôn thuở, từ bên trong huyền nhiệm tình yêu của người. Thiên Chúa mơ ước làm cho chúng ta chia sẻ cuộc sống riêng của người.
Sáng tạo là một công trình Thiên Chúa hóa tuyệt vời: Đấng hằng sống đã dự định sáng tạo ra những hữu thể hằng sống, và bóng tối không thể chặn được ánh sáng, cái chết và cái xấu không thể có ánh sáng. Giáng sinh ! Giáng sinh ! Sự sống ! Anh Sáng !
Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ong đến để làm chứn, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ong không phải là ánh sáng, nhưng ông đến đễ làm chứng về ánh sáng.
Trở thành quá cao siêu trong chiêm niệm, tác giả Tin Mừng thứ tư đi lại từ dưới thấp. Bởi vì trong câu truyện bắt đầu hôm nay, ông muốn kể về chính lịch sử của Đức Giêsu. Thế mà Đức Giêsu, chính là một sự kiện lịch sử không thể phủ nhận được, đã được chuẩn bị do lời rao truyền của Gioan Tẩy Giả. Ong này chỉ là một người. Ong không phải là ánh Sáng (và tác giả Tin Mừng nhấn mạnh đến điều này, để không một Người nào có thể lạm chiếm địa vị của Thiên Chúa, hay của Đấng Mê-si-a).
Nhưng rõ ràng Thiên Chúa cần con người . Đức Giêsu đã cần Gioan Tẩy Giả. Và để sinh ra ngày Giáng sinh, người đã cần đến Đức Maria. Khi quyết đinh “tạo dựng”loài người . có trách nhiêm và có tự do. như một người chia phần trước mặt Chúa, Chúa đã đóng vai loài người. Bình thường, không ai có thể đến với đức tin nới Đức Giêsu Kitô một cách trực tiếp, mà trước hết thông qua những trung gian con người, qua những môi giới, những chứng nhân…nghĩa là qua những người nam và người nữ chuẩn bị trước con đường ánh Sáng.
Này bạn, bạn mừng lễ Giáng sinh hôm nay, bạn có phải là chứng nhân của lễ Giáng sinh không ? Cuộc đời của bạn có mang cùng một sứ điệp như của Đức Giêsu trong máng cỏ không ?
Ngôi Lời là ánh Sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.
Chỉ một mình Đức Giêsu mới tỏ cho chúng ta biết cái nền tảng của các sự vật. Ý nghĩa quyết định của tất cả.
Trong ngày lễ Giáng sinh, ngày mà nhiều người không có thói quen đến nhà thờ thì ngày hôm nay đã đi vào đó, điều tốt là ta nên nghe Thánh Gioan nói lại với chúng ta rằng sự kết hợp sáng lạng của Ngôi lời lan tỏ đến hết mọi người không trừ ai… Vâng Thiên Chúa nói với cõi lòng của mọi người, bằng một cách mà chúng ta không biết.
Đúng thế, lễ Giáng sinh nói với cõi lòng mọi người. Một làn sóng của lòng nhân ái đổ tràn trên thế giới trong những ngày này. Mỗi Người cảm thấy trong đáy lòng mình tiếng gọi phải yêu mến nhiều hơn. Thiên Chúa bị che khuất không ở xa mỗi người chúng ta. bởi vì Người là ánh sáng nhỏ bé này thỉnh thoảng chiếu sáng cuộc đời tăm tối của chúng ta.
Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng Người nhà chẳng chịu đón nhận.
Tất cả Tin Mừng Thánh Gioan đầy tính cách nước đôi đáng khiếp sợ này : trước mặt Đức Giêsu, có những kẻ theo Người, và những người khước từ… có những người tin và những người không tin. Bạn mừng lễ Giáng sinh hôm nay bạn có làm một hành vi đức tin, mà ở đó, bạn có đi thêm một bước nữa theo Đức Giêsu không ? Chúng ta có tự hỏi mình có nhận biết Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi ngày của chúng ta không ?
Chuyện đó không hiển nhiên.Điều đó không dễ dàng : những người nhà của Người đã không nhận biết Người…”. Thập giá đã hiện lên trên máng cỏ, được làm cũng bằng chính thứ gỗ đau khổ : con người khước từ tin vào Tình Yêu, và thế là khước từ Sự Sống và ánh Sáng…
Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ý muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
Như thế trong cùng một bản văn, chúng ta được Chúa mạc khải “sự sinh ra đời đời” của Ngôi Lời, Gioan cũng cho chúng ta biết rằng chính ta, ta có hai sự sinh ra ? chúng ta được sinh ra cho loài người phải chết và bị giới hạn bởi cha mẹ chúng ta, “bởi ý chí con người”, bởi xác thịt và bởi máu, và chúng ta biết rõ tính mong manh liên hệ với thân phận con bởi của chúng ta… Nhưng đức tin cho chúng ta thấy một sự sinh ra, thuộc về Thiên Chúa ; chúng ta sinh ra bởi Thiên Chúa… như thế có một cuộc sống Thiên Chúa ở nơi chính giữa hữu thể mong manh của chúng ta, và cuộc sống này là đời đời như Thánh Gioan không ngừng nói lại (Ga 3,15 – 3,36 – 4,14 – 4,36 – 5,24-39 – 6.27 – 40,47 – 54,68 – 10,28 – 12,25 – 50-17, 2-3).
