CÁC BÀI SUY NIỆM LỜI CHÚA
BẢN VĂN CÁC BÀI ĐỌC – Nguồn: UBPT/HĐGMVN ấn bản năm 1973 2
KIỆN TOÀN LỀ LUẬT(*)– Chú giải của Noel Quesson. 7
KHÔNG PHẢI BÃI BỎ NHƯNG LÀ KIỆN TOÀN- Chú giải của Fiches Dominicales 15
THỨ BẬC CÁC GIÁ TRỊ THEO ĐỨC GIÊSU (*)- Lm. FX. Vũ Phan Long 24
SỐNG THEO LUẬT CHÚA- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái 37
KIỆN TOÀN LỀ LUẬT VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH MỚI- Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt 49
TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM– ĐTGM. Giuse Vũ Văn Thiên. 61
ANH EM PHẢI CÔNG CHÍNH HƠN CÁC KINH SƯ- Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện 65
CÔNG CHÍNH HƠN– Lm. Phêrô Trần Đức Cường. 74
KIỆN TOÀN LUẬT CŨ- Lm. Fx. Lữ Minh Điểm.. 79
ĐÒI HỎI CỦA LUẬT CHÚA- Lm. Giuse Đỗ Đức Trí 83
LUẬT CỦA TỰ DO VÀ TÌNH YÊU- Lm. Giuse Nguyễn An Khang. 89
LỀ LUẬT MANG DÁNG ĐỨNG TÌNH YÊU– Lm. Giuse Trương Đình Hiền 96
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
BẢN VĂN CÁC BÀI ĐỌC – Nguồn: UBPT/HĐGMVN ấn bản năm 1973
“Người không truyền dạy cho một ai làm điều gian ác”
Bài trích sách Ðức Huấn ca.
Nếu người muốn tuân giữ các giới răn: việc trung thành giữ các giới răn là tùy ở ngươi. Người đặt trước mặt ngươi nước và lửa, ngươi muốn cái gì, thì giơ tay ra trên đó. Trước mặt con người là sự sống và sự chết, sự lành và sự dữ, họ thích thứ nào, thì được thứ ấy. Bởi chưng, Thiên Chúa đầy khôn ngoan, hùng dũng và toàn năng. Người luôn luôn nhìn thấy mọi loài. Chúa nhìn đến những kẻ kính sợ Người, và thấu suốt mọi hành động của con người. Người không truyền dạy cho một ai làm điều gian ác, và không cho phép một ai phạm tội.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118,1-2.4-5.17-18.33-34
Xướng: Phúc đức những ai có đường lối tinh tuyền, họ tiến thân trong luật pháp của Chúa. Phúc đức những ai giữ lời Chúa răn bảo, những người đó tận tâm tìm kiếm Chúa.
Đáp: Phúc đức những ai tiến thân trong luật pháp của Chúa.
Xướng: Phần Chúa, Chúa ban bố huấn lệnh, để chúng được tuân giữ hết sức ân cần. Nguyện cho đường nẻo tôi vững chắc, để tuân giữ thánh chỉ của Chúa.
Xướng: Xin gia ân cho tôi tớ Chúa được sống, để tuân giữ những lời Chúa răn. Xin mở rộng tâm hồn con mắt của tôi, để quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa.
Xướng: Lạy Chúa, xin tỏ cho tôi biết đường lối thánh chỉ Ngài, để tôi được hoàn toàn tuân giữ. Xin giáo huấn tôi, để tôi tuân giữ luật pháp của Ngài và để tôi hết lòng vâng theo luật đó.
BÀI ÐỌC II: 1Cor 2,6-10
“Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn thuở, để làm nên sự hiển vinh của chúng ta”.
Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Corintô.
Anh em thân mến, chúng tôi có bàn giải sự khôn ngoan với những người toàn thiện, mà đó không phải là sự khôn ngoan của thế gian,’ cũng không phải của những bậc vua chúa thế trần, hạng người đã bị dồn vào chỗ hư vong. Nhưng chúng tôi thuyết sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa, vẫn được giấu kín, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn thuở, để làm nên sự hiển vinh của chúng tôi. Sự khôn ngoan đó, không một ai trong các vua chúa thế trần đã biết tới: vì giả thử nhận biết, hẳn họ đã không đóng đinh Chúa sự hiển vinh. Nhưng chúng tôi rao giảng như lời đã chép: “Sự mắt chưa từng thấy và tai chưa từng nghe, và lòng người cũng chưa từng mơ ước tới, đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm ra cho những ai yêu mến Người”. Bởi chưng Thiên Chúa đã mạc khải điều đó cho chúng tôi, do Thánh Thần của Người.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA
Alleluia – Alleluia – Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 5, 17-37
“Người xưa đã bảo như thế, còn Ta, Ta bảo thật các con thế này”.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
“Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; Trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời. Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án. Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẩn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là ngốc, thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là “khùng”, thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ngươi trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hòa với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa ngươi ra trước mặt quan tòa, quan tòa lại trao ngươi cho tên lính canh và ngươi sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho ngươi biết: “Ngươi sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!” Các con đã nghe nói với người xưa rằng: “Chớ ngoại tình”. Còn Ta, Ta bảo các con: “Hễ ai nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ, thì đã ngoại tình với họ trong lòng rồi. Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Và nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục”. Cũng có lời dạy rằng: “Ai ly dị vợi mình, trừ trường hợp tà dâm, thì làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ đã ly dị, cũng phạm tội ngoại tình”. Các con cũng đã nghe có lời bảo người xưa rằng: “Chớ thề gian, nhưng hãy giữ trọn lời mình thề với Chúa”. Còn Ta, Ta bảo các con: “Ðừng thề chi cả; đừng lấy trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì đất là bệ chân Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành của Vua cao cả. Cũng đừng chỉ đầu ngươi mà thề, vì ngươi không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hay đen được. Nhưng lời nói của các con phải là: Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra”.
Đó là lời Chúa
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
KIỆN TOÀN LỀ LUẬT(*)– Chú giải của Noel Quesson
Sau các mối Phúc thật, là phần dẫn nhập. Bài giảng trên núi được tiếp tục trong ba chương dài trong đó Matthêu trước hết tập họp sáu phần đề giữa Luật của Môsê (“Anh em đã nghe Luật dạy rằng”) và Luật mới của Đức Giêsu (Thầy bảo thật cho anh em biết…). Chúa nhật này, chúng ta, đọc bốn phân đề đầu tiên, đi trước bằng một soạn mở đầu đem lại định hướng tổng quát cho cả bài đọc.
Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ lề luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn.
Đức Giêsu không phải là một nhà cách mạng muốn thay đổi mọi sự như thế quá khứ đã không tồn tại, để bắt đầu lại từ con số không? Cũng không phải là một nhà bảo thủ không muốn thay đổi gì cả như thể mọi việc trong quá khứ luôn luôn hoàn hảo. Chúng ta chớ quên rằng Tin Mừng của Thánh Matthêu được gởi đến các cộng đoàn Kitô hữu, ở Pa-lét-tin và Ki-ri theo Kitô giáo từ đạo Do Thái. Những câu hỏi về các sự “tiến hóa” được trình bày với nhiều sự kịch liệt: có nên bảo vệ các tập tục cắt bì cho các em nhỏ không bởi vì giờ đây đã có phép rửa tội? Có nên tiếp tục tôn trọng ngày Sabát không? Có nên tiếp tục chỉ ăn thức ăn “theo đúng nghi lễ” không? Vấn đề tiến hóa, tiến bộ lịch sử ấy vẫn còn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của mọi thời đại. Trong những thời kỳ lịch sử biến động, những cuộc xung đột giữa “cũ và mới”, giữa “truyền thống” và “tiến bộ” trở nên quá khích. Và điều đó được đặt ra ở khắp nơi: trong Giáo Hội, trong thành phố, trong chính trị trong nghề nghiệp, trong gia đình. Đối với Đức Giêsu, không có vấn đề bãi bỏ quá khứ, cũng không có việc bảo tồn nguyên xi mà phải cho nó một sự sống mới, trong một thành tựu. Không phải vì truyền thống cổ xưa mà nó tốt. Không phải vì một ý tưởng mới mà nó tốt hơn: Đức Giêsu sẽ cho chúng ta sáu ví dụ trong phần nối tiếp của Bải giảng trên núi.
“Vì Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm, một phết trong Lề Luật cũng không thể đi được, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế thì sẽ bị gọi là bé nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời”.
Theo Đức Giêsu, Kitô giáo đến để hoàn thành Do Thái giáo. Tân ước là một chồi ghép hoàn toàn mới được nuôi bằng nhựa của cây ô-liu cũ tức “Cựu ước”, để làm cho cây sinh ra nhiều quả (Rm 11, 17-24). Vâng, Đức Giêsu là Đấng được loan báo và chuẩn bị, Đấng đến để kiện toàn Luật và lời các ngôn sứ nghĩa là toàn bộ Kinh Thánh, Abraham, Môsê, Đavít, Isaia, các Thánh vịnh, các Hiền nhân, toàn bộ lịch sử và tư tưởng của Israel sẽ trổ hoa và phát triển trong Đức Giêsu.
Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sê chẳng được vào Nước Trời.
Công thức này phát triển nguyên tắc tổng quát mà sáu phản đề mà Đức Giêsu sắp triển khai sẽ đem lại sự minh họa.
Sự công chính là một từ ngữ Kinh Thánh rất phong phú mà Matthêu ưa thích một cách rất đặc biệt (Mt 1,19; 3,15; 5,6.10-20; 6,1.33; 9,13; 10,41; 11,19; 12,37; 13,17.43.49; 20,4; 21,32; 23,28.29.35; 25,37.46; 27,19.24). Từ “công chính” này không chỉ có ý nghĩa hạn hẹp mà ngôn ngữ hiện đại cho nó: sự công bằng xã hội điều hành những tương quan giữa con người với nhau “sự công chính” theo nghĩa Kinh Thánh chủ yếu là “theo đúng điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành”. Một người công chính là người hoàn toàn đồng ý, cộng sinh,liên minh, hòa hợp với Thiên Chúa, Đấng suy nghĩ và thiết lập vũ trụ và điều hành nó với sự thông minh kỳ diệu. Người công chính, bởi “sự tương ứng” của đời sống người ấy với ý muốn của Thiên Chúa, sẽ tham dự vào Thiên Chúa và đi đến hạnh phúc, nghĩa là đến “mục đích vì đó mà người ấy được sinh ra”. Vả lại Đức Giêsu đề nghị một sự “công chính mới”, một sự hoàn thiện con người mới. Đức Kitô nói phải vượt qua sự công chính… vậy của ai nào?
– Các kinh sư những nhà thần học của thời đại ấy, những nhà chú giải Kinh Thánh, những vị thầy có chục vị, những giáo trưởng dạy đạo một cách chính thức… Các người ‘Pharisêu’ (Biệt phái) những giáo dân dấn thân của thời đại ấy, liên kết với nhau trong một “phong trào” của những người nhiệt thành, cố gắng sống mọi yêu sách của đức tin thuần túy nhất không để thanh danh bị tổn hại.
Làm thế nào các môn đệ của Đức Giêsu, những con người nghèo khổ và đơn sơ, không học vấn lại có thể so sánh với những học giả và các chuyên viên nhiệt tình của Lề Luật?
Ba ví dụ đầu tiên về sự “trội hơn” mà Đức Giêsu đề nghị là hoàn toàn có ý nghĩa và chủ yếu cho cả đời người:
1) Bạo lực, những mối tương quan sức mạnh giữa con người.
2) Tính dục, những tương quan tình cảm và thể xác giữa đàn ông và đàn bà.
3) Chân lý, những tương quan lắng nghe và đối thoại trong sự truyền thông.
BẠO LỰC:
“Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: “Chớ giết người”. Ai giết người thì đáng bị ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: “ ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. Vậy nếu khi anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã; rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho, quan tòa, quan tòa lại giao cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng…”
Đây là “môi trường” thứ nhất mà con người phải trội hơn; môi trường của những mối tương quan nhân loại có xung đột và gây gỗ. Đức Giêsu biết rõ lòng dạ con người, trước khi trở thành những hành động xấu thì thù hận, sự khinh khi, bản năng thống trị đã làm hư hỏng tâm hồn con người. Bạo lực không chỉ là quả bom của kẻ khủng bố làm cho bạn kinh hoàng… bạo lực đã ở trong lòng bạn, khi bạn tức giận trong lòng chống lại những người không suy nghĩ như bạn. Và Thiên Chúa bảo đảm:cho phẩm chất các mối quan hệ của bạn: bạn phải “hòa giải” với kẻ thù của mình trước khi cầu nguyện! đó là cái mới mẻ, cái triệt để của Tin mừng… trong tương quan với luật cũ.
TÍNH DỤC:
Anh em đã nghe Luật dạy rằng: “Chớ ngoại tình Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngọai tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi, vì thà mất mộ phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục… Luật còn dạy rằng: “Ai rẫy vợ thì phải cho họ chứng thư ly dị”. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường.hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại mình, và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình..”
Những quan hệ giữa “đàn ông” và “đàn bà” là “môi trường” thứ hai trong đó Đức Giêsu mời gọi chúng ta “trội hơn” Lề Luật. Trước tiên chúng ta hãy ghi nhận rằng lời của Đức Giêsu nói ra là theo “quan điểm” của đàn ông, bởi vì xã hội thời Người, là một xã hội của đàn ông. Rõ ràng ngày hôm nay phải đọc những lời ấy trong sự hỗ tương trọn vẹn. “Mọi người đàn bà bỏ rơi chồng mình …
Những lời này của Đức Giêsu, liên quan đến tính dục của bạn, vợ chồng bạn, đời sống độc thân của bạn… bạn hãy đọc lại những lời ấy, như thể Đức Giêsu nói với chính bạn, mặt đối mặt. Những lời này đụng đến nhiều vết thương còn đau nhức, nhiều lý tưởng bị nhạo báng, nhiều ước mơ không được thực hiện đến nỗi có lẽ cần được giải thích đôi chút. Những cuộc tranh luận về “ngoại lệ của Mat-thêu” trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp) rất khó chỉ rõ, và tốt hôn hết là tham khảo đến những lời ghi chú của Kinh Thánh có ghi nhận về các cách hiểu về ngoại lệ ấy.
Tuy nhiên mỗi người chúng ta phải đón nhận lời yêu cầu của Đức Giêsu như một lưỡi gươm: Trong thế giới sự phi nhân mà chúng ta đang sống; những lời ấy của Đức Giêsu quả là thúc bách và dường như đi ngược lại với sự phát triển của đàn ông và đàn bà. Thật vậy, trong đáy lòng, chúng ta nhận biết những lời ấy xác định đường lối duy nhất và thật dũng cảm của việc phát triển thật sự. Cũng không nên hiểu những lời ấy như những điều quy định về luật pháp: Sự “‘trội hơn” Luật mà Đức Giêsu đề nghị chỉ có thể sống… với Người, với ân sủng và tình yêu của Người.
CHÂN LÝ:
“Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: “Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa”. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ…”
Đây là những lệnh truyền của Đức Giêsu mang tính hiện đại rất cao. Đây hoàn toàn là vấn đề hiệp thông giữa con người với nhau. Những tương quan của con người bị làm hư hỏng từ bên trong bởi sự lừa bịp, bởi thủ đoạn, sự giả vờ, sự giả mạo, quỷ quyệt, dối trá… sự quảng cáo và thông tin thương mại… Đức Giêsu mời bạn đến với chân lý của cuộc “đối thoại”, các cuộc đàm luận của chúng ta. Tìm một sự bảo đảm bên ngoài trong một lời thề là một điều vô ích (tôi thề với anh tôi nói sự thật!) lời nói của một con người, lời nói của bạn tự nó phải có một giá trị: hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không… Đức Giêsu tạo ra một “nền đạo đức” mới. Người không bãi bỏ gì cả, người “kiện toàn” từ trong nội tâm điều mà tự nền tảng là lý tưởng của mọi chủ nghĩa nhân bản chân chính.
(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt
KHÔNG PHẢI BÃI BỎ NHƯNG LÀ KIỆN TOÀN- Chú giải của Fiches Dominicales
*1. Nguyên tắc chung: “không bãi bỏ, nhưng kiện toàn”.
Leo lên ngọn núi Sinai mới, Đức Giêsu, trong các mối phúc của nình, trước tiên, tán tụng cảnh sống hạnh phúc của các môn đệ qua lời mở đầu của bài giảng trên núi: “Phúc cho những tâm hồn nghèo khó: vì nước trời là của họ”. Đoạn ngài, minh định sứ mệnh trao phó cho họ: “Các con là muối đất… các con là ánh sáng trần gian” tiếp đến trung tâm bài Hiến chương, Ngài mạc khải cho các người của mình sự mới mẻ hoàn toàn của Tin Mừng. Bản văn mang đậm dấu ấn của thánh Mátthêu này gợi lên áp lực lưỡng diện đang đè nặng trên những cộng đoàn Kitô giáo.
