CHÚA NHẬT LỄ LÁ
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA
Chú giải của Fiches Dominicales
***
BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ
THEO THÁNH MACCÔ
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
- Một trình thuật có sự liên kết rất chặt chẽ.
Trình thuật Cuộc Khổ Nạn chiếm một khoảng lớn trong Tin Mừng Maccô, bởi vì nó chiếm đến hai chương, gồm một đoạn nhập đề và hai phần, tất cả đều liên kết với nhau rất chặt chẽ.
Nhập đề (14,1-11) mở đầu trình thuật bằng ba phối cảnh, hướng dẫn độc giả vào cuộc, đó là:
+ Am mưu chống Đức Giêsu, nguồn gốc của tấn thảm kịch (14,1-2).
+ Xức dầu tại Bêtania (4,3-9), cử chỉ có tính tiên tri báo trước việc táng xác.
+ Giuđa phản bội (4,10-1 1) khai mào thảm kịch.
– Phần thứ nhất (14,12-52) của trình thuật xoay quanh bữa tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu với các môn đệ.
+ Chuẩn bị bữa Tiệc ly (14,12-16).
+ Thông báo việc Giuđa phản bội (14,17-21).
+ Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể (14,22-26).
+ Tiên báo việc Phêrô chối Người (14,27-31).
+ Lời cầu nguyện trong vườn Ghetsêmani (14,32-42).
+ Đức Giêsu bị bắt (14,43-52).
– Phần thứ hai dẫn chúng ta vào giữa tấn thảm kịch, qua việc Xét Xử và Lên án Tử cho Đức Giêsu (14,53-15,47).
+ Vụ Xét Xử diễn tiến trong hai giai đoạn:
Toà án Do Thái, trước Thượng Hội Đồng (14,53-65)
Toà án Rôma, trước tổng trấn Philatô (15,1 -15). Trong hai giai đoạn này, có kèm hai sự cố.
Phêrô chối Thầy (14,66-72)
– Quân lính nhạo cười Chúa (1 5,16-20)
+ Thi hành án tử cho Đức Giêsu (15,21 -47).
– Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá (1 5,21 -32)
– Đức Giêsu chết trên thập giá (15,33-41): trọng tâm của trình thuật.
Sau cùng, Đức Giêsu được mai táng.
- Chóp đỉnh của trình thuật: một người ngoại giáo tuyên xưng đức tin.
Trong khuôn khổ của quyển sách này, chúng tôi không thể quảng giải từng chi tiết của trình thuật, chỉ xin nhấn mạnh một vài điểm tiêu biểu mà thôi.
– Những biến cố được thuật lại cách hờ hững, làm chúng ta bực bội. Như thế, cùng với Maccô và các môn đệ, ta có thể nhận thức được rằng: việc thực thi kế hoạch của Thiên Chúa làm cho con người cảm thấy thật hụt hẫng. Thập giá đúng là cớ vấp phạm. Vậy mà chính ở đó mầu nhiệm Con Thiên Chúa được mạc khải! (E.Charpentier, trong “Lire ba Bible” số 55, trang 1 13).
- Sự Thinh Lặng của Đức Giêsu thật đáng kinh ngạc.
- Charpentier, giải thích: “Đức Giêsu biết rằng mầu nhiệm của Người vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Người biết rằng: chúng ta bị “tắc nghẽn”. Bởi vậy, trong cuộc đời công khai, Người đã từ chối nói ra Người là ai. Trong cuộc thương khó, Người chịu vén mở một chút bức màn thinh lặng bởi vì Người đã bị kết án tử và không còn nguy cơ diễn dịch danh hiệu của Người theo nghĩa ham muốn quyền lực, ” (Sđd) .
Mặc dù bị thúc bách bởi những câu thẩm vấn, Người chỉ mở miệng ba lần sau khi bị bắt:
+ Khi vị thượng tế hỏi Người có phải là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa không, Người đáp: Phải, chính thế. Rồi Người giới thiệu mình là “Con Người”, Đấng mà ngôn sứ Đaniel đã loan báo sẽ đến vào ngày tận thế, để phán xét chung.
+ Khi Philatô hỏi với ẩn ý chính trị rằng Ngài có phải “Vua dân Do Thái” không, Đức Giêsu xác nhận lời ông: “Chính như ngài nói đó”. Nhưng rồi Ngài thinh lặng (“Đức Giêsu không trả lời gì nữa”) ngay cả khi liên quan đến số phận Ngài; điều đó nhắc ta nhớ “Người Tôi Tớ đau khổ trong sách Ngôn sứ Isaia: “Bị ngược đãi Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xé lông ” (Is 53, 7) .
