Chúa nhật IV Mùa Vọng B
CÂU CHUYỆN TRUYỀN TIN
Chú giải của Noel Quesson
***
Một trong những cách chuẩn bị tốt nhất để mừng lễ Noel, đó là suy niệm trình thuật về biến cố Truyền tin. Hiển nhiên là Thánh Luca đã tiếp xúc các môi trường Do Thái Palestin, nơi mà truyền thống và dòng họ Đức Giêsu vẫn được bảo tồn. Cũng có thể ông đã gặp riêng Đức Maria, Đấng hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19). Luca cho mình là sử gia, nên ông đã lo lắng tập tục là người đã được chứng kiến ngay từ đầu để tra cứu vấn đề đầu đuôi mọi sự trước khi viết ra” (Lc 1,2-3). Vả lại Luca là một nghệ sĩ tế nhị là người tường thuật tinh tế nhất trong bốn Thánh sử. Hơn chúng ta ngày nay, gần cận với những biến cố mầu nhiệm đã xảy ra, hẳn là Luca đã cảm thấy vấn đề khi sử dụng ngôn ngữ: phải dùng từ nào để diễn ta kinh nghiệm huyền bí đang sống động nơi một thiếu nữ đã thực sự thụ thai mang xác thịt Ngôi Lời Thiên Chúa, được Chúa Cha dự kiến từ thuở đời đời. Rất may Luca sử dụng truyền thống văn chương và thần học lâu đời của Kinh thánh. Vì vậy, ông viết “báo cáo” của mình rất trôi chảy theo khuôn khổ ngôn ngữ đã được Thánh Thần chuẩn bị rất tinh vi trong dân Israel. Bức vải vẽ cảnh Truyền tin được dệt bằng những “sợi chỉ” Kinh thánh. Khi nhận ra những sơi chỉ đó ta sẽ càng nhận thức được rằng, mạc khởi là một về huyền diệu của những kiểu nói, những hình ảnh, những dụ ngôn, nhằm diễn ta mầu nhiệm về Thiên Chúa khó hiểu thấu bằng ngôn ngữ loài người.
Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nagiarét, đế gặp một thiếu nữ…
Luca chủ ý đặt một đối nghịch giữa việc loan báo sự sinh ra đời của Gioan Tẩy Giả với cảnh Truyền tin sinh hạ của Đức Giêsu.
Trường hợp trên: Đó là Giêrusalem… trong đền thờ…với một tư tế… ông này – không tin điều đó.
Trường hợp sau: Đó là Nagiarét… trong một ngôi nhà riêng… với một thiếu nữ… cô này hoàn toàn ưng thuận. Đúng vậy, Nagiarét là một làng nhỏ tầm thường. Theo các nhà khảo cổ, nó chỉ bao gồm khoảng 20 căn nhà, với 150 dân. cự.. Galilê cũng là một xứ bị người ta coi thường. Từ Nagiarét, thì có cái gì hay được?” (Ga l,46). Vẻ đơn sơ của căn nhà Maria ở, tương phản với vẻ trang trọng trong cuộc báo tin cho Giacaria, giữa khung cảnh hùng vĩ và thánh thiện của Đền Thờ, tại Giêrusalem, thủ đô (Lc l.,5-25).
Tôi dùng tưởng tượng chiêm ngắm Đức Maria trong căn nhà bé nhỏ nghèo nàn không ai biết đến, để suy niẹm sự khiêm hạ của Thiên Chúa nhập thể. Một ngày kia, thánh Phaolô sẽ nói: “Ngài đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7).
Một thiếu nữ đã kết hôn với một người tên là Giuse, con cháu nhà Đavít. Thiếu nữ ấy tên là Maria.
Trong một đoạn văn không có gì là song đối với bản văn trên, Mát-thêu quả quyết cả hai chân lý lịch sử một trật: Quan hệ dòng dõi nhà ‘Đavít của bé thơ và tình trạng tinh khiết của mẹ em (Mt 1,18-25). Tên Yosephel có nghĩa là: “Xin Chúa thêm cho”. Còn tên “Miryam” có nghĩa là: “Bà sang trọng”. Tôi hình dung ra cảnh, những cô bạn, những thiếu nữ hàng xóm đang gọi tên “Miryam” tại giếng làng mà họ tới kín nước. Đó là một thiếu nữ hoàn toàn giản đơn, không có gì đặc sắc phân biệt cô với các bạn hữu khác. Tôi cũng hình dung ra cảnh hai người đã đính hôn đang âu yếm gọi tên nhau: “Miryam”… “Yosephel”?