Trước tiên, là áp lực ngoại tại của hội đường, nhân danh lề luật bắt bớ các môn đệ của Đức Giêsu. Sau đó, là áp lực nội tại của các cộng đoàn tín hữu bất nguồn từ Do thái giáo, “truyền thống hơn ” đôi khi co vào sự tuân giữ lề luật theo nghĩa ngữ, đối lại với các tín hữu xuất thân từ đa thần giáo, luôn tìm cách gièm pha lề luật Giáo huấn của Đức Giêsu sẽ sửa lưng cả hai. Quả thật, Ngài tuyên bố rằng mình “không đến để bãi bõ lề luật hay các tiên tri, mà để kiện toàn” nghĩa là thể hiện một cách viên mãn, hoàn hảo trong tình yêu và tự do của Con cha trên trời. Vì thế, từ nay “sự công chính” mới hệ tại không phải ở chỗ khép mình một cách bề ngoài vào các tập tục, nhưng là “khuôn mình” theo thánh ý Chúa Cha như Đức Giêsu. Sống trong cộng đoàn với tình yêu và tự do của con cái có thể, mới “công chính” hơn các luật sĩ và biệt phái được Thánh Irênê thành Ly-on, vào thế kỷ thứ hai đã hỏi: như vậy, khi đến trần gian này, Chúa đã mang theo những gì? Ngài đã mang theo sự mới mẻ hoàn toàn bằng chính con người của Ngài.
*2. Những áp dụng cụ thể
Tiếp sau là năm phản đề cụ thể hóa “sự công chính mới” sẽ là bài học áp dụng nguyên lí tổng quát này vào cuộc sống tín hữu, vì chính toàn thể lề luật Phúc âm phải bao bọc toàn thể cuộc sống các môn đệ. Năm hình ảnh, mà chúng ta sẽ theo dõi trong bài đọc chúa nhật tới, đều bắt đầu với công thức “Anh em đã nghe biết người xưa dậy rằng… còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết… ” Một kiểu nói trống để tránh dùng tên Thiên-Chúa, có nghĩa là “Thiên-Chúa đã phán “, “anh em đã nghe biết khi lời Chúa được công bố long trọng trong hội đường”, đối lại, Chúa đưa ra những xác quyết của riêng mình “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết”. Theo Jean Potin, “Đức Giêsu tự giới thiệu như là một Môse mới, không chỉ đủ thẩm quyền giải thích luật lệ của Thiên Chúa, mà còn cách tân: luật Chúa đã bảo anh em…nhưng Thầy, Thầy bảo anh em…ngài còn hơn cả luật Môsê mới nữa vì Ngài không chỉ bằng lòng nói về lề luật mới như một nhà làm luật, mà còn cắt nghĩa cho người cụ thể để họ gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Thiên-Chúa Cha, là Đấng mà họ phải nên hoàn thiện như Người. ” (Đức Giêsu, lịch sử đích thực, Centurion, tr. 198) Minh họa đầu tiên là “mối tương giao huynh đệ” Thập giới truyền bảo “ngươi không được giết người’? Còn Chúa Giêsu, đi đến cùng chung đòi hỏi cua lề luật, đã tuyên bố rằng, nguyên việc không phạm tội sát nhân thôi: chưa đủ, mà còn phải loại bỏ nỗi oán hận và giận hờn khỏi lòng mình nữa. J.Potin viết “Trong thập giới của Môsê, lên án tội giết người thuộc giới răn thứ năm. Ở đây, nó được nói đến đầu tiên, chắc chắn vì nó bao hàm một cách tiềm ẩn giới răn tràn đầy bài diễn từ trên núi tình yêu tha nhân, thực tế trong tình yêu tha nhân…trở thành giới răn đầu tiên: Đức Giêsu đã thấy mầm mống của giới luật yêu thương này trong điều răn lên án việc giế người. Kính trọng sự sống người khác mở đường cho việc bày tỏ tình yêu ân cần hơn đối với tha nhân. Cả hai đều phải được xem xét trước mặt Thiên-Chúa là Đấng mà Đức Giêsu sẽ là quan án và hiền phụ”. (Sách đã dẫn, tr. 198-l99)
Hai ví dụ ở ngôi thứ hai số ít “anh” tiếp nối mình hoạ thứ nhất “vì thế, khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ…”xung đột là mầm mống sát nhân, và hòa giải là một bổn phận cấp thiết hơn cả việc dâng của lễ cho Thiên-Chúa: “hãy đi làm hòa với người anh em trước đã rồi hãy trở về dâng lễ vật của mình” hãy mau mau dàn xếp với đối phương”: thù oán dây dưa, ngày sau sẽ vô phương cứu chữa trước tòa án Thiên-Chúa.
Minh họa thứ hai nói về mối tương giao nam nữ trong đời sống hôn nhân. Trong Do Thái giáo, thủy chung là nền tảng của đời sống hôn nhân: nó được chứng thực bằng sự thủy chung của Thiên-Chúa đối với giao ước và với dân riêng người. J.Potin cắt nghĩa: “Hôn nhân không chỉ là một khế ước có tính luật pháp. Nó ràng buộc con người tự đáy lòng họ. Vì thế khi người đàn ông đã có vợ thèm muốn vợ người khác là đã phạm vào dây hôn phối. Trái tim đã chệch khỏi Giao ước của nó. ” (Sách đã dẫn, tr. 199).
Minh họa thứ ba nói đến những lời thề hứa mà người ta cho rằng sẽ mạnh hơn khi nại đến những thực tại ít nhiều thánh thiêng: “Chỉ trời, chỉ đất, chỉ Jerusalem… ” Đức Giêsu xác quyết, đừng thề gian không thôi chưa đủ còn phải diệt trừ khỏi lòng ta sự lập lờ, bất chính, đa nghi nữa, không được đi xa hơn lời nói chân thực gian dối: “khi các ngươi nói có” là phải “có ‘! Mức qui định mà Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ là: biến đổi tấm lòng để có thể hiệp thông với những tình cảm của Thiên-Chúa được biểu hiện trong Đức Kitô con Ngài. Như đức cha L.Daloz viết “Đối với các môn đệ, kiện toàn lề luật khác hẳn việc thực thi các mệnh lệnh. Đúng hơn, đây chính là việc để cho các luật kiện toàn chính mình, đưa mình đi tới cùng (“Nước Trời đến gần”, Desclée đe Brouwer, tr. 51)
*BÀI ĐỌC THÊM:
*1. “Hãy để cho lề luật kiện toàn chính chúng ta” (Đức cha L. Daloz. trong nước Trời đến gần! Desdée de Brouwer, 1994, tr 51).
“Đức Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách trả lại cho nó tất cả sự trong sáng của lời Thiên Chúa, khi nhấn mạnh đến điều cốt lõi: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải hi tế.” Khi được hỏi về giới răn trọng nhất. Ngài không do dự trả lời rằng toàn bộ lề luật và tiên tri đều qui về giới răn trọng nhất là yêu mến Thiên-Chúa hết lòng, hết linh hỗn, hết trí khôn và yêu thương anh em chính mình.(Xem 22,34-40). Chính Ngài đã kiện toàn giới răn cao cả ấy bằng cách tự hiến đời mình. Phần các môn đệ, kiện toàn lề luật khác hẳn việc tuân thủ các mệnh lệnh. Đúng hơn, chính lề luật kiện toàn ta, đưa ta đi cùng. Có thế mới đáng để ta tuân giữ giới răn nhỏ bé nhất thậm chí cho tới một nét phẩy – không phải vì tỉ mỉ hay cầu toàn, nhưng vì tự hiến hoàn toàn, mở lòng trọn vẹn, để lời của Thiên-Chúa thấm nhập và biến đổi tận đáy lòng ta, và biến ta nên hoàn hảo như Cha trên trời là Đấng hoàn hảo. Đây không phái là sự nô lệ ma là tình nguyện. Nó không bao giờ kết thúc vì ta luôn bất toàn. Đây là sự rèn luyện trường kì về tính sáng suốt và lòng can đảm. Trước tiên, đây là một hồng ân, một ân huệ của Thiên Chúa, Đấng muốn và thực hiện nơi ta điều đó đây chính là tác phẩm của Chúa Thánh Thần, Đấng đến để sản sinh trong ta những hoa trái của người, như vậy kiện toàn lề luật là ghi khắc nó vào tận đáy lòng ta…”
*2. “Sự cấp tiến của bài giảng trên núi”. (J. Guillet, Đức Giêsu trong niềm tin của các môn đệ tiên khởi. Desclée de Brouwer, 1995).
Tính cấp tiến này không hề nệ luật. Điều hay nhất của bài giảng là không có thêm một điều khoản bổ túc, một đòi buộc mới nào. Nhưng là không cho phép bất cứ ai tự tin mình đã đạt đến sự công chính cao siêu cả. Nó bắt mọi môn đệ tự do tưởng tượng, tiến xa hết mức trong việc phục vụ và trong tình yêu tha nhân. Giới luật đặc thù của Tin Mừng luôn có tính tích cực. Tại chỗ mà luật cũ mang tính tương đối và hạn định một giới hạn không thể vượt qua “Ngươi không được giết người, không được phạm tội ngoại tình ” thì Đức Giêsu lại công thức hóa chúng theo đường hướng tích cực: trước hết, hãy đi làm hòa đã, hãy móc mắt phải mà nén đi. Ta phải biết nhận ra nguyên lí nền tảng đàng sau những phóng đại quen thuộc theo kiểu nói Phương đông, anh không được đặt giới hạn cho tình huynh đệ, cho việc tôn trọng phụ nữ.”
*3. “Cuộc cách mạng tôn giáo vĩ đại nhất từ trước tới nay” (H. Denis 100 từ nói lên niềm tin: Desclée de Brouwer, 1993).
“Bạn có biết thập giới không? Có lẽ bạn có thể đọc thuộc mười điều răn bằng văn xuôi hay văn vần, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng hơn, đó là biết được điều Đức Giêsu đã làm đối với thập giới. Ta có thể nói với Ngài rằng Lề Luật, không bị hủy bỏ, nhưng được thăng tiến để được kiện toàn. Nói cách khác, ta cũng phai để ý kẻo khi vượt lên lề luật, ta lại khinh thường nó bằng cách bám víu vào đó như Đức Giêsu chưa từng kiện toàn nó vậy. Với cái nhìn này, bài giảng trên núi có lẽ là cuộc cách mạng tôn giáo vĩ đại nhất của mọi thời. Một con người, một vị tiên tri, một sứ giả của Thiên-Chúa dám nói lên những lời chưa từng nghe, anh em đã nghe Luật dạy “người xưa rằng, còn thầy, Thầy bảo cho anh em biết”: Vị Giêsu này vượt trên cả lề luật. Bạn hãy tưởng tượng xem Luật dậy người xưa. Luật ở đây là ai? Thật đơn giản. đó chính là Thiên-Chúa của Cựu ước, Đấng đã ban Lề Luật. Vì thế mà đối với người Do thái, không ai có thể vượt hơn Lề Luật, hơn được Lời Thiên-Chúa đã trao ban một lần cho đến muôn đời được: Vậy mà, có một người đã dám vượt trên Lề luật, bạn hãy lần lượt xét kỹ từng giới răn rồi sẽ thấy, quả thật, khi đã biết Đức Giêsu là ai rồi, người ta sẽ thấy các giới răn thiêng liêng này thật tương đối so với một điều cao cả hơn nhiều là nhận ra Tình yêu được biểu lộ nơi Đức Giêsu, con Chúa Cha. Luật dạy người xưa rằng, còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết. Có lẽ các bạn đã biết đây là một trong ba luận cứ mà thần học đã rút ra từ Tin Mừng, coi như để mạc khải thiên tính của Đức Giêsu (một Đức Giêsu, may thay không bao giờ tự xưng: ta là Thiên Chúa, nhưng anh em bảo Thầy là ai? Các bạn cũng biết hai luận cứ kia là gì rồi. Thứ nhất đó là việc gọi Thiên Chúa là Cha, người Cha (Abba) thân thương thực sự. Sau đó là lời yêu sách quá quắt. Mọi tội con đã được tha ‘chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi’.
Bạn thấy lề luật được kiện toàn này đưa ta đến đâu vào những lúc nghi nan, hay những giây phút mỏi mòn vì phải trung thành với Lề luật, bạn hãy nhớ đến sự can đảm của Đức Giêsu: “Luật dạy người xưa rằng, còn Thầy, bảo cho anh em biết.”
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN- A
THỨ BẬC CÁC GIÁ TRỊ THEO ĐỨC GIÊSU (*)- Lm. FX. Vũ Phan Long
Chúng ta đang ở trong Bài Giảng trên núi (Bài diễn từ thứ nhất của Tin Mừng Mt). Hôm nay, chúng ta đi vào Phân đoạn chính, có thể gọi bằng nhan đề “Sự công chính của Nước Trời hay là Sống như con cái của Chúa Cha” (5,17–7,12). Riêng bản văn được đọc hôm nay (5,17-37) thuộc về phần đầu của phân đoạn này, mộtphân đoạn được các nhà chú giải mệnh danh là “Đức công chính dồi dào” (5,20-48). Bản văn nói đến bốn cặp đối nghĩa (trong số sáu cặp đối nghĩa: 5,20-48).
Phần này như đang ngầm trả lời một số câu hỏi: Những việc tốt nào phải rạng sáng lên nơi các môn đệ Đức Giêsu? Qua những việc tốt lành này, cách thức hiện hữu nào của Cha trên trời được người ta biết đến?
Bản văn có thể chia thành hai phần:
*1) Đức Giêsu mạc khải ý muốn của Thiên Chúa (5,17-20);
*2) Đức Giêsu dạy về cách cư xử với người thân cận (5,21-48)
*a) Các hành động trực tiếp làm cho người thân cận (5,21-37):
– các xung đột với người thân cận (5,21-26),
– cách cư xử đối với phụ nữ (5,27-32),
– tương quan với sự thật (5,33-37),
*b) Các phản ứng trước cách cư xử của người khác (5,38-48).
Bản văn dùng trong Phụng vụ hôm nay không đọc đoạn 2.b).
– Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ (17): Đây là cách người Do Thái gọi bộ Kinh Thánh của họ (tức Cựu Ước theo quan điểm Kitô giáo). Xem 7,12; 11,13; 22,40.
– kiện toàn (17): Khi nói về mộtlời nói hay mộtlời loan báo, plêroô có nghĩa là “hiện tại hóa”; khi nói về mộtlệnh truyền, plêroô có nghĩa là “thi hành”. Mt dùng động từ này (plêroô / plêrôsai) 16 lần, mà có 12 lần là để đưa vào các câu trích Kinh Thánh. Các đoạn văn Kinh Thánh ấy được coi như được hiện tại hóa trong biến cố Giêsu, vì biến cố này vén mở cho thấy mộtý nghĩa mới của bản văn. Đức Giêsu khẳng định rằng Người hoàn tất Kinh Thánh, có nghĩa là Người đưa Kinh Thánh dến chỗ hoàn chỉnh, đạt ý nghĩa trọn vẹn. Người thực hiện Kinh Thánh không phải bằng cách “thi hành” những khoản luật sát mặt chữ, nhưng bằng cách vượt quá Kinh Thánh, đưa lại cho Kinh Thánh mộtý nghĩa mới (x. cc. 20-48). Như thế, câu 17 khẳng định có sự tiếp nối sâu xa từ Cựu Ước sang Tân Ước, đồng thời cho thấy Tân Ước vượt quá những giới hạn và những bất toàn của Cựu Ước.
– một chấm một phết (18): dịch sát là “không mộtchữ i hoặc mộtcái sừng”, tức là con chữ yod trong bảng chữ cái Híp-ri. Đây là con chữ nhỏ nhất.
– ai bỏ … ai dạy … ai tuân hành (19): Câu này khiến ta có thể giả thiết là trong Hội Thánh sơ khai có nhiều khuynh hướng hoặc phong trào thiêng liêng liên hệ đến việc tuân giữ Luật mới.
– không ăn ở công chính hơn các kinh sư (20): dịch sát là “sự công chính của anh em không dồi dào/vượt (perisseuein) hơn (pleion, “more”) các kinh sư.
– ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp (32): “ngoại trừ trường hợp porneia” (x. 19,9). Có hai cách giải thích từ porneia này: (1) Đây là những nố hôn nhân bất hợp pháp, chẳng hạn do họ máu, mà Luật Môsê cấm (Lv 18,6-18). Các kinh sư gọi các hôn nhân này là zơnouth, Bản LXX dịch là porneia. Bởi vì các hôn nhân loại này không thành pháp, nên hai người phối ngẫu phải rời xa nhau. Đây là cách giải thích của giới Công giáo. Nhưng có những tác giả cho rằng có thể áp dụng nghĩa ấy cho Cv 15,20, chứ ở trong Mt thì không có gì chắc chắn cả. (2) Hiểu porneia theo nghĩa thông thường là sự hư đốn về tính dục, tức ngoại tình (moikeia). Đây là cách giải thích của Tin Lành và Chính Thống, và mộtsố tác giả Công giáo.
* Đức Giêsu mạc khải ý muốn của Thiên Chúa (17-20)
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa cho biết ý muốn của Ngài qua Luật và các ngôn sứ: những gì chính Ngài muốn thực hiện (sấm ngôn và lời hứa: x. 11,13) và những gì loài người phải làm (Luật). Đức Giêsu tuyên bố rằng ý nghĩa của việc Người ngự đến, của tư cách của Người là Đấng được Thiên Chúa cử đến, là đưa Luật và các ngôn sứ, mạc khải về ý muốn của Thiên Chúa, đến chỗ hoàn tất. Không có gì trong Luật và các ngôn sứ lại bị triệt tiêu và loại bỏ, mà cũng chẳng phải chỉ được xác nhận trong hình thức cũ. Đức Giêsu đưa đến sự hoàn tất; nơi Người, Thiên Chúa thực hiện lời Ngài đã hứa (x. 1 ,22t; 2,15…). Như thế, Đức Giêsu chính là Nhà Lâp pháp đích thật mà Thiên Chúa đã cử đến cho loài người mọi thời; so với Người, Môsê chỉ là người tiền hô thôi. Qua Người, Thiên Chúa cho thấy cách vĩnh viễn họ phải sống như thế nào. Lề Luật chưa được kiện toàn không phải vì nó không diễn tả ý muốn của Thiên Chúa, nhưng vì diễn tả cách bất toàn hoặc cách không thích đáng.
