CÁC BÀI SUY NIỆM LỜI CHÚA
BẢN VĂN CÁC BÀI ĐỌC – Nguồn: UBPT/HĐGMVN ấn bản năm 1973 2
DỨT KHOÁT CHỌN LẤY SỰ VÂNG PHỤC – Chú giải của Fiches Dominicales 15
Ba chước cám đỗ(*)- Lm. Inhxiô Hồ Thông.. 27
CHỌN LỰA- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái 49
CÁM DỖ TRONG SA MẠC– Chú giải của Giáo hoàng Học viện Đà Lạt 61
NHỮNG CƠN CÁM ĐỖ– ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt. 77
CHỐNG TAR3 CƠN CÁM DỖ – Lm. Đan Vinh HHTM.. 82
CHÚA CHỊU CÁM DỖ – Lm. Micae Võ Thành Nhân.. 95
THỬ THÁCH VÀ LỰA CHỌN- Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật. 101
THEO ADAM HAY THEO CHÚA- Lm. Inhaxiô Trần Ngà.. 109
SA MẠC, NƠI GIÚP KAHM1 PHÁ SỰ THẬT- Lm. Phêrô Trần Minh Đức 113
MA QUỶ- Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng.. 117
CHIẾN THẮNG TỬ THẦN- Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm.. 121
CÁM DỖ- Lm. Giuse Trần Việt Hùng.. 125
BẢN VĂN CÁC BÀI ĐỌC – Nguồn: UBPT/HĐGMVN ấn bản năm 1973
“Nguyên tổ được tạo thành, và phạm tội”.
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành một vật sống.
Thiên Chúa lập một vườn tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết thiện ác.
Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa tạo thành. Nó nói với người nữ rằng: “Có phải Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn mọi thứ cây trong vườn?” Người nữ nói với con rắn: “Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa bảo: “Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không sẽ phải chết”. Rắn bảo người nữ: “Không, các ngươi không chết đâu! Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra, và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”. Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả che thân.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17
Ðáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa
Xướng: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.
Xướng: Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.
Xướng: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. .
Xướng: Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. –
Bài Ðọc II: Rm 5, 12-19
“Chỗ mà tội lỗi đã đầy tràn, thì ân sủng đã đầy dàn dụa”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Trước khi có lề luật, đã có tội ở trần gian. Nhưng nếu không có luật, thì tội không bị kể là tội. Thế mà, từ thời Ađam đến thời Môsê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Ađam đã phạm. Ađam là hình ảnh Ðấng sẽ tới.
Nhưng sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Ðức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên công chính.
Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô.
Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
PHÚC ÂM: Mt 4, 1-11
“Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh”. Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: ‘Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra’”.
Bấy giờ ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Ðền thờ, rồi nói với Người rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá”. Chúa Giêsu đáp: “Cũng có lời chép rằng: “Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi”.
Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi”. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: “Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: “Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài”. Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người.
Ðó là lời Chúa.
GIẢI THOÁT NHỮNG THẦN LINH GIẢ (*)- Chú giải của Noel Quession
Năm A này dành hết cho việc đọc sách Tin Mừng theo thánh Matthêu về những cám dỗ của Đức Giêsu và sự biến hình của Người. Rồi, chúng ta sẽ có ba tin mừng lớn của Thánh Gioan, theo truyền thống, chuẩn bị cho ‘lễ thanh tẩy’: nước hằng sống của người nữ Samari, người mù từ lúc mới sinh được sáng mắt và Ladarô sống lại. Hôm nay, đây là cuộc chiến đấu lớn lao của Đức Giêsu…sự mời gọi khẩn thiết đi vào trong cuộc chiến đấu riêng của chúng ta trong Mùa Chay.
Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ.
Ba tác giả Tin Mừng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa sự cám dỗ Chúa và phép rửa của Người. Về lịch sử, chắc rằng Đức Giêsu đã muốn thực hiện một thứ “tĩnh tâm” trước khi khởi đầu tác vụ của mình. “Hoang địa” là nơi đã tìm thấy thật sự hay dành cho việc đó: nỗi cô liêu và thanh tĩnh mà con người thấy mình đối diện một cách khắt khe với chính mình, mà không có lối tránh né, và tất cả những mặt nạ mà xã hội đem đến cho ta. Matthêu cũng như hai tác giả Tin Mừng kia, đều nhấn mạnh là Đức Giêsu được Thần Khí dẫn đến hoang địa này. Cám dỗ là một phần trong dự tính của Thiên Chúa cho Con Người. Và ở đây chúng ta cũng vậy, chúng ta được cho biết là phép thanh tẩy không làm cho một ai trong chúng ta được miễn trừ không phải chịu các thử thách.
Quả thực, ngoài ý nghĩa có phần ngây thơ của từ “cám dỗ”, Kinh Thánh sử dụng từ này để chỉ “thử thách”. Theo nghĩa này, cám dỗ có một cái gì tích cực. Không phải là một tình yêu được thử thách để biết xem nó có thực sự vững bền và chân thật sao? Như thế Đức Giêsu sắp chịu thử thách bởi chính Thánh Thần của Thiên Chúa, cũng như thể xưa kia dân Do Thái trong hoang địa với cuộc Xuất Hành: “Thiên Chúa của anh em đã dẫn anh em đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy người thử thách anh em để biết lòng dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của người hay không? (Đnl 8,2).
Xin Thánh Thần giúp chúng ta xem xét những thử thách của chúng ta theo cách thế tích cực này; trong khi nghĩ rằng Đức Giêsu, người Con hoàn toàn, người công chính vẹn toàn, đã tìm thấy trong những thử thách của con người, sự nâng cao chính tình yêu của Người, của lòng trung tín của Người với Chúa Cha.
Người ăn chay ròng rã bốn mươi ngày và sau đó Người thấy đói.
Trong câu truyện của Matthêu, ta không phải tìm trước hết một sự mô tả cụ thể về “điều đã xảy ra”. Đàng sau những chi tiết, ta cần khám phá ra một ý nghĩa thần học. Matthêu rõ ràng đã đạo diễn, trong khúc đầu cuộc đời công khai của Đức Giêsu, những cám dỗ mà thực sự người đã cảm nghiệm trong suốt cuộc đời mình: lúc nào cũng vậy, Đức Giêsu phải tự bênh vực khi sử dụng thiên tính của mình để tránh cho mình khỏi những lo âu của con người (Mt 12,24-30; 16,23; 26-59 – 27-40).
Kiểu nói “bốn mười ngày và bốn mươi đêm” chẳng hạn, là một phần của kiểu nói biểu tượng của Kinh Thánh: con số ước lệ chỉ thời gian cần thiết cho sự trưởng thành của đời người. “Bốn mươi” là thời gian Israel ở trong sa mạc, thời gian đi của ngôn sứ Elia đến Núi Chúa, thời gian của Đấng Phục sinh hiện ra. (Đnl 8,1-5; 1V 19,8; Cv 1,3).
Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!
Không cần phải làm dịu Tin Mừng đi; ngay như nếu có thể giải thích bằng nhiều cách, để có thể áp dụng vào cuộc sống chúng ta trên nhiều diện khác nhau, sự cám dỗ đầu tiên này của Đức Giêsu, chẳng hạn, không có lý do nào để nghĩ rằng nó chỉ có tính cách thiêng liêng mà thôi: Đức Giêsu đã thực sự thấy đói, trong quá trình cuộc đời mình. Người đã bị đụng chạm đến, bị nao núng, bị dày xé ở ngay chính thân xác mình… và không phải chỉ trong quá trình một cuộc ăn chay khắc khổ trong hơn một tháng. Cám dỗ đầu tiên là cám dỗ chống lại sự cậy trông: người ta lồng lộn trước thử thách, trước đau khổ; người ta xin Chúa bỏ đi tất cả những gì gây đau khổ cho chúng ta. Sự xấu mà chúng ta phải chịu, sự xấu tác động đến những kẻ vô tội, cái đói bất công của một bộ phận trong nhân loại, đấy là sự phản kháng lớn lao và sự phản kháng đầu tiên chống lại Thiên Chúa. Lúc đó người ta bị cám dỗ cáo giác Thiên Chúa… hoặc là xin Người giải quyết trực tiếp những vấn đề của chúng ta.
Cám dỗ đầu tiên có thể được giải thích qua cuộc tranh chấp giữa xác thịt và tinh thần. Các giác quan của chúng ta cảm thấy đói, và chúng ta đi tìm các thực phẩm trần thế để làm dịu cơn đói. Và đó là điều tốt, làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nhưng trong lãnh vực này đặc biệt, chúng ta biểu sự tự chủ cạnh ta: sự vui thỏa dễ dãi không nỗ lực xây dựng những người đàn ông và đàn bà có một giá trị.
Xã hội tiêu thụ với chủ nghĩa duy vật thực tiễn, có nguy cơ hạ thấp con người xuống ngang mức với tầm vóc sơ đẳng nhất.
Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3).
Ba câu trả lời Của Đức Giêsu cho kẻ cám dỗ được rút ra từ trong sách Đệ Nhị Luật. Kinh Thánh đề ra một cách đọc lại thần học về 40 năm cuộc đời trong sa mạc Sinai, và những đòi hỏi của Giao ước. Đức Giêsu được giới thiệu đây như một Israel mới. Nhưng Đức Giêsu là người chiến thắng, trong khi dân Thiên Chúa, bị thử thách vì đói và khát, đã sa ngã trong khi lẩm bẩm kêu trách Chúa (Xh 6,8). Câu trả lời của Đức Giêsu luôn luôn có tính thời sự, và chất vấn chúng ta một cách mạnh mẽ: chúng ta cảm thấy đói cái gì nhất? Những thỏa mãn trần thế có thể sẽ khiến chúng ta hư mất? Hay lời Thiên Chúa có thể cứu chúng ta khỏi mọi thử thách? Lạy Chúa, xin giúp chúng con, tin cậy vào Chúa cho đến cùng. Xin ban cho chúng con lòng cậy trông.
Sau đó quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: Nếu ông là Con Thiên Chúa. thì gieo mình, xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn thỏi vấp chân vào đá (Tv 91,11-12). Nhưng cũng có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi (Đnl 6,16)
Nếu sự đau khổ (cơn đói) thử thách lòng tin của chúng ta vào Chúa, thì bây giờ đây là cám dỗ thứ hai, có tính điển hình của dân Chúa, của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, và của những tín hữu chúng ta; đó là thử thách về lòng tin. Israel trong sa mạc 40 năm đã xin Chúa cho những dấu hiệu lạ lùng để Thiên Chúa chứng tỏ là mình có hiện hữu không! Chúa có ở với chúng tôi không, có hay không? (Xh 17,1-7). Và Đức Giêsu, suốt cuộc đời Người đã bị cám dỗ thoát ra khỏi thân phận con người của mình, đạt tới kết quả sau cùng của sứ mệnh Người bằng các phương tiện dễ dãi là phép lạ: công luận của thời đại người ta trông đợi một Đấng Mêsia siêu việt, Người sẽ tỏ ra một cách rõ ràng quyền năng của Thiên Chúa; có lời cho những tín hữu bằng cách thực hiện những dấu hiệu chói lòa: họ xin Đức Giêsu cho họ một dấu chỉ xuống từ trời (Mt 16,1; 12,39; 24,3).
Bằng tất cả sức mạnh sống động của con người trai trẻ và năng động, Đức Giêsu đã luôn bị cám dỗ để làm ra vẻ Thiên Chúa Toàn Năng. Và không phải là không bị dày xé mà Người đã chọn làm Đấng Mêsia nghèo nàn, bị hạ nhục bị đè nén bởi đám đông và những nhà chức trách ở thời Người.
Mọi tín hữu đến lượt mình đều phải chờ đợi lúc mình phải chịu cám dỗ “chống lại lòng tin” này: đó là sự cám dỗ và sự chân không, cái ấn tượng gieo mình vào chân không khi người ta tin vào Chúa. Người ta có lẽ muốn rằng Thiên Chúa phải hiển nhiên hơn. Và Người là Thiên Chúa ẩn giấu. Có lẽ người ta muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong những kinh nguyện hay trong việc phụng tự của chúng ta. Và Thiên Chúa thinh lặng… và sự “tự mập mờ” không làm cho người ta thích thú. Thiên Chúa không gây thú vị lắm bởi vì Người không đáp ứng cho họ những chuẩn mực của chúng ta. Có lẽ người ta muốn tác động lên Người, làm ra một Thiên Chúa phục vụ chúng ta, một Thiên Chúa có lẽ làm chân chúng ta khỏi vấp vào đá trên đường đi. Và Thiên Chúa để cho chúng ta tự trị và tự chịu trách nhiệm: chính bạn, bạn hãy tránh những hòn đá và nếu bạn vấp phải, đừng chờ phép lạ: nhưng không phải vì thế mà Tôi không hiện hữu… bởi vì Tôi là thực thể hoàn toàn khác. Lạy Chúa, xin giúp con tin tưởng. Xin cho chúng con đức tin.
Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó nếu ông sấp mình bái lạy tôi. Đức Giêsu liến nói: Xatan kia, kéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi. Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các thiên sứ tiến đến hầu hạ Người.
Ta hãy lột bỏ tất cả những tưởng tượng về các biểu tượng ấu trĩ quá đơn giản. Thật hiển nhiên là Matthêu, không hơn chúng ta, đã không bị lừa về ngôn từ của nó. Không có ngọn núi nào ở thế gian mà từ đó người ta có thể trông thấy “tất cả” các nước trên trái đất! Đó là một cách nói. Đó là một thị kiến nội tâm, mà không phải là một hiện tượng vật lý. Sau thử thách về lòng cậy trông và lòng tin, thì đây có lẽ là ‘thử thách về tình yêu’. Dân Israel trong cuộc xuất hành của mình, bị cám dỗ bỏ giao ước, một hôn ước tình yêu với Thiên Chúa thật, để hiến thân cho các “thần tượng” ngoại tình một cách nào đó (Xh 23,20-33). Thứ ngôn từ biểu trưng của Matthêu, nó có sức gợi cảm mạnh mẽ biết mấy! Xatan đã đòi các vương quốc trên thế gian làm tài sản riêng của nó. Nó là chủ, là ông hoàng của thế giới này. Đức Giêsu đã lột mặt nạ đối phương. Ở đây Chúa Giêsu, chỉ thẳng tên Xa-tan; đó là một tên phản Thiên Chúa! Chính y là kẻ đòi loài người phải thờ phụng y.
Đúng thế, chúng ta bị cám dỗ Thiên Chúa hóa tất mọi sự vật. Đông đảo biết bao các thần tượng của chúng ta. Tất cả những thứ luôn cố đoạt lấy địa vị của Thiên Chúa: tiền bạc, tiện nghi, uy tín, thống trị, quyền lực, thú vui, các ý thức hệ, môi trường của chúng ta… hay là nhiều thứ ba láp này kia mà chúng ta gán cho tầm quan trọng lớn lao biết bao!
Chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa. Mùa chay này được ban cho chúng ta để chúng ta được giải thoát những thần linh giả.
(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY – A
DỨT KHOÁT CHỌN LẤY SỰ VÂNG PHỤC – Chú giải của Fiches Dominicales
Chịu ma quỷ cám dỗ, Đức Giêsu đã có lựa chọn của một Người Con, phó thác trọn vẹn thân phận trong tay Cha. Câu chuyện được xem như điển hình cho tất cả những thử thách Người phải chịu cho đến hơi thở sau cùng.
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
- Trung thành với phép rửa đã nhận, một chọn lựa trước sau như một của Đức Kitô.
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều thuật lại câu chuyện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ trong hoang địa, và cả ba đều nối kết chặt chẽ câu chuyện này với phép rửa Người đã nhận trong dòng sông Giođan. Thánh sử Máccô viết: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở đó bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ” (Mc l,12). Thánh Luca kể: “Đức Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giođan trở về, và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4,1). Còn thánh sử Matthêu cũng nhấn mạnh rằng nếu Chúa Giêsu, sau khi đã chịu phép rửa, chịu quỷ cám dỗ, là vì Người được Thần Khí đưa dẫn. Cũng chính Thần Khí ấy đá đáp xuống và ngự trên Người, bên bờ sông Giođan, trong lúc có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
Câu chuyện Đức Giêsu chịu cám dỗ J.Guillet nhận định theo cả ba Tin Mừng Nhất lãm, gắn liền với câu chuyện Chúa chịu phép rửa. Matthêu viết rõ: “Ngay sau khi ngự trên Đức Giêsu, Thần Khí dẫn Người vào hoang địa chịu quỷ cám dỗ (Mt 4,1). Bài tường thuật về cơn cám dỗ và phép rửa của Chúa làm thành một tập hợp riêng, liên can đến quãng thời gian Đức Giêsu chưa thực sự bắt đầu sứ vụ công khai của Người. Không hoàn toàn lặng lẽ ẩn mình như trong thời thơ ấu, nhưng Chúa có vẻ như để mình bị động từ bên ngoài: Từ Thiên Chúa là Đấng đã lên tiếng phán, từ Thần Khí dẫn Người vào hoang địa, và điều lạ lùng là ngay cả từ ma quỉ, cho nó lân la lại gần, dụ dỗ Người, và hình như có thể điều khiển được cả thân xác Người. Người ta có thể xem lúc này chỉ giai đoạn chuẩn bị. Thực ra đây là một luồng sáng chiếu rọi trước vào suốt lịch sử đang đến: lịch sử của Con Thiên Chúa và lịch sử của cả nhân loại. Toàn thể cuộc đời của Đức Giêsu, diễn ra trong ánh sáng của tiếng Chúa Cha xác nhận: đây là Con yêu dấu của Ta, dù bên cám dỗ cứ tha hồ rên rỉ: “Nếu ông là Con Thiên Chúa”.
Trong lúc bài tường thuật của Máccô rất ngắn gọn vỏn vẹn chỉ có một câu, thì Matthêu và Luca không ngần ngại dàn dựng cả một câu chuyện đầy tính biểu tượng. Đây là một hình thức văn chương khá quen thuộc đối với những độc giả của các ông, là những người đã thấm nhuần văn hóa Do Thái. Xung quanh ba cơn cám dỗ con số tượng trưng cho sự viên mãn đầy đủ. Câu chuyện muốn tổng hợp tất cả cơn cám dỗ liên lỉ mà Chúa Giêsu phải chịu cho đến giây phút cuối cuộc đời.
Và để cho thấy rõ ràng, Đức Giêsu với tư cách là Môsê mới, đang thực hiện lại cuộc hành trình của Dân Thiên Chúa tiến về Đất hứa, Matthêu và Luca đã cố ý lựa chọn mặc dù khác nhau đôi chút về thứ tự “ba nơi chốn có tính cách biểu tượng của lịch sử Israel, đó là: Hoang địa, là nơi Dân Chúa chịu thử thách đầu tiên; Đền Thờ, là chỗ Dân Chúa tụ họp để tôn thờ sự hiện diện của Thiên Chúa, Núi Cao là nơi Môsê sẽ nhận lệnh Lề luật của Chúa, và núi Nê-bô là địa điểm từ đó ông đã nhìn về Đất Hứa” (J.Potin, Jésus, l’histoire vraie, Centurion, 1994 trang 114).
- Giữa hoang địa – Niềm cậy trông tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Cơn cám dỗ đầu tiên có khung cảnh là “hoang địa”. Đối với dân tộc Do Thái, đây là nơi chốn tượng trưng cho sự gần gũi Thiên Chúa, đồng thời cho sự thử thách làm sáng tỏ đáy lòng con người (chay tịnh, nhịn đói là nhằm thử lòng mình đối với Thiên Chúa); Hoang địa còn là nơi có tính cách biểu tượng cho mọi khởi đầu: Đức Giêsu ăn chay ở đây suốt bốn mươi đêm ngày, cũng như Môsê ngày xưa trên núi Sinai, trước khi đón nhận luật Giao ước. J.Guillet viết: đối với cư dân miền Palestine, hoang địa vừa là một phong cảnh cụ thể, nhìn thấy được từ đỉnh của dãy núi chính, vừa là một kỷ vật gợi nhớ lại thời các tổ phụ, đồng thời cũng là hình ảnh đầy ý nghĩa về những cách Thiên Chúa đã xử sự với dân Người. Có khi là những tai họa khổ đau Người để dân phải chịu, có khi là niềm an ủi, vỗ về Người dành cho họ. Trong ký ức của người Do thái, hành trình đi qua hoang địa vừa là quãng thời gian thiêng liêng của biến cố núi Sinai, cũng như của việc ban bố Lề luật, vừa là giai đoạn đen tối của thói kêu ca lẩm bẩm và những hành động chống đối của dân chúng, thời gian của Thiên Chúa và cũng là thời gian của ma quỉ, chính Đức Giêsu đã tự ý bước vào đó” (sđd, trang 44-45).
– Trong hoang địa, khi chịu cái đói thử thách “để cho biết lòng dạ chúng ra sao” (Nhị Luật 8,2), con cái Israel đã nghi ngờ Thiên Chúa. Họ đã tỏ ra không dám cậy dựa vào một mình Lời Chúa, không dám tin tưởng vào các lời hứa của Người. Họ lẩm bẩm kêu ca: “Thà rằng chúng ta chết bởi tay Thiên Chúa ở đất Ai Cập thời ấy được ăn uống no nê” (Xh 16,3). Và Người đã ban mana xuống cho họ.
– Trong hoang địa, Đức Giêsu cũng phải trải qua cơn cám dỗ như thế: cơn cám dỗ về sự dễ dãi tiện nghi, muốn ‘có tất cả, có liền’. Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi, tên cám dỗ đã dụ Người.
– J.Radermakers giải thích: “Tiếng nói đã mời mọc Đức Giêsu biến đá sỏi sa mạc thành mâm đồ ăn ngon, thành tiếng nói của bản năng và xác thịt loài người luôn có xu hướng bóp nghẹt sự sống của Thiên Chúa” (Au fil de l’Evangile selon saint Matthieu”, trang 67). Nhưng Đức Giêsu đã có lựa chọn của “Người Con”; Người đáp lại bằng cách trích dẫn sách Đệ Nhị Luật, chương 8 câu 3, liên hệ đến câu chuyện về bánh manna; “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. Trái với dân Israel trong hoang địa xưa, Đức Giêsu hoàn toàn phó thác nơi Chúa Cha, Người chỉ cậy dựa vào một mình Lời của Thiên Chúa. Rồi đây trong suốt cuộc đời hoạt động của Người, Đức Giêsu sẽ trở thành mục tiêu công kích của những, đối thủ. Họ đòi Chúa phải cho họ thấy những dấu chỉ tỏ tường, để minh chứng điều Người tự xưng về mình. “Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu là phái Xa-đốc lại gần Đức Giêsu”, Matthêu dùng lại từ ngữ của bài tường thuật Cám Dỗ, và để thử Người, thì xin Người cho thấy một dấu lạ từ trời” (Mt 16,1). Nhưng cho đến giây phút cuối, Đức Giêsu vẫn muốn là một Đấng Cứu Thế nghèo, nhận lãnh tất cả từ Chúa Cha.
- Trên nóc Đền Thờ – Chấp nhận con đường đau khổ.
Cơn cám dỗ thứ hai có khung cảnh là nóc “Đền Thờ”, nơi là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện và che chở Dân của Người.
– Trong hoang địa, khi chịu cái khát thử thách, con cái Israel đã phải trải qua đêm tối của đức tin, khiến họ nghi ngờ và chống đối. Thiên Chúa đã dẫn họ vào hoang địa phải chăng để bỏ rơi họ trong cảnh tuyệt vọng “Có thực Thiên Chúa ở với chúng ta hay không? (Xh 17), họ lẩm bẩm với nhau như thế. Họ đã đi đến chỗ “thách thức” Thiên Chúa xem Người: có thể cung cấp nước uống cho họ trong hoang địa, họ “thử thách Người”.