Sứ thần vào nhà cô và nói: “Kính chào bà, bà đầy ân sủng!”.
Có lẽ chúng ta đã chờ đợi một lời chào như: “Kính mừng Maria!”. Thế mà, thay vì Maria, sứ thần lại dùng “Đầy ân sủng” như một tên gọi. Cũng như trong nhiều trình thuật về ơn gọi, Thiên Chúa thường đổi tên cho con người. Maria trở thành “Đầy ân sủng” mà ta còn có thể là “Được Thiên Chúa sủng ái”. Từ nay, trong tiếng Do Thái, gợi đến “kẻ yêu dấu”, “người được sủng ái” trong cuốn Diễm ca.
Kiểu nói Hy Lạp được sử dụng để chào nhau là “Kairé”, thực sự mang ý nghĩa “Hãy vui lên”. Đó là một sự ghi nhớ lại Cựu ước (Xp 3,14; Dcr 2,14 – 9,9; Is 54,1). Các ngôn sứ yêu cầu “thiếu nữ Sion” hãy reo vui lên khi ngắm nhìn Đấng cứu độ mình đang tiến đến gần: “Reo vui lên! Nữ tử Sion, hãy vui lên”. Và chúng ta biết, niềm vui đã là đề tài luôn được bàn đến trong Tin Mừng Luca. Vì thế, đây là lời đầu tiên Thiên Chúa gửi cho trần gian: “Hãy vui lên!”.
Thiên Chúa ở cùng bà.
Đó là kiểu nói Thiên Chúa quen dùng khi Người muốn trấn an nhưng kẻ Người mới gọi đảm nhận những trách nhiệm nặng nề (St 15,1; Xh 4,12; Tl 6,12-17). “Đừng sợ? Ta sẽ ở cùng ngươi! “. Trong phục vụ, vị chủ tế cũng thường lặp lại với ta lời cầu chúc này: “Chúa ở cùng anh chị em!”. Chúng ta có tin tưởng vào lời chào chúc đó không? Em-ma-nu-en: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Nghe những lời ấy, cô hoảng sợ, và tự hỏi không biết lời chào như vậy có nghĩa gì.
Ở đây nếu chỉ nhận thấy một phản ứng tâm lý, thì ta mới dừng lại ở khung dạng bên ngoài. Trong Cựu ước, bất cứ cuộc đưa tin nào cũng đều gây “sợ hãi” cả. Một lần nữa, đây là kiểu nói Kinh thánh, có nghĩa là: Hãy chú ý ở đây đang bàn đến mầu nhiệm? Những lời này chứa một ý nghĩa kín ẩn, cần phải khám phá? Thiên Chúa vẫn có đó! Đây là điều quan trọng! Thiên Chúa luôn là Đấng gây bối rối, xuất hiện bất ngờ và ở trong tình trạng kín mật… Thế nên, được mời gọi đến gần Chúa, con người dễ phát sinh cảm tình muốn lùi lại, run sợ trước vẻ thiêng thánh…
Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai… và đặt tên là Giêsu.
Luca sử dụng một kiểu nói có sẵn, rất nhiều lần được dùng trong Kinh thánh (St 16,11-17-19; Tl 13,5-7; Is 7,14). Này đây trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ đặt tên con trẻ là Emmamuel”. Lời sấm của Isaia từ lâu vẫn được hiểu theo nghĩa, việc hạ sinh Đấng cứu thế mà vẫn còn trinh khiết, như bản dịch Hy Lạp của 70 học giả xác nhận. Trong đó, ta thấy từ Hy Lạp “parthénos” (trinh nữ) chính xác hơn từ Do Thái “almah” (người nữ không lấy chồng).
Người sẽ nên cao cả, và thiên hạ sẽ gọi Người là Con Đấng tối cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Vua Đavít, tổ tiên của Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời,và vương quyền của Người sẽ vô cùng tận.
Maria thuộc lòng “lời tiên báo của Na than” (2 Sm 7,12-17) mà sứ thần gởi lại cho cô. Đối với chúng ta, đó là một thứ ngôn ngữ hơi bí hiểm. Những mọi người Do Thái đều hiểu lời đó theo ý nghĩa: Con trẻ này sẽ là Đấng cứu thế mà thiên hạ được loan báo và chờ mong.