Điều Ngài đã yêu cầu qua Luật và các ngôn sứ được gom lại thành điều này: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (7,12), và có thể được tóm lại trong điều răn yêu mên Thiên Chúa và yêu thương người thân cận (22,37-40). Đức Giêsu nêu bật rằng, trước mọi sự, Thiên Chúa muốn lòng từ bi thương xót (9,13; 12,7). Với các “cặp đối nghĩa” (5,21-48), câu “Còn Thầy, Thầy bảo anh em” được nhắc lại 6 lần (5,22.28.32.34.39.41), qua đó Đức Giêsu nói với uy quyền của Thiên Chúa, để giải thích đâu là lối cư xử phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Ngài muốn họ phải sống mộtsự công chính “dồi dào” hơn các kinh sư và người Pharisêu (5,20).
Vì Đức Giêsu là Đấng truyền đạt vĩnh viễn ý muốn của Chúa Cha, ta không thể không cần đến Người. Cuộc sống cá nhân phải hình thành từ các giáo huấn của Người. Ta thuộc về Nước Trời hay không là tùy ta tuân giữ sự công chính Người đã dạy hay không.
* Đức Giêsu dạy về cách cư xử với người thân cận (21-37)
Trong các giáo huấn, Đức Giêsu quan tâm đặc biệt tới ba đề tài: các xung đột với người thân cận, cách cư xử đối với phụ nữ, tương quan với sự thật. Cứ mỗi lần, Người lại đặt giáo huấn của Người đối lập với giáo huấn của Cựu Ước. Các luận điểm Người đưa ra phải được hiểu như làm mẫu, chứ không phải là những trình bày rốt ráo về các đề tài.
Đoạn 5,21-26 liên hệ đến việc thắng vượt các xung đột. Chỉ đến c. 26, ta mới biết đây là thứ xung đột gì: mộtchủ nợ không kiên nhẫn được nữa, đã muốn đưa con nợ ra tòa để ép người ấy trả nợ. Loại xung đột này là điển hình cho mọi thứ căng thẳng và cho các lối xử sự phát xuất từ đó. Theo cách triệt để nhất, người ta giải quyết mộtxung đột bằng cách loại trừ người kia. Cựu Ước đã kết án cách xử sự này bằng lệnh cấm: “Không được giết người”. Cách giải quyết xung đột kiểu này là sai; để chứng tỏ như thế, luật pháp đã quy định hình phạt xử tử. Nhưng có những hình thức xử sự khác khi có xung đột: nổi giận, thù hằn sâu sắc và sỉ nhục, tấn công hay đả thương bằng lời nói. Đức Giêsu kết án cả các kiểu cư xử này. Phải tránh không những hành vi xấu xa, mà cả sự xấu xa trong tim và những lời nói xấu xa. Đừng để xung đột đẩy tình yêu ra khỏi con tim, đầu độc con tim, hoặc đưa đến chỗ đầu độc cộng đoàn bằng những lời độc địa. Đức Giêsu nhắc đến các tòa án để cảnh giác; Người nhắc theo thứ tự tăng dần: từ tòa án địa phương, đến tòa án cao nhất ở trần gian (Thượng Hội Đồng), và cuối cùng là tòa án của Thiên Chúa. Ở đây Đức Giêsu không hề muốn công bố mộtquy định pháp lý phải theo sát mặt chữ: trong trường hợp nổi giận thì phải theo cách này mà tính; trong trường hợp chửi bới thì phải theo cách kia… Người muốn nói rằng sự thiếu sót đối với người thân cận và giải pháp sai lầm người ta lấy trong các xung đột không chỉ bắt đầu với việc giết người, nhưng bắt đầu trước đó. Người muốn nói người ta phải ra sức tránh không những hành vi xấu xa, mà cả trái tim xấu xa và lời nói xấu xa. Người cũng muốn nói rằng các xung đột và căng thẳng không làm suy yếu tình yêu đối với người thân cận ở bất cứ mức độ nào và bất cứ cách nào.
Phải chứng tỏ tình yêu này không những trong việc ngăn cản sự dữ, mà còn trong việc tích cực tìm hòa giải. Người vừa nói đến việc tránh để cho các xung đột kịch phát. Bây giờ bằng các ví dụ (5,23-25), Đức Giêsu trình bày hình thức tích cực nên theo để vượt qua các xung độ, đó là sự hòa giải, và Người nêu bật ý nghĩa của việc hòa giải. Để hòa giải, Người nói thậm chí phải ngưng dâng lễ vật, điều này cho thấy tầm quan trọng, tính ưu tiên của việc hòa giải. Nếu người ta phải nhắm hòa giải cho được trong khi đi đường tiến về tòa án, điều này cho thấy hòa giải là chuyện cấp bách và cần thiết, và bõ công để người ta ra sức đạt cho được. Tiến trình mà Đức Giêsu đề nghị để thắng vượt các xung đột là tiến trình của tình yêu và hòa giải. Dĩ nhiên, để hòa giải được, cần phải có hai hoặc nhiều người, và không phải chỉ cần mộtbên đồng ý là được: nó giả thiết có sự sẵn sàng của cả bên kia. Mỗi bên phải ra sức làm tối đa để đạt được sự hòa giải. Phần nói về đức công chính mới chính là mộttiếng gọi duy nhất thúc bách người ta đi tới hòa giải và tình bằng hữu với người thân cận.
Đoạn văn tiếp theo nói đến cách cư xử đối với phụ nữ, đối với vợ người khác (cc. 27-30) và với vợ của mình (cc. 31-32). Quyền lực chung quyết trong lãnh vực này không thể nào lại là những sức mạnh tự nhiên và bộc phát của ham muốn và khoái lạc tính dục. Cựu Ước đã đặt ra mộtgiới hạn rõ ràng cho các sức mạnh này, khi cấm ngoại tình. Theo Lv 20,10, tội ngoại tình sẽ bị xử tử. Cùng với sự sống của người thân cận, người ta cũng phải tôn trọng vô điều kiện sự hiệp thông sự sống người đó có với vợ họ. Và cũng như đối với sự sống của người thân cận, ở đây Đức Giêsu cũng đặt mộtgiới hạn thật ra đã có từ trước và yêu cầu mộtsự tôn trọng sâu xa hơn nữa. Sự tôn trọng này phải có không những trong hành động mà cả trong ước muốn. Đức Giêsu cũng đang xác định mộtthứ bậc rõ ràng các giá trị. Nếu trước đây, Người đã nói rõ là sự giận dữ, chua cay, lời nói thâm độc… phải luôn luôn nhường bước cho sự hòa giải và hiệp thông huynh đệ với người thân cận, thì bây giờ Người tuyên bố rằng không những thú vui tính dục, mà cả các ước muốn tính dục cũng cần được chế ngự, nghĩa là vùng hiệp thông sự sống của người khác không được vi phạm bất cứ cách nào.
Lời khuyến khích thà móc mắt phải và chặt tay phải cho thấy giá trị này quan trọng đến đâu. Dĩ nhiên, không được hiểu các lời này sát mặt chữ: bởi vì không phải là con mắt phạm tội, nhưng là con người với ý ngông và ý chí của mình! Đức Giêsu muốn nói rằng chúng ta không được bỏ mặc các giác quan của chúng ta cho chúng, nhưng phải hướng dẫn cách sử dụng chúng cho có trách nhiệm. Người cho thấy rằng bảo vệ được các giá trị ấy không phải là chuyện dễ, có khi phải chấp nhận những can thiệp sâu xa và từ bỏ đau đớn. Nhưng điều này rất quan trọng: chỉ khi ta tôn trọng sự hiệp thông sự sống của người khác, Thiên Chúa mới nhìn nhận chúng ta trong ngày phán xét.
Liên hệ đến cách cư xử với vợ người khác và tôn trọng sự hiệp thông sự sống của người khác, có việc cư xử đối với vợ của chính mình và đối với sự hiệp thông sự sống với vợ mình. Trong Cựu Ước, có quy định là người ta có thể ly dị vợ, nhưng phải có chứng thư ly dị, để chứng tỏ rằng người phụ nữ đã có mộttư cách dân sự mới, không còn là người kết hôn nữa. Ở đây Đức Giêsu cũng xác định một thứ bậc mới cho các giá trị. Sự hiệp thông sự sống với vợ mình là mộtđiều thiện hảo không thể chuyển nhượng; người chồng phải bảo vệ, duy trì và vun đắp sự hiệp thông ấy. Người chồng không được rẫy vợ mình: tương ứng với sự tôn trọng tuyệt đối sự hiệp thông sự sống của người khác là sự bảo vể tuyệt đối sự hiệp thông sự sống với vợ mình. Dưới ánh sáng của lệnh cấm rõ ràng không được ly dị do Đức Giêsu công bố theo Mc 10,11t; Lc 16,18; 1 Cr 7,10t, câu thêm “ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp” không thể hiểu là mộtngoại lệ. Đức Giêsu không muốn nói: anh em không được rẫy vợ anh em trong bất cứ trường hợp nào, ngoại trừ trong trường hợp ngoại tình. Chữ “hôn nhân bất hợp pháp” ở đây rất có thể có nghĩa là những dây hôn bất hợp pháp do mộtquan hệ họ hàng rất gần (Lv 18,6-18; x. Cv 15,29; 1 Cr 5,1). Giải gỡ những dây liên kết này không phải là vi phạm lệnh cấm ly dị.
Đề tài thứ ba liên hệ đến sự thật (5,33-37). Trong lãnh vực này, vấn đề phát sinh do sự kiện là mỗi người lệ thuộc những khẳng định của người thân cận, và đồng thời, chúng ta là những con người, chúng ta không trong suốt với nhau. Cá nhân không thể tự mình biết tất cả những gì là quan trọng đối với mình hoặc biết bằng sức riêng của mình; người ấy lệ thuộc những khẳng định và lời hứa của người thân cận. Tuy nhiên những khẳng định này có thể không tương hợp với các sự kiện và khác nhau trong vô vàn sắc thái. Lời nói và mọi hình thái truyền thông có thể được sử dụng không những để truyền tải sự thật, mà còn để lừa dối. Sự thiệt hại cho người thân cận do những lời dối trá, lừa đảo và không giữ lời hứa là không thể tiên liệu và trầm trọng. Để ngăn chặn được thiệt hại này, người ta thề. Nhưng bởi vì ở đây cũng lại có thể phát sinh vấn đề dối trá, mới có lệnh cấm nghiêm khắc không được thề gian. Qua việc thề, người ta muốn diễn tả là chính Thiên Chúa, là Đấng tuyệt đối chân thật và chắc chắn không lừa dối,c ó thể làm chứng cho sự thật của lời khẳng định của chúng ta hoặc sự khả tín của lời chúng ta hứa; do đó người ta có thể tín nhiệm. Đồng thời ai nại dến Thiên Chúa để làm chứng cách dối trá, thì bị phạt. Việc nại đến Thiên Chúa phải khiến người ta nói sự thật và điều này khiến ta có thể tin tưởng những ai lệ thuộc những khẳng định này.
Ngược lại, Đức Giêsu bảo “hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”” (x. Gc 5,12); Người yêu cầu mộtdây liên kết vững bền và trực tiếp với sự thật, không cần nại đến bất cứ hình thái lời thề nào. Thiên Chúa không có việc gì mà phải đóng vai làm chứng và càng không đóng vai người hù dọa kẻ khác bằng hình phạt. Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối chân thật và tuyệt đối xứng đáng với niềm tin của ta, tỏ mình ra như là điển hình cho chúng ta (x. 5,48). Nơi chúng ta, không được có sự khác biệt giữa những gì đang có trong thâm tâm ta dưới dạng kiến thức, ý kiến, ý hướng… và những gì chúng ta tỏ ra bên ngoài. Như thế ta công nhận sự thật, và người thân cận tránh khỏi thiệt hại.
Bằng uy quyền đầy đủ của Người, Đức Giêsu không áp đặt những luật võ đoán, nhưng cho thấy mộtthứ bậc mới các giá trị. Mỗi khuynh hướng ích kỷ duới dạng hiềm khích hoặc không chấp nhận giao hòa, dạng các ước muốn tính dục, tìm kiếm lợi lộc cá nhân qua việc lừa dối, đều phải biến mất. Mỗi cung cách xử sự phải phục vụ tình huynh đệ với người thân cận, phục vự sự hiệp thông sự sống, quan tâm bảo vệ sự thật. Một cung cách xử sự như thế coi người thân cận là anh em và chị em và thật sự đưa họ về với Cha chung.
*1. Đọc bản văn này, chúng ta nhận ra Đức Giêsu khẳng định tư cách tối cao của Người, Người là Thiên Chúa. Người có quyền trên “Luật dạy người xưa”, tức chính Cựu Ước, bởi vì Luật đó là bản văn Thiên Chúa dùng trung gian con người mà viết ra, còn Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Ngôi Lời, trực tiếp đến dạy dỗ loài người. Chúng ta có thực sự sẵn sàng đón tiếp Người chăng?
*2. Những gì Đức Giêsu đã nói không được hiểu như là mộtdanh mục đầy đủ các quy định, càng không phải là một luật phải theo sát mặt chữ. Chẳng hạn, Người chỉ nói đến cách cư xử của phái nam đối với phái nữ, chứ không nói đến cách cư xử của phái nữ đối với phái nam; điều này không có nghĩa là phái nữ không có thiếu sót gì trong lãnh vực này. Người không muốn nói rằng ta chỉ phải tránh những kiểu cư xử đã được nhắc đến minh nhiên. Người đã nêu đặc tính của mộtthái độ tổng quát, và ta phải dựa theo đó mà cư xử trong lãnh vực liên hệ.
*3. Đức Giêsu đặc biệt giáo huấn về ba lãnh vực: các xung đột giữa anh em, cách cư xử với phụ nữ và tôn trọng sự thật. Chúng ta được mời gọi xét lại cách chúng ta sống dưới ánh sáng của ba giáo huấn này. Thiếu tôn trọng các nguyên tắc của ba lãnh vực này, con người vừa thiếu kính trọng đối với Thiên Chúa vừa thiếu kính trọng đối với anh chị em mình. Nếu chúng ta sống giáo huấn của Đức Giêsu, chúng ta giữ được “Luật và các ngôn sứ”, tức là giữ được nòng cốt giáo huấn của Kinh Thánh.
*4. Đây là mộtđòi hỏi của Đức Giêsu với các môn đệ: Họ phải có mộtlối sống “dồi dào hơn” sự công chính của giới kinh sư và Pharisêu. Đây là mộtsự trổi vượt về “lượng”: các môn đệ phải “làm hơn”. Nhưng “hơn” đây là đi xa hơn trong việc tuân giữ cốt lõi của Luật (x. cc. 38-48: điều răn yêu thương). Đây cũng là một sự trổi vượt về “phẩm”: các môn đệ không hoàn tất Luật theo cách vị luật, nhưng bằng con tim (Mt 23,25-28; x. 5,27-28), như những người con của Cha trên trời (5,45-48).
SỐNG THEO LUẬT CHÚA- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
– Bài đọc I : “Việc trung thành tuân giữ các giới răn là tuỳ ở ngươi”.
– Đáp ca : “Phúc đức những ai tiến thân trong luật pháp của Chúa”.
– Tin Mừng : “Đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri. Ta không đến để huỷ bỏ mà để kiện toàn”.
Anh chị em thân mến
Người ta thường nói “Quốc hữu quốc pháp, gia hữu gia quy”, nghĩa là nước có luật nước, nhà có luật nhà. Chúng ta là công dân của Nước Thiên Chúa nên chúng ta cũng phải biết và tuân giữ Luật của Nước Thiên Chúa.
Lời Chúa hôm nay sẽ dạy cho chúng ta biết tinh thần của Luật Chúa là gì và sống theo Luật Chúa thì ích lợi như thế nào.
Xin Chúa giúp chúng ta hiểu biết, yêu mến và thi hành luật Chúa.
– Chúng ta hãy xin Chúa tha thứ những lần chúng ta lỗi phạm đến các điều răn của Chúa và của Giáo Hội.
– Chúng ta hãy xin Chúa tha thứ vì chúng ta chỉ lo giữ hình thức của luật mà không chú ý đến tinh thần.
– Đặc biệt chúng ta hãy xin Chúa tha thứ những tội phạm đến điều răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người.
Đức Huấn Ca là một quyển sách do Ben Sira biên soạn. Sách này là một sưu tập những ý tưởng khôn ngoan của các bậc tiền bối trong thiên hạ cách chung và trong dân do thái cách riêng.
Trong đoạn được Phụng vụ trích đọc hôm nay, Ben Sira cho rằng người khôn ngoan là người tuân giữ Luật Chúa. Ông lập luận :
– Thực ra muốn giữ luật Chúa hay không là tuỳ mỗi người, cũng như mỗi người đứng trước hai con đường. Ai muốn đi con đường nào tuỳ ý.
– Nhưng con đường thứ nhất là nước, sự sống, sự lành ; con đường thứ hai là lửa, sự chết và sự dữ. Sống theo Luật Chúa chính là chọn theo con đường thứ nhất.