– Đức Giêsu cũng phải trải qua cơn cám dỗ như thế: cơn cám dỗ về quyền lực. “Gieo mình xuống đi!”, tên cám dỗ xúi Người bằng cách xuyên tạc một câu của thánh vịnh 90: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.
Một lần nữa, Đức Giêsu đã có chọn lựa của “Người Con”; Người đáp lại bằng cách trích dẫn sách Nhị Luật, chương 6, câu 16, liên hệ đến chuyện dân Do Thái kêu ca, và Thiên Chúa đã ban cho họ mạch nước tràn trề từ tảng đá: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. Khác với Israel trong hoang địa xưa, Đức Giêsu không bao giờ tìm cách thử xem Thiên Chúa có hiện diện trong cuộc đời mình hay không. Người bước đi mà không cho dấu chỉ nào, không yêu cầu bằng chứng nào, trong suốt sứ vụ, và nhất là trên thánh giá, vào giờ phút đen tối nhất, khi chính Chúa Cha cũng lặng thinh, Đức Giêsu đã chịu cơn cám dỗ: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy tự cứu lấy mình và xuống khỏi thập giá đi”, những đối thủ của Chúa đã buông lời thách thức, lập lại lời của tên cám dỗ trước kia. Nhưng Đức Giêsu, cho đến cùng vẫn trung thành với chọn lựa là một vị Cứu Thế khiêm cung, hoàn toàn phó thác mình cho Chúa Cha.
- Trên núi cao – chọn lựa một đường lối cứu thế, bằng phục vụ.
Cơn cám dỗ thứ ba, theo Tin Mừng Matthêu, có khung cảnh “một ngọn núi rất cao”. Nghe nói đến địa điểm này, người Do Thái chắc chắn sẽ liên tưởng đến ngọn núi Nê-bô ông Môsê đã lên để nhìn từ biệt Đất Hứa. Trên đó, Thiên Chúa đã chỉ cho ông xem thấy toàn bộ miền đất (Đnl 34,1), và thêm: “Miền đất này, ngươi sẽ chẳng được vào” (Đnl 34,4). Ở đây, Đức Giêsu là Môsê mới, đang chuẩn bị dẫn dắt đoàn dân của Người đến Đất Hứa Nước Trời, Người được tên cám dỗ chỉ cho thấy tất cả các nước thế giới và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy.
– Trong hoang địa, con cái Israel bị hoang mang trước tương lai bất định, đã chịu thua cơn cám dỗ. Họ đã bỏ quên Thiên Chúa độc nhất, Đấng đã cứu họ khỏi đất Ai Cập, để chạy theo các thần ngoại khác dễ dãi, dễ sai khiến, dễ chiều theo ý muốn của họ, sẵn sàng bảo đảm cho họ giấc mơ quyền lực và mộng bá chủ: “Hãy làm cho chúng tôi những vị thần để đi trước chúng tôi”, họ yêu cầu ông Aaron (Xh 32,33); và Aaron đã làm cho họ một con bò vàng.
– Chính Đức Giêsu cũng đã phải trải qua cơn cám dỗ như thế: cơn cám dỗ về sức mạnh trần thế, dụ dỗ Người theo đuổi một đường lối cứu thế kiểu trần gian, chiều theo những mong đợi và tham vọng loài người. “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”, tên cám dỗ hứa hẹn với Chúa như thế. Lần thứ ba, Đức Giêsu lại có chọn lựa của “Người Con”. Người đáp lại bằng cách trích dẫn Sách Nhị Luật, chương 8, câu 17-18, hiển nhiên có liên can với câu chuyện bò vàng: “Satan kia, xéo đi! Vì có lời chép rằng: ngươi phải bái lạy Đức Giêsu là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi. Khác xa dân Israel xưa trong hoang địa, Đức Giêsu khước từ mọi thỏa hiệp: Người dứt khoát đi theo con đường cứu thế bằng phục vụ chứ không phải bằng sức mạnh thống trị.
– Trong suốt sứ vụ, Đức Giêsu phải thường xuyên đương đầu với cơn cám dỗ ấy. Cơn cám dỗ đến không chỉ từ phía những đối thủ hay đám đông dân chúng đi theo mà thôi, nhưng còn ngay từ những bạn hữu của Người, những kẻ Người sẽ giao trách nhiệm kế tục sứ mạng của Người. “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”, Phêrô đã lên tiếng can ngăn, thay mặt cho cả nhóm không muốn thấy Đức Giêsu, Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, mà phải rơi vào số phận bi đát như thế. Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Và Đức Giêsu đã nghiêm khắc đáp lại, tương tự lời Người đã nói với tên dỗ: “Satan, lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người (Mt 16,16-23). Cho đến cùng, Đức Giêsu vẫn chọn làm một vị Cứu Thế tôi tớ đau khổ mà các ngôn sứ đã loan báo.
Potin kết luận: “Nếu Đấng được Thiên Chúa chọn đã vẻ vang vượt qua được cơn cám dỗ lần này, thì thử thách thực sự vẫn còn trước mắt. Như thánh sử Luca kết ở cuối câu chuyện: “Sau khi đã xoay hết cách để cám Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ (Lc 4,13). Đâu là khuôn mặt cứu thế mà Đức Giêsu phải đảm nhận. Phải chăng là khuôn mặt của Đavit, người của Thiên Chúa, và cũng là người của những cuộc chinh chiến chống lại quân thù. Phải chăng là khuôn mặt của Người Tôi Tớ Thiên Chúa mà chúng ta sẽ thấy được khắc họa ngày càng rõ nét. Matthêu và Luca có ý cho thấy ngay trước bắt đầu sứ vụ, vừa lãnh phép rửa xong, Đức Giêsu đã chọn lựa. Đấng được Thiên Chúa chọn, là Con Thiên Chúa, đã dứt khoát chọn lấy sự vâng phục trọn vẹn Lời của Thiên Chúa” (Sđd, trang 117).
BÀI ĐỌC THÊM
- Mối liên lạc thâm sâu giữa Phép Rửa và cám dỗ:(“J.Guillet, “Jésus la foi des premiers disciples” Desclée de Brouwer, 1995, trang 46-47).
“Mối liên lạc thâm sâu giữa Phép Rửa và cám dỗ chính là mối liên lạc của đức tin, nơi Đức Giêsu và nơi chúng ta. Cơn cám dỗ rõ ràng là một trong những chỗ mà người ta không thể nào hiểu được Đức Giêsu nếu không nói đến niềm tin của Người. Sống nhờ những gì Thiên Chúa ban cho, hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa, một mình đối diện trước hư không, trước một tương lai vô định, dưới nhiều dạng khác nhau, đó chính là kinh nghiệm của đức tin. Và nếu, theo các sách Tin Mừng, kinh nghiệm ấy đi liền với biến cố Phép Rửa, là bởi vì trong biến cố ấy, nó đóng một trai trò rất quan trọng. Và bằng chứng đây là vấn đề của đức tin, đó là những cám dỗ của Đức Giêsu cũng chính là những cám dỗ của Dân Chúa trong hoang địa. Khi thắng những cám dỗ ấy, Chúa muốn đồng thời chỉ cho họ thấy họ đang thiếu cái gì và hôm nay Người mang đến cho họ cái gì. Bây giờ nếu trung thành với những chỉ dẫn của các sách Tin Mừng, đối chiếu hai biến cố phép rửa và cám dỗ của Đức Giêsu, người ta sẽ có thể nhận ra được chỗ đứng đặc biệt của đức tin nơi cả hai đoạn. Kết quả đối chiếu bề ngoài có vẻ mâu thuẫn: phép Rửa là nơi tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa, là nơi vang rền tiếng phán từ trời cao, trái lại, cám dỗ là chỗ của sự xa vắng, của đói khát, của trống trải hư không. Phải nói rằng Đức Giêsu đã lần lượt nếm qua cả hai kinh nghiệm chính yếu trên.
Đối lại với lối giải thích nông cạn đó, chúng ta phải để ý đến cách suy luận rất rõ của các Tin Mừng, đến sự nhấn mạnh của các sách ấy vào mối liên lạc thâm sâu giữa hai khoảng khắc. Không phải chỉ đơn giản là sự tương phản ở hiện tượng bên ngoài, nhưng là một sợi dây nối hết sâu bên trong. Trong câu chuyện này hay câu chuyện kia, nội dung vẫn là Chúa Con trong tương quan với Thiên Chúa. Là Con Thiên Chúa, điều đó mang đến một lúc hai ý nghĩa không thể tách rời nhau: là lắng nghe tiếng nói yêu thương của Chúa Cha, và trọn vẹn vâng phục thánh ý Người. Cả hai làm thành đức tin, đức tin của Con Thiên Chúa.
Đúng là người tín hữu thường phải sống đức tin trong tâm trạng xa vắng và đêm tối tâm hồn. Không có sự xa vắng đó, đức tin sẽ biến chất và tiêu tan thành một thứ thị kiến ảo ảnh. Nhưng ngay trong tâm trạng xa vắng đó người tín hữu kinh nghiệm một sự gặp gỡ, một sự hiện diện. Thánh Gioan Thánh Giá đã xây dựng toàn bộ học thuyết của mình trên lời dạy này: nhận biết Thiên Chúa qua đức tin chính là đã đạt được Người trong chân lý của Người, ngay từ cuộc đời này. Cuộc gặp gỡ trong đêm tối này, niềm xác tín thường chỉ là vô thức này, chính là trung tâm, cốt lõi của đức tin chân thực, chỉ với một đức tin như vậy chúng ta mới nhận biết một vị Thiên Chúa thật. Đức tin một trật vừa là ánh sáng rực rỡ, Vừa là bóng tối thẳm sâu. Cũng thế, một cách bất khá phân ly, ánh sáng của Phép Rửa cùng với đêm tối của Cám Dỗ, làm nên đức tin của Đức Giêsu Kitô, mầm mống của đức tin chúng ta.
- “Những cám dỗ của Đức Giêsu cũng là của chúng ta hôm nay”.
“Chúng ta thấy: những cám dỗ của Đức Giêsu cũng là của chúng ta hôm nay. Chẳng có gì phải ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng nơi Đấng là Đầu, toàn Thân Mình đã chiến thắng cám dỗ. Chính nhờ cậy dựa vào Người mà đến lượt mình chúng ta có thể thoát được cạm bẫy của tên cám dỗ. Đức Giêsu dạy chúng ta phải đương đầu như thế nào: bằng cách chạy đến với Lời Chúa. Lời Chúa soi đường chỉ lối cho chúng ta đi. Lời Chúa chở che, bảo đảm cho chúng khỏi bị lầm lạc. Thật là nguy hiểm nếu chúng ta để mình buông theo xu hướng tự nhiên của loài người? ma quỉ cũng không mong gì hơn chúng ta đồng lõa với chúng như thế. Khi ấy Lời Chúa sẽ là thành lũy bảo vệ chúng ta.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
BA CHƯỚC CÁM DỖ(*)- Lm. Inhxiô Hồ Thông
Hằng năm, vào Chúa Nhật I Mùa Chay, Tin Mừng tường thuật cho chúng ta chuyện tích “Đức Giê-su chịu thử thách trong hoang địa”. Vì thế, Tin Mừng của Phụng Vụ Lời Chúa Năm A này mời gọi chúng ta lắng nghe và suy gẫm câu chuyện Đức Giê-su chịu thử thách trong hoang địa theo Tin Mừng Mát-thêu.
St 2: 7-9; 3: 1-7
Bài Đọc I, trích từ sách Sáng Thế, mô tả sự thử thách của người nữ đầu tiên bằng ngôn ngữ hình tượng. Trước sự chọn lựa: hoặc nương tựa vào Đấng Tạo Hóa, hay tự mình quyết định theo sự tự do của riêng mình, người nữ này đã sa ngã kéo theo nhân loại.
Rm 5: 12-19
Trong Thư gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô gợi lên rằng nhân loại từ nguyên thủy mang dấu ấn của tội lỗi, nhưng nhờ Đức Giê-su, được thoát khỏi tội A-đam và được tái sinh trong muôn vàn ân sủng.
Mt 4: 1-11
Tin Mừng Mát-thêu tường thuật việc Đức Giê-su chịu thử thách trong hoang địa. Xa-tan đề nghị cho Ngài những con đường cứu thế khác với con đường thập giá mà Chúa Cha đã chọn.
BÀI ĐỌC I (St 2: 7-9; 3: 1-7)
Sách Sáng Thế bắt đầu với hai chuyện tích về Cuộc Sáng Tạo: chuyện tích thứ nhất (St 1: 1-2: 4a) được biên soạn bởi truyền thống Tư Tế (P) vào thế kỷ IV trước Công Nguyên và chuyện tích thứ hai cổ xưa hơn (St 2: 4b-25) được biên soạn bởi truyền thống Gia-vít vào thế kỷ X trước Công Nguyên.
-Chuyện tích thứ nhất thuật lại cuộc sáng tạo trong sáu ngày theo cái khung của một tuần lễ Do thái mà đỉnh cao là ngày thứ bảy, ngày sa-bát. Chuyện tích này hình thành nên một đơn vị nhờ kỷ thuật đóng khung, bắt đầu với “Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo nên trời đất” (St 1: 1) và kết thúc với: “Đó là nguồn gốc trời đất khi được sáng tạo.” (St 2: 4a). Diễn ngữ: “trời đất” chỉ toàn thể vũ trụ.
Bằng văn phong trang trọng có nhịp điệu của một bài thánh thi phụng vụ, tác giả truyền thống Tư Tế cho chúng ta biết làm thế nào Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài muôn vật một cách tốt đẹp, trong đó con người là loài thụ tạo tuyệt hảo nhất (St 1: 31), vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người sau cùng như tuyệt đỉnh công trình sáng tạo của Ngài. Thêm nữa, Ngài đã tạo dựng con người có nam có nữ “theo hình ảnh và họa ảnh của Ngài”.
-Chuyện tích thứ hai bắt đầu với “Ngày Đức Chúa, là Thiên Chúa làm ra đất và trời” (2: 4b). Như vậy, với diễn ngữ “đất và trời”, chuyện tích thứ hai trình bày công trình sáng tạo của Thiên Chúa khởi sự nơi mặt đất, trong đó con người là trung tâm. Chuyện tích thứ hai này còn tiếp tục kể cho chúng ta về “Thử Thách và Sa Ngã” (St 3: 1-7). Tuy nhiên, tác giả không dừng lại ở nơi một tương lai vô vọng không lối thoát do sự sa ngã của con người đầu tiên, nhưng tiếp tục kể cho chúng ta về án phạt và lời hứa cứu độ (St 3: 8-24). Như vậy, qua chuyện kể liên tục của mình, tác giả muốn giới thiệu lịch sử cứu độ và đưa ra lý do đầu tiên: tội của con người và niềm hy vọng tương lai được thoáng thấy ở nơi lời hứa cứu độ: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3: 15).
Trong chuyện kể của mình, tác giả Gia-vít sử dụng kiểu nói trực tiếp và cụ thể: ông trình bày Thiên Chúa như nhân, nghĩa là Thiên Chúa hành xử như một con người. Ngoài ra, ông cũng không ngần ngại sử dụng ngôn ngữ thần thoại mà ông đã khai thác rất nhiều ở nơi kho tàng thần thoại rất phổ biến vào thời ông, nhưng ông sử dụng những chất liệu này cách tự do khi đặt chúng vào trong bối cảnh mới và ban cho chúng một tầm mức thần học khác biệt tận căn. Nhờ vận dụng hình ảnh và biểu tượng của khoa thần thoại, tác giả chuyển tải những suy tư nghiêm trọng nhất về nhân loại, như lời nhận xét của Đức Gioan Phao-lô II: “Đối với chuyện tích thứ hai về Cuộc Sáng Tạo, cách thức diễn đạt phù hợp với cách suy nghĩ của thời đại… Người ta có thể nói… rằng cốt là ngôn ngữ thần thoại. Quả thật, trong trường hợp nầy, thuật ngữ thần thoại không chỉ ra một nội dung huyền thoại, nhưng một cách thức cổ xưa để diễn tả một nội dung sâu xa hơn… Nội dung nầy đáng khâm phục ở nơi những điều liên quan đến những phẩm chất và độ đậm đặc của các chân lý mà nó chứa đựng” (Jean Paul II, Audience generale du mercredi 7 novembre 1979).
Hai đoạn văn đề nghị cho chúng ta hôm nay đều được trích từ chuyện tích thứ hai về cuộc Sáng Tạo, trong đó đoạn văn thứ nhất (St 2: 7-9) liên quan đến cuộc sáng tạo con người và đoạn văn thứ hai (St 3: 1-7) liên quan đến cuộc thử thách và tội nguyên tổ.
CUỘC SÁNG TẠO CON NGƯỜI (St 2: 7-9)
1.Con người, được sáng tạo đầu tiên trước mọi sinh vật:
Trong chuyện tích thứ nhất, công trình Sáng Tạo diễn ra trong sáu ngày, trong đó người nam và người nữ được sáng tạo đồng lúc và cuối cùng, như tuyệt đỉnh của công trình sáng tạo. Trái lại, trong chuyện tích thứ hai, con người được sáng tạo đầu tiên trước mọi sinh vật, và được sáng tạo một mình, không người nữ; người nữ sẽ xuất hiện sau nầy. Đây là cách thức mà tác giả Gia-vít sử dụng để nhấn mạnh quyền tối thượng của con người. Đấng Sáng Tạo sắp biểu lộ tất cả niềm ưu ái của mình đối với thụ tạo đầu tiên của Ngài.
Đức Chúa sáng tạo con người được mô tả như một thợ gốm thần linh “lấy từ bụi đất nặn nên con người”; sau nầy, Đức Chúa sáng tạo mọi sinh vật cũng được mô tả theo cùng một cách như vậy: Đức Chúa “lấy đất nặn ra chúng” (St 2: 19). Tuy nhiên, sắc thái biệt phân giữa con người và các sinh vật khác được trình bày rất tinh tế: con người và sinh vật có chung một xác thể, vì thế, sau nầy, khi con người phạm tội, Thiên Chúa nhắc nhở cho con người nguồn gốc mỏng dòn của nó: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3: 19); nhưng chỉ duy một mình con người mới được Thiên Chúa “thổi sinh khí vào lỗ mũi”, chính sự khác biệt này nói lên chiều kích cao cả của con người trên mọi loại thụ tạo.
Việc Đấng Sáng Tạo được mô tả như một người thợ gốm nhào đất sét mà nặn nên con người thuộc về di sản chung của nhiều dân tộc xưa. Ở Ai-cập, chính thần Knoum sáng tạo nên con người bằng cách nặn nên họ hàng loạt trên bàn xoay của người thợ gốm. Ở Sumer, chính mẫu thần Nammu nặn nên con người đầu tiên; ở Ba-by-lon, thần Ea “với đôi tay của mình đã sáng tạo nên con người”; ở Hy-lạp, một bản văn thần thoại kể rằng thần Démiurge nhân ái đã nặn ra con người bằng đất sét thấm đẫm nước mắt của thần. Con người sinh ra từ đất, đó là niềm tin tưởng khá phổ biến vào thời đó. Nhưng, về cơ bản, chuyện tích Kinh Thánh khác biệt với các chuyện tích nầy, đó là, người thợ gốm thần linh là Đấng Sáng Tạo, từ đất Ngài nặn nên hình người và làm sinh động hình người ấy bằng sinh khí của chính Ngài.
2.Con người, một sinh linh:
Đức Chúa thổi sinh khí vào hình tượng người bất động để làm cho con người sinh động. Sinh khí mà Đức Chúa ban cho con người phát xuất từ Thiên Chúa, vì thế, khi trút hơi thở cuối cùng, con người sẽ hoàn lại cho Ngài. Thánh Gioan diễn tả cái chết của Đức Giê-su trên thập giá cũng bằng dụng ngữ này: “Rồi người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19: 30).
Khi mặc khải ngôi vị của Thần Khí và ân ban của Ngài cho con người trong Đức Giê-su, Tân Ước đã cho khoa nhân loại của sách Sáng Thế chiều kích đích thật của nó. Đấng Sáng Tạo lập lại cử chỉ này trên mỗi người lãnh nhận bí tích Rửa Tội khi Ngài thổi hơi sự sống siêu nhiên vào họ, có nghĩa họ được tái sinh.
3.Đức Chúa thiết lập nơi cư ngụ cho con người:
Giữa khung cảnh đất hoang vu trơ trọi, thiên Chúa đã làm nẩy sinh một vườn cây kỳ diệu. Khu vườn này được gọi là “Ê-đen”, nghĩa là khu vườn xinh đẹp, và “về phía Đông” nghĩa là ở phía mặt trời mọc, dấu chỉ ánh sáng và sự sống. Trong khu vườn kỳ diệu nầy, Đức Chúa cho mọc lên đủ loại cây đơm bông kết trái xanh tươi nhờ một dòng sông từ vườn chảy ra tưới khắp bốn phía. Rồi đặt con người vào đó.
4.Cây trường sinh và cây biết thiện ác:
Trong các loại cây này, có hai loại cây không thuộc vào bất kỳ loại thảo mộc nào: “cây trường sinh” và “cây biết thiện ác”. “Cây trường sinh” là hình tượng cổ điển trong vùng Cận Đông xưa, đó là cây bất tử. Tính cách biểu tượng của nó được hổ trợ bởi bóng dáng tự nhiên (cây cao bóng cả bốn mùa xum xê cành lá) và bởi chiều kích phụng vụ: trong những thánh điện, các vị thần linh được cho là nhờ ăn trái của cây này mà bất tử. Điều này được phản ảnh ở nơi St 3: 22: sau khi con người đã ăn trái cây này, Đức Chúa là Thiên Chúa nói: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi” (St 3: 22).
“Cây biết điều thiện điều ác” là dụng ngữ sáng tạo của truyền thống Gia-vít. Có thể tác giả đã được gợi hứng, ít nhiều, từ một vị tiền nhiệm Ba-by-lon: ở lối vào nơi cư ngụ của các vị thần, có hai cây: cây trường sinh và cây chân lý. Chúng ta cũng gặp một cặp đối xứng nổi tiếng khác: thi hào Homère nói với chúng ta rằng trước đền thờ của các thần linh trên đỉnh núi Ô-lim-píc, có hai chậu được chôn sâu dưới đất; một chậu chứa đựng những điều thiện, chậu kia chứa đựng những điều ác.
Ở nơi diễn ngữ “biết điều thiện điều ác”, động từ “biết” chỉ sự hiểu biết do từ kinh nghiệm. Khác ngôn ngữ của những triết gia, ngôn ngữ Híp-ri thích liên kết những cặp mâu thuẫn để nói lên cái toàn thể, chẳng hạn như ngày và đêm, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ…, vì thế đây cốt là một sự khôn ngoan siêu phàm, một phẩm chất đặc biệt mà chỉ mình Thiên Chúa mới có thể sở hữu tròn đầy.
Đoạn trích dẫn ngắn hôm nay không kể ra việc Thiên Chúa canh giữ cây biết điều thiện điều ác nầy; tuy nhiên, phần tiếp theo câu chuyện cho thấy điều đó. Thiên Chúa ấn định cho con người một giới hạn bất khả vượt qua, nhưng Ngài không rào cây này để dành riêng cho Ngài; Ngài phó thác cho lương tri của con người.