+ Sau cùng, trên thập giá, Người mượn lời kêu than của người vô tội bị bách hại trong TV 21: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con” để nói lên tiếng than van trong cơn nguy khốn và kết thúc bằng lời ca hy vọng tuyệt vời.
Sự Cô Đơn nghiệt ngã của Đức Giêsu nổi rõ trong Tin Mừng Maccô: Bị mọi người bỏ rơi, Người bước đi thui thủi một mình trong đêm tối thập giá.
– Chính trong giờ phút Đức Giêsu chết bị mọi người bỏ rơi, trong khi gánh mọi đau khổ, mọi tang tóc của nhân thế, chúng ta nghe vang lên Lời Tuyên Xưng Đức Tin của viên sĩ quan Rôma, chóp đỉnh của Tin Mừng: Quả thật người này là Con Thiên Chúa”.
– J. Hervieux nhận xét: “Maccô đã tô đậm sự cố này. Trong nhân vật sĩ quan Rôma, (người đứng trông coi việc thi hành án tử), ông nhìn thấy các dân ngoại đang ăn năn trở lại. Ngay lập tức, người ngoại này đã tặng Đức Giêsu danh hiệu cao cả trên mọi danh hiệu. ngài không những là Đấng Mêsia dân Do thái trông đợi mà còn là “Con Thiên Chúa”. Tác giả đặt vào danh hiệu này ý nghĩa mạnh mẽ nhất để chứng tỏ nét độc đáo trong đức tin Kitô giáo: Thiên Chúa làm trong Đức tin Kitô giáo Thiên Chúa làm người trong Đức Giêsu Kitô.
Người ta nhận ra cảnh trái ngược trong trình thuật: trong khi người Do Thái (đám đông qua lại, các lãnh đạo dẫn đầu) chỉ biết cười nhạo, báng bổ Đấng Mêsia bị đóng đinh, thì một người dân ngoại lại nói lên lời biểu lộ một đức tin tinh tuyền nhất (…).
Đồng thời Maccô dẫn độc giả tới chóp đỉnh của Tin Mừng. Ngay từ đầu sách, ta còn nhớ câu hỏi về Đức Giêsu: “ Ông này là ai” Với lời tuyên xưng của Phêrô, đại diện cho nhóm Mười Hai, ngưỡng cửa thứ nhất đã được bước qua: Đức Giêsu chính là Đấng” Mêsia (8,29). Nhưng đức tin mới chớrn nở còn cần phải đào sâu. ” Cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu đã tạo điều kiện cho việc đó. Với việc viên sĩ quan tuyên xưng đức tin, bước quyết định đã hoàn tất: Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa, điều mà Tihên Chúa Cha đã công bố khi Đức Giêsu chịu phép Rửa (1, 11). Và, theo nguyện ước của Đức Giêsu khi xảy ra biến cố tẩy uế Đền Thờ, giờ mọi dân tộc có thể nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa (11,17). Đã hẳn, nhờ ánh sáng của Chúa Phục Sinh và việc dân ngoại gia nhập Giáo Hội sơ khai, tư tưởng cao siêu này mới được hình thành. Hơn nữa, nó còn là kết quả của một cuộc suy tư dài lâu nơi cộng đòan Kitô hữu (gần 40 năm). Chúng ta không nên coi thường vấn đề thời gian” (“L’evangile de Marc”, Centurion, trang 230) .
– Sau cùng, địa vị của phụ nữ, tuy rất âm thầm kín đáo, cũng rất có ý nghĩa. Họ đi theo Chúa – việc hi hữu đối với một Rabbi Do Thái – trong sứ vụ ở Galilê, họ đi lên Giêrusalem, họ can đảm theo Chúa cho đến núi Sọ, trong khi các môn đệ bỏ trốn hết. Họ được thánh sử nhắc đến ở đây, trong tư thế “nhân chứng” duy nhất: “họ đứng nhìn”, “đứng xa xa, bởi vì họ là phụ nữ, nên không được phép lại gần người thụ hình. Họ làm nên dây liên kết ba biến cố diễn tiến liền sau: cái chết của Đức Giêsu, việc táng xác trong mồ, và nhất là vào buổi sáng Phục Sinh, việc khám phá rằng “Đức Giêsu Nagiarét”, Đấng bị đóng đinh, đã chỗi dậy (16,6).