Tác giả Thánh vịnh 118 xác tín rằng Thiên Chúa ban luật cho con người chỉ nhằm lợi ích cho họ, bởi vì Luật Chúa là con đường an toàn và vững chắc dẫn tới sự sống. Vì xác tín như thế, nên tác giả cầu nguyện : “Lạy Chúa, xin tỏ cho con biết đường lối thánh chỉ Ngài và dạy cho con biết tuân cứ luật pháp của Ngài”.
Trong các bài Tin Mừng của các Chúa nhựt trước, chúng ta đã thấy Đức Giêsu như một Môsê mới, đứng trên núi Sinai mới (núi Bát Phúc) để ban hành Luật mới của Nước Trời (Tám mối phúc thật).
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu so sánh luật mới của Ngài với luật cũ của Môsê : Luật mới này không huỷ bỏ luật cũ mà kiện toàn nó.
Sau đó, Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể :
a/ Luật cũ cấm giết người – Luật mới dạy phải coi người khác là anh em và cấm “giết” anh em mình (chữ “anh em” được dùng rất nhiều lần trong tiểu đoạn nay). Đã là anh em với nhau thì phải thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau. Phẫn nộ với nhau, chửi nhau là ngốc là khùng, hay giữ mãi sự bất hòa với nhau tức là không coi nhau là anh em, nói cách khác, tức là “giết” chết người anh em đó rồi, vì người đó không còn là “anh em” của mình nữa mà đã trở thành người ngoài, người dưng.
b/ Luật cũ cấm hành vi ngoại tình – Luật mới ngăn chận ngoại tình từ ước muốn. Vậy phải chận đứng tất cả những gì gây nên ước muốn xấu xa đó, như con mắt, cái tay, cái chân…
c/ Luật cũ quy định thủ tục li dị – Luật mới triệt để cấm li dị.
d/ Luật cũ cấm thề gian – Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chú ý : Trong tiểu đoạn này, vì muốn nhấn mạnh về những giáo huấn của Luật mới, Chúa Giêsu nhiều lần dùng kiểu nói cường điệu như : chửi anh em là khùng thì bị vạ lửa địa ngục, để lễ vật lại ở bàn thờ, chặt tay móc mắt v.v. Chúng ta đừng hiểu những kiểu diễn tả cường điệu ấy theo sát nghĩa đen.
*4. Bài đọc II (1 Cr 2,6-10) (Chủ đề phụ) :
Phaolô nói tiếp về sự khôn ngoan đích thực : đó là khôn ngoan của Tin Mừng.
Và ngài giải thích về hai loại khôn ngoan : khôn ngoan thế gian chỉ dẫn đến hư vong ; còn khôn ngoan của Thiên Chúa, tuy có thể bị thế gian cho là ngu dại (khôn ngoan Thập giá) nhưng đưa đến vinh quang.
Trong bài đọc I, Ben Sira nói đến 2 con đường : con đường được vạch ra bởi các giới răn là con đường sống, con đường nước, con đường sự lành ; con đường thứ hai thực ra không phải là đường mà là muốn đi đâu thì đi, không có chỉ dẫn, không có định hướng, không có ngăn cản… đó là con đường lửa, con đường sự dữ, con đường sự chết.
Chỉ cần một thí dụ nhỏ cũng đủ để nhất trí với Ben Sira : lái xe trên xa lộ. Muốn an toàn, hay nói cách khác là muốn sống, người lái xe phải tuân thủ rất nhiều luật : đoạn nào phải chạy với tốc độ nào, chỗ nào được quẹo, chỗ nào phải dừng lại, muốn vượt thì phải làm sao v.v. và v.v.
Người lái xe nào nghĩ rằng tất cả những luật ấy là bó buộc, là bóp chết sự tự do của mình, rồi bất chấp tất cả. Kết quả sẽ thế nào ? Người đó chết. Chẳng những thế, có thể làm cho nhiều người khác chết theo.
Đi trên một đoạn đường xa lộ mà đã thế. Huống chi trọn cuộc hành trình của đường đời.
Nhiều người nói “luật là luật”. Những người này bám sát mặt chữ của các khoản luật và buộc người ta tuân thủ một cách nô lệ từng chữ ấy. Lúc đó, luật trở thành chủ, và con người trở thành nô lệ. Cuộc sống quá nặng nề, không chịu nổi. Luật của pharisêu là như thế đó. Ngày sabát, nếu có người bệnh cũng không được chữa, bởi vì “luật” cấm không được làm việc gì trong ngày đó.
Nếu chú ý đọc hết bài giảng trên núi rất dài của Đức Giêsu (từ đầu chương 5 đến hết chương 7 Tin Mừng Mátthêu), chúng ta sẽ ngạc nhiên là tuy Ngài nói đến luật cũ và luật mới, nhưng Ngài chỉ giải thích những khoản luật cũ chứ không đưa thêm khoản luật nào “mới” của Ngài cả. Đức Giêsu không thêm luật, nhưng Ngài chỉ cho thấy tinh thần của luật. Vì thế ta có thể nói : luật của Chúa Giêsu không phải là luật, mà là tinh thần. Tinh thần là sự sống của luật. Đã có quá nhiều khoản luật, chỉ thiếu tinh thần và sự sống thôi.
Sau này, trong một cuộc đối thoại với một luật sĩ, Đức Giêsu có nói tới hai khoản “luật” quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người. Nhưng thực ra hai khoản đó cũng đã có sẵn trong bộ luật cũ Cựu Ước. Khoản luật thì vẫn cũ, cái mới là tinh thần : tinh thần “yêu” và tinh thần “mến”.
Tín hữu chúng ta đang cố gắng tuân giữ rất nhiều luật : Luật Chúa và luật Giáo Hội. Nhưng hãy lưu ý kỹ điều này : nếu chỉ giữ “luật” mà không giữ đúng “tinh thần” của luật thì ta sẽ thành nô lệ, sẽ thành pharisêu.
*3. Luật gia đình : Cha con, anh em
Tinh thần bao trùm tất cả mọi khoản luật là tinh thần gia đình : đối xử với Thiên Chúa bằng tình hiếu thảo cha con và đối xử với người khác bằng tình huynh đệ anh em.
Đọc lại Bài giảng trên núi rất dài từ chương 5 đến hết chương 7 Tin Mừng Mt, ta thấy mỗi lần nói đến Thiên Chúa thì Đức Giêsu đều nhắc ta nhớ Ngài là Cha, và mỗi lần nói đến người khác thì Đức Giêsu cũng nhắc ta nhớ họ là anh em của ta.
– Thí dụ như về luật đối xử với người khác (Mt 5,21-26) : “Ai giận anh em mình… Ai mắng anh em mình… Ai chửi anh em mình… Khi con sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với con…”
– Thí dụ về những việc đạo đức (Mt 6,1-18) : “Khi bố thí thì đừng có khua chiêng đánh trống… Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh… Khi cầu nguyện… Hãy cầu nguyện với Cha của anh, Đấng thấu suốt những điều kín đáo… Còn khi ăn chay… Cha của anh Đấng thấu suốt những gì kín đáo…”
Thánh Kinh thường gọi Luật là “ách” và “gánh”. Nhưng luật của Chúa Giêsu là luật gia đình. Luật gia đình tuy cũng là “ách” và “gánh” nhưng rất nhẹ nhàng, êm ái : “Aùch Ta êm ái, gánh ta nhẹ nhàng”.
*4. “Đừng nổi giận với anh em mình”
Đức Giêsu không bảo “Đừng nổi giận”, mà bảo “Đừng nổi giận với anh em mình“. Nhận xét này có nhiều ý nghĩa.
Xét về mặt tâm lý, giận là một trong “thất tình”, nghĩa là một trong 7 thứ tình cảm tự nhiên mà người lành mạnh nào cũng có. Nếu ta biết yêu ta và tự trọng ta thì khi ai đó đối xử bất công với ta thì tự nhiên ta nổi giận. Khoa tâm bệnh học còn cho biết rằng cứ đè nén cơn giận mãi còn có thể gây hại cho tâm thần và cả sức khoẻ nữa. Tự nó, tình cảm giận không có gì xấu. Chính Đức Giêsu cũng từng nổi giận khi thấy người ta buôn bán trong sân Đền thờ Giêrusalem.
Chỉ xấu khi “nổi giận với anh em mình”, nghĩa là vì giận quá mà không còn coi người anh em mình như anh em nữa, trái lại coi họ là người dưng, thậm chí là kẻ thù. Nói tóm lại là giận đến nỗi mất tình huynh đệ. Trong trường hợp này “giận” đồng nghĩa với “giết” : không phải giết chết một mạng sống mà giết chết một mối tình, vì người trước đây là anh em nay không còn là anh em nữa.
a/ Giận dữ
Khi R. Weaver còn làm công nhân hầm mỏ, có lần anh vô tình chọc giận một công nhân khác. Anh này gầm lên :
– Chắc tao phải cho mày mấy bạt tai quá !
– Nếu anh thấy cần thì cứ làm đi.
Người ấy tát Weaver một cái. Anh đưa má kia, tát nữa. Tất cả là 5 lần. Đến lần thứ 6, người kia hậm hực bỏ đi. Weaver còn nói theo : “Chúa tha thứ cho anh. Tôi cũng thế. Xin Chúa cứu anh.”
Sáng hôm sau khi xuống mỏ, người đầu tiên mà Weaver gặp là người tát mình. Anh mỉm cười lại gần. Người ấy chợt bật khóc : “Ôi anh Richard. anh thực sự tha thứ cho tôi chứ ?”
Cả hai ôm chầm lấy nhau. Rồi người ấy nhập đạo.
b/ Tha thứ
Dick và Dorothy là hai chú bé luôn bị một chú nọ to con bắt nạt. Hai chú tức mà không làm gì được. Ngày nọ, hai chú đọc đoạn Tin Mừng kể chuyện Phêrô hỏi Chúa : “Khi anh em xúc phạm đến con, thì con phải tha bao nhiêu lần ? Có phải 7 lần không ?”- “… Không phải 7 lần, mà là 70 lần 7.” Dick làm tính nhẩm : “Vậy là Chúa bảo tha 490 lần.” Hai đứa thinh lặng một lúc, rồi Dorothy nói : “Ta hãy mua một cuốn vở, mỗi khi tha cho hắn, mình ghi vào.” Và Dick reo lên : “Sau lần thứ 490, tụi mình sẽ cho hắn biết tay !”
CT : Anh chị em thân mến
Chúa ban lề luật để giúp những ai có niềm tin luôn bước đi trong ánh sáng của Người và được sống muôn đời. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.
1- Chúa Giêsu đã đón nhận niềm tin yêu của Thánh Phêrô / và trao cho ngài nhiệm vụ dẫn dắt đoàn chiên của Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho đấng kế vị ngài / cũng được lòng tin yêu như vậy.
2- Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra biết bao đổ vỡ trong đời sống hôn nhân và gia đình / chính là sự gian dối và thiếu chung thuỷ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai đang sống trong bậc hôn nhân / được ơn trung thành với nhau đến cùng.
3- Ngày hôm nay / nhiều trẻ em và thanh niên hư hỏng / một phần do cha mẹ quá cưng chiều / một phần do cha mẹ bất hòa dẫn tới li dị / không ai quan tâm dạy dỗ con cái / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bậc cha mẹ / luôn sống hòa thuận thương yêu nhau / và hết lòng giáo dục đức tin / và nhân bản cho con cái của mình.
4- Sống trung thành / không gian dối / phải là lối sống thường ngày của người kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn sống ngay thẳng và chân thành như Chúa Giêsu đã dạy.
CT : Lạy Chúa là Thiên Chúa trung thành, xin ban ơn trợ giúp để chúng con hiểu rằng nếu muốn đứng vững giữa muôn ngàn thử thách trên đường đời, cũng như muốn khỏi sa vào hố diệt vong, chúng con cần phải giữ trọn lề luật Chúa. Chúng con cầu xin…
– Kinh Tiền tụng : nên dùng Kinh tiền tụng Chúa nhựt thường niên số VII, nêu gương vâng phục của Đức Giêsu.
– Trước kinh Lạy Cha : Luật Chúa Giêsu dạy chúng ta đối xử với Thiên Chúa như con đối với Cha, và đối xử với tha nhân như anh em đối xử với nhau. Trong tình gia đình, tất cả chúng ta cùng dâng lên Cha chúng ta lời kinh sau đây.
Chúng ta đã cùng nhau tham dự Thánh lễ trong tình nghĩa cha con, anh em. Giờ đây, Thánh lễ đã hết, chúng ta ra về. Hãy tiếp tục sống với Chúa và với nhau bằng tình nghĩa gia đình ấy. Chúc anh chị em luôn bình an.
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
KIỆN TOÀN LỀ LUẬT VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH MỚI- Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
*1. “Làm trọn Lề luật” (5, 17) có nghĩa là gì? Phải hiểu thế nào các “tương phản” (5, 21. 27. 31. 33. 38. 43) sau khi đọc đoạn khai triển về việc làm trọn Lề luật (5, 17- 20)? Chúa Giêsu kiện toàn “điều đã được nói cho người xư’a “ở điểm nào? Đâu là sự “dư dật” của đức công chính được đề ra (c. 20)?
*2. Hãy nêu lên trong Tin Mừng những cử chỉ Chúa Giêsu tỏ cho thấy Người không đến bãi bỏ Lề luật: ví dụ đối với Đền Thờ, việc nộp thuế, lễ Vượt Qua, việc chúc lành các bữa ăn, kinh nguyện hằng ngày, chính quyền, việc hành hương Giêrusalem v.v…
*3. Theo nghĩa nào Chúa Giêsu đã giải phóng Lề luật khỏi các khoản thêm thắt của Biệt phái đã khiến mục đích chân chính của Lề luật bị đổi hướng?
*4. Có thể ly dị vợ trong trường hợp gian dâm không? Khoản luật này có nghĩa gì? Phải chăng đây là một luật trừ?
*******
*1. Sau khi kêu gọi môn đồ và dân chúng, trong các câu dẫn nhập vào Diễn từ, bằng cách phác họa cho họ thấy dung mạo con cái Nước Trời, Chúa Giêsu lập tức đề phòng một ngộ nhận: điều Người loan báo có thể xem như bãi bỏ Cựu ước (được gọi dưới cái tên Lề luật – tức bộ Ngũ Thư – và các Ngôn sứ tức là toàn thể các sách linh ứng khác), nhưng kỳ thực là không: Người không đến bãi bỏ, song để làm trọn, kiện toàn. Việc hoàn tất ấy nhắm lới Thánh Kinh xét như là tuyển tập các sấm ngôn mà Chúa Kitô đến thực hiện, và xét như là tuyển tập các luật lệ diễn tả thánh ý Thiên Chúa, mà Chúa Kitô đến kiện toàn.
*2. Một trong các bản tuyên tín cổ xưa nhất, có lẽ từ khoảng năm 35- 40, quả quyết như sau: “Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Thánh Kinh. Người đã bị chôn cất, đã sống lại ngày thứ ba, theo lời Thánh kinh” (1Cr 15, 3- 5). Niềm xác tín Chúa Kitô hoàn tất Thánh Kinh như vậy đã ăn sâu vào tâm thức Kitô hữu. Nó cấu thành niềm tin của cộng đoàn nguyên thủy, và là trọng tâm của việc họ hiểu Lời Chúa. Nhờ việc hoàn tất này, Giáo Hội xuất hiện như là đích điểm của chuyển động lịch sử mà Thiên Chúa đã lèo lái, và Chúa Kitô tỏ ra như là trung tâm bảo đảm sự duy nhất của Thánh Kinh. Người là Đấng “đã được nói đến trong Lề luật Môisen và các ngôn sứ ” (Ga 1, 45): Tin lời Thánh Kinh tức là tin và Người: Vì chính về Ta mà Môisen đã viết” (Ga 5, 45). Và suốt cuốn Tin Mừng, Mt đã chú tâm làm nổi bật việc Chúa Kitô hoàn tất Thánh Kinh như vậy.
*3. Nhưng nếu Chúa Giêsu đến hoàn tất các sấm ngôn, thì Người cũng đến trình bày một cái nhìn đúng đắn hơn về tinh thần được tiềm ẩn dưới các giới lệnh chính thức của Lề luật. Ngoài ra, công cuộc kiện toàn này còn có đặc điểm là tinh thần Tin Mừng nay thấm nhập vào pháp chế cổ xưa, là cái có mục đích chuẩn bị sự nẩy nở của Tin Mừng. Như nụ hoa kết liễu và biến mất trong đóa hoa, Cựu ước cũng nở ra trong Tân ước. Thay cho văn tự ngột ngạt đè nén, này đây tinh thần đến giải phóng con người.
Các kiểu so sánh Chúa Giêsu dùng – không một chấm một phết của Lề luật sẽ bị biến mất – thoạt nhìn tưởng là có nghĩa duy trì hoàn toàn bộ luật Cựu ước bao lâu còn vũ trụ (“trời và đất”, thành ngữ cổ điển). Nhưng các ví dụ đưa ra đi ngược lại và cho thấy Người không nhằn bảo tồn chất thể tính của các giới lệnh. Người chỉ duy trì chúng bằng cách vượt trên chúng. Không phải bằng cách chồng chất thêm điều khoản, như nhóm Biệt phái và tiến sĩ luật đã làm, song là đưa vào một não trạng có tính cách tôn giáo hơn, khả dĩ làm nổ tung các khuôn khổ cũ (9, 16- 17) mà vẫn không hủy diệt các giới răn. Đây chẳng phải là việc phá hủy, song là đổi mới canh tân. Toàn bộ đóng góp tích cực về tôn giáo của Cựu ước đều được duy trì, gạn lọc khỏi các thể chế lỗi thời và thối nát.