THỬ THÁCH (St 3: 1-7)
Phần thứ hai của Bài Đọc I là phần đầu chương 3 của sách Sáng Thế, giới thiệu chuyện tích về cuộc thử thách và tội nguyên tổ. Đây là một đề tài rất phổ biến hay ít ra rất gần với đề tài thuộc thể loại anh hùng ca: một vị anh hùng tìm cách lấy cắp một trong những đặc quyền của các vị thần, như ở Lưỡng Hà Địa, nhân vật Gilgamesh ra đi tìm kiếm cây trường sinh; ở Hy-lạp, Prométhée ăn cắp lửa thiêng, hoặc Héraclès đoạt lấy những trái táo trường sinh. Ngoài ra, cũng có biết bao đề tài tương tự ở Ấn Độ xưa, vân vân.
Tác giả kinh thánh biến đổi sâu xa hành động nầy khi định vị nó vào trong văn mạch thần học duy nhất và đặc thù. Ông biến đổi tham vọng của con người thành nguyên mẫu của tội cũng như tiền lịch sử của Sự Ác. Mặt khác, ông chủ ý mô tả biến cố nội tâm hơn là một biến cố bên ngoài. Bức tranh về cuộc Thử Thách là một tiểu phẩm kiệt tác về sự phân tích tâm lý.
1.Con rắn:
Chuyện tích về sự thử thách bắt đầu với câu then chốt gây sửng sốt nầy: “Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi loài vật hoang dã, mà Thiên Chúa đã làm ra nó”. Như vậy trong tấm thảm kịch sắp diễn ra, người kể chuyện giới thiệu một nhân vật kỳ lạ, một con rắn biết nói, biểu tượng sự Ác, mà truyền thống đã nhận ra ở nơi con vật này là quỷ vương (Kn 2: 24). Ngay lập tức, vị ác thần nầy bị giảm thiểu đến mức tối đa: kẻ sắp tỏ mình ra là đối thủ của Thiên Chúa không gì khác hơn là một con vật “trong mọi loài vật nơi hoang dã”, một thụ tạo giữa mọi loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã dựng nên, chứ không là một hữu thể tối cao, một ác thần như đối thủ của Thiên Chúa tốt lành. Việc giải thích Cựu Ước theo nhị nguyên: cuộc xung đột giữa Thiện và Ác, bị loại bỏ ngay từ những trang đầu tiên của bộ Kinh Thánh.
Tại sao chọn lựa con rắn? Trước hết, trong hầu hết những chuyện tích thần thoại, cây trường sinh mà các thần linh giữ lấy cho riêng mình để hưởng dùng, chung chung được mãng xà, con rồng hay ác thú, đôi khi quái vật, canh giữ. Truyền thống Gia-vít đã hướng sự chú ý đến cây biết điều thiện điều ác, chính điều ác mà ông liên kết với con rắn. Nhưng thay vì để cho con rắn làm kẻ canh giữ không cho con người tiến gần cây biết thiện điều ác, thì lại mở lối cho người phụ nữ đến gần và kích động lòng ham muốn ăn trái cây của bà. Con rắn hành xử như một kẻ gian ác. Chính ở nơi nét bút đặc thù nầy mà chúng ta đánh giá sự tự do của tác giả Kinh Thánh khi sử dụng hình tượng ngoại giáo.
Vả lại, nhiều dân tộc thời xưa đã nêu bật một cách nào đó hình tượng của con rắn. Họ liệt con rắn vào số những biểu tượng của sự sống và sự tái sinh: việc rắn thay da theo định kỳ xem ra nó sở hữu những bí quyết đem lại nguồn thanh xuân vĩnh hằng. Vì thế, bộ ba: người phụ nữ – cây – con rắn thuộc vào hình tượng của những việc thờ cúng cầu xin sự phong nhiêu và phồn sinh. Khoa ảnh tượng tôn giáo của thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên cung cấp nhiều ví dụ về đề tài nầy. Chúng ta không loại trừ rằng khoa ảnh tượng nầy đã là nguồn gợi hứng cho tác giả Kinh Thánh phác họa bức tranh nầy, nhưng ông đã tách nó ra khỏi ý nghĩa duy nhiên.
Mặt khác, rắn, con vật ở trong hang sâu dưới lòng đất, gợi lên mối giao du thân cận với địa giới, âm phủ, nơi ở của những vong hồn và những quỷ thần đáng sợ. Do đó, con rắn được xem như biết những bí ẩn của việc sinh tử mà địa giới nắm giữ. Cuộc đối thoại của con rắn với người phụ nữ diễn ra theo hướng nầy: con rắn tự phụ là mình biết những thiên cơ hậu vận như Thiên Chúa.
Cuối cùng, việc con rắn bị nguyền rủa không phải là không có hậu ý bút chiến. Vào thời truyền thống Gia-vít soạn thảo câu chuyện nầy, dân chúng vẫn còn tôn thờ trong đền thờ con rắn đồng được đồng hóa nó với con rắn đồng mà ông Mô-sê giương cao trong sa mạc. Phải đợi đến vua Khít-ki-gia, vào thế kỷ thứ tám, mới phá bỏ việc thờ cúng ngẫu tượng nầy: “Chính vua đã dẹp các tế đàn ở nơi cao, đập bể các trụ đá, bổ các bàn thờ và đập tan con rắn đồng ông Mô-sê đã làm, vì cho đến thời đó, con cái Ít-ra-en vẫn đốt hương kính nó; người ta gọi nó là Nơ-khút-tan.” (2V18: 4).
2.Người phụ nữ:
Con rắn ngỏ lời với người phụ nữ: “Có thật Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được được ăn mọi thứ cây trong vườn không?”. Tên cám dỗ bắt chuyện với một mình người phụ nữ, vì bà đã không trực tiếp nghe những lời cảnh báo của Thiên Chúa. Ngoài ra, chắc chắn nó nghĩ rằng người phụ nữ nầy dễ bị xiêu lòng trước lời dụ dỗ ngon ngọt của nó hơn người nam. Mặt khác, đề tài về người phụ nữ đầu tiên phạm tội được gặp thấy ở nơi khác, chẳng hạn như ở Hy lạp trong câu chuyện thần thoại Pandore, người phụ nữ đầu tiên nầy mở cái chậu chứa đựng những điều xấu không phải lúc; vì thế, những điều xấu nầy tràn lan khắp mặt đất, chấm dứt hạnh phúc nguyên thủy của nhân loại.
3.Lời dụ dỗ dối trá:
Để có thể gieo nghi ngờ vào lòng người phụ nữ, con rắn khôn khéo giả vờ ngây thơ hỏi người phụ nữ: “Có thật Thiên Chúa bảo: ‘Các ngươi không được ăn mọi cây trong vườn không?’” (3: 2). Theo cấu trúc câu của ngôn ngữ Híp-ri, đây không là một câu hỏi, nhưng là một câu nghi vấn mà người kể chuyện có dụng ý để nó trong thế lơ lững, nhằm để khích bác. Quả thật, người nữ phản ứng ngay tức khắc: “Trái cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái của cây ở giữa vườn, thì Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn, không được động tới, nếu không, sẽ phải chết” (3: 3). Câu trả lời của người nữ cho thấy, dù không được Thiên Chúa truyền đạt trực tiếp, người nữ hiểu rất rõ tính nghiêm trọng của lời cảnh báo này.
Lúc đó, tên cám dỗ tìm cách tẩy xoá ý tưởng về Thiên Chúa tốt lành và thiện hảo trong tâm trí của người phụ nữ; nó trình bày Ngài như kẻ ghen tuông và lừa dối, muốn giữ lấy những đặc quyền cho riêng mình: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng vì Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (3: 5). Với những lời dụ dỗ bùi tai nầy, người phụ nữ bắt đầu nghi ngờ Thiên Chúa; chính ở nơi ý tưởng sai lầm về Thiên Chúa mà tội lỗi sắp bén rễ.
4.Tấn thảm kịch của sự tự do:
Lúc đó, người kể chuyện mô tả cuộc đấu tranh đang diễn ra trong lương tri của người nữ. Ông mô tả nó như cuộc chiến của một con người tự do, có trách nhiệm, hoàn toàn sáng suốt. Vì thế, không phải vì ăn trái cây biết điều thiện điều ác mà người nữ – và người nam- đã thủ đắc được sự biện phân điều thiện điều ác (như vậy sẽ là nghịch lý). Sự biện phân nầy (kể cả sự tự do) là một ân huệ của Đấng Sáng Tạo ban cho thụ tạo có lý trí của Ngài. Thiên Chúa đã quá mạo hiểm khi ban sự tự do cho con người. Một cuộc độc thoại diễn ra trong lòng của người nữ: “Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn”. Đây thực sự là một trình thuật tinh tế điển hình của sự thử thách, của cơn cám dỗ. Tội lỗi xem ra luôn luôn có sức quyến rũ đối với con người.
5.Tội lỗi:
Vì thế, hành động của người nữ: “Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở với mình, ông cũng ăn”, diễn tả ý muốn toàn quyền quyết định, một sự tự mãn cao ngạo bất cần Thiên Chúa, nỗi khao khát tự mình quyết định điều thiện điều ác không cần thông qua lề luật của Thiên Chúa. “Việc cùng ăn một trái cây” liên hết hai người thành một cộng đồng cùng chung một trách nhiệm và một vận mệnh: “đồng hội đồng thuyền”, “đồng sinh đồng tử”. Đó chính là những đề tài rất nổi tiếng, và hơn cả đề tài, đó chính là những hành vi cúng tế và những nghi thức kết nghĩa huynh đệ trong xã hội.
Thế nên, trong thần thoại cũng như trong thực tế, những hành vi nầy – dù là những nghi thức kết giao đính ước nên vợ nên chồng, kết nghĩa huynh đệ đồng sinh đồng tử – đều có một điểm chung nhất đó là giới thiệu một tình huống bất khả đảo ngược. Vậy nên, trong những nghi thức kết giao, ai chấp nhận thức ăn mà người khác dâng hiến, dù khác nhau về bản tính hay môi trường, người đó dứt khoát trở nên “có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu” với người nầy. Theo đó, chúng ta có thể cho rằng chính con rắn (Xa-tan) dâng hiến trái cây, nó buộc chặt con người vào với nó vô phương cứu vãn, bởi vì con người, mà hai ông bà nguyên tổ đại diện, đã chấp nhận quà tặng của nó. Theo cách nầy, chắc hẳn tác giả của chuyện tích này đã muốn diễn tả con người đồng lõa với tội lỗi. Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, những người đương thời của tác giả không phải là không biết tính chất nghiêm trọng của dấu chỉ này.
Mặt khác, thật là ý nghĩa biết bao khi truyền thống Gia-vít, vốn ý thức sâu sắc về hậu quả của tội (như phần tiếp theo của tác phẩm này cho thấy điều đó), đã chọn để mô tả tội đầu tiên, một hành vi cử chỉ bên ngoài xem ra vô hại như việc hái và ăn một trái cây, một trái duy nhất, từ cây mà người chủ vườn đã dành riêng cho mình; đáng lẽ ra tác giả đã có thể miêu tả một tội ác tày trời (ví dụ như tội Ca-in giết em mình là A-ben). Vì lẽ, ông đã không muốn chúng ta bị nhầm lẫn về bản chất của tội: tội trước hết là một sự xúc phạm trực tiếp đến Thiên Chúa, tác động đến mối tương giao theo chiều dọc giữa Thiên Chúa và con người.
6.Họ thấy mình trần truồng:
Tất cả những gì con người đánh mất do tội, người kể chuyện diễn tả một cách gợi hình: “Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng”. Sự trần truồng theo Cựu Ước có nghĩa sự yếu đuối, sự bơ vơ lạc lỏng, không nơi nương tựa, bảo vệ và che chở. Vì tội, hai ông bà đã đánh mất sự nương tựa, tức là Thiên Chúa, đã đánh mất những ân phúc tinh thần mà vườn địa đàng là biểu tượng; họ ý thức tình trạng tội lỗi của mình. Dấu chỉ đầu tiên của tội là xấu hổ vì thấy mình trần truồng, điều nầy đánh dấu sự đồi trụy trong mối quan hệ phái tính. Vết thương của tội chắc hẳn đã làm xáo trộn cách đặc biệt trật tự tính dục, và qua đó, tất cả mọi liên hệ của con người.
7.Tính lịch sử của tội:
Chuyện tích của sách Sáng Thế không có tính lịch sử. Tuy nhiên, sứ điệp mà nó trao gởi cho chúng ta mặc khải cho chúng ta rằng thân phận tội lỗi của con người là một sự kiện không “thuộc về bản tính”, nhưng “thuộc về lịch sử”. Thiên Chúa đã không tạo dựng con người gian ác; Ngài đã tạo dựng nên họ tốt lành và tự do (chuyện tích thứ nhất xác định:“theo hình ảnh và họa ảnh của Ngài”). Thiên Chúa vốn rất mực tốt lành đã không thể tạo ra Sự Ác. Chính sự tự do của con người đã là mầm móng của mọi điều ác.
Tuy nhiên, con người không hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc Sự Ác xâm nhập thế gian, còn có tên cám dỗ, đây là một tình tiết giảm tội. Đó không phải là lý do vì sao đã có sự chuộc tội cho con người, trong khi không có sự chuộc tội cho Sa-tan sao? Đức Kitô đã gợi lên tấm thảm kịch nguyên tổ nầy: “Xa-tan là tên sát nhân ngay từ khởi đầu; nó là tên nói láo và cha của sự dối trá”.
8.Kinh nghiệm lịch sử:
Chúng ta có thể nghĩ rằng để xây dựng câu chuyện của mình, nhà biên soạn Kinh Thánh đã nhận nguồn cảm hứng từ chính lịch sử của dân tộc mình. Dân Chúa chọn đã được “lấy” từ hoang địa mà đưa vào Đất Hứa “chảy sữa và mật”, cũng như A-đam đã được “lấy” từ đất hoang dã mà đặt vào trong vườn Địa Đàng. Đối với Ít-ra-en, ngoài Đất Hứa ra còn có ân ban Lề Luật; cũng như đối với A-đam, ngoài vườn Địa Đàng ra còn có huấn lệnh của Thiên Chúa. Chúng ta gặp thấy ở nơi sách Đệ Nhị Luật cũng một cách nói: “Nếu anh em nghe huấn lệnh của Thiên Chúa, Chúa của anh em, anh em sẽ được sống… Nhưng nếu anh em thay lòng đổi dạ…thì hôm nay tôi báo cho anh em biết: chắc chắn anh em sẽ bị diệt vong… Tôi đưa ra cho anh em chọn được sống hay phải chết, được chúc phúc hay bị nguyền rủa.” (Đnl 30: 15-20).
9.Những khía cạnh ngôn sứ:
Những khía cạnh ngôn sứ của chuyện tích thì rất nhiều và sâu sắc. Trong một linh cảm đáng ngạc nhiên, tác giả linh hứng đã định vị tấm bi kịch nguyên thủy vào trong một cuộc chạm trán giữa người phụ nữ với Tên Cám Dỗ, ở giữa lòng thiên nhiên còn nguyên sơ. Tin Mừng trình bày một chạm trán trực diện giữa Đức Giê-su và Xa-tan ở giữa lòng hoang địa. Người nữ đã vấp ngã trong khi Đức Giê-su lại chiến thắng tên Xảo Trá. Rõ ràng, bài trình thuật Sáng Thế này là khúc dạo đầu của bài ca khải hoàn dứt khoát của Chúa Giê-su.
Khi cho nhân vật phụ nữ một vai trò ưu thế, phải chăng tác giả muốn vén mở cho chúng ta thoáng thấy một dung mạo nữ giới khác, Đức Ma-ri-a, một tạo vật duy nhất thuộc dòng giống loài người chúng ta, đã hưởng được tình trạng vô tội trước khi nguyên tổ phạm tội, tức là tình trạng “tiền a-đam” như cách nói của các nhà thần học? Đối lại với tiếng “vâng” của bà tổ E-và với Xa-tan, sẽ là lời đáp trả “xin vâng” của Đức Ma-ri-a với sứ thần. Bà E-và ở nơi nguyên khởi của tội, Đức Ma-ri-a ở nơi nguyên khởi của Ơn Cứu Độ. Con người muốn trở thành Thiên Chúa, trong khi Thiên Chúa sẽ trở thành một phàm nhân, như câu nói bất hủ của thánh Giáo Phụ I-rê-nê: “Thiên Chúa làm người để con người trở thành con cái của Thiên Chúa”.
Thêm nữa, làm thế nào sự linh cảm nầy không làm chúng ta xúc động sâu xa hơn, thấm thía hơn? Bản văn không gợi ra một cách nào đó: đáp lại “việc ăn sinh nên tội” của hai ông bà nguyên tổ là bàn tiệc Tân Ước, ở đó “việc ăn mang lại ơn cứu chuộc”; và đối lại những lời dụ dỗ dối trá của Tên Cám Dỗ: “Nếu ông bà ăn trái nầy, ông bà sẽ không phải chết” là những lời hứa ban sự sống của Ngôi Lời nhập thể: “Nếu các ngươi ăn bánh nầy, các ngươi sẽ không chết bao giờ” .
BÀI ĐỌC II (Rm 5: 12-19)
Bài Đọc II, trích từ thư của thánh Phao-lô gởi tín hữu Rô-ma, đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử tư tưởng Ki-tô giáo. Chính trên bản văn nầy mà Giáo Hội đặt nền tảng cho đạo lý của mình về tội nguyên tổ, bằng cách quy chiếu đến chuyện tích của sách Sáng Thế, như thánh Phao-lô đã làm.
Thánh Phao-lô đã đọc lại chuyện tích nầy dưới ánh sáng của mầu nhiệm Nhập Thể: chính khởi đi từ Đức Giê-su mà thánh nhân khai triển tư tưởng của mình, sự can thiệp cứu chuộc của Đức Ki-tô hình thành nên cơ sở của tất cả lập luận; sự liên đới của Đức Kitô với toàn thể nhân loại tội lỗi (liên đới hữu thể như lời phát biểu của thánh nhân: “Chúng ta là thân thể của Đức Kitô”), dọi chiếu ánh sáng trên bản văn của sách Sáng Thế. Từ đây, triều đại tội lỗi đối lập với triều đại ân sủng.
1.Lập luận của thánh Phao-lô:
Sau khi đã chứng minh rằng tội lỗi thống trị trên toàn thể nhân loại, thế nên mọi người bất luận là dân Do thái hay dân ngoại đều cần đến ơn cứu chuộc, thánh nhân truy nguyên đến tận nguồn gốc của tội bằng cách nêu bật sự tương phản giữa A-đam thứ nhất và A-đam thứ hai (Đức Giê-su).
Thánh nhân xây dựng lập luận của mình theo phép đối xứng nghịch đảo để nêu bật sự tương phản giữa A-đam thứ nhất và A-đam thứ hai (Đức Giê-su). Theo phép đối xứng nghịch đảo nầy, tiền đề được phát biểu một cách minh nhiên: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (5: 12), nhưng phản đề lại không hiển hiện, ít ra không được đặt ngay liền sau đó, bởi vì các câu 13-14 được chen vào. Tuy nhiên, phản đề nầy được hiểu một cách mặc nhiên theo trình tự hợp lý của phép đối xứng nghịch đảo: “Qua A-đam đầu tiên, tội lỗi và sự chết đã xâm nhập thế gian như thế nào; qua A-đam thứ hai (Đức Kitô) ơn công chính hóa và sự sống đời đời xâm nhập thế gian cũng như thế”.
Sự gián đoạn của phép đối xứng nghịch đảo nầy rất có ý nghĩa. Nó nói lên không có cùng chung mức độ giữa việc A-đam vi phạm và sự phục hồi được Đức Ki-tô thực hiện. Đức Ki-tô là nguồn mạch viên mãn của ân sủng trong khi A-đam chỉ là đường dẫn qua đó “tội lỗi đã xâm nhập thế gian” và “sự chết đã lan tràn tới mọi người”. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự tương phản không cùng một mức độ nầy ở nơi những đối xứng nghịch đảo của 5: 15-17 và 5: 18-19, và lần cuối cùng 5: 20 với những ngôn từ và những chi tiết khác nhau. Chúng ta có thể nói rằng thánh Phao-lô đã nhận được nguồn cảm hứng từ Kn 2: 23-24:
“Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người
cho họ được trường tồn bất diệt.
Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người.
Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị
mà cái chết đã xâm nhập thế gian”.
A-đam đã mở ra một lỗ hỏng qua đó Sự Ác đã ùa vào gây ra những tàn phá. Sự Ác được trình bày như một quyền năng, hầu như được nhân hóa, có trước A-đam.
2.Triều đại của tội lỗi:
Tội lỗi cũng được nhân hóa, như một sức mạnh thù địch chống lại con người: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết” (5: 12a). Sự chết cốt yếu là sự chết tinh thần (cho dù thánh Phao-lô cũng thiết lập mối liên hệ giữa sự chết thể lý và tội lỗi mà sự chết là dấu chỉ).
Câu phát biểu nổi tiếng: “Như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (5: 12b) nầy đã gây nên những cuộc tranh luận và những giải thích khác nhau do cách hiểu “đại từ quan hệ” của Hy ngữ được đặt sau giới từ chỉ nguyên nhân: “bởi vì”. Chung quy có hai cách đọc và hiểu đại từ quan hệ nầy.
Cách đọc thứ nhất hiểu đại từ quan hệ nầy quy chiếu đến A-đam: “Như thế sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì ông, mọi người đều phạm tội”. Cách đọc nầy đặt mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tội của A-đam với toàn thể nhân loại. Cách đọc thứ hai hiểu đại từ quan hệ nầy quy chiếu đến sự chết của câu đi trước theo chức năng văn phạm của câu: “Như thế sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì sự chết nầy, mọi người đã phạm tội”. Cách đọc nầy hiểu sự chết như chuẩn y tội phản nghịch của A-đam.
Xin nhắc lại rằng Công Đồng Tren-tô đã đặt nền móng cho đạo lý về tội nguyên tổ của mình trên toàn bộ bản văn, chứ không trên một câu. Dù thế nào, thánh Phao-lô đặt sự chết tinh thần của nhân loại dưới ba mối quan hệ: Sự Ác – A-đam – mọi người, những mối quan hệ nhân quả được thêm vào mà không loại trừ nhau. Thêm nữa, thánh nhân nhấn mạnh điều nầy trong toàn bộ chương – không một ai “do tự sức riêng của mình” có thể thoát khỏi dòng giống tội lỗi này: nhân tính đã bị thương tổn. Có mối liên hệ hữu thể giữa dòng giống loài người.
Thánh Phao-lô sẽ chứng minh theo cách khác sự thâm căn cố đế của tội. Trước khi có Lề Luật Mô-sê, tội đã có mặt trong thế gian rồi. Thánh nhân phân biệt ở đây sự vi phạm và tội lỗi. Khi có Lề Luật, việc không tuân thủ Lề Luật được xem là vi phạm; nhưng Lề Luật thực sự chỉ làm lộ ra chân tướng của tội lỗi, bộc lộ tội lỗi ra bên ngoài, vì thế Lề Luật không thể gây nên tội lỗi, bởi vì tội lỗi có trước Lề Luật.
2.Triều đại ân sủng.