Thế thì điều kỳ diệu, chính là, theo cách giải thích sâu xa nhất về câu nói của Thánh Gioan, có ở tất cả mọi người như thể hai mức độ sinh ra của Thiên Chúa, mà Gioan dùng hai kiểu nói : sinh ra từ Thiên Chúa… con cái Thiên Chúa.
1 “Sinh ra từ Thiên Chúa”, mọi người đều ở trong tương quan đầu tiên về con cái với Người. Không có người đàn ông hay đàn bà nào lại hoàn toàn ở ngoài đời sống mà Thiên Chúa đã ban cho. Như thế cũng không bao giờ có con người hiện hữu mà không có Thiên Chúa ở đó. Thánh Phao lô nói rõ tư tưởng này : những người ngoại giáo. Không biết Chúa, cũng từ Chúa mà sinh ra và có thể được cứu thoát trong khi họ thực thi “luật lệ được ghi trong lòng họ” (Gr 1,33 ; II Cr 3,2-3). Vâng, Thiên Chúa muốn cứu thoát tất cả những ai sinh ra từ Người, và Người ban cho họ ơn cứu độ trong khi giúp họ sống theo lương tâm của họ (Rm2,14-16).
2. “Con cái Thiên Chúa”, chính là một giai đoạn khác, dựa trên giai đoạn trước : người ta trở nên con Thiên Chúa nhờ đức tin khi người ta tin vào danh Đức Giêsu. Và ở đây chúng ta có cách nói rất mạnh mẽ mời gọi những người của Thiên Chúa đã sống một cách ẩn tàng, trở nên những con cái của Người một cách rõ ràng nhờ tình trạng dự tòng và thanh tẩy, nghĩa là bằng cửa ngõ rõ ràng gia nhập Giáo Hội, người dân hữu hình của con cái Thiên Chúa. Tại sao biết bao người đàn ông và đàn bà, trong ngày lễ Giáng sinh này, bỗng chốc lại muốn “trở lại vào nhà thờ”, dù ít khi đến đó ? Tại sao họ đến mừng lễ Giáng sinh ? Phải chăng họ cũng tự cảm thấy điều thánh Gioan nói ở đây sao ? Phải chăng ở đáy lòng mỗi người không có một ước muốn thầm kín : nếu điều đó là thật sao ? Nếu sự thật là chúng ta chỉ là những con người phải chết… nhưng trong chúng ta có một sự sống đời đời chăng ?
Và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đây tràn ân sủng và sự thật.
Này đây chúng ta được dẫn trở lại một cách rất cụ thể đến với hài nhi Bê-lem : trong hang bò lừa, trên rơm rác nghèo hèn của con người giống như chúng ta, chúng ta có thể chiêm ngắm “xác thịt” mà Người đã nhận. Vâng, Người đã trở nên mong manh dể ban cho chúng ta tính đời đời của Người… Người trở nên phải chết, để ban cho chúng ta tính bất tử của Người… người trở thành người để chúngta trở thành “những Thiên Chúa”, như các giáo phụ của Giáo Hội sơ khai đâu dám quả quyết như thế, ở thế giới đã tỉnh ngộ và trải qua cơn khủng hoảng xã hội, nơi mà dường như tất cả đều sụp đổ Thánh Lê-on vào thế kỷ IV, chính lúc mà Attila và những quân man di của ông vây hãm nền văn minh Roma, đã kêu lên trong một bài giảng ngày lễ Giáng sinh : “Ôi người Kitô hữu, hãy nhận biết phẩm cách của người, và sau khi đã được làm cho dự phần vào thiên tính, chớ quay trở lại sự thấp hèn ban đầu của người, qua cách ứng xử bất xứng của nòi giống người.”