*CHÚ GIẢI CHI TIẾT
“Không một chấm một phết”: Phải giải thích câu này trong cái nhìn toàn bộ Tin Mừng Mt. Nếu Chúa Giêsu muốn đề nghị ở đây một sự tuân hành mặt chữ Lề luật, Người sẽ trực tiếp mâu thuẫn với thái độ của chính mình, vì xem ra Người đã chẳng giữ đúng các khoản luật nhỏ nhặt của Cựu ước, nhất là khoản về thu nhập và tinh sạch theo lễ nghi (15,3; 19,17; 22, 36. 38. 40 v.v…), hơn nữa Người sẽ mâu thuẫn với lời giảng huấn của mình, vì trong các ví dụ sau đó, Người sửa đổi Lề luật trên nhiều điểm quan trọng như khoản luật về ly dị của Đnl 24,1. Do đấy phải xem thành ngữ của Chúa Giêsu là một kiểu nói Do thái, đặc biệt của các giáo sĩ, nhằm làm nổi bật uy quyền tuyệt đối và trường tồn của Lề luật, nhưng là một Lề luật đã được giải thích lại, được gạn lọc khỏi các yếu tố lỗi thời, được kiện toàn nhờ tinh thần tình yêu sinh dộng nó. Thứ Lề luật đã được chú giải lại như thế phù hợp với chủ ý nguyên thủy của Thiên Chúa, là Đấng đã ban nó cho Môisen đầu tiên. Chính trong chiều hướng ấy mà ta có thể xác quyết tính cách bền vững của Lề luật: trời đất sẽ qua đi nhưng thánh ý Thiên Chúa sẽ không qua bao giờ.
“Một trong những điều răn nhỏ hèn nhất”: Một lần nữa, đây không phải là bắt chước việc giữ luật theo mặt chữ của Biệt phái. Khi đã lưu ý đến văn mạch của Diễn từ, chớ quên rằng từ đây Luật chẳng phải là luật Môisen đối nghịch với tinh thần mới, nhưng là Luật Thiên Chúa với sự viên mãn mà Chúa Giêsu đã thực hiện. Nên so với Lề luật diễn tả thánh ý Chúa Cha và được Chúa Giêsu giải thích lại như thế, thì các điều răn phụ tùy cũng có giá trị riêng của chúng. Ở đây nhấn mạnh đến việc thực hành Luật Tin Mừng, có lẽ vì muốn ám chỉ tới nhóm Biệt phái “nói mà không làm” (23, 3). Lối giải thích này được xác nhận bởi cách đặt tiếp liên các động từ (“phạm – dạy… làm- dạy”); đặt việc vi phạm hay thi hành điều luật trước, và việc dạy dỗ ra sau trong cả hai lần.
Câu 20 phát biểu chủ đề của những điều sẽ nói: “Nếu đức công chính của các ngươi không dư dật hơn ký lục và Biệt phái…”. Lời tuyên bố long trọng này sau đấy được minh giải qua 6 ví dụ cụ thể, trong đó Chúa Giêsu đối chiếu lời Người tái giải thích Lề luật với giáo huấn chính thức của Do thái giáo. Tất cả các ví dụ đều được kết cấu theo một kiểu như nhau: trích dẫn một điều luật đoạn đề ra các yêu sách mới (“Ta bảo các ngươi…”). Sáu ví dụ này là: giết người (cc.21- 26), ngoại tình (cc. 27- 30), ly dị cùng tính cách bất khả phân ly của hôn nhân (cc.31- 32), thề thốt (cc.33- 37), báo thù (cc.38- 42) và yêu kẻ thù nghịch (cc.43-47). Trong cả 6, sự công chính mà Chúa Giêsu rao giảng tỏ bày ra một cách sâu xa và hiện thực.
Từ luật cấm giết người (c. 21), Chúa Giêsu đi qua các yêu sách của bác ái: không nhục mạ tha nhân (c.22), song hãy làm hòa với họ. Đối với Mt, tính cách mới mẻ của Kitô giáo phát xuất từ trực giác căn bản Chúa Giêsu đã mặc khải cho môn đồ: đó là sự kiện tất cả chúng ta đều là con cái của Cha trên trời. Và sự kiện chủ yếu này đưa tới một hệ luận quan trọng: mọi người là anh em. Trước đó Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến điểm thứ nhất, đã luôn luôn quy chiếu về Thiên Chúa như là Cha từ đầu đến cuối Diễn từ. Ở đây Người chạm tới điểm 2, khi dùng chữ anh em 4 lần trong các câu 22- 24.
Trong mấy câu 22-24, chở đi tìm các phân biệt theo kiểu giải nghi học xa lạ với não trạng của Chúa Giêsu. Thực ra, Người chỉ muốn sử dụng những phạm trù pháp lý của môi trường mình và kiểu nói của các giáo sĩ, để kết án sự giận hờn như là một hành động giết người, dù nó xuất hiện dưới hình thức nào đi nữa. (Về ý nghĩa các chữ “đồ ngốc”, “đồ khùng”, “tòa án”, “công nghị”, xin xem chú thích của BJ)
“Khi ngươi dâng của lễ nơi bàn thờ”: Câu này không rõ ràng mấy về chi tiết. Có thể là người sắp dâng hy lễ đã làm phật lòng tha nhân, hay tha nhân đã tức giận người dâng lễ (có duyên cớ hay không, bản văn chẳng xác định gì). Giả thuyết thứ hai có vẻ đúng hơn, vì người dâng lễ đã ở bên bàn thờ khi sực nhớ lại: điều này minh chứng cơn giận không ở trong lòng anh ta nhưng cái đó chẳng quan trọng; điều đáng kể là trong hai trường hợp, thiện ích của sự bình an đòi hỏi ta phải tìm cách giải hòa với nhau, trước khi trình diện trước mặt Thiên Chúa. Đó là sự tế nhị của lòng bác ái Chúa Giêsu mà ta không mấy thích, vì nhiều khi mình là đối tượng của một sự hờn oán bất công. Câu tiếp theo (c. 25) trình bày một dụ ngôn tiềm ẩn nhằm cụ thể hóa lời giảng huấn đi trước: cũng như người ta tìm cách thỏa thuận với chủ nợ để khỏi gặp cảnh khốn khổ hơn, thì cũng vậy phải tìm cách giải hòa gấp với nhau để tránh thoát hình phạt của Thiên Chúa. Ý tưởng sau chỉ được hiểu ngầm thôi, tuy nhiên cung cách long trọng của c. 26 gợi lên điều đó.
Về vấn đề ngoại tình (cc. 27- 30), tính cách triệt để của Lề luật được đặc biệt nhấn mạnh: người Kitô hữu chẳng những sẽ không phá vỡ tổ ấm của anh em mình qua việc lấy vợ anh em, mà còn không được để phát sinh trong lòng mình ý muốn phá vỡ đó. Sự toàn vẹn của tổ ấm gia đình phải vượt lên ngay cả trên sự toàn vẹn thể lý, là cái gì rất quý đối với con người, vì con mắt giúp đi đứng, còn tay chân lại giúp hành động. Đây là kiểu nói đại ngôn cho thấy phải coi trọng đến độ nào yêu sách tuyệt đối của Lề luật. Truyền thống giáo sĩ cũng đi theo chiều hướng ấy.
“Trừ phi là nố dâm bôn”: Câu này (được Mt 19, 9; Mc 10, 11-12; Lc 16,18 bổ túc) không phải là dễ hiểu, vì nó nại đến nhiều ý niệm pháp lý mà ta chẳng còn quán triệt được ý nghĩa đích xác. Dù sao đại ý vẫn rõ ràng: sự bao che của luật Môisen, được bảo đảm nhờ ly thư, trở nên thất liệu trong lời Chúa Giêsu tái giải thích Lề luật. Kết luận tổng quát này dựa trên các lý chứng sau đây:
*1. Toàn bộ Diễn từ cho thấy Chúa Giêsu muốn vượt quá Lề luật cho đến bây giờ hãy còn hiệu lực. Thế mà trong trường hợp hôn nhân, dù công nhận sự vô hạnh (gian dâm) như là luật trừ, Người vẫn không đi xa hơn mấy lập trường của Shammai, một giáo sĩ Do thái đương thời.
*2. Trong Mt 5-7, cũng như các chỗ khác, ta chẳng hề thấy Mt phát biểu một sự chế hạn nào đó khi ghi lại một huấn thị luân lý của Chúa Giêsu; thực vậy, các bản văn ấy cho thấy Người rõ ràng không muốn sa vào lối phân biệt các nố đặc biệt như các giáo sĩ thường làm, mà chỉ nhắc lại cách đại cương trật tự sáng tạo Thiên Chúa đã thiết lập.
*3. Mc và Lc không nói đến điều khoản này. Khó mà nghĩ rằng hai ông đâ bỏ qua một lời tuyên bố thật sự biến đổi nguyên tắc bất khả phân ly của hôn nhân.
*4. 1Cr 7, 10-11, lời giải thích xưa nhất về câu nói của Chúa mà Phaolô cũng biết, xác nhận luật cấm tuyệt đối không được ly dị (tuy nhiên câu 11 nói đến trường hợp ly thân mà không tái giá).
Do đó không thể chủ trương rằng trong tâm trí Chúa Giêsu, việc ngoại tình làm thành một luật trừ, như người Tin lành và Chính thống giáo vẫn kết luận từ điều khoản đó (tuy nhiên có nhiều thần học gia Tin lành mới đây đã chấp nhận cách đại cương lời kết luận của chúng tôi). Thế nhưng các nhận xét trên đây không phải là lời chú giải điều khoản của Mt. Muốn tìm hiểu, xin khảo cứu các sách chú giải chuyên môn và các bài đăng trong tạp chí.
“Ta bảo các ngươi đừng thề thốt chi cả”: Lời nghiêm cấm này xem ra tuyệt đối đến nỗi nhiều giáo phụ đã lên án mọi sự thề hứa, cũng như có nhiều giáo phái Tin lành từ chối không tuyên thệ bất cứ điều gì. Để không lại ý kiến họ, ta có thể trưng ra sự kiện thánh Phaolô (Rm 1, 9; 2 Cr 1, 23; 11,31; Ga 11, 20; Pl 1,8) và việc thực hành trong Giáo Hội: Giáo Hội không những cho phép thề trước các tòa án, mà còn buộc phải thề trong một vài trường hợp nữa (vd thề chống Duy tân chủ nghĩa). Điều đó giả thiết lời nghiêm cấm của Chúa Giêsu không có tính cách tuyệt đối. Người muốn nói (thánh Agustinô) trong lời thề tự nó không phải là một điều tốt. Nó phải biến mất khỏi một cộng đoàn xã hội được tổ chức theo tư tưởng của Chúa Giêsu. Chỉ khi gặp trường hợp đáng tiếc và nghiêm trọng mới nên thề. Để quán triệt tư tưởng của Chúa Giêsu, ta phải xét nó trong hoàn cảnh cụ thể của nó. Các thính giả của Chúa Giêsu là những người không phải bận tâm về tính cách chính đáng trên lý thuyết của một lời thề quy định bới quyền bính dân sự hay tôn giáo. Họ sống trong một môi trường mà văn từ của Lề luật, theo lối chú giải của Biệt phái, coi như đi đôi với một sự lạm dụng quá trắng trợn, với một sự biến đổi rõ ràng tâm tình đạo đức. Chúa Giêsu đưa ra một hướng đi quyết liệt, Người trình bày điều duy nhất phù hợp với danh dự của Thiên Chúa và phẩm giá con người, làm quy luật mà các môn đồ Người phải theo trong các hoàn cảnh sống thông thường. Nền tảng của quy luật thực tiễn này là: con người không được dùng lời mình để cam kết cái điều thuộc về Thiên Chúa; đó sẽ là một toan tính bắt Thiên Chúa phục vụ mình, một toan tính rõ ràng là vô ích phù phiếm, vì con người không thể thay đổi ngay cả màu sắc tóc mình, theo nghĩa là không thể làm mình trẻ hơn hay già hơn được.
*KẾT LUẬN
Việc Chúa Giêsu tái giải thích Lề luật luôn luôn được thực hiện trong cùng một chiều hướng: khi triệt để hóa Lề luật, vượt trên mọi toan tính phân tích từng nổ nhằm giảm thiểu yêu sách của nó, Người hoàn lại cho nó chiều hướng nguyên thủy là làm cho con người trở nên huynh đệ hơn, tôn trọng nhau hơn, trung thành hơn với các lời cam kết và tình yêu, ngay chính hơn đối với anh chị em mình.
*Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
*1. Con người luôn luôn bị cám dỗ rơi vào não trạng nệ luật, là não trạng bao giờ cũng dễ dàng vì gây cho ta môi sự an lòng: ta vững tâm cho rằng mình sống đúng luật đối với Thiên Chúa và tha nhân, một khi làm tròn một quy luật nào đó. Nhưng Chúa Giêsu mời ta vượt qua các tính toán so đo ấy để đi vào bình diện tình yêu. Và mức độ của tình yêu là yêu không mức độ.
*2. Chúa Giêsu không chỉ hài lòng với việc chu tất hay kiêng cữ bên ngoài. Người đi tìm con người tận trong căn nguyên hành vi của họ, tận trong tư tưởng, ước muốn, ý hướng của họ: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết sức hết linh hồn ngươi “.
*3. Khi ban Thập điều cho Israel, Thiên Chúa đã dẫn Israel bước một bước dài trong quá trình tiến bộ về mặt luân lý: so sánh với luật rừng hay tình trạng man rợ, luật Môisen tượng trưng cho một bước tiến đáng kể cho lương tâm con người. Tuy nhiên Thiên Chúa cũng lưu ý đến sự yếu đuối của dân Israel và đến các phong tục hãy còn thô lậu của thời đại: như một nhà sư phạm khôn ngoan, Ngài đã thích ứng các yêu sách của Ngài với não trạng hãy còn thô lỗ của dân, chấp nhận nhượng bộ việc ly dị, trả thù v.v… Đó là thời kỳ thơ ấu của Israel, thời kỳ tập luyện. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương tạo vật đến nỗi không muốn duy trì nó trong sự sống tầm thường. Vì thế Ngài đã sai phái Con Một Ngài để Người hoàn tất công trình Ngài và dẫn đưa con người đến tình yêu hoàn hảo. Đây là một sự liên tục đáng khâm phục trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa.
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM– ĐTGM. Giuse Vũ Văn Thiên
Tự do lựa chọn một quyết định và gánh trách nhiệm về quyết định của mình, đó là đặc tính căn bản làm cho con người khác biệt với mọi loài tạo vật khác. Thiên Chúa sáng tạo con người không giống như một chiếc máy cho ra lò hàng loạt sản phẩm cùng một mẫu mã như nhau. Ngài tạo dựng con người mỗi cá nhân đều khác biệt và cho họ có tự do để lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu. Tác giả sách Huấn Ca đã dùng một hình ảnh đơn sơ dễ hiểu: Đức Chúa đặt trước mặt con người lửa và nước, nếu muốn gì thì giơ tay mà lấy; Đức Chúa đặt trước mặt họ cửa sinh và cửa tử… Người không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội (Bài đọc I).
Nếu Thiên Chúa ban cho con người có tự do, là để họ dùng tự do ấy một cách đúng mức và để họ có trách nhiệm về những việc mình làm. Vì con người hay lạm dụng tự do, nên Chúa đã thiết lập lề luật làm nền tảng để lượng giá một hành động của họ. Lề luật của Thiên Chúa là mẫu mực cho mọi lề luật của loài người, nên luật đó có giá trị ưu tiên. Mọi dân luật đều phải dựa trên luật của Thiên Chúa đã khắc ghi vào lương tâm con người.
Chúa Giêsu đã quả quyết, luật căn bản nhất mà con người phải tuân giữ, đó là luật yêu thương. Bài Tin Mừng hôm nay chứa đụng giáo huấn rất phong phú về nội dung này. Không thể viện cớ một luật lệ hay một tập quán thế tục để hành động ngược với giới luật yêu thương. Khởi đi từ luật yêu thương này, người ta mới có thể xây dựng tình bằng hữu, đạo gia đình và tình nghĩa phu phụ.
Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật của Cựu Ước. Hơn thế nữa, Người mặc cho lề luật một giáo trị cao siêu hơn. Nếu luật Cựu Ước quy định kẻ sát nhân phải ra tòa, thì luật Tân Ước, những ai giận ghét anh chị em mình hoặc chửi mắng rủa xả họ với những lời thóa mạ, thì đã đáng hình phạt hỏa ngục trầm luân. Những quy định của luật Tân Ước nhằm bảo vệ và cổ võ thực thi bác ái giữa những người đồng loại. Trong Giáo huấn của Chúa Giêsu, luật yêu thương không chỉ dừng lại ở những cấm đoán, nhưng còn tiến xa hơn bằng những lời khuyên làm việc tốt cho tha nhân, đến mức yêu tha nhân như chính mình. Để giáo huấn của mình có độ xác tín, Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta noi theo qua việc rửa chân cho các môn đệ và nhất là qua cái chết trên thập giá.