Rõ ràng A-đam là tiên trưng phản diện của Đức Giê-su. Chúng ta cảm thấy rằng thánh nhân đã bị đánh động cách mãnh liệt bởi viễn cảnh phi thường nầy: Đức Ki-tô tự đặt mình liên đới với nhân loại tội lỗi để phá vỡ mối dây ràng buộc nhân loại với sự ác và giúp con người có khả năng tìm gặp lại sự sống thần linh. Thánh Phao-lô phóng chiếu vào trong quá khứ một sự liên đới đầu tiên thuộc loại suy trên dung mạo của A-đam,. Nhưng sự liên đới thứ hai thì cao vời vô tận so với sự liên đới đầu tiên. Nguồn ân sủng sung mãn trổi vượt biết mấy trên muôn vàn tội lỗi.
Chính lúc đó thánh nhân mới có thể lấy lại sự so sánh còn bỏ ngỏ: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (5: 15b). Đó là điểm nhắm mà thánh Phao-lô muốn đạt đến: triều đại tội lỗi đến hồi kết thúc, trong khi triều đại ân sủng được thiết lập muôn đời bền vững. Đức Ki-tô, vị lãnh tụ mới của con cái loài người, hướng dẫn nhân loại đạt đến ơn công chính hóa và sự sống.
TIN MỪNG (Mt 4: 1-4)
Chuyện tích “Chúa Giê-su rút vào hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ” được cả ba Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại. Dù có nhiều chi tiết khác nhau, tuy nhiên cả ba đều đặt biến cố này ngay sau khi Đức Giê-su chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả. Cả ba Tin Mừng đều nhấn mạnh việc Chúa Giê-su rút lui vào hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ là dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
1.Gốc tích câu chuyện:
Không ai được chứng kiến tận mắt biến cố nầy, vì thế phải giả sử rằng nguồn cung cấp duy nhất của mọi dữ kiện nầy không ai khác hơn ngoài Đức Giê-su. Đây là cuộc chuyện trò riêng tư giữa Thầy và trò. Vì thế, chúng ta đến câu chuyện nầy với lòng cung kính tuyệt đối, vì qua đó Đức Giê-su đã thổ lộ những sâu kín trong lòng của Ngài. Ngài đã cho loài người biết kinh nghiệm của chính Ngài. Đây là câu chuyện thánh hơn hết vì qua đó Đức Giê-su muốn nói với mỗi người rằng Ngài có thể giúp đỡ chúng ta trong những chước cám dỗ. Từ những cuộc chiến đấu của chính Ngài, Ngài đã cho chúng ta thấy Ngài có thể giúp chúng ta trong cuộc chiến đấu của chính chúng ta.
2.Hoang địa:
Hoang địa nơi Đức Giê-su rút lui là sa mạc Giu-đê, trải dài giữa Giê-ru-sa-lem và Biển Chết. Dãi đất hoang vu nầy toàn cát vàng, đá vôi bễ vụn và đá sỏi rải rác. Đó là nơi Đức Giê-su thấy mình trơ trọi hơn bất cứ nơi nào khác trong toàn xứ Pa-lét-tin. Những chước cám dỗ đã có thể mặc lấy hình thức của cuộc tranh luận nội tâm, diễn ra trong suốt cuộc rút lui vào hoang địa nầy như hai thánh Mác-cô (Mc 1: 13) và Lu-ca (Lc 4: 2) gợi ra, đoạn đạt đến cực điểm, vì sự yếu nhược thể lý của Đức Giê-su, do bởi ăn chay lâu dài như thánh Mát-thêu gợi ra (Mt 4: 3).
Đức Giê-su chuẩn bị sứ mạng của mình trong thinh lặng, cầu nguyện và chay tịnh. Hơn nữa, khi người ta ăn chay, có nghĩa người ta khiêm tốn nhận ra mình là tội nhân. Việc Đức Giê-su chay tịnh được định vị vào trong tiến trình nối tiếp sau việc Ngài chịu phép rửa, như vậy Ngài cũng muốn được liên đới với toàn thể nhân loại tội lỗi.
Đồng thời, Đức Giê-su cũng bày tỏ ước nguyện của mình là thu tóm ở nơi bản thân mình vận mệnh của dân Ngài. Như dân Ngài, Ngài đã kinh qua cuộc lưu đày ở Ai-cập khi còn ấu thơ (Mt 2 : 13-16); giờ đây, Ngài trải qua kinh nghiệm ở hoang địa bốn mươi đêm ngày, con số này nhắc nhở bốn mươi năm dân Do thái đã trải qua trong hoang địa, cũng như bốn mươi đêm ngày ông Mô-sê chuẩn bị để đón nhận những lời Giao Ước trên núi Xi-nai.
Chính ông Mô-sê mà thánh Mát-thêu đặc biệt nghĩ đến, như được bày tỏ trong chuyện tích cám dỗ này. Như ông Mô-sê xuống núi Xi-nai để công bố Giao Ước, Giao Ước này thiết lập dân Ít-ra-en thành dân Chúa chọn; cũng vậy, Đức Giê-su sẽ rời bỏ hoang địa để thiết lập một Giao Ước Mới và khai sinh một dân Ít-ra-en mới. Đối chiếu với bốn mươi ngày trong hoang địa, chúng ta cũng sẽ gặp thấy cùng khoảng thời gian giữa biến cố Phục Sinh và biến cố Thăng Thiên của Đức Giê-su : “Trong bốn mươi ngày, Ngài đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa” (Cv 1: 3).
3.Ba chước cám dỗ :
Một mặt, ba chước cám dỗ diễn tiến theo trình tự của ba chước cám dỗ chính yếu mà dân Do thái đã trải qua trong hoang địa: bánh man-na (Xh 16 : 4), điềm thiêng dấu lạ (Xh 17) và thờ ngẫu tượng (Xh 32); nhưng trong khi dân Ít-ra-en thất bại trước những chước cám dỗ này, thì Đức Giê-su lại chiến thắng vẻ vang. Mặt khác, ba chước cám dỗ này đều có một nét chung: cả ba đều được sắp xếp nhằm trình bày những quan niệm sai lầm về Đấng Mê-si-a mà Đức Giê-su sẽ gặp phải trong suốt sứ vụ công khai của Ngài. Trong hoang địa, Ngài có đủ sáng suốt và sức mạnh cần thiết để chế ngự chúng.
A-Đấng Mê-si-a trần thế :
Sau khi đã ăn chay suốt bốn mươi đêm ngày, Đức Giê-su cảm thấy đói. Quỷ cám dỗ Ngài biến những hòn đá thành bánh: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. Quỷ muốn thử thách quyền năng của Đấng đã nhận tước hiệu “Con Thiên Chúa” vào lúc Ngài chịu phép rửa. Cũng một cách như vậy, những kẻ thù Ngài chế nhạo và thách đố Ngài ở dưới chân thập giá: “Hãy cứu lấy mình đi, nếu mày là Con Thiên Chúa” (Mt 27: 40). Hai chước cám dỗ nầy rất đối xứng với nhau: lạm dụng quyền Con Thiên Chúa để mưu cầu tư lợi cho riêng mình. Đức Giê-su đã đẩy lùi chước cám dỗ nầy: Ngài sẽ chỉ sử dụng quyền năng của mình để phục vụ tha nhân.
Xưa kia khi dân Do thái phải đói trong hoang địa và đã nhận được bánh man-na, ông Mô-sê cảnh giác họ đề phòng mọi tham lam của cải vật chất: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8: 3). Đức Giê-su đáp lại Xa-tan cũng bằng những lời nầy, qua đó Đức Giê-su không chỉ không để lộ chân tính của Ngài, nhưng tự đồng hoá mình với nhân loại. Một ngày kia, khi Đức Giê-su đói, các môn đệ mời Ngài dùng bữa, nhưng Ngài trả lời còn dứt khoát hơn: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết… Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy…” (Ga 4: 32-33).
B-Đấng Mê-si-a đầy quyền năng:
Sau khi đặt Đức Giê-su trên nóc đền thờ Giê-ru-sa-lem, Xa-tan đề nghị với Đức Giê-su thực hiện một kỳ công ngoạn mục, nhờ đó Ngài có được một uy thế lớn lao đối với dân chúng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống coi”. Với sự khôn khéo xảo quyệt, Xa-tan trích dẫn Thánh Vịnh 91 theo đó người công chính hoàn hảo, được Thiên Chúa phù trì che chở và truyền cho thiên sứ tay đỡ tay nâng cho khỏi bị vấp chân vào đá (Tv 91 : 11-12, 15).
Xưa kia, trong hoang địa, chính dân Do thái cũng đã thách thức Thiên Chúa như vậy: nếu Ngài không ban cho họ nước uống ngay tức khắc, thì họ sẽ nghi ngờ sự hiện diện của Ngài (Xh 17: 1-7), dù trước đó Ngài đã ban cho họ bánh kỳ diệu. Nhờ quyền năng của Thiên Chúa, ông Mô-sê đã ban cho họ nước phun ra từ tảng đá, tuy nhiên ông trách cứ nghiêm khắc dân cứng đầu cứng cổ nầy: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em” (Đnl 6: 16).
Đức Giê-su đã trả lời cho sự thách đố của Xa-tan cũng bằng chính lời của ông Mô-sê: “Ngươi chớ thách thức Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. Qua đó, Đức Giê-su bác bỏ lời đề nghị của Xa-tan: Ngài không đòi hỏi Thiên Chúa độ trì che chở Ngài đến độ đặt Ngài ra ngoài thân phận thường tình của con người. Sau nầy, Đức Giê-su cũng đã nhiều lần bị thách thức theo chiều hướng nầy: những người Biệt Phái đòi hỏi Ngài một dấu lạ ngoạn mục từ trời để chứng thực Ngài là Đấng Mê-si-a; nhưng Ngài sẽ không ban cho họ.
C-Đấng Mê-si-a thống trị thế giới :
Chước cám dỗ thứ ba được định vị trong môi trường khải huyền: một ngọn núi tưởng tượng, Xa-tan chủ tể của mọi vương quốc. Chắc chắn, những hình ảnh được dùng nhằm nhấn mạnh cuộc chiến nội tâm mà Đức Giê-su phải đương đầu: chước cám dỗ về một Đấng Mê-si-a thống trị thế giới.
Đấng Mê-si-a mà dân Do thái chờ đợi mặc lấy nhiều dung mạo; nhưng phần đông hy vọng một Đấng Mê-si-a khải hoàn và chiến thắng, Đấng sẽ khôi phục lại vương quốc Đa-vít, qua đó, sẽ cho phép Thiên Chúa thống trị toàn thế giới. Một chương trình tuyệt vời, nhưng không một chút nào là chương trình của Đức Giê-su. Ngài đến với tư cách là “Người Tôi Trung” và “Con Người”, đó là hai tước hiệu Mê-si-a mà Ngài thường quy chiếu về mình. Khi đám đông phấn chấn muốn tôn Ngài lên làm vua, Ngài liền lánh mặt (Ga 6: 15). Ở Xê-da-rê Phi-líp-phê khi thánh Phê-rô ra mặt chống đối viễn cảnh về Đấng Mê-si-a chịu đau khổ, Đức Giê-su mạnh mẽ đẩy lùi cơn cám dỗ nầy: “Xa-tan, hãy lui lại đằng sau Thầy!” (Mt 16: 23). Đó cũng là mệnh lệnh mà Ngài ra lệnh cho Tên Cám Dỗ trong hoang địa: “Xa-tan kia, xéo đi!”. Trong cuộc đời của Ngài, chưa bao giờ xảy ra một cuộc chiến đấu với chước cám dỗ nào dữ dội như cuộc chiến đấu tại vườn Ô-liu, khi quỷ tìm cách cám dỗ Ngài từ chối con đường thập giá.
Thánh Mát-thêu đồng hoá quyền thống trị thế giới với sự khuất phục dưới quyền Xa-tan. Sau nầy, Đức Giê-su vạch mặt chỉ tên Xa-tan là “thủ lãnh thế gian nầy” (x. Ga 12: 31; 14: 30; 16: 11; 1 Ga 3: 8). Thánh Phao-lô cũng đồng hoá những quyền thống trị thế giới với những thế lực Sự Ác: “Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước nhưng mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao” (Ep 6: 11-12).
Xưa kia, ngay cả trước khi vào Đất Hứa, dân Do thái để cho mình bị cám dỗ thờ lạy ngẫu tượng (thờ bò vàng), ông Mô-sê đã mạnh mẽ xác quyết: “Chính Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, là Đấng anh em phải kính sợ; chính Người là Đấng anh em phải phụng thờ” (Đnl 6: 13). Đức Giê-su cũng đáp trả bằng những lời xác quyết mạnh mẽ như thế: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. Lúc đó, thánh Mát-thêu ghi lại một chi tiết có ý nghĩa: “Lập tức có thiên sứ đến gần hầu hạ Ngài”, nghĩa là, Đức Giê-su đích thật là Đấng Công Chính hoàn hảo mà Thánh vịnh 91 tiên báo.
Đức Giê-su đã không chọn những của cải trần thế, nhưng sự nghèo khó; Ngài đã không chọn quyền thế, nhưng sự khiêm hạ; Ngài đã không chọn thờ quyền thống trị thế giới, nhưng Ngài thích bị kết án một cách bất công là “vua dân Do thái” hơn.
(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHỌN LỰA- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
Chúng ta đã bước vào mùa chay, mùa sám hối. Sám hối là quay về nếu như mình đã đi lạc. Thực ra, ngay từ đầu, nguyên tổ loài người đã đi lạc do đã chọn lựa sai: chọn ý riêng thay vì ý Chúa. Rất may là Đức Giêsu, Ađam mới, đã sửa lại cái sai đó : trong những cơn cám dỗ khi bắt đầu sứ vụ của Ngài, Ngài đã nhất quyết chọn làm theo ý Thiên Chúa.
Cuộc đời chúng ta cũng dệt bằng một chuỗi những chọn lựa. Hôm nay chúng ta hãy suy gẫm về sự chọn lựa của nguyên tổ và của Đức Giêsu. Chúng ta xin Chúa soi sáng và trợ lực để khi đứng trước những cám dỗ thường xuyên trong đời, chúng ta luôn biết chọn lựa như Đức Giêsu.
II/. GỢI Ý SÁM HỐI
– Chúng ta là con cái Thiên Chúa vì chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Ngài. Lẽ ra chúng ta phải luôn sống trước nhan Ngài và vâng phục thánh ý Ngài. Nhưng chúng ta lại thường làm ngược ý Ngài và sống như không có Ngài.
– Chúng ta là em của Đức Kitô. Lẽ ra chúng ta phải luôn ghi nhớ và làm theo Lời Ngài. Nhưng chúng ta thường quên Lời Ngài, nhất là khi đứng trước những cơn cám dỗ.
– Chúng ta có ý thức về thân phận tội lỗi của mình và quyết tâm chiến đấu với khuynh hướng ích kỷ, tham lam, kiêu ngạo, ươn lười của mình không ?
III/. LỜI CHÚA
1/. Bài đọc Cựu Ước (St 2,7-9 3,1-17)
Đây không phải là một bài tả chân đúng y sự việc đã diễn ra, mà là một vỡ tuồng mà trong đó tác giả sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng để chuyển đạt những ý tưởng giáo lý về tình thương của Thiên Chúa, về cám dỗ, về quyền tự do chọn lựa của con người và hậu quả của sự chọn lựa ấy. Ta có thể coi bài tường thuật này như là một vở bi kịch, vở bi kịch đầu tiên trong lịch sử loài người.
Vở bi kịch gồm 3 màn :
– Màn 1 là tình thương của Thiên Chúa : Ngài đã dựng nên loài người từ hai yếu tố là vật chất (“bụi đất”) và thần linh (“hơi thở” của Ngài). Ngài lại còn ban cho con người một cuộc sống hạnh phúc (“vườn Êđen”).
– Màn 2 là cám dỗ : Satan (“con rắn”) khéo léo lái con người sang một hướng lệch lạc : không nhớ đến tình thương Thiên Chúa mà chỉ nghĩ đến sự cấm đoán của Ngài ; không thấy những ân huệ của Ngài mà lại nghĩ rằng Ngài ganh tị sợ con người bằng Ngài ; thay vì vâng lời Thiên Chúa thì lại làm theo ý riêng để tự mình “biết lành biết dữ”. Cám dỗ đã len vào con người qua các giác quan (mắt nhìn, miệng thèm, đưa tay hái).
– Con người được đặt trước một sự chọn lựa căn bản : hoặc làm con Thiên Chúa và vâng theo ý Ngài, hoặc “muốn bằng Thiên Chúa” nên theo ý riêng mình.
– Tiếc thay, nguyên tổ loài người đã chọn sai, gây hậu quả tai hại cho cả loài người.
- Đáp ca : Tv 50
Thánh vịnh 50 là tiếng kêu van thống thiết của loài người con cháu nguyên tổ : ý thức thân phận tội lỗi của mình nhưng vẫn trông cậy vào tình thương xót thứ tha của Thiên Chúa.
- Bài Tin Mừng (Mt 4,1-11)
Cũng là một vở kịch với những hình ảnh tượng trưng (“sa mạc” khô cằn đối lập với “vườn Êđen” xanh tươi, những hòn đá, mỏm núi cao, tháp đền thờ). Vở kịch này tương phản với vở đầu tiên và đi đến một kết thúc tốt đẹp.
– Sau tội nguyên tổ, thân phận loài người đổi thay hẳn : không sống trong vườn Êđen tươi mát mà phải sống trong sa mạc khô cằn.
– Cám dỗ vẫn đeo bám Đức Giêsu để xúi Ngài chọn sai : a/ chuộng những thứ vật chất thỏa mãn cho nhu cầu cuộc sống thân xác (bánh) mà bỏ quên lương thực nuôi dưỡng cuộc sống thần linh (Lời Chúa) ; đối với Thiên Chúa thì không chú ý vâng theo ý Ngài mà lại bắt Ngài phải chìu ý mình ; b/ không thờ phụng một mình Thiên Chúa nhưng lại tôn thờ những vinh hoa lợi lộc của thế gian.
– Đức Giêsu là Ađam mới đã cương quyết chọn vâng phục Thiên Chúa nên đã chiến thắng tất cả các cơn cám dỗ ấy.
- Bài thánh thư (Rm 5,12.17-19)
Thánh Phaolô đã nhìn lại hai vở kịch ấy và rút ra kết luận : Đức Giêsu là Ađam mới mang lại một tương lai mới cho loài người : “Chỉ vì một người không vâng lời Thiên Chúa mà muôn người bị liệt vào hạng tội nhân, thì nhờ một người đã vâng lời Thiên Chúa mà muôn người cũng sẽ được kể là công chính”. Kết luận này khuyến cáo hãy coi chừng nguy hiểm lớn nhất là sự không vâng phục, đồng thời kêu gọi một người học theo gương Đức Giêsu luôn vâng phục thánh ý Thiên Chúa.
IV/. GỢI Ý GIẢNG
- Chọn lựa
Một tục lệ : ngày thôi nôi của một đứa bé, người ta quen đặt trước mặt nó nhiều món đồ (thí dụ một cây viết, một cái cày nhỏ, một cây súng v.v.). Người ta hồi hộp xem nó chọn món nào và từ đó suy đoán về tương lai của nó (chọn cây viết : sẽ là nhà trí thức ; chọn cái cày : sẽ làm ruộng ; chọn cây súng : sẽ đi lính). Tuy hơi dị đoan, nhưng tục lệ này nói lên hai ý tưởng khá sâu sắc : a/ con người luôn phải lựa chọn ; b/ đã quen chọn thế nào thì sẽ tiếp tục chọn thế ấy. Người ta nói “cuộc sống là một chuỗi của lựa chọn”. Quen chọn đúng thì sống tốt, quen chọn sai thì sống xấu.
- Nhìn thẳng vào thực tại cám dỗ
– Chúng ta đừng nuôi ảo tưởng về một thế giới mà mọi sự đều tốt lành. Thân phận con người là sống giữa thế gian mà trong đó thiện ác, lành dữ lẫn lộn.
– Chính vì thế, khi Con Thiên Chúa xuống thế làm người, chính Chúa Thánh Thần đã dẫn Người vào sa mạc để đối diện với các cơn cám dỗ.
– Người ta sống tốt không phải bằng cách che mắt dấu mặt để khỏi nhìn thấy điều xấu, mà trái lại bằng cách nhìn thẳng vào điều xấu và chiến đấu để chiến thắng nó.
– Trong Mùa Chay, mỗi người hãy nhìn thẳng vào nội tâm mình. Không phải chỉ nhìn những mặt tốt, mà nhất là phải nhìn thẳng vào những mặt xấu, những thứ “tham, sân, si” đang âm thầm nhưng mãnh liệt khống chế mình.
– Và hãy nhìn vào cuộc chiến đấu của Đức Giêsu. Người đã thắng nhờ đâu ? Nhờ làm theo Lời Thiên Chúa và thực hiện thánh ý Thiên Chúa.
- Tái lập bậc thang các giá trị
– “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…” : Qua lời này, Chúa không bảo chúng ta đừng tìm cơm bánh, nhưng Ngài nhắc chúng ta đừng chỉ tìm cơm bánh.
– Bị quay cuồng trong cuộc sống vật chất, con người dễ bị cuốn hút theo vật chất : từ tình trạng quân bình dành mối quan tâm đồng đều cho những nhu cầu tinh thần và vật chất, chúng ta dần dần bị cám dỗ xén bớt phần tinh thần để vun đắp thêm cho phần vật chất, và cuối cùng chỉ còn có vật chất và vật chất.
– Mùa chay là khoảng thời gian thích hợp cho chúng ta lùi lại để có một khoảng cách sáng suốt mà nhận định lại các bậc thang giá trị đời mình, theo tiêu chuẩn mà Đức Giêsu đưa ra : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.
– Những việc làm được Giáo Hội khuyến khích trong Mùa Chay cũng nhằm giúp chúng ta tái lập lại các bậc thang giá trị : tự ý giảm bớt ăn uống, làm chủ những khuynh hướng của mình, quan tâm tìm hiểu ý Chúa và lắng nghe Lời Chúa hơn v.v.
4/. Ý muốn hướng dẫn hành động
– Ý muốn là động cơ và là sức mạnh. Bởi đó người ta nói “Ý lực”. Không có những hành động ngẫu nhiên vô tình. Mọi hành động đều đi theo sau một ý muốn dẫn dắt.
– Muốn điều đúng và tốt thì sẽ hành động đúng và cuộc đời sẽ tốt.
– Nhưng ý muốn riêng không hẳn là luôn luôn đúng và tốt. Bởi thế con cái còn khờ dại thì nên làm theo ý muốn của cha mẹ, học trò còn non kém thì tốt nhất nên theo ý hướng dẫn của thầy cô. Trong những trường hợp này, vâng lời trở thành con đường khôn ngoan nhất và tốt đẹp nhất.
– Ađam Evà đã theo ý của ma quỷ và theo ý riêng dẫn đến kết quả bi thảm cho cả loài người. Ngược lại Đức Giêsu dù là Con Thiên Chúa nhưng đã quyết luôn làm theo ý muốn của Chúa Cha và đã cứu chuộc loài người : “Chỉ vì một người không vâng lời Thiên Chúa mà muôn người bị liệt vào hạng tội nhân, thì nhờ một người đã vâng lời Thiên Chúa mà muôn người cũng sẽ được kể là công chính”.