Ngôi Lởi đã hóa thành nhục thể, Người Con độc nhất. Khi nãy, để nói về chúng ta, Gioan đã dùng những từ “tekna Théou”, “con cái Thiên Chúa”. Nhưng ở đây Người dùng những từ dành riêng cho Thiên Chúa : “Uios Théou”, Con (trai) Thiên Chúa. Tính chất con của Đức Giêsu là “độc nhất” Và để gợi ý cho chúng ta biết về huyện nhiệm mà chỉ có đức tin mới giới thiệu cho ta, ở đó, Gioan dùng một thuật ngữ rõ ràng và có tính mạc khải “ebkenosei” “Người đã ở…mà đáng lẽ ta nên dịch là : “người đã dựng lều” giữa chúng ta. Từ Hy Lạp này đã được dùng trong Bản Bảy Mươi. bản dịch Hy Lạp của Cựu ước để dịch khái niệm Do Thái “Shekinah” ; “nhà ở của Thiên Chúa” nơi dân Người … cái “lều của Thiên Chúa” với dân Người ở sa mạc…rồi cái Đền Thờ Giêrưsalem, nơi hiện diện thực sự, nơi vinh Quang của Thiên Chúa !
Chính từ nay trở đi “nhục thể” của hài nhi Bê-lem là nơi này.
Ong Gioan Tẩy Giả làm chứng về Người, ông tuyên bố : “Đây là Đấng mà tôi đã nói : Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”
Trong đoạn thứ hai về Gioan Tẩy Giả này, tác giả khởi đi lại đến một làn sóng mới trong tư tưởng của ông theo vòng xoáy trôn ốc đi lên, đi lên mãi.
Gioan Tẩy Giả, người cuối cùng của Cựu ước, nơi cuối cùng trong các ngôn sứ, khẳng định lại sự khác nhau về bản tính giữa ông và Đức Giêsu : chúng ta sinh ra trong thời gian, Đức Giêsu sinh ra trước thời gian. Chúng ta được ban cho một sự “Thiên Chúa hóa” làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa… nhưng Đức Giêsu là Thiên Chúa từ đời đời. Trước tôi đã có Người.
Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. Quả thế Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có.
Lịch sử của Thiên Chúa với loài người là một công trình sung mãn, Tình Yêu dạt dào từ ơn này đến ơn khác, tình yêu cho không này đến tình yêu cho không khác, quà tặng này đến quà tặng kia. Luật ban cho Mô sê, và tất cả cuộc phiêu lưu của Do Thái xưa, đã là một lịch sử kỳ diệu về tình yêu, lịch sử về Giao ước : hai từ “ơn huệ và sự thật” cho thấy đặc tính hành động của Thiên Chúa là từ đời đời. Nhưng nơi Đức Giêsu thì tràn đầy, có thể nói như thế : đó là sự sung mãn. Loài người , từ nay, có tràn đầy Thiên Chúa ! nơi Đức tin của Đức Maria, gương mẫu của tất cả mọi tín hữu sau này, loài người, tràn đầy Thiên Chúa, sẽ sinh ra Người trong cung lòng của chính mình. Và ngày nay như muôn thời gian. Úàn thể tạo vật những ngong ngóng chờ đợi ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người .. và quằn quại rên la như sắp sinh con (Rm 8,18-22). Vâng hôm nay, trong lễ Giáng sinh này, ân huệ và sự thật đến, nhờ Đức Giêsu Kitô. đang sinh ra trong cõi lòng nhân loại.
Thiên Chúa chưa có ai thấy cả ; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã to cho chúng ta biết.
Vĩ đại biết bao, tình yêu này của Thiên Chúa ! Người biết mình siêu việt, vượt trên tất cả mọi thụ tạo. Người không thể được xem như một trong những vật thể trên thế gian này. Nhưng Người đã nhập thể nơi Đức Gíêsu. Và trong khi nhìn ngắm Đức Giêsu, chúng ta có thể đoán biết Thiên Chúa bị che khuất là gì. Trong khi lắng nghe Đức Giêsu, chúng ta có thể biết Thiên Chúa lặng lẽ này nghĩ gì và muốn gì…
Đây là “lời tựa” của Tin Mừng theo Thánh Gioan. Sẽ hòa điệu với tất cả những gì theo sau : nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa nói với con người, người bộc lộ bí mật của Người và huyền nhiệm của Người. Ai yêu mến, dù người đó là Kitô hữu hay không, đều được hợp nhất với Thiên Chúa và sinh ra từ Thiên Chúa nhưng ai tin vào Đức Giêsu thì vào trong chốn sung mãn mới, bởi vì Người biết Thiên Chúa và trở nên con của Người.
Lạy Chúa trong ngày lễ Giáng sinh này, xin cho chúng con thuộc về chân trong thuộc về Giáo hội của Người, nhờ tình yêu của cuộc sống dâng hiến, và cũng cho chúng con một cách rõ rệt và hữu hình, thuộc về Giáo Hội của người nhờ nhiệm tích Thanh Tẩy và Thánh Thể.