Để có thể hành động đúng với ý Chúa và để có thể thực thi được đức bác ái hoàn hảo, một điều kiện căn bản là mỗi chúng ta phải khiêm tốn nhìn nhận vị trí và khả năng của mình trong cuộc sống hiện tại. Nghịch lại đức khiêm tốn là kiêu ngạo. Người kiêu ngạo thường lấy mình làm tiêu chuẩn để đoán xét người khác. Họ coi mình là trung tâm vũ trụ, nên hành động và quyết định mà không nghĩ đến quyền lợi và phẩm giá của anh chị em mình. Kiêu ngạo bao nhiêu cũng chẳng đủ; khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng thừa. Lối sống khiêm hạ là phương pháp Đức Giêsu đã dùng để cứu độ trần gian. Đối với mỗi tín hữu chúng ta, khi khiêm nhường là chúng ta nên giống Đức Giêsu và như thế chúng ta có thể sống đức yêu thương như Người truyền dạy.
Sống như một người có trách nhiệm cần phải có ơn Chúa, nhất là ơn khôn ngoan. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy hành xử theo sự khôn ngoan đích thực, chứ không phải lẽ khôn ngoan theo quan niệm thế gian. Lẽ khôn ngoan này là chính Đức Giêsu, Đấng đã đến để chỉ cho chúng ta con đường về quê trời.
“Hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’; thêm thắt điều gì là do ác quỷ”. Một điều xem ra quá đơn giản và dễ dàng mà chúng ta không phải lúc nào cũng áp dụng được. Cuộc sống này vẫn còn những tranh cãi bất hòa và căng thẳng, vì chúng ta thường có khuynh hướng nói ngược lại: ‘có’ lại nói ‘không’ và ‘không’ lại nói ‘có’.
Con người không phải là một ốc đảo trong đại dương mênh mông là cuộc đời này. Mỗi cá nhân là một người có tự do và có trách nhiệm. Nên thánh chính là biết sống quân bình giữa tự do và trách nhiệm trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em. Xin Chúa cho chúng ta biết sử dụng tự do để lo phần rỗi bản thân và góp phần đem lại hạnh phúc cho đồng loại.
ANH EM PHẢI CÔNG CHÍNH HƠN CÁC KINH SƯ- Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện
Trích từ bài giảng trên núi trong Mt, bài Tin Mừng hôm nay (5,17-37) nói về những cách hành xử cần phải có của người đồ đệ Đức Giêsu đối với người thân cận. Nhưng trước hết là lời khẳng định rằng chính Đức Giêsu là Đấng đến nói cho chúng ta biết ý muốn đích thực của Thiên Chúa: Người đến để kiện toàn Sách Thánh.
*1. “Thầy đến để kiện toàn Luật Môsê và lời các ngôn sứ” (cc.17-20)
Những người hiểu biết sự lớn lao của các lời hứa và niềm mong chờ Đấng Mêsia sẽ có thể phải cảm thấy rất hụt hẫng trước chân trời mà Đức Giêsu mang đến. Người ta trông chờ phúc lạc và cơ nghiệp đã được hứa ban, nhưng Người lại tuyên phúc cho những người nghèo khó, sầu buồn, khóc lóc, đói khát và bị bách hại. Vì thế, Đức Giêsu muốn tránh sự hiểu lầm và sự thất vọng cho các đồ đệ của Người khi họ đi theo Người. Chính trong bầu khí và ý hướng như thế mà Người tuyên bố một cách rõ ràng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (cc.17-18).
Động từ “kataluô” có nghĩa là “phá đổ” (một công trình xây dựng chẳng hạn), chứ không có nghĩa là bãi bỏ một luật. Trong Mt, động từ này luôn được dùng cho đền thờ (x. 24,2; 26,61; 27,40). “Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ” là cách thức người Do Thái gọi bộ Kinh Thánh của họ, tức là bộ Cựu Ước theo quan điểm Kitô giáo. Động từ “kiện toàn” (pleroô) liên tục được Mt sử dụng để chỉ sự thực hiện các sấm ngôn (x. 1,22; 2,15.17.23; 4,14; 8,17…). Vì thế, cách nói “kiện toàn lời các ngôn sứ” ở đây là dễ hiểu. Nhưng không chỉ lời các ngôn sứ được kiện toàn, mà cả “Luật Môsê” nữa, tức là những gì do Môsê viết. Thật ra, vẫn tồn tại một cách hiểu, theo đó, Đấng Mêsia sẽ thực hiện cuộc xuất hành chung cục mà cuộc xuất hành do Môsê lãnh đạo khi xưa chỉ là hình ảnh báo trước. Trong thực tế, Mt vẫn hiểu Lề Luật và các ngôn sứ là sấm ngôn về Đấng Mêsia. Sứ mạng của Chúa Giêsu là một sứ mạng tích cực, chứ không phải một sứ mạng tiêu cực. Người là điểm đến của tất cả Cựu Ước, và toàn thể Cựu Ước tìm được sự kiện toàn nơi Người và nhờ Người.
Vậy Đức Giêsu khẳng định rằng Người không đến để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện trong Sách Thánh. Người thực hiện và đưa đến mức độ viên mãn trọn vẹn những gì Thiên Chúa hứa trong Sách Thánh. Và Người quả quyết rằng dẫu “một chấm một phết” (dịch sát là “một chữ i hoặc một cái sừng”, tức là chữ yod, mẫu tự nhỏ nhất trong bảng chữ cái Hípri) cũng sẽ không mất hiệu lực. Nói cách khác, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất trong chương trình của Thiên Chúa được mạc khải trong Sách Thánh cũng sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực “cho đến khi mọi sự được hoàn thành”.
“Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời” (c.19). Cách nói “sẽ được gọi là nhỏ / lớn trong Nước Trời” không có ý nói về một phẩm trật thứ hạng trong Nước Trời, nhưng là một cách nói của người Do Thái để diễn tả sự bị loại ra hay được thuộc về Nước Trời.
“Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (c.20). Dịch sát sẽ là: “…nếu sự công chính của anh em không vượt hơn các kinh sư…”. Vấn đề không phải chỉ là sự công chính theo nghĩa luân lý, đạo đức. Trước hết, đó là sự công chính do tin vào Đức Giêsu, Đấng kiện toàn tất cả Sách Thánh, sau đó mới là chuyện luân lý. Vậy sự công chính của các đồ đệ sẽ siêu vượt hơn hẳn sự công chính của các kinh sư, là vì nó được gắn vào và tùy thuộc vào Đấng làm cho mọi sự nên thành toàn, chứ không phải chỉ vì đời sống luân lý của các đồ đệ siêu vượt hẳn so với các kinh sư. Các kinh sư, ở mức độ cao nhất, chỉ có thể gắn sự công chính của mình trên nền tảng các lời hứa của Thiên Chúa trong Sách Thánh; nhưng chính Chúa Giêsu mới là Đấng kiện toàn các lời hứa ấy. Vì thế, có thể nói: ở câu 20 này, Chúa Giêsu đòi hỏi các đồ đệ của Người phải gắn bó thiết thân với Người và đặt sự công chính của mình trên nền tảng là chính Người, thay vì chỉ hài lòng với sự công chính theo kiểu các kinh sư, tức là sự công chính dựa vào việc tuân giữ Luật Môsê.
Như thế, một đàng Chúa Giêsu quả quyết rằng Người không hủy bỏ “Luật Môsê và các lời ngôn sứ”, nhưng đàng khác, Người cho thấy sự hơn hẳn của Người so với các thực tại thuộc nhiệm cục cũ mà không hề làm đứt đoạn sự tiếp nối sâu xa từ Cựu Ước sang Tân Ước.
*2. Giáo huấn về đức công chính mới
Đức Giêsu bắt đầu giáo huấn của Người về sự công chính hơn hẳn của người môn đệ bằng cách tập trung chú ý vào ba đề tài quan trọng: tránh xung đột với tha nhân; thủy chung; và sống trong sự thật. Đây không phải là một bài trình bày cặn kẽ và đầy đủ về các đề tài, mà chỉ là phần nêu lên những luận điểm chính yếu được hiểu như để làm mẫu mà thôi.
*a. Hãy đi làm hòa trước đã (cc.21-26)
Đức Giêsu nói: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (cc.21-26).
Đức Giêsu đặt điều răn không được giết người trong một quan điểm khác với “Luật dạy người xưa”. Sẽ là chưa đủ nếu chỉ tránh hành động bề ngoài. Thái độ độc ác bên trong và sự giận dữ cay nghiệt đối với người anh em, cũng đã là những cách hành xử đáng bị kết án rồi. Các cách hành xử ấy được trình bày theo hướng ngày càng gia trọng, cả về tội phạm lẫn về hình phạt.
Sau đó, Chúa Giêsu chuyển sang trình bày khía cạnh tích cực trong thái độ của các đồ đệ, những người có nhiệm vụ tác tạo hòa bình. Cần phải hết sức duy trì và bảo vệ sự hiệp nhất thuận hòa, chứ không chỉ là tránh xung đột. Chính thái độ sống tích cực đó quyết định giá trị của việc thờ phượng. Cách nói “hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ” không nên được hiểu sát mặt chữ, mà cần phải được hiểu là một kiểu nói diễn tả ý muốn hòa giải và tha thứ ngay trong lòng. Sẽ là hoàn toàn vô ích việc đến gần Thiên Chúa đang khi vẫn còn hiện hữu trong sự chia rẽ, bất hòa.
*b. Hãy thủy chung (cc.27-32)
Đức Giêsu nói tiếp: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (cc.27-30).
Luật cấm hành vi bên ngoài, sự ngoại tình. Đức Giêsu đòi hỏi một trái tim tinh sạch, một sự thuần khiết ngay từ trong lòng. Ngoại tình là bất chính, nhưng ngay cả sự thèm muốn bất chính cũng đã là ngoại tình rồi. Nói cách khác, quyền lực cuối cùng thúc đẩy và quyết định trong lãnh vực tính dục nói riêng và trong tương quan với phụ nữ nói chung, không được là những sức mạnh tự nhiên và bản năng bột phát của những thèm khát và khoái lạc tính dục.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thuần khiết ngay từ trong lòng, Chúa Giêsu đưa ra lời khuyến nghị thà móc mắt phải và chặt tay phải còn hơn là “toàn thân bị ném vào hỏa ngục”. Tất nhiên sẽ là quá ngô nghê và không chính xác nếu chúng ta hiểu các lời khuyến nghị này theo sát mặt chữ. Điều quan trọng là chúng ta không được phó mặc các quan năng của mình cho bản năng thấp hèn, nhưng phải biết làm chủ chúng một cách có trách nhiệm. “Con mắt” biểu tượng cho ước muốn; “bàn tay” biểu tượng cho hành động. Cần phải loại bỏ tất cả những ước muốn xấu xa ngược với sự tinh sạch trong lòng.
Không chỉ tôn trọng vợ người khác, mà còn phải cư xử đúng đắn với vợ mình và tôn trọng sự hiệp thông trong tình yêu và sự sống với vợ của chính mình. Đức Giêsu nói: “Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (cc.31-32). Sự hiệp thông sự sống và tình yêu giữa hai vợ chồng là thực tại thiện hảo bất khả chuyển nhượng. Nguồi ta phải ra sức bảo vệ và vun đắp cho sự hiệp thông đó.
*c. Hãy sống trong sự thật (cc.33-37)
Đề tài thứ ba trong vấn đề tương quan với người thân cận mà Chúa Giêsu ban lời giáo huấn là đề tài liên quan đến sự thật. Đức Giêsu nói: “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (cc.33-37).
Sở dĩ có chuyện thề thốt trong xã hội, là vì có sự thiếu chân thành giữa người với người. Sự thề thốt, tự nó, đã là một bằng chứng rõ ràng của sự trục trặc trong tương quan giữa người với người. Các kinh sư và các người Pharisêu phận biệt hai loại thề: thề nhân danh Đức Chúa và lấy sự vật mà thề. Họ cho rằng loại thứ nhất có tính ràng buộc, còn loại thứ hai thì không, tức là người ta có thể rút lại lời thề.
Trong Nước Thiên Chúa, sự chân thật là quy luật sống và “phúc thay ai tinh sạch trong lòng”. Vì thế, sự thề thốt hoàn toàn không còn giá trị. Và Đức Giêsu dạy: “Đừng thề chi cả”.
Thực ra, cc.33-37 không nhắm nói trước hết đến chuyện thề thốt, mà là muốn nói về sự nhất mực liêm khiết của người đồ đệ: “Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác thần” (c.37).
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN- A
CÔNG CHÍNH HƠN– Lm. Phêrô Trần Đức Cường
“Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì không được vào Nước Trời”
Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ VI thường niên mời gọi chúng ta sống công chính để được vào Nước Trời. Tuy nhiên không phải bất cứ thứ công chính nào mà phải là “công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu” mới được hưởng hạnh phúc đó. Thế nào mới là “công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu”?
Trong thời Chúa Giêsu, các kinh sư và người Pharisêu tuy thuộc hai nhóm khác nhau nhưng rất nhiều kinh sư cũng đồng thời thuộc nhóm Pharisêu (Cv 23,9) như ông Ga-ma-li-ên (Cv 5,34), hoặc phần lớn ủng hộ lập trường của nhóm Pharisêu. Theo Phúc Âm kể lại, những kinh sư và người Pharisêu thường đứng chung một phe để chống lại Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu khi lên án người Pharisêu cũng gộp chung cả giới kinh sư vào một nhóm (Mt 23; Lc 11,37-53).
Các kinh sư và người Pharisêu là những người chuyên môn am hiểu Kinh Thánh; họ chuyên giải thích và áp dụng luật Môsê, một hệ thống luật chi li phức tạp mà ngoài họ ra, không mấy ai dám nói mình thông thạo. Càng ít người hơn dám nói mình chu toàn đầy đủ những khoản luật đó. Thế mà họ thì dám. Họ dám tự hào mình là những người tự hào mình là người công chính (Lc 18,9-14). Phúc Âm thánh Luca, khi nói về ông bà Dacaria và Êlisabét là “người công chính trước mặt Thiên Chúa” đã mô tả đó là những người “sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì” (Lc 1,6). Nói về công chính, các kinh sư và người Pharisêu phải được kể là những nhà quán quân. Không những họ giữ mọi điều răn giới luật “không ai chê trách được điều gì” mà còn làm hơn những gì luật đòi hỏi nữa.
Giữ luật được bằng họ đã khó, thế mà Chúa Giêsu gọi họ là “những kẻ làm ra bộ công chính trước mặt người đời” (Lc 16,14) và còn yêu cầu phải công chính hơn họ mới được vào Nước Trời. Sự “công chính hơn” mà Ngài yêu cầu đó hệ tại điều gì? Cách giữ luật của các kinh sư và người Pharisêu không được Chúa Giêsu coi là công chính mà trái lại còn bị Ngài lên án là giữ luật theo hình thức bên ngoài, để tìm kiếm hư danh, chú trọng những tiểu tiết mà bỏ qua điều cốt yếu, hoặc thậm chí chỉ nói mà không thực hành (x. Mt 23,1-32; Lc 11,37-48). Vậy muốn công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì các môn đệ Chúa Giêsu phải tránh được những sai lầm mà họ đã vấp phải. Chúa Giêsu đối chiếu cho chúng ta những phương diện khác nhau giữa cách giữ luật của người Pharisêu và cách giữ luật như Chúa dạy để chúng ta biết thế nào là “công chính hơn”.
Trước tiên để trở nên “công chính hơn”, Chúa dạy phải giữ luật với cả tấm lòng, từ tận đáy lòng và là tấm lòng yêu mến. Quả thật khi giận ghét, người ta muốn loại trừ kẻ khác ra khỏi ý thức của mình, và hành vi giết người chính là đẩy tư tưởng đó trở thành hành động loại trừ sự hiện diện của người khác khỏi cuộc sống dương gian này. Vì thế, nếu chúng ta khử trừ khỏi tâm hồn chúng ta lòng giận ghét thì có thể nói chúng ta đã khử trừ tận gốc rễ hành vi giết người. Để trở nên “công chính hơn” Chúa Giêsu dạy: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà.” Cũng thế, để khỏi ngoại tình bằng hành động, trước tiên phải loại bỏ những ước muốn ngoại tình trong tư tưởng đã.
Mặt khác điều làm cho chúng ta nên công chính không phải là công việc chúng ta làm mà là do tác động của ân sủng Chúa thánh hoá chúng ta. Chính Thiên Chúa là nguyên lý và xác định chuẩn mực cho cuộc sống của chúng ta từ tư tưởng, cho đến lời nói và việc làm. Chính vì thế, Chúa dạy ‘trọn lời thề với Thiên Chúa” và “Hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’; thêm thắt điều gì là do ác quỷ”.
Và trên hết, “công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu” có nghĩa là công chính như Chúa Giêsu Kitô và trong Chúa Giêsu Kitô. Khi chứng kiến Chúa Giêsu chịu đóng đinh chịu chết trên thập giá viên đội trưởng Rôma đã tuyên xưng: “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Sự công chính được trọn vẹn nơi Chúa Kitô hiến thân mình chịu chết để đền bù tội lỗi cho nhân loại.
Nói tóm lại sự công chính mà Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Ngài là sự công chính có nền tảng và động lực nơi chính Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự thánh thiện, sự công chính ấy phải phát xuất từ tâm hồn con người, được thực hiện với tình yêu mến trong sự kết hợp với Chúa Kitô chịu đóng đinh. Một cách cụ thể, để “công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu” chúng ta không chỉ giữ luật Chúa bằng công việc hình thức bên ngoài mà giữ với lòng yêu mến Chúa, giữ luật không vì lý do nào khác ngoại trừ vì Chúa muốn như thế, và để làm đẹp lòng Chúa. Và nhất là sự công chính cao cả nhất chính là noi theo và kết hợp với mẫu gương của chúng ta là Chúa Giêsu tự hiến thân mình để đền bù tội lỗi qua việc chính chúng ta cũng biết hy sinh quên mình và phục vụ anh chị em trong tinh thần khiêm tốn.