- Cám dỗ của Đức Giêsu và của chúng ta
Một cuốn phim đã làm xôn xao dư luận một thời (khoảng năm 1989) là phim “Cơn cám dỗ cuối cùng của Đức Kitô” (The last temptation of Christ), phỏng theo quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn hy lạp Nikos Kazantzakis. Cuốn phim và quyển tiểu thuyết mô tả lúc Đức Giêsu bị treo trên thập giá. Ngài đã ngất đi và thấy mình rời bỏ thập giá để trở lại cuộc sống bình thường. Ngài đi tìm lại nàng Mađalêna, cưới nàng làm vợ. Sau đó Ngài lại tìm đến với hai chị em Matta và Maria và cũng cưới luôn hai người này. Ngài có rất nhiều con và sống rất hạnh phúc.
Báo chí và các đài phát thanh đưa tin rằng khi cuốn phim được trình chiếu lần đầu, những người có đạo đã đập phá rạp chiếu bóng tan tành, đến nỗi lần chiếu sau phải chiếu ở một rạp đặc biệt được cô lập bởi chung quanh toàn là nước để khỏi bị đập phá lần nữa.
Thực ra cốt chuyện cũng chẳng có gì xúc phạm cho lắm. Tuy tác giả có nói Đức Giêsu rời khỏi thập giá và cưới 3 người vợ, có nhiều con, nhưng đó chỉ là một cơn cám dỗ của Ngài mà thôi. Cuối cùng Ngài đã lắc đầu không theo cơn cám dỗ đó. Sau đó Ngài tỉnh lại vẫn thấy mình đang bị treo trên thập giá, và Ngài hô lớn một tiếng kêu chiến thắng “Thế là đã hoàn tất”, rồi Ngài tắt thở, hoàn tất đời mình trong tâm tình luôn trung thành với Chúa Cha. Trong đoạn mở đầu quyển tiểu thuyết của mình, Nikos Kazantzakis đã trình bày rõ ý hướng của ông : Ông tin Đức Giêsu vừa là Chúa vừa là người. Và ông muốn nhìn Ngài dưới khía cạnh làm người, vì thế ông đã tưởng tượng những cơn cám dỗ và những cuộc chiến đấu vô cùng cam go mà con người Giêsu đã phải đương đầu và đã anh dũng chiến đấu như thế nào. Mục đích là để càng thấy rõ hơn Đức Giêsu chính là mẫu mực cho con người chúng ta, để chúng ta cảm phục Ngài hơn và để khuyến khích chúng ta can đảm hơn trong khi chiến đấu với những cơn cám dỗ của chính chúng ta. Tác giả đã thổ lộ : “Trong khi viết, tôi đã cảm động đến phát khóc. Tôi chưa bao giờ cảm thấy máu của Chúa rơi từng giọt vào tim tôi với sự ngọt ngào như vậy, với nỗi đớn đau như vậy”.
- Chuyện minh họa
Có 3 người mục tử, mỗi người coi sóc một đàn chiên.
Một đêm mùa đông vừa gió vừa mưa. Khi 3 người đang ngủ thì nghe có tiếng chó sói.
– Người thứ nhất tung chăn thức dậy định ra ngoài xem xét tình hình. Nhưng nghe tiếng mưa rơi gió rít, anh ngại ngùng và trở vào giường ngủ tiếp.
– Người thứ hai cũng thức dậy, mặc thêm quần áo mở cửa đi ra. Nhưng một đợt nước mưa quất ngay vào mặt anh làm anh bỏ ngay ý định ra ngoài. Anh cũng trở vào giường nằm xuống, kéo chăn đắp kín và ngủ tiếp.
– Người thứ ba cũng thức dậy, cũng mặc quần áo, và cũng ra ngoài. Dù gió lạnh, dù mưa ướt, anh vẫn cố chịu đựng, đi đến tận chỗ đàn chiên của anh để xem. Khi đã thấy chiên mình an toàn, anh mới trở vào nhà ngủ tiếp.
Trong 3 người đó, ai là người hiểu biết rõ nhất về sự khắt nghiệt của gió và mưa ? Dĩ nhiên là người thứ ba.
Cũng thế, người hiểu rõ nhất về cám dỗ là người đã chiến đấu và chiến thắng nó.
Vì vậy, nếu ta muốn học cách đương đầu với cám dỗ, đừng học với những kẻ tội lỗi, mà hãy học với những vị thánh.
Như trong các bài đọc hôm nay, chúng ta đừng học với dân Israel trong thời xuất hành ở sa mạc, mà hãy học với Đức Giêsu.
V/. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
Chủ tế : Anh chị em thân mến
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để người kitô hữu sám hối tội lỗi và quay trở về với Chúa, vì Chúa không muốn cho người có tội phải chết, nhưng muốn họ sám hối ăn năn để được sống. Với quyết tâm xa lánh tội lỗi và đổi mới đời sống, chúng ta cùng tha thiết nguyện xin.
1- Ngày xưa / Chúa đã sai ngôn sứ Giona đến kêu gọi dân Ninivê ăn năn hối cải / Ngày nay Chúa cũng bảo Hội Thánh khuyên nhủ các kitô hữu sám hối lỗi lầm / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết sống trọn vẹn tinh thần khắc khổ của Mùa Chay / để đền tội và tôi luyện xác hồn.
2- Miếng ăn / danh vọng / địa vị / tiền bạc / thú vui / nhiều khi làm đảo điên lòng người / băng hoại xã hội / xói mòn niềm tin / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người / đặc biệt là giới trẻ chưa có kinh nghiệm sống / biết khôn ngoan tránh xa những cám dỗ bất chính / những cạm bẫy tinh vi đầy dẫy trong cuộc sống thường ngày.
3- Dù đã có nhiều cuộc tranh đấu cho sự bình đẳng giữa người nam và người nữ / nhưng trong thực tế / ở nhiều nơi trên thế giới này nay / người phụ nữ vẫn bị coi thường / nhân phẩm bị chà đạp / thân xác bị xem như một món hàng kinh doanh / thậm chí bị đày đọa / bị đối xử thô bạo ngay trong gia đình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai có trách nhiệm / biết luôn tìm cách giúp người phụ nữ sống xứng với nhân phẩm của mình.
4- Chúa Giêsu nói / “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh / nhưng nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống theo lời Chúa dạy trong Tin Mừng / nhờ đó mà trở nên những công dân gương mẫu.
CT : Lạy Chúa, xin cho chúng con thấm nhuần lời Chúa dạy, để chúng con biết chế ngự những đam mê và dục vọng trần thế, nhờ đó mùa chay thánh này đem lại nhiều lội ích cho chúng con. Chúng con cầu xin…
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
CÁM DỖ TRONG SA MẠC– Chú giải của Giáo hoàng Học viện Đà Lạt
1) Đối với người Do thái thế kỷ I, “sa mạc” và “cám dỗ” gợi lên điều gì?
2) Trình thuật này liên hệ với trình thuật Phép Rửa nhờ chữ nào? Chữ đó có nghĩa mạnh hay chỉ có nghĩa thuần túy thời gian?
3) Phải đọc lại Đệ Nhị Luật chương 8 và ý nghĩa cuộc thử thách trong sa mạc.
4) Phải hiểu như thế nào việc Chúa Giêsu vượt thắng cách vẻ vang cơn cám dỗ mà dân Do thái đã vấp ngã? Dựa trên hậu cảnh Cựu Ước, hãy rút ra ý nghĩa thần học ba cuộc cám dỗ Chúa Giêsu?
5) Cơn cám dỗ phải chăng chỉ nhắm đến sự nghiệp của Đấng Messia, bằng cách gợi lên một thiên sai chủ nghĩa giả tạo thần kỳ hoặc chính trị? Hay là nhắm đến chính con người Đấng Messia, bằng cách tách Người khỏi Thiên Chúa với một thứ chủ trương vô thần thực tiễn?
6) Làm sao Chúa Kitô có thể bị cám dỗ? Điều đó có nghĩa gì? Hãy so sánh với cơn hấp hối, với Pl 2, 6 tt và Dt 5,7tt.
7) Các thiên sai chủ nghĩa bị Chúa Giêsu chống báng phải chăng chỉ là những hiện tượng lỗi thời, hay ta vẫn còn thấy giữa thế kỷ XX này quanh ta? trong ta?
8) Thân phận người Kitô hữu phải chăng là một thân phận bị cám dỗ triền miên?
*******
1) Có lẽ Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đồ Người biến cố mà ngay từ lúc bắt đầu cuộc sống công khai Người đã trải qua với một kinh nghiệm thấm thía. Giáo Hội sơ khai đã đón nhận mặc khải ấy về nguồn gốc đích thực của cám dỗ (Satan) như là lời sửa sai quan niệm Cựu ước, vốn cho rằng cám dỗ là do Thiên Chúa: Mt đã phóng đại dữ kiện giản lược mà ông đã thu nhận từ truyền khẩu. Trình thuật của ông có vẻ như là một cấu trúc văn chương, một sáng tác tưởng tượng nhằm khai thác các giá trị thần học tiềm tàng trong biến cố có thực. Đây là những dấu chỉ cho thấy trình thuật của ông thực là một sáng tác: cuộc đối thoại với Satan, việc đem Chúa Giêsu lên thượng đỉnh Đền thờ, ngọn núi cao từ đó có thể trông thấy “tất cả các nước thiên hạ”, lối trích dẫn nhiều câu trong diễn từ thứ hai của Môisen nói với dân (Đnl 8,3; 6,16; 6,13). Sáng tác văn chương này đặt cơ sở trên ba cuộc cám dỗ của Israel trong sa mạc:
– Sau khi được ăn manna một thời gian, Israel đòi ăn thịt (Ds 11, 4-34)
– Môisen gõ phiến đá hai lần (Ds 20, 1 -13)
– Giai thoại con bò vàng (Xh 32, 1- 8)
Matthêu cho thấy Chúa Giêsu tổng lược cả ba kinh nghiệm của dân Isarel và đã chiến thắng vẻ vang trong khi Israel lại vấp ngã. Xin nói qua là sách Đệ Nhị Luật cũng là sách chỉ nam của cộng đoàn thiên sai là Giáo Hội: các chương đầu của Công Vụ Sứ Đồ ghi lại những bước đầu của Giáo Hội sơ khai, đã cảm hứng theo Đệ Nhị Luật.
2) Giữa phép rửa Chúa Giêsu và cơn cám dỗ, có một liên hệ rõ ràng: chính Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu lúc ở sông Giođanô đã đưa người vào sa mạc, không phải để tra cứu lề luật và tìm lại tinh thần Giao ước như nhóm Essêni, cũng chẳng phải để tổ chức kháng chiến như phái Nhiệt thành, song để chịu ma quỷ cám dỗ (4,1). Học thuyết thiên sai của Chúa Giêsu phải được thử thách. Và cuộc thử thách này là một giai đoạn cần thiết trong ơn gọi làm Israel mới của người. Vì là Đấng đáp ứng nỗi chờ mong của dân, Người phải sống tất cả chiều kích của lịch sử họ: tạm trú tại Ai cập (2,13-15), vượt sông Giođanô (2, 13-17 -so sánh với Gs 3), cám dỗ ở sa mạc (4, 1-11).
3) Giai thoại cám dỗ trong sa mạc xảy ra như để xác nhận việc Chúa Kitô hoàn toàn chấp nhận thánh ý Chúa Cha: gạt bỏ mọi hình thức thiên sai chủ nghĩa mà Thiên Chúa không muốn (trước hết là thứ thiên sai chủ nghĩa cánh chung có tính cách báo phục của Gioan Tẩy giả và của Qumrân, thứ đến là thiên sai chữ nghĩa xác thịt, uy hùng hay chính trị mà Israel trông chờ), Chúa Kitô chấp nhận đường lối thiên sai khổ đau, là đường lối duy nhất phù hợp với thánh ý Chúa Cha.
4) Lối giải thích mang màu sắc thiên sai về ba chước cám dỗ (tức lối giải thích liên kết trình thuật này với trình thuật phép rửa trước đây) là lối giải thích lưu ý nhiều đến chỗ đứng của đoạn văn trong văn mạch của các chương này cũng như của các vấn đề tổng quát của một. Tuy nhiên lối giải thích này không loại bỏ các lối giải thích khác đã từng được truyền thống công nhận như:
– Lối giải thích luân lý: Chúa Kitô tự nguyên chịu các chước cám dỗ lớn của nhân loại: những dục vọng của xác thịt và tinh thần, để rồi vượt thắng các cám dỗ đó cách khải hoàn, và nhờ dấy nên gương mẫu cho đời ki tô hữu; Lối giải thích song đối kiểu mẫu: Chúa Kitô, Ađam mới, chịu một cơn cám dỗ “tổ tông” mới, để nhờ lòng vâng phục hiếu thảo của Người mà chuộc lại cuộc nổi loạn nguyên thủy (x. trình thuật mạc về cuộc cám dỗ này và thần học của Phaolô về Ađam mới);
– Lối chú giải cánh chung học: qua cuộc chiến đấu này, Chúa Kitô tiên báo cuộc khải hoàn vinh thắng cuối cùng của Người trên các quyền lực sự dữ (lối giải thích của Lc).
5) Chủ đề sa mạc chiếm một chỗ đứng đáng kể trong Kinh Thánh, vì sa mạc là một dữ kiện địa lý quan trọng trong thế quân bình kinh tế và nhân chủng của xứ Palestine. Ảnh hưởng của địa thế này không phải là nhỏ đối với lịch sử dân Thiên Chúa. Lịch sử này lưu lại hai kỷ niệm xem ra mâu thuẫn, mà có người đã muốn coi như. là hai chủ đề có nguồn gốc khác nhau, nhưng kỳ thực chỉ là hai phương diện của một thực trạng. Cuộc lưu ngụ trong sa mạc trước tiên được trình bày như là thời kỳ lý tưởng trong cuộc sống của tuyển dân, thời kỳ mà tuyển dân được các điều kiện thuận lợi nhất ớể phát huy lý tưởng tôn giáo của mình, và đã sống lý tưởng đó cách tuyệt hảo. Đàng khác thời gian lưu ngụ trong sa mạc cũng. được xem như là một thử thách, như một hình phạt, phạt tội phàn nàn và bất tuân. Sa mạc vừa là nơi tĩnh tâm và thanh luyện, vừa là nơi phát sinh chước cám dỗ và xóa tội. Vì thế trong suốt lịch sử dân Israel, sa mạc vẫn là nơi hun đúc sức mạnh sinh động của quốc gia (tất cả các khuôn mặt lớn trong dân đều đến sa mạc lập kế hoạch, hay nung nấu lại lòng nhiệt thành) và cũng là nơi thử thách.
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
“Bấy giờ Chúa Giêsu được Thần khí dẫn vào sa mạc”: Chữ bấy giờ nói lên mối liên hệ giữa trình thuật này với trình thuật Chúa Giêsu chịu phép rửa. Lát nữa ta sẽ thấy mối tử hệ thần linh của Chúa Giêsu đã được công bố lúc người chịu phép rửa) hệ tại chỗ nào. Trạng từ “bấy giờ” ở đây (cũng như ở 3, 13 chẳng hạn) có một giá trị chuyển mạch hơn là giá trị thời gian. Tiếng “để chịu cám dỗ” nói rõ ràng ý định của Thiên Chúa, như trong đoạn văn trước. Bởi ma quỷ: một chữ Hy-lạp trước tiên có nghĩa là “đứa vu khống” rồi “kẻ buộc tội”. Vì thế bản 70 đã dùng chữ này để dịch chữ “Satan”. Ngữ vựng của phần dẫn nhập trình thuật này tương tự với ngữ vựng của Đnl 8,2 (bản 70) và ám chỉ đến cảnh huống của Israel trong sa mạc: “Hãy hồi tưởng lại tất cả con đường mà Giavê Thiên Chúa của ngươi đã dẫn ngươi đi (cùng một động từ Hy lạp như Matthêu) trong sa mạc, với dụng ý là hạ ngươi uống, thử thách ngươi (cùng một động từ Hy lạp như Matthêu) và biết đáy lòng ngươi”.
“Người đã giữ chay 40 ngày và 40 đêm”: 40 là con số chẵn thường được Kinh Thánh dùng để chỉ một thời gian khá dài: 40 ngày lụt đại hồng thủy (St 7,4), 40 năm Israel lưu trú trong sa mạc (Xh 16, 35; Ds 14, 33; Đnl 29, 5), 40 năm trị vì của Đavít (1Sm 5,4), 40 ngày trước khi phá hủy thành Ninivê (Gn 3), 40 ngày giữa cuộc Phục Sinh và Thăng Thiên của Chúa Giêsu… Chi tiết xác định “40 đêm ” là của riêng Matthêu (Luca chỉ nói “40 ngày”) và ám chỉ đến 40 ngày và 40 đêm mà Môisen đã trải qua trên núi của Giavê “không ăn bánh cũng chẳng uống nước” (Xh 24, 1-8: giữ chay sau cuộc thần hiển, và trong 34,28: giữ chay sau cuộc tái lập Giao ước). “40 đêm” có lẽ cũng ám chỉ đến cuộc chay trường của Elia trên núi Horeb (1V 19,8: sau khi được thần hiển và trao sứ mệnh). Cả hai nhân vật lên này của Cựu ước, những vị gồm tóm trong bản thân Lề luật và Ngôn sứ, sẽ tái xuất hiện trong cuộc Biến hình của Chúa Giêsu (biến hình = thần hiển; cuộc thần hiển này được tiếp nối với việc thiết lập Giao ước mới bằng Tử Nạn-Phục Sinh). Chắc hẳn Matthêu muốn cho thấy việc giữ chay của Chúa Giêsu một cách nào đó tổng lược kinh nghiệm của Môisen và Elia, cũng như cuộc cám dỗ sẽ tổng lược lịch sử Israel trong sa mạc. Ở đây không nên hỏi cơ thể con người, xét về mặt tự nhiên, có thể giữ chay trong bao lâu! Cũng như trong trường hợp Môisen (suốt 40 ngày không uống nước!), chính Thiên Chúa trực tiếp nâng đỡ Chúa Giêsu. Chúa Kitô sống nhờ lòng tín thác vào Thiên Chúa. Thành ra việc cảm thấy đói sau 40 ngày được xem như là một cuộc thử thách: Chúa Giêsu có thể nghĩ Thiên Chúa đã bỏ rơi mình. Và đó là điểm đưa đến cám dỗ đầu tiên.
Cám dỗ đầu tiên (cc. 3-4)
“Nếu Ngài là Con Thiên Chúa”. (c.3) là công thức dẫn vào chước cám dỗ thứ nhất và thứ hai. Tiếng “Con Thiên Chúa”; nhắc lại lời phán từ trời trong cảnh trước đây và đầu tiên có nghĩa là “Đấng Messia” (x.ghi chú BJ). Công thức này cho thấy ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu như là Đấng Messia, thủ lãnh của dân mới Thiên Chúa. “Nếu Ngài là…” không nhằm nói lên nỗi nghi ngờ của ma quỷ, nhưng cố khơi lên trong Chúa Giêsu niềm hoài nghi. Dưới chân thập giá, chính người Do thái sẽ thay thế Satan để cám dỗ Chúa Giêsu một cách tương tự: “nếu ông là con Thiên Chúa” (Mt 27,40). Hai chước cám dỗ này song song với nhau: chúng nhằm thúc đẩy Chúa Giêsu sử dụng các quyền lực thiên sai Người có để mưu cầu tư lợi, hay đúng hơn để thoát khỏi cảnh hiểm nghèo (đói trong sa mạc, chết trên thập giá).
“Hãy truyền cho các viên đá này thành bánh”: Cơn đói mà Chúa Giêsu đột nhiên cảm thấy đã là một chi tiết giúp ta giải thích cơn cám dỗ đang bủa vây Người. Tuy nhiên, còn có một chi tiết giàu ý nghĩa hơn trong câu trả lời của Chúa Giêsu trích lại Đnl 8,3. Văn mạch của Đnl 8,3 cho thấy dân Israel nghi ngờ Giavê, thay vì tự hạ và chấp nhận tùy thuộc một mình Ngài: “Hãy hồi tưởng lại tất cả con đường Giavê Thiên Chúa của người đã dẫn ngươi đi, qua sa mạc, trong 40 năm, với dụng ý là hạ ngươi xuống cùng để thử cho biết ngươi có gì nơi đáy lòng, xem người có giữ các lệnh truyền của Ngài chăng. Ngài đã hạ ngươi xuống, đã để ngươi phải chịu đói; rồi Ngài lại cho ngươi ăn manna ngươi chưa từng biết và cha ông ngươi cũng không hề biết, để dạy cho ngươi hay là người ta không sống nhờ bánh mà thôi, nhưng sống nhờ mọi điều xuất ra từ miệng Giavê” (Đnl 8, 2-3).
Chước cám dỗ mà Israel phải. chịu, đó là cơn đói khát Thiên Chúa cho dân trải qua để thử lòng tín thác của họ. Nhưng dân đã phàn nàn, đã hối tiếc các thức ăn của xứ Ai cập, và càu nhàu đòi lương thực. Chúa Giêsu cũng đang sống trong một tình trạng tương tự như dân Israel. Bị đói, Người có thể nghĩ Thiên Chúa đã bỏ rơi người. Ma quỷ đến dụ dỗ Người nghi ngờ Thiên Chúa và hãy cậy dựa vào chính quyền năng thần thông mà Người vừa mới nhận lúc được thánh hiến làm Đấng Messia. Có thể Chúa Giêsu sẽ dùng quyền đó để mưu cầu tư lợi trái nghịch với thánh ý Thiên Chúa. Khi dụ dỗ Chúa Giêsu nghi ngờ và bất tuân, ma quỷ muốn Người cắt đứt liên lạc với Thiên Chúa. Đáp lời lại, Chúa Giêsu xác quyết Người chẳng muốn dùng các phương thế riêng của mình để được sống, nhưng muốn hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa. Người chỉ cậy dựa vào Thiên Chúa (27,43).
Cám dỗ thứ hai (cc.5-7)
“Thành thánh” là một thành ngữ Do Thái thông dụng để chỉ Giêrusalem (Mt 27, 53; Kh 11,2). Ma quỷ dụ dỗ dựa vào lại Tv 91,11: điều đã được hứa cho mọi người đạo đức, càng phải có giá trị hơn đối với Đấng Messia: chắc chắn Thiên Chúa sẽ bảo vệ Người. Chúa Giêsu trả lời bằng cách trích dẫn Đnl 6,16 là câu nhắc lại giai thoại Massa (Xh 17, 1-7). Israel đã dám thử thách Thiên Chúa khi nói: “Có Chúa giữa chúng ta hay không?”. Họ không ngại đòi Thiên Chúa ban cho một dấu chỉ là phép lạ nước đột xuất từ tảng đá. Nếu gieo mình từ thượng đỉnh Đền thờ theo như lời Satan dụ dỗ, là Chúa Giêsu đã buộc Thiên Chúa phải thực hiện một phép lạ. Cuối cơn cám dỗ thứ nhất, Chúa Giêsu đã nép mình dưới sự quan phòng chở che của Thiên Chúa. Ma quỷ dụ dỗ Người lợi dụng sự che chở này, như Israel ngày xưa, bằng cách đòi hỏi Thiên Chúa can thiệp Thành ra xét cho cùng đây là việc áp đặt ý muốn con người trên Thiên Chúa.
Một vài giới bình dân Do thái hình dung Đấng Messia như sẽ khai mào sứ vụ của mình trên chóp đỉnh Đền thờ; nơi đó Người phải loan báo việc giải phóng Israel. Vì thế có lẽ Satan đã gợi ý cho Chúa Giêsu ra mắt dân chúng theo cách phù hợp với quan niệm bình dân này, đi ngược với kế hoạch của Thiên Chúa.