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
KIỆN TOÀN LUẬT CŨ- Lm. Fx. Lữ Minh Điểm
Trong cuộc sống, dù muốn hay không muốn, tất cả chúng ta đều phải tuân giữ luật pháp. Tuân giữ luật pháp, pháp luật sẽ bảo vệ chúng ta. Coi thường luật pháp, pháp luật sẽ trừng trị chúng ta. Nhìn chung, luật pháp có ba loại: 1. Luật Thiên định: Do Thiên Chúa thiết lập, như Mười điều răn của Thiên Chúa và luật một vợ một chồng và bất khả phân ly. 2. Luật thiết định: Do con người làm ra, như hiến pháp của mỗi quốc gia, luật của Giáo hội.v.v. Luật này có thể thay đổi với thời gian 3. Luật tự nhiên: Do Thiên Chúa đặt để nơi mỗi người chúng ta. Tôi sinh ra là người Nam hay người Nữ, thì tôi phải sống theo đúng với giới tính của mình. Đoạn Tin mừng hôm nay đề cập về luật do con người làm ra. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai vấn đề: 1. Kiện toàn luật cũ. 2. Đức công chính mới của Chúa Giêsu.
*1. Kiện toàn luật cũ
Câu chủ yếu của chủ đề này được tóm tắt qua Lời Chúa phán: “Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5, 17). Kiện toàn là làm cho nó nên hoàn hảo hơn. Muốn biết luật cũ được kiện toàn như thế nào, Chúa Giêsu đã nêu ra bốn trường hợp:
Từ luật: “Không được giết người”, Chúa bảo chúng ta không được phẫn nộ và rủa sả anh em mình (Mt 5, 22).
Từ luật: “Chớ ngoại tình”, Chúa bảo chúng ta phải loại bỏ những ước muốn thầm kín bên trong (Mt 5, 27).
Từ luật: “Cho phép ly dị”, Chúa bảo chúng ta không được ly dị, trừ trường hợp tà dâm (Mt 5, 32).
Từ luật: “Chớ thề gian”, Chúa bảo chúng ta đừng thề chi cả. “Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra” (Mt 5, 37).
Qua bốn điều luật có tính cách tiêu cực trên, Chúa có ý nhắn nhủ chúng ta: Tội lỗi không chỉ thể hiện bằng những việc làm bên ngoài, nhưng nó bắt nguồn từ những ước muốn bên trong của mỗi người. Theo định luật tâm lý: “Có tư tưởng, thì mới có hành động. Tư tưởng càng rõ rệt, thì hành động càng có kết quả”. Trong việc kiện toàn luật cũ, Chúa khuyên chúng ta đừng giữ đạo có tính cách tiêu cực và hình thức bề ngoài, nhưng cốt yếu là thay đổi não trạng, tâm tình và ý hướng bên trong. Ý hướng tốt, thì việc làm đó sẽ tốt, ý hướng xấu, thì việc làm đó sẽ xấu. Hai người cùng bố thí trong đền thờ, Chúa đã khen cách cho của bà góa nghèo, vì bà cho vì lòng yêu mến, còn người giàu có cho vì khoe khoang (Mc 12, 41-44).
Qua việc kiện toàn luật cũ, Bernard HURAULT và Louis HURAULT đã giải thích: “Đạo của Cựu Ước là một giai đoạn tạm thời, nhưng cần thiết trong lịch sử cứu độ. Cũng như các lời ngôn sứ phải được hoàn thành, thì cũng vậy, nhưng lễ nghi và lễ tế của thời Cựu Ước diễn đạt cách nào đó mầu nhiệm tội lỗi và lòng thương xót, cũng phải được hiểu dưới ánh sáng, mà Chúa Giêsu đem lại”. (Bản dịch do Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ, tr 1590). Muốn biết rõ luật mới của Chúa như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu đức công chính mới của Chúa Giêsu.
*2. Đức công chính mới của Chúa Giêsu
Chủ đề đức công chính mới của Chúa Giêsu được tóm gọn trong lời Chúa phán: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu” (Mt 5, 20). Sau khi kiện toàn luật cũ thời Cựu Ước, Bernard HURAULT và Louis HURAULT đã giải thích thêm: “Việc giữ các lề luật trong Kinh Thánh, tự nó không phải là cùng đích. Đó là cách biểu hiện tình thương đích thực và là những tay vịn cho khỏi sẩy chân. Nhờ tuân theo luật, chúng ta sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng tùng phục Chúa Thánh Thần để đi xa hơn luật. Như vậy, chúng ta sẽ khám phá một sự công chính còn hoàn hảo hơn sự công chính, mà các nhà thông luật thời Chúa Giêsu, là các kinh sư và người Pharisêu, đòi hỏi” (Bản dịch do Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ, tr 1590).
Sự công chính, mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các Luật sĩ và Biệt phái ngày xưa và chúng ta ngày nay không chỉ giới hạn trong việc tuân giữ cách máy móc các hình thức của luật pháp, nhưng thể hiện với niềm tin và tình yêu. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta: “Dù anh em ăn, uống hay làm bất kỳ công việc gì, anh em hãy làm cho sáng danh Chúa, làm vì lòng yêu mến Chúa” (I Cor 10:31). Qua bài đọc I, tác giả sách Đức Huấn Ca cũng đã khuyên chúng ta hãy hành động cách tự nguyện: “Nếu ngươi muốn, ngươi hãy tuân giữ những giới luật của Ta. Việc trung thành là tuỳ ở nơi ngươi. Trước mặt ngươi là sự sống và sự chết, ngươi có thể tuỳ nghi lựa chọn” (Hc 15, 15-16).
Thế nhưng, biết là một chuyện, còn làm được hay không, lại là chuyện khác. Kể từ khi có trí khôn cho đến giờ phút này, biết bao nhiêu lời hay, lẽ phải từ nơi ông bà, cha mẹ, các vị lãnh đạo các tôn giáo và sách báo phim ảnh răn khuyên chúng ta. Thế nhưng, có mấy ai thực hiện được. Chỉ những ai được Chúa ưu ái tuyển chọn, ban ơn và sai đi thực hiện chương trình của Người. Qua bài đọc 2, thánh Phaolô cũng nhắc lại điều đó: “Sự mắt chưa từng thấy, và tai chưa từng nghe và lòng người chưa từng mơ ước tới. Đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm ra cho những ai yêu mến Người” (1Cr 2, 9).
Quý cộng đoàn thân mến, cha mẹ nào cũng hết lòng yêu thương con và luôn tạo điều kiện thuận lợi, để cho con cái mình nên người. Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Điều quan trọng là chúng ta có muôn cộng tác với Người hay không mà tôi. Trong cuộc sống, dù muốn hay không muốn, chúng ta phải tuân giữ luật của Chúa, của Giáo Hội và của Xã hội, thì luật pháp sẽ bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đừng giữ luật vì luật, nhưng hãy giữ luật vì tình yêu. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta: “Trên hết mọi đức tính, anh em hãy có đức yêu thương. Đó là dây ràng buộc điều thoàn thiện” (Col 3, 14). Amen.
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
ĐÒI HỎI CỦA LUẬT CHÚA- Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Các triết gia đã rút ra một kết luật thật chí lý cho rằng: Cuộc sống là một chọn lựa. Đúng như thế, ai trong chúng ta cũng ít nhiều có những lúc phải đứng ở hai ngả đắn do: bước đi thì ngại trở về thì thương. Hầu như ông trời không cho con người thỏa mãn cả đôi đàng bao giờ, mà cứ đặt chúng ta ở cái thế, được bên này thì mất bên kia, chọn điều này thì phải bỏ điều kia. Có những chon lựa thật nhỏ bé dễ dàng như: chọn xay bột thì khỏi bồng em, nhưng cũng có những chọn lựa khó hơn vì nó động chạm đến trái tim của mình như khi quyết định kết hôn, chọn cưới cô chị thì buộc lòng phải bỏ cô em, cưới anh A thì phải tạm biệt anh B. Nhưng vẫn còn những chọn lựa khó hơn nữa đó là chọn một đường để đi, một lối sống để theo, một lý tưởng để dấn thân, thì đòi người quyết định phải chấp nhận hoàn toàn những điều kiện và đòi buộc đi kèm theo quyết định của mình.
Một khi đã quyết định chọn lựa một niềm tin, một tôn giáo thì dĩ nhiên chúng ta cũng phải chấp nhận hoàn toàn những đòi buộc của niềm tin tôn giáo ấy. Tuy nhiên dù đã quyết định và đã chọn, nhưng người ta vẫn bị cám dỗ tìm kiếm một điều gì đó dễ dãi hơn, một sự thay đổi nào đó có phần thoải mái hơn. Ví dụ người ta biết hôn nhân Công giáo là đơn hôn và vĩnh viễn, thế nhưng người ta vẫn cứ tìm mọi cách để thoát ra khỏi sự ràng buộc đó.
Ngày xưa những người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng thế, họ tin Chúa theo Chúa, chấp nhận giới răn lề luật của Thiên Chúa, thế nhưng khi Đức Giêsu đến dạy cho họ một thái độ mới, một tâm tình thờ phượng mới, một tương quan mới cần phải có, thì họ chờ đợi một sự dễ dãi châm chước nào đó từ giáo lý của Chúa Giêsu. Chính vì thế hôm nay Chúa Giêsu đã cảnh báo cho các môn đệ: Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh sư và người Biệt phái thì anh em sẽ không được vào Nước trời. Chúa Giêsu cho thấy việc bước theo con đường của Ngài là một đòi hỏi quyết liệt và triệt để, phải là sự chấp nhận từ bên trong được thể hiện ra bên ngoài, chứ không phải là sự chấp nhận miễn cưỡng, giả hình.
Chúa Giêsu không hứa hẹn cho những kẻ bước theo Ngài một lối sống thoải mái hay một cuộc sống dễ dãi hình thức, Chúa Giêsu đến không phải để hủy bỏ nền tảng đạo đức cũng như lề luật của Cựu Ước, nhưng Ngài đến để làm cho luật của cựu Ước nên hoàn hảo hơn. Vì thế việc tuân hành giới răn lề luật của Tin Mừng không chỉ là chu toàn mặt chữ, không chỉ chu toàn luật dạy làm điều lành tránh điều diều xấu, nhưng phải là một ý thức phát xuất từ lòng yêu mến Chúa và yêu mến anh em và ý thức mình là con Thiên Chúa, là mộn đệ của Đức Kitô. Các ngươi nghe bảo chớ giết người: Ai giết người thì bị đưa ra tòa. Còn Thày, Thày bảo anh em: Ai giận ghét anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa rồi. Điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu đòi người môn đệ phải chấp nhận một điều kiện cao hơn, là phải làm sao loại trừ được nguyên nhân đưa đến giết chóc bạo lực là sự giật ghét, vì thế Chúa Giêsu coi việc giận ghét anh em thì cũng là điều đáng trách rồi.
Cũng vậy, trong đời sống hôn nhân không phài chỉ là đòi buộc: Chớ ngoại tình, nhưng bất cứ ai nhìn xem người khác phái mà ước ao thèm muốn trong lòng thôi, thì đã là phạm tội rồi. Vì tội được bắt đầu từ suy nghĩ đến thèm muốn ước ao, sau đó mới đưa đến hành động. Như thế khi ngăn chặn được sự thèm muốn thì hành động sẽ không xảy ra. Cũng vậy, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải có một lương tâm ngay thẳng, một đời sống thật thà từ trong suy nghĩ đến hành động, bụng nghĩ sao nói vậy, gạt bỏ khỏi mình tất cả sự gian dối. Khi mọi người sống và cư xử với nhau bằng sự chân thành ngay thẳng, thì người ta sẽ không cần phải thề thốt, không phải lấy bất cứ ai hay bất cứ sự gì để bảo đảm cho lời nói của mình, mà lấy chính phẩm giá, địa vị làm môn đệ của Chúa làm bảo chứng cho lời nói và hành động của mình.
Người đời thường dùng những lời lẽ hoa mỹ, những lời xảo trá để đánh lừa người khác và để đạt được mục đích cho mình, nhưng Thánh Phaolô cho biết, khi Ngài giảng dạy về giáo lý của Đức Kitô, Ngài không hề dùng những lý lẽ khôn ngoan xảo trá của thế gian và thủ lãnh của nó, trái lại Ngài chỉ giảng dạy một lẽ khôn ngoan duy nhất là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đó chính là màu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa, Ngài muốn tiền định cho con người được chung hưởng vinh quang với Người. Vì Ngài đã tiền định cho con người được vinh quang, nên Ngài đã làm mọi cách để đem con người về với Ngài, kể cả việc cho Con của Ngài là Đức Giêsu đến để dẫn chúng ta về, và Đức Giêsu đã bị thế gian từ chối và đóng đinh Ngài trên thập giá. Còn chúng ta, chúng ta đón nhận lề luật, huấn lệnh của Ngài, chúng ta sẽ được cứu độ, được vào chung hưởng vinh quang với Thiên Chúa.
Nhưng để được chung hưởng vinh quang với Thiên Chúa đòi chúng ta phải có một quyết định chọn lựa dứt khoát hoặc là tin hoặc không tin, hoặc đón nhận hay từ chối Ngài. Sách Huấn Ca cũng đã căn dặn như thế: Nếu muốn thì các con hãy tuân giữ các điều răn mà trung tín làm đẹp lòng Người. Trước mặt con là lửa và nước, là cửa sinh cửa tử, con muốn bên nào thì hãy đưa tay ra mà lấy. Chọn lựa đúng thì hạnh phúc mãi mãi, còn chọn lựa sai thì phải bất hạnh muôn đời.
Thưa quý OBACE, là Kitô hữu chúng ta thuộc về Chúa Kitô, có Chúa Kitô, thế nhưng nhiều người vẫn không có được một quyết tâm dứt khoát theo Ngài, người ta lưỡng lự đứng bên này và thèm muốn bến kia. Nhiều người theo Chúa, nhưng lại vẫn mang nếp sống của dân ngoại, thực hành những thói quen tin kiêng cúng bái của dân ngoại. Tin Chúa, nhưng nhiều người không dám phó thác cuộc đời và những lo lắng tương lai cho Chúa, mà họ vẫn tin và tìm kiếm tương lai của mình nơi những thày bà bói toán, nhất là nhiều người đã bỏ qua giới răn lề luật của Thiên Chúa, không sống và thực hành giới răn yêu thương, nhưng sống thù hằn gian dối với nhau.
Trong đời sống hôn nhân gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã cố tình hủy bỏ hoặc làm sứt mẻ sự thánh thiêng của giao ước hôn nhân, sống buông thả ngoại tình. Trước mặt Chúa và Giáo Hội trong ngày thành hôn, họ cam kết và thề hứa chu toàn kế ước hôn nhân, sinh sản và giáo dục con cái theo luật Chúa và giáo Hội, nhưng nhiều người hầu như đã không còn nhớ đến lời thề ấy, họ không dám đón nhận con cái Chúa ban, và còn tìm mọi cách để loại trừ chúng, nhiều người khác đã không quan tâm đủ đến việc giáo dục đức tin cho con cái, để con cái mình lớn lên trong sự thiếu hiểu biết về giáo lý, về Chúa Kitô và giới răn của Người.
Trong đời sống thường ngày, mang danh là con Chúa là người Công Giáo, nhiều người cũng gian dối xảo trá không khác gì con cái của thế gian của ma quỷ, tìm cách lừa lọc lẫn nhau, sống gian tham lỗi đức công bằng, khiến cho người ta không tin, mà còn dị ứng với chúng ta nữa. Hãy số gắng sống làm sao để cho mọi người thấy việc chúng ta chọn Đức Giêsu và giới răn của Ngài đem đến cho chúng ta hạnh phúc ngay ở đời này, và là động lực thúc đẩy chúng ta sống chân thành ngay thẳng, dễ thương dể mến trước mặt anh em.
Chắc chắn chọn Chúa và giới răn của Ngài, không phải chúng ta tìm kiếm một sự dễ dãi, nhưng là một chọn lựa đem đến cho chúng ta một phẩm giá, địa vị cao quý, đó là chúng ta được làm con Thiên Chúa. Chọn lựa này luôn là một thách thức cho chúng ta. Xin Chúa cho chúng ta biết noi gương Mẹ Maria, biết chọn để làm theo ý Chúa, và chọn sống xứng đáng là người được Chúa yêu thương và tiền định cho hưởng Nước Trời. Amen.
LUẬT CỦA TỰ DO VÀ TÌNH YÊU- Lm. Giuse Nguyễn An Khang
Ngày nay, rất nhiều người hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói luật của tự do và tình yêu. Con người trưởng thành luôn khát vọng được tự do, được tự mình làm nên đời mình và rất giận khi có ai can thiệp vào đời sống riêng tư của mình.
Chính Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do của con người, sau khi ban tặng cho họ tự do như một ân huệ quý giá. Ngài đã không ngăn cản Ađam Evà hái trái cấm, và chấp nhận phải làm rất nhiều việc để sửa chữa tội lỗi đó chỉ vì muốn tôn trọng tự do của họ. Bài đọc I hôm nay cho ta hiểu con người hoàn toàn tự do lựa chọn điều tốt hay xấu để tạo nên “sinh tử” cho mình khi nói: “việc trung thành tuân giữ các giới răn là tuỳ ở con người”.
Vậy thì luật lệ của Chúa, của dân tộc Israel mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng có ngăn cản hay xúc phạm đến tự do của con người hay không? Chúng ta tuân giữ các luật lệ với tinh thần nào để phát triển trọn vẹn tự do của mình? đó là vấn đề chúng ta suy niệm tuần này.