Cám dỗ thứ ba (cc. 8- 10)
“Một ngọn núi cao” từ đó có thể xem thấy “tất cả các nước thiên hạ” là một điều dị thường. Sở dĩ Matthêu giữ lại chi tiết kỳ quái này của truyền thống Tin Mừng, là vì muốn trung thành với truyền thống bao quanh con người Môisen: Thiên Chúa đã chỉ cho Môi sen, đứng trên núi Nêbo, thấy toàn thể Đất Hứa (Đnl 31, 1-4). Tương quan Môisen-Giêsu, mà Matthêu luôn đề cập đến, còn được nổi bật ở đây. Đất Hứa ở đây trở thành lãnh địa tuyệt hảo mà Chúa Giêsu sẽ tiếp nhận lúc Phục Sinh: “mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ta” (28,18) như lời hứa của Tv 2, 6-8.
“Tôi hiến cho Ngài hết mọi điều đó, nếu Ngài phục mình bái lạy tôi”. Đây là cám dỗ thờ bò vàng, thờ các ngẫu thần, là cám dỗ tự biến mình thành vị thần dễ xài, trấn an, vị thần được dùng để đem đi giao chiến, chinh phục địa cầu, vị thần mà ta có thể thương thuyết mặc cả: “Tôi hiến tất cả điều đó cho Ngài, nếu Ngài phục mình bái lạy tôi”. Chính Chúa Giêsu đã hiểu chước cám dỗ thứ ba này theo nghĩa ấy, vì câu Người trả lời Satan trích lại một đoạn Đệ Nhị Luật, trong đó rõ ràng đề cập đến việc thờ ngẫu thần: “Ngươi hãy coi chừng kẻo lãng quên Giavê Đấng đã đem ngươi ra khỏi Ai Cập, khỏi nhà tôi mọi. Ngươi sẽ kính sợ Giavê Thiên Chúa của ngươi; ngươi sẽ phụng thờ Ngài, sẽ thề nhân danh Ngài. Đừng đi theo các thần khác, thần của các dân ở chung quanh ngươi, vì Giavê Thiên Chúa của ngươi, ở giữa ngươi, là Thiên Chúa ghen tương” (Đnl 6,12-15). Qua việc trích dẫn đoạn văn này, Chúa Giêsu xác quyết Thiên Chúa đích thực không phải là một thần tượng mà ta có thể mua chuộc các hồng ân. Giavê không mua bán mặc cả. Ngài đòi phải tin yêu và vâng phục vô điều kiện. Ngài chẳng phải là con bò vàng “đi trước chúng ta” mà người ta có thể sử dụng như một khí cụ để chinh phục. Chúa Giêsu từ chối đi vào con đường mà Thiên Chúa không muốn Đấng Messia của Ngài dấn thân, là đường vinh thắng rạng rỡ (bằng việc cậy dựa vào các ngẫu thần), đưa đến việc thống trị hoàn vũ. Vì bị tiêm nhiễm giấc mơ khải huyền bình dân, Phêrô sẽ chống đối việc tiến lên Giêrusalem để chịu tử nạn. Chúa Giêsu sẽ trả lời ông như đang trả lời ở đây: “Hỡi Satan, hãy xéo đi” (16,23 cũng có cùng động từ như 4,10 những chỉ thêm chữ “sau Ta”). Trong cả hai trường hợp, Chúa Giêsu xác quyết ý định của Người là hoàn toàn tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa, dù “tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của loài người” (16,23). Đối lại với việc Israel say mê thờ ngẫu thần (các ngẫu thần được xem như là khí cụ để chinh phục), việc Chúa Giêsu gắn bó vào Thiên Chúa hệ tại chỗ loại bỏ mọi ngẫu thần để chỉ phụng sự Thiên Chúa đích thực. Vì thế, Chúa Giêsu sẽ thể hiện kiểu mẫu Messia mà Thiên Chúa đã trù định, là làm người Tôi tớ bị lăng nhục và đau khổ mà Isaia đã loan báo. Dĩ nhiên, Người không từ chối việc chinh phục thế giới, nhưng sẽ chỉ chinh phục bằng thập giá mà thôi.
“Họ hầu hạ Người”: Việc các thiên sứ hầu hạ Chúa Giêsu nói lên chân lý này: Chúa Giêsu đã được phong vương ở sông Giođan. Họ cho thấy Nước Trời đã đến bên loài người vì triều đình thiên quốc đang chầu chực quanh Người Con Yêu Dấu. Tuy nhiên các thiên sứ này chỉ can thiệp sau khi Chúa Giêsu đã vượt thắng cơn cám dỗ. Ở đây hình như Matthêu tiên báo điều sẽ xảy ra trong cuộc Tử nạn. Là Đấng có thể xin cấp ngay “hơn 12 cơ binh thiên sứ” (26,53) để thoát khỏi khổ hình thập giá, Chúa Giêsu đã muốn hoàn tất Kinh thánh và phó mình cho Chúa Cha. Sau khi Người đã thắng vượt cơn cám dỗ, các thiên sư mới đến hầu hạ Người, và sau khi Người phục sinh, các thiên sứ mới đi báo tin cho các môn đồ (28, 2-7).
KẾT LUẬN
Đoạn Tin Mừng này của Matthêu trước tiên hoàn toàn mang ý nghĩa thần học. Nó được soạn thảo và lưu truyền không nhằm cho ta biết về một giai thoại trong cuộc đời Chúa Giêsu cho bằng giúp ta hiểu cách Người đã thi hành vai trò Messia ra sao. Satan, một thời gian ngắn trước khi Chúa Giêsu ra mắt công khai, đã cố làm cho Người bất tuân với Chúa Cha bằng cách gợi lên trong Người tâm tình tự lập, muốn từ khước địa vị làm Con để tự do sử dụng các quyền hành Người đã được ban cho. Nhưng thay vì tự chiếm đoạt quyền lực và ỷ mình được Thiên Chúa tuyển chọn như Biệt phái và Sađucêô, Chúa Giêsu đã xóa mình trước mắt Chúa Cha, như dã xóa mình trước mặt Gioan Tẩy giả và sẽ còn xóa mình suốt cả cuộc đời, cho đến lúc chết. Thay vì chiều theo quan niệm của nhân gian về Đấng Messia uy hùng, vinh thắng, Chúa Giêsu đã chấp nhận quan niệm Đấng Messia-tôi tớ khiêm cung.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1) Satan đã đề nghị Ađam trở thành Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nên như các thần minh” (St 3,5). Còn đối với Chúa Kitô, nó đề nghị người sử dụng quyền năng thiên sai như một đặc quyền, một khí cụ. Xét cho cùng, tội lỗi luôn luôn là một ý muốn thống trị. Thế mà Thiên Chúa đã cứu thoát con người khỏi tội lỗi nhờ sự yếu đuối của Chúa Kitô, Đấng đã chọn lấy thân phận tôi tớ, và hoàn toàn phó thác vào tay Thiên Chúa.
2) Cám dỗ luôn luôn xoay quanh Lời Chúa, hoặc để vi phạm hoặc để xuyên tạc ý nghĩa. Con rắn quỷ quyệt trong St 3 đã nói ngược Lời Chúa. Nó bảo: “Thiên Chúa đã phán: các ngươi chẳng được ăn cây nào trong vườn cả!… Các ngươi chẳng chết chóc đâu. Nhưng vì Thiên Chúa biết rằng mắt các ngươi sẽ mở ra…”. Tên cám dỗ trong Tin Mừng cũng yêu cầu Chúa Giêsu sử dụng Lời Chúa để biến đá thành bánh, và giải thích lệch lạc ý nghĩa Thánh Vịnh để đẩy Người thử thách Thiên Chúa. Nó cám dỗ Chúa Giêsu sử dụng Lời sáng tạo, Lời cứu rỗi để mưu cầu lợi riêng. Nhưng Chúa Giêsu đã tuân phục và đón nhận Lời Thiên Chúa: “Đã chép rằng…”
3) Khi tình nguyện trở nên người Tôi Tớ chứ không trở nên kẻ thống trị, Chúa Giêsu đã cứu rỗi chúng ta. Người mặc khải cho chúng ta một Thiên Chúa tình yêu, mà ta có thể bắt chước bằng cách tự hạ, tự chối bỏ chính mình. Thiên Chúa đã đến gần nhân loại trong con người của Con Ngài, không phải để bắt nhân loại làm nô lệ, nhưng để phục vụ nhân loại với tư cách là tôi tớ bị đóng đinh.
4) Chúa Giêsu bị cám dỗ, bởi vì xét như là con người, Người phải chứng minh mình là “Con yêu dấu”. Chính vì thế Người phải trải qua, cách cụ thể trong nhân tính của mình, cái kinh nghiệm thế nào là sống như con cái Thiên Chúa, nghĩa là chỉ chờ đợi hạnh phúc ở nơi Thiên Chúa mà thôi. Người Kitô hữu cũng phải trải qua cơn cám dỗ tương tự và phải chọn lựa giữa sự tự tôn cá nhân, coi thường Thiên Chúa và anh em, với thái độ hiếu thảo phục vụ Thiên Chúa và mọi người.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY -A
NHỮNG CƠN CÁM ĐỖ– ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Có nhiều người thắc mắc: Ăn chay là gì? Phải chăng là để dằn vặt thân xác, hành khổ con người cho Chúa vui lòng? Hỏi như vậy là chưa hiểu đạo, chưa hiểu hết ý nghĩa của việc ăn chay. Chúa đâu phải quá độc ác, bệnh hoạn, vui lòng khi thấy con người chịu khốn khổ. Ăn chay một phần để hy sinh đền tội, nhưng mục đích chính của việc ăn chay là để thao luyện tâm hồn chống lại quỷ dữ.
Ngày nay người ta quên sự có mặt của ma quỷ. Nhưng ma quỷ vẫn có đó và và vẫn tích cực hoạt động nhằm phá huỷ thế giới, tiêu diệt con người. Ma quỷ rất tinh ma xảo quyệt nên người ta khó nhận ra âm mưu, dấu vết của chúng.
Nhìn vào ba cuộc ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu, ta thấy ma quỷ rất tinh khôn. Nó có kế hoạch, có chiến thuật, tấn công nhiều đợt, nhiều bước.
Thoạt tiên ma quỷ tấn công vào những bản năng sơ đẳng nhất nơi con người: bản năng sinh tồn, bản năng thống trị, bản năng đối nghịch. Những bản năng ấy gắn liền với những nhu cầu căn bản, chính đáng của con người.
Kéo chú ý của người ta vào những nhu cầu rồi, ma quỷ tiến bước thứ hai, đó là phóng đại những nhu cầu đó lên, làm cho người ta lầm tưởng rằng, đó là những nhu cầu cấp bách, phải thoả mãn ngay tức khắc.
Khi ta đã hoàn toàn mê mẩn vì cái bẫy nhu cầu, ma quỷ mới đẩy ta đến bước thứ ba, đó là tìm thoả mãn những nhu cầu theo ý riêng mình. Cách giải quyết đó ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa. Mục đích sau cùng của ma quỷ là xúi giục ta phản loạn, không sống tâm tình người con hiếu thảo với Chúa, chống lại Chúa và sau cùng lìa xa Thiên Chúa.
Ông bà nguyên tổ đã rơi vào bẫy của ma quỷ nên đã không sống tâm tình của người con hiếu thảo, muốn lìa bỏ cha mình, muốn ngang bằng cha mình, muốn chống lại cha mình.
Chúa Giêsu, trái lại, đã sáng suốt vạch trần âm mưu của ma quỷ và kiên quyết sống tâm tình của người con hiếu thảo.
Khi ma quỷ phóng đại nhu cầu, muốn cho Chúa Giêsu tưởng rằng con người chỉ là vật chất, chỉ sống nhờ bánh vật chất, vật chất là tất cả đời sống. Chúa Giêsu đã sáng suốt chỉ cho ta thấy vật chất không phải là tất cả, bánh vật chất của trần gian là cần, nhưng bánh tinh thần của trời cao còn cần hơn.
Khi ma quỷ thúc giục Chúa Giêsu hãy thoả mãn tức khắc nhu cầu cảu mình, Chúa Giêsu đã biết kiên nhẫn chờ đợi. Khi ma quỷ khích Chúa Giêsu dùng quyền năng riêng của mình để thoả mãn nhu cầu, Chúa Giêsu đã từ chối. Người muốn vâng phục Đức Chúa Cha, tin tưởng phó thác vận mệnh trong tay Chúa Cha, để mặc Chúa cha quyết định.
Tuy đã thắng trong cuộc đọ sức đầu tiên, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục bị ma quỷ cám dỗ trong suốt cuộc đời. Cơn dỗ khi đến từ những người tin theo Chúa, muốn tôn Chúa làm vua để được ăn no nê bánh vật chất, khi thì đến từ những người chống đối đòi xin phép lạ từ trời xuống. Có lúc ma quỷ mượng chính những người thân tín như Phêrô để ngăn cản Chúa Giêsu thực hành ý Chúa Cha. Có lúc ma quỷ dùng cái chết ghê sợ để uy hiếp tinh thần, mong Chúa Giêsu lùi bước để tìm ý riêng mình. Chúa Giêsu đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ vì Người luôn tìm thánh ý Chúa Cha. Dù khi phải chiến đấu trong mồ hôi pha máu, Người vẫn nói: “Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, xin vâng theo ý Cha mà thôi”.
Ma quỷ vẫn đang tiếp tục tạo nên những cơn cám dỗ. Và nhiều khi chúng ta đã mắc bẫy ma quỷ. Ta mắc bẫy ma quỷ khi mải mê đuổi theo những nhu cầu tiêu thụ quá đáng. Ta rơi vào âm mưu ma quỷ khi ta muốn có tất cả và có tức khắc. Ta hoàn toàn nằm trong vòng tay ma quỷ khi ta dùng mọi phương tiện để thoả mãn những nhu cầu, bất chấp ý Thiên Chúa.
Thay vì tuân phục ý Chúa, tôi luôn luôn bắt Chúa làm theo ý tôi. Thay vì vâng lời Chúa, tôi luôn luôn muốn sai bảo Chúa.
Mùa Chay này, Chúa kêu gọi tôi trở về với Chúa. Muốn trở về với Chúa, tôi phải chiến đấu chống lại ma quỷ. Muốn đủ sức chống lại ma quỷ, tôi phải luyện tập bỏ ý riêng mình và tìm vâng phục ý Chúa.
Hãy đặt ra cho mình một chương sống Mùa Chay bằng tăng cường hy sinh, cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.
Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót đang chờ đón tôi trở về, và sẽ ban sức mạnh để tôi đủ sức chống lại mọi chước cám dỗ, nếu tôi biết sống trọn tình con thảo, tin cậy phó thác vào Người.
Lạy Thiên Chúa là Cha của con, xin đón nhận tâm hồn khiêm nhường sám hối của con.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Theo bạn, ngày nay ma quỷ còn hoạt động trong thế giới không? Nếu có, bạn cho một ví dụ.
2) Bạn thường thua hay thắng cuộc khi gặp phải cám dỗ. Thua, tại sao? Thắng, nhờ đâu?
3) Đâu là âm mưu của ma quỷ che dấu đàng sau những cơn cám dỗ?
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
CHỐNG TRẢ CƠN CÁM DỖ – Lm. Đan Vinh HHTM
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa, Người đã qua các cơn cám dỗ thử thách mà vẫn trung thành với ơn gọi của mình. Người muốn nêu gương cho các tín hữu hôm nay về cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ.
CHÚ THÍCH:
– C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu chống trả còn có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là phải lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để sấp mình xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng để thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi hay được dùng trong Thánh Kinh để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy kéo dài suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, bốn mươi ngày giữa lễ Phục Sinh và lễ Thăng Thiên… Sở dĩ Đức Giê-su có thể nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ có ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này còn có ý nghĩa về Thần tính của Đức Giê-su. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su biến đá thành bánh, hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên đi tư cách Mê-si-a để làm theo ý riêng hơn là theo ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để vâng Lời Thiên Chúa, nhờ đó đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
– C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để được Thiên Chúa cứu giúp. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Xa-tan đã nêu ra câu Thánh Vịnh này theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Trái với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng minh quyền năng, còn Đức Giê-su hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa mà không cần đòi dấu lạ (x. Ga 6,30-33).
– C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy tất cả Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người hãy thờ lạy nó như chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi!: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng đi theo con đường thập giá theo thánh ý Chúa Cha (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), cho thấy chỉ duy có một Thiên Chúa độc nhất mà mọi người đều phải phụng sự tôn thờ Ngài.
HỎI ĐÁP:
1) HỎI: Cám dỗ là gì? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình?
ĐÁP:
– Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa khi cố tình không vâng lời Chúa dạy để làm điều vi phạm các giới răn của Ngài.
– Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu chiều theo ma quỷ tức là phạm tội và làm cho Chúa buồn. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ, họ sẽ được Chúa chúc phúc và sẽ làm cho Chúa vui lòng.
– Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta hãy noi gương Chúa Giê-su: Năng hãm mình và ăn chay để tập làm chủ bản năng của mình, siêng năng học sống Lời Chúa như thanh gươm hai lưỡi để đương đầu với ma quỷ, năng xin ơn Chúa trợ giúp và luôn vâng theo Thánh Thần hướng dẫn.
2) HỎI: Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế?
ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su có bị ma quỷ cám dỗ, nhưng chúng chỉ cám dỗ Người ở trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.
3) HỎI: Đức Giê-su trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ nhằm mục đích gì?
ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được Thần Khí hiện xuống xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ. Sở dĩ Người chịu ma quỷ cám dỗ là nhằm mục đích như sau:
– Một là để trải qua những sự thử thách của nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và của dân Ít-ra-en trong cuộc Xuất Hành (Đnl 8,2-4). Vì Người là A-đam Mới và Ít-ra-en Mới thời Tân Ước (x Rm 5,18-19).
– Hai là để nêu gương ăn chay cầu nguyện cho các tín hữu, nhờ đó chúng ta sẽ làm chủ được bản thân và dễ dàng chiến thắng ma quỷ cám dỗ hưởng thụ các lạc thú bất chính (x Mt 17,21; Mc 9,29)..
– Ba là để nêu gương vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí: Nếu chúng ta biết nghe theo sự hướng dẫn của Thần Khí qua việc siêng năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ luôn vâng lời Chúa phán hơn nghe theo ma quỷ mà theo ý mình, như Đức Giê-su có lần quở trách Tông đồ Phê-rô (x Mt 16,21-23).
- SỐNG LỜI CHÚA
- LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).
- CÂU CHUYỆN: Tam thập lục kế: đào vi thượng sách
Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc bày la liệt trên một đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên vẫn ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau đến uống. Những con già đời đoán biết đó là bẫy của thợ săn, liền nhắc nhở cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia”. Thế là cả bầy buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không cưỡng lại được, liền bất chấp lời khuyên khôn ngoan và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh dành nhau chí choé nốc cạn hết bầu này đến bầu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn đến, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.
Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại lắm thay! Đối với các bạn trẻ hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất hết nhân tính, trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít bạn trẻ nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao?
Đối với các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và phải làm như cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm một lần… Vì thử dù chỉ một lần thôi là đã bắt đầu biến thành con nghiện rồi vậy!
- SUY NIỆM:
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng: Chiến đấu với thiên nhiên để tồn tại, chiến đấu với kẻ thù để khỏi bị tiêu diệt, chiến đấu với xác thịt để trở nên người tốt. Hôm nay Giáo Hội còn dạy chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Chính Đức Giê-su đã chiến đấu và chiến thắng ma quỷ để nêu gương cho chúng ta. Vậy ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì? Và chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó?
1) Cám dỗ xưa và nay: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su và lòai người chúng ta về ba phương diện sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn và hút chích ma túy…
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi là tài giỏi và cũng để thử thách Thiên Chúa, đòi Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc làm phép lạ cứu mình thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Chúa làm phép lạ trái với định luật do Chúa đã an bài trong thiên nhiên để chiều theo sở thích riêng của chúng ta!
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…
2) Phương thế để chiến thắng ma quỷ cám dỗ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế này như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29).
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng câm miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng xử của Đức Giê-su như sau: Đáp lại lời xúi biến đá thành bánh, Đức Giê-su nêu cao Lời Chúa dạy: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Đnl 8,3). Đáp lại cám dỗ thờ lạy ma quỷ để được hưởng quyền hành lợi lộc của nó, Đức Giê-su nêu ra Lời Chúa dạy: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13). Đáp lại cám dỗ gieo mình từ nóc Đền thờ xuống, Đức Giê-su đưa ra Lời dạy của Chúa: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16).
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ: Ngày nay khi bị cám dỗ, chúng ta cũng cần chống trả bằng những phương cách sau:
+ Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh sự ở không. Vì “Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu”.
+ Làm một việc nào khác phù hợp sở thích như xem sách chuyện, phim truyền hình, thăm bạn bè, đi bơi lội hay tham gia chơi một môn thể thao lành mạnh.
+ Tránh tò mò truy cập vào các trang phim ảnh xấu trên internet.
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
+ Làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa trợ giúp như thánh Phê-rô xưa khi sắp bị chìm: “Lạy Thầy, xin cứu giúp con!”, hoặc noi gương Đức Giê-su xua đuổi ma quỷ cám dỗ: “Xa-tan, hãy xéo đi!” (Mt 4,10).
- THẢO LUẬN:
1) Bị cám dỗ đã phạm tội chưa? 2) Bạn có nên thử Thiên Chúa bằng việc xin khỏi bệnh mà không dùng thuốc theo toa bác sĩ, xin thi đậu mà không chăm chỉ học hành, xin được trúng số… hay không? 3) Trong suy niệm trên, bạn thấy phương thế nào hiệu quả nhất và dễ áp dụng nhất để chiến thắng ma quỷ cám dỗ?
- NGUYỆN CẦU:
– Lạy Chúa Giêsu. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa Giê-su khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã chọn làm theo thánh ý Chúa Cha, thi hành mọi lời Chúa Cha phán dạy và cương quyết xua đuổi ma quỷ khi nó cám dỗ bỏ Chúa Cha mà tôn thờ nó bằng câu: “Xa-tan kia, xéo đi!”.
– Lạy Chúa. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô Tông Đồ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.
X) Hiệp cùng Mẹ Maria.- Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
CHÚA CHỊU CÁM DỖ – Lm. Micae Võ Thành Nhân
Hôm nay là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Đọc bài đọc một được trích từ sách Sáng Thê ( St 2, 7 – 9; 3, 1 – 7 ) và bài Tin Mừng theo thánh Mátthêô ( Mt 4, 1 – 11 ), chúng ta thấy hai sự cám dỗ của ma quỷ thời Cựu Ước và Tân Ước như sau.
*Thời Cựu Ước.
-Kẻ cám dỗ: Ma quỷ.
-Đối tượng cám dỗ: Bà Evà.
-Cách cám dỗ: Ăn trái cấm.
-Khung cảnh cám dỗ: Vườn Địa Đàng.
Bà Evà nghe theo lời xúi dục của ma quỷ, nên ăn trái cấm và còn cho ông Adong là chồng bà ăn nữa. Và kết quả:
-Mắt họ mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả che thân ( St 3, 7 ).
Bà Evà và ông Adong bị thất bại vì không nghe Lời Chúa dạy, không muốn sống với Chúa nữa, kiêu ngạo, không chấp nhận thân phận mình là loài thụ tạo và tự ý làm theo những gì mình muốn.
Và nói như thánh Phaolô trong bài đọc hai ( Rm 5, 12. 17 – 19 ): “ Cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian và do tội lỗi thì có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến cho mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội …. Vì bởi tội không vâng lời của một người, mà muôn người trở thành tội nhân “.