*1. Tự do là gì?
*a/ Tự do là khả năng của ý chí để nhờ đó con người quyết định về chính mình, tự hành động mà không bị bên trong thúc bách hay bên ngoài ép buộc. Nói cách khác, đó là khả năng của một hữu thể có lý trí, có thể làm hay không làm, làm cách này hay cách khác.Những hữu thể đó là con người, là thiên thần và Thiên Chúa. Còn các loài vật khác không có tinh thần thì không có tự do vì bị thúc đẩy do bản năng hay do đối tượng bên ngoài. Tự do của con người là thứ tự do tương đối vì được Thiên Chúa ban tặng, khác với tự do tuyệt đối của Thiên Chúa. Tự do con người cũng còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian và thời gian.
Hơn nữa, điều kiện kiên quyết để thực hiện tự do là có thể lựa chọn và biết lựa chọn theo ý muốn của mình. Thí dụ giữa bao nhiêu người bạn gái, người con trai có thể chọn một người để làm vợ và khi chọn như thế, người đó hiểu mình tại sao chọn cô này mà không lấy cô khác.
Tuy nhiên, sự lựa chọn của con người luôn mang một tính cách liều lĩnh vì con người không thể hiểu rõ đối tượng mình chọn lựa và không bao giờ có thể thấy rõ được tương lai: vì nếu biết chắc chắn người con gái kia sẽ phản bội mình hoặc sau này bị tai nạn què chân, cụt tay, thì người con trai đã chọn người khác.
*b/ Khi tự do lựa chọn con người. Thiên Chúa cũng đánh liều như vậy. Ngài sáng tạo nên con người, chia sẻ tự do của mình cho con người nên ngài chấp nhận cả việc con người phản bội tình yêu của mình. Ngài đã không thu lại ân sủng tự do, Ngài cũng chẳng giơ tay ngăn cản Ađam và mọi người chúng ta phạm tội. Ngài để cho con người làm chủ vận mệnh của mình. Ngài chỉ nhắc nhở con người phải khôn ngoan khi lựa chọn bằng lương tâm ngay chính của họ. Bài sách Huấn ca nói cho chúng ta hay rằng: “Trước mặt con người là sự sống và sự chết, sự lành và sự dữ họ thích thứ nào thì được thứ ấy. Thiên Chúa luôn luôn nhìn thấy mọi loài và thấu suốt mọi hành động của con người ” (Hc 15, 16-21).
Con người càng lắng nghe tiếng Chúa và hành động theo ý Ngài diễn tả qua các luật lệ đúng đắn, qua tiếng lương tâm trung thực thì càng thấy mình được tự do. Đó là thứ tự do đặc biệt của người tín hữu vì các giới luật và lương tâm chỉ có mục đích là làm cho con người sống gắn bó với Thiên Chúa, là Đấng tự do tuyệt đối, Nhưng khi con người chiều theo dục vọng bất chính của mình hay của người khác là con người đã đánh mất tự do cao quý của người con cái Chúa. Con người tưởng mình hoàn toàn tự do để ăn chơi, hưởng thụ hay hành động theo ý của mình , nhưng sự thực lúc đó con người lại đang làm nô lệ cho tiền bạc, sắc đẹp, danh lợi và ma quỷ hơn cả, rồi từ đó làm nô lệ cho tội lỗi, chết chóc, vong thân.
Tuy nhiên, chính khi tuân giữ luật lệ của Chúa, con người lại cảm thấy mình mất tự do nếu không biết dùng lý trí để hiểu tại sao mình phải lựa chọn hành động này mà không lựa chọn hành động khác. Lúc đó người ta chỉ giữ luật vì sợ bị phạt hơn là hiểu rõ tinh thần của luật. Giống như một vài người chạy xe ngừng lại khi đèn đỏ vì sợ người cảnh sát giao thông thổi phạt, chứ không phải tôn trọng luật lệ giao thông để bảo vệ sinh mạng của mình và của người khác. Đó là kiểu giữ luật của nhiều kinh sư và biệt phái trong đạo Dothái, Họ tuân giữ tỉ mỉ 673 điều khoản trong Cựu Ước nhưng lại không hiểu tinh thần luật Chúa nằm ở lòng yêu thương chân thành đối với Chúa và tha nhân. Nên Đức Giêsu nói hôm nay: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu thì sẽ chẳng được vào nước Trời”.
*2. Tinh thần tự do của những con cái Chúa
*a/ Đức Giêsu đến để đem lại cho con người sự tự do hoàn toàn của những người con Thiên Chúa. Ngài là một “người tự do vượt bậc” đối với tội lỗi đối với cái chết, đối với ma quỷ và đối với lề luật. Tự do đối với tội lỗi là vì Ngài đã yêu thương trọn vẹn, chân thành và quảng đại, trong khi tội lỗi là sự từ khước yêu thương. Đối với cái chết vì Ngài sẵn sàng đón nhận nó để rồi sống lại hiển vinh thay vì né tránh, trốn chạy nó. Ngài đã tiêu diệt tên địch thù cuối cùng là tử thần (x. 1Cr 15,26) để hứa ban sự sống vĩnh hằng cho những ai tin vào ngài. Tự do đối với ma quỷ. Vì Ngài đã chữa trị bao nhiêu người bị quỷ ám, giải phóng họ khỏi những điều áp bức, bệnh tật mà ma quỷ gây nên cho con người.Tự do đối với lề luật vì Ngài đã đi sâu vào tinh thần yêu thương của mọi lề luật để dạy chúng ta tuân giữ. Luật tôn trọng sự sống chẳng hạn: không phải chỉ giết người mới phạm luật, nhưng những thái độ hờ hững lạnh nhạt, những lời nói đay nghiến, chỉ trích cũng đều đáng lên án vì gây tác hại đến sự sống của người khác.
Do đó, ngài mới quả quyết rằng: “Ai giận anh em mình thì cũng đáng bị đưa ra toà rồi”. Luật pháp “cấm ngoại tình” nhưng tinh thần của lề luật ấy là muốn bảo vệ sự thanh khiết toàn vẹn của con người. Vì vậy Ngài mới dạy: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”. Rất nhiều khi chúng ta an tâm khi giữ đúng điều răn thứ 6 và thứ 9: không làm điều dâm dục, không muốn vợ chồng người. Nhưng chúng ta lại vẫn thích thú với sách báo, phim ảnh, câu chuyện tục tĩu, dâm ô. Chúng ta có lẽ đã quên tinh thần của các điều răn ấy.
*b/ Giữ luật với tinh thần tự do và tình yêu. Do đó, để phát huy tự do của mình một cách trọn vẹn, chúng ta cần phải gắn bó mật thiết với Đức Giêsu, hay nói đúng hơn và cụ thể hơn là ta hãy chọn Đức Giêsu và hành động theo lời dạy của Ngài. Đó là lẽ “khôn ngoan nhiệm mầu” của Thiên Chúa được thánh Phaolô nói đến trong bài đọc thứ hai ngày hôm nay.
Quả thật, qua bí tích rửa tội, chúng ta đã chọn Ngài, đã thành một chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Người. Điều còn thiếu là chúng ta chưa hoàn toàn hành động theo lời dạy của Ngài: tất cả giới luật và dạy dỗ của Ngài chỉ quy về một điều duy nhất là: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”. Chính tình yêu sẽ giúp chúng ta vượt qua nô lệ vào luật pháp để đạt tới tinh thần tự do của những con cái Thiên Chúa. Vì thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Ai yêu thương thì đã chu toàn lề luật” (Rm 13, 8) và thánh Augutinô nhắc nhở: “Bạn hãy yêu thương đi rồi làm theo ý bạn muốn.”
*c/ “Mầu nhiệm của tự do”. Ngày nay con người thường hiểu lầm về tự do, không phân biệt tự do tương đối với tự do tuyệt đối, nên đã lạm dụng tự do của mình. Con người đã muốn tách rời tự do ra khỏi tương quan cốt yếu và cơ bản của nó với sự thật và chuẩn mực luân lý. Do đó, đã gây nên bao tai họa khủng khiếp cho cá nhân và xã hội. Thí dụ: cụ thể là việc tự do muốn uống bao nhiêu rượu thì uống, dẫn đến tai nạn khi lái xe trong cơn say, cho đến những cuộc bạo động, chém giết, đập phá, cướp bóc nhân danh tự do đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Khi đi từ mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá (Pl 2, 7-8), chúng ta hiểu rằng: vâng phục và tự do không mâu thuẫn với nhau đời sống của Đức Giêsu minh chứng rằng mầu nhiệm về tự do của con người là con đường vâng phục ý muốn của Chúa Cha bằng tình yêu của người con hiếu thảo: càng yêu thì càng muốn vâng phục, và càng vâng phục thì con người càng được tự do trong quyền năng của Thiên Chúa (x. Ga 10, 30;14, 11).
*Kết luận:
Chúa Giêsu phục sinh là biểu tượng của sự tự do viên mãn, mà con người mơ ước vì Ngài cho chúng ta hiểu rằng, mình không còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian và được sống như con cái Thiên Chúa. Tuy nhiên để đạt được điều đó chúng ta cần phải trải qua khổ nạn và thập giá của sự vâng phục Chúa Cha như Đức Giêsu. Sự vâng phục đầy tình yêu như Ngài sẽ làm cho các luật lệ trở thành nhẹ nhàng và đem lại ơn cứu độ.
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN- A
LỀ LUẬT MANG DÁNG ĐỨNG TÌNH YÊU– Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Sau khi dân Ít-ra-en được Mô-sê dẫn ra khỏi đất Ai Cập, thoát khỏi cuộc đời lầm than nô lệ, thì Thiên Chúa muốn họ hướng về tương lai trong một niềm hy vọng ngút ngàn để xây dựng cuộc đời mới trong tự do, tươi sáng.
Và để làm nền tảng cho cuộc sống mới của Đoàn Dân Được Tuyển Chọn, Chúa đã trao ban cho họ một “bảng hiến pháp” tuyệt vời, đó là MƯỜI ĐIỀU RĂN, mà Ngài đã long trọng khắc ghi vào bia đá, giao cho Mô-sê từ trên đỉnh núi Si-Nai trong khung cảnh uy hùng khói bốc, lửa dậy.
– Kể từ đây, họ sẽ được tự do thờ phượng một Thiên Chúa đích thực mà không còn phải nô lệ cho những thần tượng giả tạo hay những thứ mê tín dị đoan của người Ai Cập và dân ngoại. (Điều răn I)
– Kể từ đây, họ sẽ chọn Thiên Chúa là Cha đang đồng hành và hiện diện giữa họ, để họ có thể gặp gỡ và thân thưa cách thân tình, phụ tử, chứ không còn là một thần tượng xa vời, kết buộc con người bằng những lời thề thốt giả tạo. (Điều răn II).
– Kể từ nay, họ có một ngày nghĩ lễ Sabat tuyệt vời trong tuần để dành riêng thờ Chúa và sống đậm đà tình huynh đệ cộng đoàn, chứ không phải nơm nớp lo sợ cúi đầu để thờ phượng lung tung những thần tượng trống rỗng và bị trói buộc mỗi phút mỗi giây trước những quyền lực phù phiếm và trần tục. (Điều răn III)
Do Thái không còn có thể xảy ra việc giết người, ngoại tình, trộm cướp, làm chứng gian, cáo tội đồng loại….(Các điều răn V, VI, VII, VIII)
– Kể từ nay trong cộng đồng và trong xã hội Do Thái không ai còn nghĩ đến chuyện ham muốn nhà cửa hay mê vợ của kẻ khác, hoặc muốn chiếm hữu tớ trai tớ gái hoặc bò lừa và bất cứ vật gì của người đồng loại….(Điều răn IX, X)
Đây quả thật là giấc mơ cho tương tai hoàn toàn được giải phóng và tự do, giải phóng khỏi sự sợ hãi của những tộc ác và tự do khỏi những cơn cám dỗ, khỏi những khuynh hướng làm ác.
Nhưng rồi, qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, cho tới thời Chúa Giêsu, Bản Luật Mười Điều Răn đó, đã được người Do Thái chú giải, bày đặt, thêm thắt thành hàng ngàn khoản luật nhỏ, đến độ biến thành một “mớ bòng bong lề luật” truyền khẩu chi li, rườm rà, gần như che khuất hết vẽ đẹp rạng ngời và trong sáng thánh thiện của Mười Điều Răn. Thay vì Giới Luật của Chúa nhằm để giải thoát và cho con người được tự do trong tình yêu, lề luật đã trở thành những thứ giây chằng chịt trói buộc, biến mối tương quan giữa người và Thiên Chúa trở nên xa cách và người với người trở nên lạnh lùng.
Vì luật họ để mặc những anh chị em bịphung cùi chết dần chết mòn trong hoang mạc với cuộc sống hoàn toàn bị cách ly, gạt bỏ.
Vì luật, họ chẳng thèm giao tiếp với những anh chị em thu thuế, những người Samari, những bà con lương dân thấp cổ bé miệng.
Vì luật họ khinh thường và loại trừ những hạng người như cô gái làng chơi Maria Mađalêna, hay chàng Gia-kê trưởng ty thuế vụ, hoặc người mù từ lúc mới sinh lê lết bên bờ cuộc sống…
Họ đã biến tôn giáo mặc khải trở thành tôn giáo của luật lệ, và biến lề luật trở thành những chữ viết vô hồn trong sách vở của họ hay trên những tua áo họ mang trên mình mà hoàn toàn không còn chút sức sống của tình yêu, của con tim để dành cho Thiên Chúa là Cha và cho mọi người là anh em.
Chính Đức Kitô đã phê phán nặng nề thái độ nầy của đám biệt phái, luật sĩ đương thời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa” (Mt 15,3)
Đức Kitô đã đến để đem lại sức sống và vẽ đẹp tuyệt vời cho lề luật. Hôm nay, Ngài chính thức tuyên bố với những tay biệt phái bảo thủ, từng theo dõi mọi lời rao giảng và mọi hành vi của Ngài, những điều mà họ hoàn toàn dị ứng với nếp nghĩ và ứng xử tôn giáo của họ.
“Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng không thể qua đi được, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.”
Và điều cốt yếu mà Đức Kitô muốn thiết lập để kiện toàn Lề Luật đó chính là Tình Yêu. Tình yêu dành cho Thiên Chúa và Tình Yêu đối với con người. Mọi luật lệ đều phải quy chiếu vào nội dung cơ bản nầy. Đức Kitô muốn những ai là môn sinh của Ngài phải chu toàn Lề Luật trong tinh thần đó:
“Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
Sự công chính mới mà Ngài muốn các môn sinh của Ngài thực hiện không được dừng lại trên việc tuân thủ cách hình thức và đúng mực theo quy định của Lề Luật; nhưng tiên vàn đó là thái độ tinh thần và con tim làm nền tảng và định hướng cho mọi ứng xử.
Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. Vậy, nếu anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ đó lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. …
Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. …
Qua những lời tuyên bố cụ thể đó, Chúa Giêsu muốn nội tâm hóa lề luật, để con người không chỉ dừng lại trước việc thực thi và tuân thủ máy móc; nhưng là phải có một trái tim, một tinh thần, một tình yêu thực sự đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân.
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Ai yêu thương thì đã chu toàn lề luật” (Rm 13,8) và thánh Augustinô cũng nhắc nhở: “Bạn hãy yêu thương đi rồi làm theo ý bạn muốn” (Ama et fac quod vis).
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà “luật lệ thì đầy dẫy”, nhưng người ta chỉ muốn xài “luật rừng”.
Luật cấm giết người ai mà không biết. Nhưng mỗi ngày có biết bao nhiêu vụ giết người man rợ đã xảy ra. Vào đúng ngày Lễ Tình Nhân hôm qua (14/2/2014), tại Đà Nẵng đã xảy ra một vụ án mạng kinh khủng. Một chàng thanh niên đã đâm chết người yêu rồi nhảy lầu tự tử.
Luật thương mại, sản xuất có đầy đấy chứ. Nhưng ngoài thị trường hàng giả, hàng nhái đầy dẫy. Luật giao thông có đấy, nhưng hàng ngày biết bao tai nạn thương tâm vì người ta bất cần luật…
Luật cấm mê tín dị đoan có đấy chứ. Nhưng từ cán bộ trung ương đến hàng hàng lớp lớp dân chúng thay nhau mà cướp ấn của Đền Trần trong ngày hội khai ấn vừa qua tại Ninh Bình để mong được cầu tài và phúc lộc vật chất, cho dù phải dẫm đạp lên nhau, sống chết mặc kệ.
Phải chăng vì con người hôm nay đã đánh mất cái tâm, cái tinh thần tương thân tương ái, cái trái tim để yêu thương và tương kính lẫn nhau.
Như vậy, chúng ta, những người được chính Đức Kitô dạy bảo: “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”, chúng ta phải là chứng nhân cho một thế giới mới, một thế giới được giải thoát khỏi những u mê lầm lạc của mê tín dị đoan và nô lệ cho những thần tượng giả mạo; một thế giới đầy tình huynh đệ yêu thương trong mái nhà của con cái cùng một Cha chung duy nhất.
Và con đường để thực thi đời sống chứng tá đó không gì khác là cùng nhau tuân giữ và thực hành Lề Luật của Thiên Chúa trong tinh thần yêu thương mà Đức Kitô đã dạy. Nói cách khác, luật của người Kitô hữu là luật mang dáng đứng tình yêu.