*Thời Tân Ước.
-Kẻ cám dỗ: Ma quỷ.
-Đối tượng cám dỗ: Chúa Giêsu, Chúa vừa có bản tính Thiên Chúa vừa có bản tính loài người.
-Cách Cám dỗ: Ba cách.
+Biến đá thành bánh ăn: Chúa chay tịnh bốn mươi đêm ngày nên Chúa đói khát và ma quỷ cám dỗ Chúa biến đá thành bánh ăn.
+Thử thách Thiên Chúa: Ỷ lại vào lòng thương xót Chúa, ma quỷ đem Chúa lên góc cao Đền thờ và nói Chúa gieo mình xuống vì có Thiên Thần đến đỡ nâng.
+Thờ lạy ma quỷ: Ma quỷ đem Chúa lên núi cao, cho Chúa thấy tất cả sự giàu sang và vinh quang phú quý các nước và nói Chúa thờ lạy nó, nó sẽ cho tất cả.
-Khung cảnh cám dỗ: Sa mạc.
Chúa không nghe lời xúi dục của ma quỷ, Chúa không làm theo lời của nó và kết quả là: Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các Thiên Thần tiến lại, hầu hạ Người ( Mt 4, 11 ).
Chúa chiến thắng ma quỷ là vì Chúa làm theo ý Chúa Cha, Chúa muốn sống với Chúa Cha, Chúa khiêm nhường, vâng lời, không làm theo ý của mình. Chúa lấy Lời Chúa để làm vũ khí chiến thắng ma quỷ, cụ thể:
+Lần một: “ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra “ ( Mt 4, 4 ).
+Lần hai: “ Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi “ ( Mt 4, 7 ).
+Lần ba: “ Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài “ ( Mt 4, 10 ).
Và như thánh Phaolô đã nói trong bài đọc hai ( Rm 5, 12. 17 – 19 ): “ … Những người lãnh được ân sủng và ân huệ dồi dào bởi đức công chính cũng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Chúa Giêsu Kitô…. Đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa đến sự công chính ban sự sống cũng như thế….. Thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính như thế “.
So sánh sự cám dỗ của bà Evà ngày xưa và Chúa Giêsu thời nay, chúng ta thấy Chúa bị cám dỗ quá nặng nề, quá dễ phạm tội, vì Chúa đang đói rát bụng chứ không no nê sung sướng như bà Evà. Lại nữa, khi đói người ta sẽ tìm mọi cách cho có của ăn vô bụng vì nó nguy cấp đến sự sống ( Trường hợp Esau đi săn về nhà đói quá đã bán chức trưởng nam cho em là Giacóp mà lấy chén cháo đậu xanh ăn đỡ đói { St 25, 23, 29 – 34 } ). Đàng khác, khi có của ăn no, con người lại nghĩ đến sự giàu sang của cải vật chất, càng nhiều càng tốt; có của cải rổi thì lại tìm danh vọng, tiếng tăm, lạc thú để rồi để lại cho đời. Nói chung Chúa bị ma quỷ cám dỗ trên mọi lãnh vực của cuộc sống, liên quan tới cuộc sống, cần kiếp cho cuộc sống ( Của ăn, thức uống, của cải, danh vọng, lạc thú ). Chúng ta có thể nghĩ Chúa sẽ bị ngã quỵ như bà Evà, vì bà chỉ có bị cám dỗ cái ăn mà thôi, nhưng Chúa lại bị nặng nề hơn nữa mà đã chiến thắng. Điều ấy Chúa mang đến cho chúng ta bài học, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải:
+Đựa vào Chúa.
+Bám vào Chúa.
+Thuộc Lời Chúa.
+Gẫm suy Lời Chúa.
+Sống với Chúa.
Từ đó chúng ta phải cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái, xin Chúa thương xót mà ban sức mạnh cho chúng ta để chúng ta giống như Chúa là chiến thắng các cám dỗ trong cuộc sống trần gian này.
Lạy Chúa, với Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay hôm nay, chúng con đã thật sự bước vào Mùa Chay thánh. Mùa Chay là mùa chúng con ăn chay hãm mình, làm việc lành phúc đức và cầu nguyện để Chúa thương xót tha thứ tội lỗi cho chúng con. Chúng con làm các điều truyền thống của Giáo Hội trên đây là để chúng con tập luyện các nhân đức, nhất là chúng con sống nhân đức giữ mình trong sạch, khó nghèo và vâng lời. Khi chúng con thực hiện ráo riết các nhân đức như thế là chúng con càng dễ bị ma quỷ cám dỗ. Nếu không có Chúa, chúng con sẽ vấp ngã, không thực hiện các nhân đức được. Xin Chúa cho chúng biết thường xuyên tựa nương vào Lời Chúa như Chúa để Chúa ban sức mạnh hồn xác, giúp chúng con đứng vững và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ, thế gian, xác thịt.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, hàng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay tịnh để tôi luyện hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con sống những ngày khắc khổ ấy mà học biết Đức Kitô, mà dõi theo gương Người, hầu xứng đáng hưởng ơn Người cứu độ. Amen.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
THỬ THÁCH VÀ LỰA CHỌN- Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật
Trình thuật về các lần cám đỗ được coi như phần mở đầu giúp người tín hữu hiểu được điều sâu kín nhất trong tâm hồn Đức Giêsu. Đó là một bản Tin Mừng thu gọn, một thứ hướng dẫn. Những ai muốn hiểu rõ về cuộc đời công khai của Đức Giêsu, cần phải để ý điều này: nếu muốn hiểu biết điều gì trong đó, hãy luôn nhớ lại 3 lựa chọn căn bản này của Đức Giêsu, những điều Người còn lựa chọn lại trong suốt cả cuộc đời.
Cuộc thử thách và lòng trung thành
Thời gian 40 đêm ngày Đức Giêsu trải qua trong sa mạc đánh dấu việc khởi đầu một cuộc phiêu lưu, cuộc phiêu lưu của Giao Ước Mới. Cuộc phiêu lưu này tái hiện quãng thời gian 40 năm dân Do-thái đã trải qua trong cuộc Xuất hành, đồng thời nhắc lại 40 ngày đêm ông Mô-sê đã ở trên núi Xi-nai.
Còn hơn thế nữa, khoảng thời gian này không chỉ là một cuộc khởi đầu, nhưng còn là một cuộc sáng tạo với những yếu tố như cuộc sáng tạo vũ trụ: sa mạc (miền đất trống rỗng, hoang vu), và sự thử thách.
Trong cuộc sáng tạo, A-đam đã phải chịu thử thách, đã đứng trước một lựa chọn, trong đó ông phải bày tỏ tự do của mình. Cũng vậy, với biến cố hôm nay, với cuộc thử thách và lựa chọn trong sa mạc, Đức Giêsu đã bày tỏ tự do của mình, đã thể hiện sự gắn bó với Thiên Chúa, và cho thấy bản tính sâu xa của Người: Con Thiên Chúa và Con Loài Người.
Thực vậy, sa mạc và thử thách luôn là những cơ hội để bày tỏ lòng trung thành hay thái độ bất trung (A-đam, sự kiện con bò vàng…). Lần đầu tiên trong suốt lịch sử cứu độ, Đức Giêsu thực hiện điều mà trước đây, cả A-đam lẫn ÍT-RA-EN không thể thực hiện: lòng trung thành với Thiên Chúa.
Nhờ sự trung thành với căn tính Con Người và Con Thiên Chúa, Đức Giêsu mở ra con đường cho Giao ước Mới, con đường đặt nền tảng trên lòng trung thành, một yếu tố mà con người có thể thực hiện được với nỗ lực và tự do của mình. Và lòng trung thành này được biểu hiện qua việc nhìn nhận Lời Chúa là của ăn, nhìn nhận thánh ý Chúa Cha có giá trị ưu tiên tuyệt đối, nhìn nhận Thiên Chúa là Chúa duy nhất.
Một cuộc chiến đấu
Con người vẫn thường nghĩ về Đức Giêsu như Đấng có uy quyền, Đấng bày tỏ các mầu nhiệm và thực hiện những điều lạ lùng. Về phần mình, Đức Giêsu lại đề ra một cuộc chiến đấu.
Quả thực, qua các cám dỗ tại sa mạc, Đức Giêsu đã thể hiện trọn vẹn tính cách con người. Mặc dù có thể, Người đã không sử dụng các phép lạ cho riêng mình để loại bỏ đi những yếu tố vẫn gắn liền với thân phận con người.
Đức Giêsu muốn uống lấy chén đắng, Người muốn cứu nhân loại chứ không cứu lấy bản thân mình. Chính ý tưởng này còn đưa đến cho Người nhiều thử thách khác, không kém phần cam go, nhưng Người đã vượt qua. Thử thách cuối cùng là cái chết, Người cũng đã đón nhận, bởi vì Người hiểu rằng, chính trong tâm tình tự hiến vì yêu thương, Người nhận lấy vinh quang của cuộc chiến đấu, đồng thời đem lại vinh quang cho tất cả những ai bền lòng vững chí.
Suốt cuộc đời của Đức Giêsu là một cuộc chiến đấu liên lỉ chống lại sự dữ, chống lại quyền lực xấu xa đang đè nặng trên cuộc sống của con người. Người muốn giải phóng họ khỏi những quan niệm, những cách sống đang làm vướng bận mối tương giao của họ với Thiên Chúa, hay làm cho mối tương giao đó không được trong sáng, không đạt tới ý nghĩa thâm sâu. Chẳng hạn như sau khi chứng kiến phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng đã muốn tôn Người làm vua, nhưng Người đã lánh đi (Ga 6,15) hoặc khi Phê-rô lên tiếng can ngăn Đức Giêsu, xin Người đừng lên Giê-ru-sa-lem, Người đã không xiêu lòng trước thử thách, nhưng đã quyết liệt khước từ và nặng lời trách móc Phê-rô (x. Mt 16,23).
Như thế, Đức Giêsu không muốn sống an toàn, trái lại, Người lao vào một cuộc đấu tranh, chấp nhận những mất mát thua thiệt về phía mình, kể cả sự sống. Người hiểu rằng, để khai sinh một nhân loại mới, một ý nghĩa mới cho cuộc sống của con người, cần phải chiến đấu, phải hi sinh, phải liều lĩnh. Nếu không có can đảm vượt lên trên cái nhìn bình thường, vượt lên trên sự an toàn cho riêng mình, thì nhân loại không thể nào được cứu vớt, được giao hoà với Thiên Chúa.
Cuối cùng, cuộc chiến đấu này đã dẫn đưa Người tới cái chết trên thập giá, và Người đã chiến thắng nhờ sự Phục sinh. Sự kiện này cho thấy rằng cuộc chiến đấu của Người không phải là vô nghĩa, và con người có thể đạt tới chiến thắng vinh quang nhờ lòng trung thành, nhờ thái độ tuân phục thánh ý Thiên Chúa.
Vì vậy, xét theo cái nhìn bình thường, Đức Giêsu đã hành động như là không yêu mến con người; Người đã mở ra một cuộc chiến và mời gọi họ dấn thân, chứ không đem đến cho họ sự an toàn. Tuy nhiên, chính cuộc chiến do Đức Giêsu khởi đầu lại là con đường duy nhất để đạt tới vinh quang đích thực. Trong cuộc chiến đấu của mình, Đức Giêsu đã liên đới với tất cả những người đau khổ, liên đới với thân phận làm người của nhân loại; Người hành động như thế vì yêu mến họ, yêu mến cách tận tình, muốn đưa họ tới sự sống chân thật. Bình an do Đức Giêsu đem đến là bình an được chiếm đoạt bàng sức mạnh, bằng sự trung tín với Lời Chúa.
Chiến dấu từng ngày và suốt đời
Ba cám dỗ, hay ba chọn lựa, vẫn thường xảy ra trong suốt dòng lịch sử. Mỗi người sẽ gặp phải những thử thách và họ sẽ ngã gục như A-đam và dân It-ra-en, nếu họ không nhìn vào Đức Giêsu, và không noi theo gương của Người.
Cuộc chiến đấu ấy, thử thách ấy vẫn diễn ra cách này cách kia theo nhiều hình thức khác nhau; mỗi thời mang một vẻ khác, mỗi giai đoạn lại có vẻ tế nhị hơn, quyết liệt hơn, nhưng bao giờ cũng vẫn là sự chọn lựa giữa Thiên Chúa và trần gian. Đó là một cuộc chiến đấu dài, rất dài, không bao giờ chấm dứt; người ta phải chiến đấu đến giây phút cuối cùng, mà không được quyền bỏ cuộc, rút lui.
Vậy, đâu là những thử thách vẫn thường xảy ra và không khi nào Đức Giêsu nhượng bộ?
Thứ nhất: Con người được dựng nên không phải chỉ vì những lương thực trần gian. Họ còn có những lương thực thiêng liêng và chính thứ lương thực này mới cần thiết.
Thứ hai: Con người được dựng nên không phải để cảm nghiệm về Thiên Chúa mà thôi. Họ cần phải hiệp thông với Người, như một đứa con, với lòng tin tưởng tuyệt đối. Đó không phải là mối tương giao đặt nền tảng trên lòng yêu mến. Họ ở trong Người, không một chút nghi ngờ, không một khoảng cách.
Thứ ba: Con người được dựng nên không phải để thống trị anh em mình, không phải để bắt người khác thần phục mình. Trái lại, mọi người đều là con một Cha; tất cả đều quy hướng về Thiên Chúa. Hơn nữa, họ không được dựng nên để phục lạy các ngẫu tượng, nhưng là để thờ phượng Thiên Chúa:
Như vậy, vấn đề được đặt ra chính là căn tính của con người. Họ được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Chí Thánh không ngừng làm cho họ nên giống hình ảnh của Người. Đó là chương trình đã có từ thời sáng thế, và hôm nay vẫn đang được thực hiện. Chương trình này vẫn đang bị đe doạ vì những ham muốn chống đối của con người, và Thiên chúa không ngừng bày tỏ lòng yêu thương của Người:
Chính trong việc cử hành Thánh Thể,
Đức Kitô ban mình làm lương thực để nuôi sống con người.
Đức Kitô xoá tan mọi khoảng cách và nghi ngờ,
Ngài đến ở với chúng ta qua việc rước lễ.
Đức Kitô quỳ gối trước mặt chúng ta,
rửa chân cho chúng ta,
biến chúng ta thành một dân biết phục vụ,
sắn sàng quỳ gối để rửa chân và giúp đỡ người khác.
Con người không được dựng nên cho riêng mình. Cộng đoàn ngày Chúa Nhật là cơ hội để chúng ta thấy rõ căn tính của mình. Trong cộng đoàn này, chúng ta chia sẻ với nhau những thành quả do cuộc chiến đấu của Đức Kitô, đồng thời trở nên hình ảnh của Thiên Chúa.
Đi vào Mùa Chay
là cùng với Đức Kitô
lao vào cuộc chiến đấu.
để bày tỏ lòng trung thành
đặt nền tảng trên Lời Chúa.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY-A
THEO ADAM HAY THEO CHÚA- Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không đi đúng quỹ đạo mà Thiên Chúa đã vạch ra cho nó?
Trong trường hợp nầy, một thảm họa lớn nhất trong vũ trụ sẽ xảy ra. Những trận hoả hoạn toàn cầu khủng khiếp chưa từng thấy sẽ bùng lên thiêu rụi hết mọi thứ, nếu trái đất xích lại gần mặt trời hơn cự ly hiện nay; hoặc băng giá sẽ bao trùm trái đất khiến sự sống của mọi sinh vật sẽ bị đóng băng, nếu trái đất trệch ra xa mặt trời hơn khoảng cách hiện tại.
Điều gì sẽ xảy ra nếu nước biển không tuân theo quy luật là nước phải tụ về chỗ trũng thấp? Lúc đó, Biển Đông thỉnh thoảng tràn lên đến tận dãy Trường Sơn và toàn bộ phố xá ruộng vườn đều bị cào xới bình địa, mọi cư dân đang sống trên đường đi của nó trở thành lương thực cho các loài tôm cá.
Điều gì sẽ xảy ra nếu quy luật giao thông không được người tham gia giao thông tuân giữ? Lúc đó, xe cộ sẽ trở thành vũ khí huỷ diệt hàng loạt trên toàn cầu và đường sá trở thành nơi ngốn nhiều nhân mạng hơn hết thảy mọi cuộc chiến tranh khắp thế giới.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ngữ pháp không được người ta tôn trọng lúc giao tiếp? Khi đó, chỉ có người nói mới hiểu mình nói gì và người chung quanh không thể hiểu được điều ta nói.
Điều gì sẽ xảy ra nếu loài người không đi theo con đường mà Thiên Chúa đã vạch ra cho mình? Kinh thánh cho thấy nguyên tổ loài người đã đi trật đường Chúa và phải lãnh lấy hậu quả là đau khổ và chết chóc.
Nói tóm lại, mọi sự đều phải vận hành theo quy luật mà Thiên Chúa đã an bài thì sự sống mới được duy trì và khi quy luật không được tôn trọng thì thảm hoạ sẽ xảy ra cho vũ trụ, cho thế giới, cho mọi loài.
Bài trích sách Sáng Thế được công bố trong phụng vụ hôm nay khẳng định lại chân lý nầy. Khi hai ông bà nguyên tổ đi trệch đường lối Thiên Chúa (được minh hoạ bằng việc Chúa truyền đừng ăn trái cấm mà hai ông bà bất tuân) thì hậu quả đau thương đã đến với hai ông bà và lan truyền đến toàn thể nhân loại.
Qua bài đọc thứ hai, thánh Phao-lô khẳng định lần nữa chân lý nầy: Vì một người (là Ađam) đã không tuân giữ quy luật của Thiên Chúa mà muôn người trở thành tội nhân (Rôma 5, 19) và tội lỗi đã gây nên sự chết! (Rôma 5, 12).
Khốc liệt thay hậu quả của việc bất tuân, của việc đi lệch ra ngoài quỹ đạo!
***
Vì loài người đi trật ra ngoài quỹ đạo của Thiên Chúa, không đi theo đường lối Chúa, nên đau khổ và sự chết là hậu quả tất nhiên đã đến với mọi người.
Để cứu vớt loài người, Thiên Chúa Cha đã cho Ngôi Hai xuống thế, trở thành một Ađam mới, sửa lại những sai lệch do Ađam cũ gây nên, hầu cứu nhân loại khỏi vòng huỷ diệt.
Cũng như Ađam cũ, Ađam mới cũng bị Sa-tan cám dỗ đi trệch đường của Thiên Chúa với hy vọng một khi ‘Đầu Tàu’ đi trật đường rầy thì toàn thể đoàn tàu cũng sa xuống vực sâu. Ba lần cám dỗ trong hoang địa mà Tin Mừng hôm nay thuật lại là tổng hợp của ‘trăm chiều thử thách’ (Do-thái 4, 15) mà Ađam mới là Chúa Giê-su phải đương đầu trong cuộc đời dương thế.
Nhưng khác với Ađam cũ nông nổi nghe lời Sa-tan xúi giục đi trệch đường lối Thiên Chúa, Đức Giê-su đã kiên quyết đi theo đường lối Chúa Cha không hề sai lệch, cho dù phải chấp nhận thập giá và cái chết vô cùng đau thương (Phi-líp 2, 8). Nhờ thế, Ngài đã nắn lại những sai trật do Ađam gây ra và đã lôi kéo được nhân loại về với Thiên Chúa.
Hôm nay, mỗi người chúng ta cũng phải đương đầu với những cám dỗ, thử thách mà Ađam cũ cũng như Ađam mới là Chúa Giê-su đã gặp hôm xưa.
Bước theo vết chân của Ađam cũ, tức là nghe theo lời mời mọc của Sa-tan, không theo đường lối Chúa, để rồi phải lâm vào cảnh đau thương chết chóc hay là kiên quyết chống lại cám dỗ để vững bước đi theo con đường của Thiên Chúa như Chúa Giê-su đã làm, là chọn lựa mà mỗi người chúng ta phải lặp lại mỗi ngày. Bao lâu còn mang thân phận con người, bấy lâu chúng ta còn phải chịu thử thách và chiến đấu.
Lạy Chúa Giê-su,
Đường vào thiên quốc hay lối xuống địa ngục, cửa sinh hay cửa tử đang mở ra trước mặt chúng con. Xin giúp chúng con đừng mê muội đi vào cửa tử nhưng khôn ngoan sáng suốt chọn bước vào cửa sinh, biết kiên cường chống lại mọi hình thức cám dỗ như Chúa và theo gót Chúa bước đi theo đường lối Chúa Cha.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
SA MẠC, NƠI GIÚP KHÁM PHÁ SỰ THẬT- Lm. Phêrô Trần Minh Đức
Trong cuộc đời làm người ai ai cũng phải trải qua những giây phút khủng hoảng. Trong những lúc đó tất cả mọi chuyện to nhỏ đều trở thành một vấn nạn. Kẻ đó tìm một câu trả lời trước khi lựa chọn, quyết định cho tương lai đời mình. Giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi thành niên là một giai đoạn quan trọng trong đời người. Tuổi dậy thì chứa đầy hỗn loạn. Thân xác bỗng dưng biến đổi và phát triển khác thường. Con người bị ép buộc tham dự vào một cuộc phiêu lưu để khám phá ra mình là ai. Nhiều chuyện thần thoại đã mô tả về giai đoạn này. Dĩ nhiên, nhân vật chính luôn là một chàng trai. Anh phải từ giã mái ấm gia đình, chấp nhận mạo hiểm một mình tiến vào rừng sâu nước độc, nơi chứa đầy cạm bẫy của yêu tinh quỷ nữ! Anh ta phải vượt qua mọi thử thách từ bên trong lẫn bên ngoài. Anh ta được tôi luyện. Khi trở về, anh giống như được đầu thai làm một con người hoàn toàn mới, đủ tài trí và khả năng gánh vác những trọng trách được giao phó.
Bài Phúc âm hôm nay cũng nói về thời gian thử thách tương tự của Đức Giêsu. Ngài được Thánh Thần dẫn đưa vào hoang địa, giang sơn của quỷ dữ. Ngài ăn chay hãm mình, sống trong cô tịch, hoàn toàn không có gì để đề phòng âm mưu của kẻ xấu luôn bám sát, chờ cơ hội thuận lợi để thu thập. Thử thách làm nảy sinh một hoài nghi cơ bản: Những gì từ trước tới nay tôi cho là tốt đẹp bây giờ có vẻ vô nghĩa. Những gì tôi cho là tội lỗi xấu xa giờ đây hình như chứa đầy hứa hẹn. Khi đối diện đương đầu với dụ dỗ Đức Giêsu dần dần khám phá ra mình là ai, đâu là sứ mạng của mình. Thời gian sống trong sa mạc là giai đoạn quan trọng trong đời của Đức Giêsu. Trong thời gian này Ngài cảm nhận một cách sâu xa sự mỏng dòn trong thân phận con người. Mặc khác, Ngài đã sống mật thiết thân tình với Chúa Cha, giúp Ngài ý thức về trọng trách được Chúa Cha giao phó. Ngài trở nên chín chắn trưởng thành, có thể bước vào cuộc đời công khai, công bố Tin mừng cứu độ. Bởi vậy, sa mạc không phải chỉ là nơi chết chóc, tăm tối mà còn là nơi gặp gỡ chính Thiên Chúa.
Trong sa mạc Đức Giêsu hiểu thấu những yếu đuối cơ bản của con người. Cám dỗ đầu tiên nhắm vào sự đói khát. Có đầy đủ của ăn là một nhu cầu căn bản của cuộc sống con người. Thân xác đòi hỏi quyền lợi của nó và sẽ trở nên kiệt quệ nếu như nhu cầu này bị cự tuyệt, không được đáp ứng. Dĩ nhiên chúng ta ăn để sống, nhưng chúng ta sống không phải chỉ để ăn, để uống. Do đó, con người giống như bị bà nhập khi nghĩ rằng, ý nghĩa của cuộc sống con người chỉ đặt trên cơ bản của vật chất và sự hưởng thụ. Con người chia sẻ những nhu cầu thuộc thân xác với tất cả mọi sinh vật khác, nhưng khát vọng của con người còn trổi vượt hơn, đi ra ngoài giới hạn này. Chính vì thế chúng ta có thể nói rằng, nhu cầu lớn nhất của con người thuộc về đời sống tâm linh: „Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. Đời sống con người không phải là một cuộc sống no say nhưng là một cuộc đời sung mãn về mọi mặt.
Thử thách thứ hai nhắm vào khát vọng quyền lực. Bởi vì muốn chứng tỏ quyền lực của mình, bảo đảm chỗ đứng của mình, kẻ ấy ra sức tìm cách hạ bệ kẻ khác, ra sức chèn ép, trèo lên đầu lên cổ người khác và nếu cần sẵn sàng bước qua xác chết! Tranh đấu quyền lực là chuyện xảy ra như cơm bữa từ trong gia đình đến ngoài xã hội, đặc biệt trong môi trường chính trị và kinh doanh,… Đức Giêsu không đầu hàng dụ dỗ. Ngài sẵn sàng từ bỏ quyền thế và bạo lực. Ngài chọn con đường yêu thương vô vị lợi.
Dụ dỗ thứ ba nhằm chối bỏ Thiên Chúa là Đấng sáng tạo càn khôn. Đặc biệt con người ngày nay nghĩ rằng, mình có thể đạt được tất cả mà không cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa. Tất cả đều dựa vào khả năng của bản thân. Ngày Chúa nhật không đi lễ nhà thờ chẳng thấy mình mất mát gì! Nhìn nhận giới hạn của mình, nhìn nhận thân phận thụ tạo của mình là một điều không dễ dàng. Thiên Chúa đòi hỏi con người tin vào Ngài, mặc dầu không ai có thể chứng minh và nhìn thấy Thiên Chúa.
Mùa chay chính là một lời mời gọi sáng tạo một mảnh sa mạc trong cuộc đời mình, mời gọi xa rời cảnh huyên náo, bon chen, xô bồ để có thể gặp gỡ Thiên Chúa, lắng nghe tiếng Ngài trong cô tịch. Bởi vì sa mạc, đối với Đức Giêsu cũng như mỗi người chúng ta, là nơi giúp khám phá sự thật, nơi chúng ta có thể đối diện với chính mình để nhận biết mình là ai và Thiên Chúa muốn gì nơi tôi.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
MA QUỶ- Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng
Trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai, Chúa Giêsu vào hoang địa ăn chay cầu nguyện bốn mươi đêm ngày. Sau đó ma quỷ đến cám dỗ Chúa về ba thứ: miếng ăn, kiêu ngạo và danh vọng.
CÁM DỖ VỀ MIẾNG ĂN: Biết Chúa trong suốt bốn mươi đêm ngày không ăn uống gì, chắc hẳn phải đói lắm, ma quỷ khôn khéo lợi dụng cái đói bụng để cám dỗ Chúa. Chúng đưa ra một hòn đá và bảo Chúa hãy truyền cho nó biến thành bánh mà ăn. Tại sao ma quỷ không đem ngay bánh tới để cám dỗ mà lại dụ dỗ Chúa làm phép lạ cho đá hóa thành bánh? Điều đó cho chúng ta biết ma quỷ không cám dỗ Chúa về sự mê ăn uống, bởi vì một người ăn chay trường được thì không phải là người mê ăn, một tấm bánh có gì đáng mê ăn, hơn nữa, một người đói cần ăn, không có gì là xấu, cho nên, ở đây ma quỷ muốn cám dỗ Chúa dùng sai khả năng, sai mục đích, dùng uy quyền vô lý, ma quỷ muốn Chúa biểu diễn một phép lạ không có lý do chính đáng. Nếu Chúa làm phép lạ thì Chúa không còn uy quyền trên ma quỷ nữa, vì đã vâng phục chúng. Nếu Chúa làm phép lạ thì chứng tỏ Chúa không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa Cha nữa. Nếu Chúa làm phép lạ thì mắc mưu ma quỷ, nghĩa là chúng bảo Chúa hãy sử dụng quyền phép mà giải quyết việc đói bụng. Nhưng chúng thất bại hoàn toàn, Chúa không chê cơm bánh, Chúa cũng không làm phép lạ, Chúa đã dùng sức mạnh của chính lời Chúa trong Kinh Thánh để chiến thắng cám dỗ. Chúa bảo cho ma quỷ biết: ” Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.
CÁM DỖ VỀ KIÊU NGẠO: Ma quỷ đưa Chúa lên nóc đền thờ Giêrusalem và xúi bẩy Chúa nhảy xuống. Nếu Chúa nhảy xuống thì thật là một hành động ngoạn mục, giả như bị chết hay bị thương thì càng tốt, còn nếu không hề hấn gì như lời Thiên Chúa nói là Thiên Chúa sẽ ra lệnh cho thiên thần đỡ nâng, thì Chúa sẽ được mọi người ở dưới vỗ tay tung hô ca tụng và được biết đến như một người Thiên Chúa sai đến. Như vậy, khi xúi giục Chúa nhảy xuống là ma quỷ đã khích động lòng kiêu ngạo vốn thường có nơi mỗi người. Quả thực, ma quỷ muốn Chúa kiêu ngạo như chúng. Tính kiêu ngạo thường ẩn núp dưới hai hình thức: là tôn trọng mình cách vô lối và muốn mọi người khác phải đề cao mình. Ma quỷ là cha thần kiêu ngạo, chúng đem kiêu ngạo vào mọi lãnh vực, đó là điểm rắc rối của cuộc đời. Biết bao người đã là nạn nhân của lòng tự ái, lòng háo danh, tự hào tự phụ về tài năng, sắc đẹp và cả nhân đức nữa. Nhưng một lần nữa Chúa Giêsu lại chiến thắng ma quỷ và bảo cho chúng biết qua lời Kinh Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”, nghĩa là đừng đòi hỏi Thiên Chúa làm phép lạ vô ích.
CÁM DỖ VỀ DANH VỌNG: Ma quỷ lại đưa Chúa lên núi cao, chỉ cho Chúa thấy khắp bàn dân thiên hạ, thấy mọi vinh quang phú quý uy quyền, rồi hứa biếu Chúa tất cả nếu bằng lòng uốn gối quỳ thờ lạy chúng. Thờ lạy tức là vâng phục, là đầu hàng. Lời dụ dỗ của ma quỷ rất hấp dẫn, vì dân Do Thái lúc bấy giờ đang trông đợi một Đấng Mêsia trần thế, một anh hùng, một vị cứu tinh đến giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc. Vì thế, ma quỷ xúi Chúa thờ lạy chúng đi là được ngồi ngay vào ghế đó. Cờ đến tay rồi, còn chờ gì nữa không cầm mà phất lên. Nhưng Chúa Giêsu đã từ chối bằng câu Kinh Thánh: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Sự kiện cám dỗ này dạy chúng ta nhiều điều, chúng ta hãy nhớ ba điều sau đây:
Thứ nhất, là con người, chúng ta có rất nhiều nhu cầu, nhưng vấn đề là phải biết: đâu là nhu cầu chính yếu đâu là nhu cầu phụ thuộc. Kinh Thánh cho biết chỉ có hai thứ nhu cầu mà thôi: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, nhu cầu tinh thần là sự sống vĩnh cửu, con người phải có hai nhu cầu đó mới sống được. Chúa đã dạy: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Trời”. Nghĩa là trong khi lao động để tìm kiếm những nhu cầu vật chất chúng ta đừng quên tìm kiếm những nhu cầu tinh thần trước hết.
Thứ hai, chúng ta cần phải cảnh giác trước những gì là hình thức hào nhoáng bên ngoài. Nhiều người dễ bị lầm, đến khi nhận ra thì đã quá muộn và đụng phải một thực tế phũ phàng. Vì thế, đừng để cho vẻ hào ngoáng bên ngoài cám dỗ. Những ai chạy theo vẻ bên ngoài thì sẽ chỉ gặp cái vỏ bên ngoài. Cái thực chất mới đáng theo đuổi. Thực chất nằm ở trong những gì giá trị lâu dài chứ không nằm trong những gì hào nhoáng nhất thời.
Thứ ba, là con cái Chúa, mặc nhiên chúng ta trở thành mục tiêu tấn công của ma quỷ. Ma quỷ rất tinh quái và xảo quyệt, thánh Phaolô gọi chúng là một kẻ thù hiểm độc, một nhà chiến lược đầy tội ác, chúng dùng mọi cách để cám dỗ chúng ta. Vì thế, chúng ta phải đứng về phe Chúa, phải nương nhờ vào sức mạnh của Chúa mà chiến đấu, nếu không chúng ta sẽ dễ dàng bị thất bại. Nương nhờ vào Chúa bằng cách chăm chỉ cầu nguyện, ăn chay, sống chân thật, ngay thẳng, đọc Kinh Thánh và dùng Lời Chúa để chiến thắng cám dỗ như Chúa đã làm gương.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY-A
CHIẾN THẮNG TỬ THẦN- Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
Ngày 24/05/1979, Ông Mc. Namara, chủ tịch Ngân hàng Thế giới 11 năm, đã cảnh giác thế giới mỗi năm phung phí vào việc sản suất võ khí giết người 30 tỷ đô la với 500.000 bác học và kỹ sư.
Ngày 26/08/1986, đài Hànội loan tin Mỹ dự trù 1.000 tỷ đô la vào nghiên cứu chiến tranh tinh cầu. Mỹ dã ba lần thử bắn hỏa tiễn phá vệ tinh đang bay. Đó là cách hủy diệt loài người.
Lúc nào thế giới cũng chọn sự chết hơn sự sống. Adam Eva dù được sống sung sướng trong vườn thượng uyển đầy của ngon vật lạ dưới bóng cây sự sống, cây sự thiện của Thiên Chúa, ông bà vẫn chạy theo tử thần (Bài 1).
Phần Đức Giêsu, Người đã chạy theo Thánh thần, theo thần Sự sống. Dù phải sống trong hoang địa khô cằn kham khổ, Ngài vẫn chọn lối sống hiến dâng toàn thân cho Cha trên trời. Ngài không màng chi lương thực lạc thú danh vọng và của cải vật chất. Ngài thực sự chỉ chuyên lo sống mật thiết trọn vẹn trong tình cha con với Thiên Chúa. Trong những giờ phút linh thiêng nhất đó, quỷ dữ đã mò tới tấn công mãnh liệt để phá vỡ mối tình thắm thiết giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, như nó đã phá vỡ cuộc sống thân thiết giữa Adam và Thiên Chúa. Nó không muốn Người được làm Con Thiên Chúa nên nó nói: Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa nên bánh,… thì hãy gieo mình xuống… Nó tôn Ngài làm Con Thiên Chúa để phỉnh lừa Ngài theo nó. Nếu trổ tài làm theo quỷ, tất nhiên là thuộc về quỷ, đâu còn thuộc về Thiên Chúa nữa. Ôi, lậy Chúa, quỷ dữ cực kỳ xảo quyệt!
Đức Giêsu sống trên dương thế như một vị cứu tinh đứng giữa sự sống và sự chết, giữa trời và hỏa ngục, như Adam Eva đứng giữa cây sự sống và sự chết, giữa Thiên Chúa và quỷ dữ. Adam Eva đã bị quỷ dữ đánh lừa. Trái lại, Đức Giêsu đã luôn luôn chọn Thiên Chúa không để quỷ dữ đánh bại, Người phải đánh bại quỷ dữ để giải phóng loài người thoát ách tử thần quỷ dữ.
Tử thần thứ nhất là cơn đói khát của thân xác, lúc nào cũng đòi lạc thú, nấp bóng dưới dạng no say, si mê tứ khoái: mê rượu, mê dâm, mê bạc, mê ma túy. Càng mê càng khổ, đến tan xác mới hết mê. Đức Giêsu đã chiến thắng quỷ dữ đó bằng sống lời Chúa: “Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi lời Thiên Chúa phán ra”.
Tử thần thứ hai là kiêu ngạo thử thách Thiên Chúa phải làm cho mình những điều lạ lùng càn dở: “Cứ gieo mình xuống Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ nâng đỡ bạn khỏi vấp chân vào đá”, làm theo quỷ nịnh hót chắc chắn tan xác, nên Đức Giêsu đã nói: “Ngươi đừng thử thách Thiên Chúa”. Người đã đánh bại quỷ dữ bằng đường lối sống hoàn toàn hạ mình xuống, phó thác trọn vẹn vâng theo thánh ý Chúa, dù phải chịu đau khổ và chết trên thập giá.
Tử thần thứ ba là tiền của, biết bao nhiêu kẻ đã phục mình xuống luồn cúi chạy chọt vì tham ô, móc ngoặc, phạm những tội tầy trời. Salômôn hàng năm thâu vào kho 666 tạ vàng, cứ ba năm ông cho đoàn tầu đi chở vàng bạc châu báu ngọc ngà về. Sống trên núi vàng tiền của, ông phục mình xuống thờ lạy tà thần trụy lạc, làm ô danh Thiên Chúa đã ban cho ông được khôn ngoan nhất thiên hạ. Mạc đăng Dung, một kẻ vũ phu, ham giầu, ham danh, đã chiếm ngôi vua Lê chiêu Tôn, tưởng được hưởng mọi vinh hoa phú quý. Ai ngờ phải tự trói mình đi đến tận ải Nam Quan quỳ lậy nộp mình cho quân Minh xin tha chết. Một vết nhơ nhất trong lịch sử Việt Nam. Quỷ đã dùng bả vinh hoa đó nhử bao nhiêu người xuống hố diệt vong.
Trước những mưu mô hiểm độc của quỷ dữ, Đức Giêsu đã quyết liệt đuổi quỷ cút đi lập tức: “Quỷ satan kia, xéo đi! vì ngươi phải thờ lậy Thiên Chúa là Chúa ngươi, và thờ lậy một mình Người mà thôi”.
Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã thẳng tay xua đuổi quỷ xéo đi, nhưng “chúng vẫn còn rình mò chúng con như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cấu xé” (1Pr. 5). Xin Chúa mau đến giải thoát chúng con khỏi nanh vuốt tử thần quỷ dữ, cho chúng con an tâm vững chí sống theo lời Chúa và tiến bước trên đường phụng sự Chúa đến hơi thở cuối cùng. Amen.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- A
CÁM DỖ- Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Chay Thánh, câu truyện của sách Sáng Thế Ký dẫn chúng ta trở lại sự khởi nguyên của dòng dõi loài người. Thiên Chúa sáng tạo con người từ bùn đất và thổi sinh khí ban cho con người có sự sống. Thiên Chúa đặt sẵn một mảnh vườn tuyệt đẹp để con người được vui hưởng hạnh phúc. Ngay từ giây phút đầu tiên, Thiên Chúa đã nhắc nhở hai ông bà tổ tiên Ađam và Evà về sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Con rắn, biểu hiện của ma quỉ, đã cám dỗ lòng thèm khát của ông Ađam và bà Evà muốn trở nên giống Chúa qua sự hiểu biết về sự lành và sự dữ. Ma quỉ mon men dụ dỗ người đàn bà trước, Người nữ nói với con rắn: “Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa bảo: ‘Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không sẽ phải chết’” (Stk 3, 2-3). Bà Evà đã sa ngã nghe theo lời cám dỗ và cùng kéo lôi Ađam vào bẫy của ma quỉ. Ông bà đã chọn lựa sự bất tuân lệnh của Chúa và trong phút chốc sự ngây thơ vô tội đã biến mất.
Cám dỗ là sự ước muốn một hành động mà chúng ta có thể hưởng lạc ngay trong khoảnh khắc nhưng sau đó lại hối hận. Cám dỗ là hướng chiều về tội. Cám dỗ cũng là dịp hay cơ hội dẫn đến những ước muốn tò mò thực hiện những hành động xấu. Những đòi hỏi ước muốn của bản năng len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta không thể nào thỏa mãn tất cả mọi khao khát của lòng ham muốn hay dục vọng. Lòng ước muốn có thể là điều tốt hoặc xấu và điều phải hoặc trái. Chúng ta có quyền chọn lựa thái độ sống tốt. Dịp tội đưa dẫn chúng ta thỏa mãn sự tò mò của tâm trí và đáp ứng những khao khát của ngũ quan thèm muốn. Vì nhùng nhằng với cơn cám dỗ, bà Evà bị rơi vào bẫy xập của ma quỉ. Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn (Stk 3, 6). Hậu qủa của sự tò mò tìm kiếm những kinh nghiệm sống thực là: Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả che thân (Stk 3,7). Bài học kinh nghiệm sống đời giống như thế đã gây nên biết bao nhiêu thất bại nơi nhiều người. Thôi lỡ rồi!
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta cầu xin: Xin chớ để chúng con xa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Chúng ta khó có thể tránh khỏi các cơn cám dỗ, vì nó xảy đến bất ngờ mọi nơi và mọi lúc dưới nhiều hình thức. Điều quan trọng là chúng ta phải biết tỉnh thức phấn đấu và thắng vượt. Thường thì các cơn cám dỗ đến rất nhẹ nhàng và xem ra hợp tình hợp lý. Nó đáp ứng đúng những nhu cầu đòi hỏi của lòng ao muốn thỏa mãn thân xác và tâm linh. Muốn thắng các cơn cám dỗ, chúng ta cần tỉnh thức cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Đôi khi chúng ta còn phải trốn chạy, người ta nói: Đào vi thượng sách là thế! Chúng ta phải biết lượng sức mình, nếu chúng ta coi thường mà cứ quanh quẩn trong thách đố, ma quỉ sẽ không buông tha cho chúng ta. Chúng ta thường đối diện với những cám dỗ về danh vọng, ham muốn quyền lực, đức công bằng, sự tham lam của cải vật chất, sự ghen tương, thù ghét, và lòng ước muốn dâm dục.
Ma quỉ đã cám dỗ Chúa Giêsu về những ước muốn thỏa mãn của ăn vật chất, quyền lực và danh vọng. Chúa Giêsu đã dứt khoát chống trả các chước cám dỗ một cách mau lẹ bằng cách dựa vào lời Kinh Thánh: Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: ‘Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra’”(Mt 4,4). Lời Chúa là lẽ sống và là khí giới vạn năng giúp chúng ta chiến đấu thắng vượt những cạm bẫy của ma quỉ. Với sức riêng, chúng ta khó vượt qua các mưu mô của quỉ dữ. Chúng ta cần phải cậy nhờ vào ơn Chúa và luôn tỉnh thức. Hằng ngày chúng ta đối diện với rất nhiều cơn cám dỗ. Trong khi lựa chọn thái độ sống là khi chúng ta chạm trán với sự cám dỗ giữa lành và dữ, tốt và xấu. Bảy mối tội đầu là bảy loại cám dỗ hay xuất hiện: Tội kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng phụng thờ Thiên Chúa.
Tập trung hướng nhìn về Chúa và chỉ tôn thờ một mình Ngài. Chúa Giêsu thắng vượt các cơn cám dỗ dễ dàng bởi sự tỉnh thức và ăn chay nguyện cầu. Chúa đã dùng lời Kinh Thánh để đối đáp với những lạm dụng của ma quỉ: Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: “Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: ‘Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài’” (Mt 4, 10). Ma quỉ cũng thấu đạt lời Kinh Thánh, cũng khéo léo áp dụng, tuy nhiên không đúng nơi đúng chỗ và không có ý hướng ngay lành. Ma quỉ đã thất bại và bỏ cuộc. Lời Chúa là vũ khí rất lợi hại giúp chúng ta vượt thắng những mời mọc và khiêu khích của ma quỉ. Trong mùa chay thánh này, chúng ta hãy cố gắng đọc, học hỏi, suy niệm và tin vào lời Chúa. Nghi thức xức tro mời gọi: Hãy sám hối và tin vào Phúc âm.
Lòng con người hay hướng chiều về điều dữ là do bởi bản tính mỏng dòn ô nhiễm bởi tội nguyên tổ. Thánh Phaolô tông đồ trong thở gởi cho giáo đoàn Rôma đã viết: Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội (Rm 5, 12). Nếu ai nói rằng mình không bao giờ phạm tội, đó là người nói dối và lừa đảo chính mình. Đôi khi chúng ta chỉ xét mình một cách hời hợt bên ngoài và chỉ xưng thú một vài lỗi lầm quen thuộc. Thí dụ: Một năm chúng ta có cơ hội xưng tội vào mùa chay, khi vào tòa cáo giải, có người xưng: Thưa cha, trong năm qua con có bỏ lễ Chúa Nhật 2 lần, xin hết. Có lẽ chúng ta chưa xét mình cho đủ. Không dám nhìn vào đời sống nội tâm và không biết cách xét mình. Chúng ta có thể xét mình bằng cách dựa vào 10 giới răn của Chúa và 6 điều răn của Hội Thánh. Chúng ta có thể xét mình về những tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu xót. Chúng ta có thể xét mình về bổn phận đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Càng xét mình kỹ, càng xưng thú rõ ràng và thật lòng ăn năn chừa cải, chúng ta mới có cơ hội thăng tiến trên đường nhân đức.
Truyện minh họa: Có một thiếu phụ đem quần áo ra giếng chung để giặt nhưng vì sợ người ta thấy quần áo mình quá dơ bẩn, nên vội vàng giặt sơ sơ rồi gấp mang về phơi. Vì thế, quần áo không có cái nào sạch cả. Ngày nay, nhiều người cũng làm như thế trước mặt Chúa và trong tòa cáo giải với linh mục. Vì sợ linh mục nghe biết tội mình quá ô uế, nên họ không dám xưng từng tội một và chỉ trình bày cách tổng quát. Họ giấu những tội trọng hay cố tình nói cho nhẹ bớt, nên linh hồn họ dơ vẫn hoàn dơ.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần hy sinh chịu chết trên thập giá để cứu độ. Chúa có uy quyền để tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta đã phạm. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế (Rm 5, 19). Chúa đến để cứu độ, chứ không phải để luận phạt chúng sinh. Khi đi rao giảng Tin mừng nước trời, Chúa Giêsu đã tha tội cho nhiều người: Chúa tha tội cho người đàn bà tội lỗi khi xức dầu chân Chúa, tha tội cho phụ nữ Samaria tại giếng Giacob, tha tội cho người bất toại và tha tội cho kẻ trộm bị đóng đinh cùng… Chúa cũng đã trao quyền tháo cởi cho thánh Phêrô, các tông đồ và những người kế vị. Chúng ta tin tưởng vào quyền năng tha thứ của Chúa.
Lạy Chúa, bước vào Mùa Chay Thánh là chúng con bắt đầu bước vào mùa tập luyện. Xin cho chúng con biết can đảm xét mình và nhận diện tình trạng tâm hồn yếu đuối và tội lỗi. Chúng con là kẻ tội lỗi cần đến lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa xót thương và tha thứ tội lỗi chúng con.
#cacbaisuyniemloichuachuanhat #suyniemloichuachuanhatimuachaya #suyniemloichuagpbr