Làm sao có chuyện ấy được; vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng.
Ý định của Luca thật là rõ ràng: ông không muốn để người ta phải nghi ngờ gì về sự trinh khiết của Maria. Thời đó, theo tập tục Do Thái, lễ đính hôn cho phép các người nam kết ước được hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm chồng, kể cả những tương quan giao hợp… Luca loại bỏ giả thiết này. Maria đã cân nhắc suy nghĩ và chọn sống đồng trinh. Vấn đề đố khiến ta cần đi sâu vào trong tư tưởng và tâm hồn Maria. Cô đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa, trong một tình yêu huyền bí, tuyệt đối, chuyên nhất… như biết bao người khác vẫn làm từ lâu rồi? Điều đó không làm giảm giá trị bậc sống hôn nhân gì hết! Nhưng nó làm nổi bật một lý tưởng khác, là một số người có thể chọn lựa một cách hợp thức, như’ sau này Đức Giêsu có đề cập đến (Mt. 19,12). Đàng khác, qua cuộc khám tìm nếp sống của nhóm người Essenien tại Qumraxl, giờ đây ta biết rằng, đó không phải là một lý tưởng xa lạ gì với Israel: vào lúc xảy ra các biến cố trên, lý tưởng sống độc thân tự nguyện tận hiến đã bắt đầu phổ biến rộng rãi.
Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và uy quyền Đấng tối cao sẽ che chở cho bà.
Chúng ta đừng tưởng rằng, Maria đã thấu suốt mầu nhiệm Ngôi vị của người con mình qua những định nghĩa tín lý trừu tượng. Không! Nhờ ý nghĩa của các hình ảnh và dụ ngôn Kinh thánh diễn tả, mà cô hiểu sự việc cách cơ bản thôi. Ở đây, Maria đứng trước một đề tài huyền diệu về “shekinah”, hay “mây”; “bóng mát”, dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Thần khí bay lượn trên nước lúc khởi đầu để ban sự sống (St 1,2). Và đây là một cuộc tạo thành mới nới Đức Mària “mây” phủ kín trướng tao phùng trong bóng mát (Xh 40,35). Và giờ đây Maria trở nên nơi cư ngụ của sự hiện diện Tháp Chính dưới bóng của: mây trời” mà Thiên Chúa đã phán dạy Môsê (Xh 16,10). Khi Salômon khánh thành Đền thờ, năm 986, thì “mây xuống đầy nhà Chúa” (1 V 8,10). Đối với một nữ Do Thái, những lời của sứ thần đã gợi lên tất cả những điều đó.
Vì thế, hài nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng thánh, là con Thiên Chúa.
“Thần khí…”, “Quyền năng…”, “Đấng thánh…”, “Đấng tối cao…”. Luca muốn diễn tả cho ta hiểu, ngay từ giây phút đầu tiên, nhân tính của Đức Giêsu đã được thần khí
Thiên Chúa thấm nhập. Ngôn ngữ đượm màu sắc Kinh Thánh. Ai không chấp nhận bắt đầu từ giới mức đó – giới mức của Đức tin – thì mới chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài trình thuật. Lạy Chúa, xin giúp con,biết dừng lại, sửng sốt mà thờ lạy, trước mầu nhiệm được diễn tả qua ngôn ngữ gợi ý trên đây. Trứng thụ thai trong dạ một người nữ, đó là một mầu nhiệm tuyệt vời,: vượt qua mọi định luật tự nhiên. Thánh Gioan sẽ nói: “Ngôi lời đã nhập thể” (Ga l,14). Ngày đó, ngang qua những gì đã biết nhờ vốn liếng Kinh thánh tại sao Maria lại không có thể hiểu, những gì sẽ xảy ra? Dẫu sao, chắc chắn đó chưa phải là điều rõ ràng trong những định nghĩa tín lý.
Này tôi là nữ tỳ của Chúa.
Thiên Chúa không thể đưa dẫn Maria tới chức năng làm mẹ mà lại không thông tin và hỏi ý kiến trước. Thiên Chúa không đặt chúng ta đứng trước một sự kiện đã rồi. Ngài tôn trọng lãnh vực tự do và trách nhiệm của mỗi người. Qua ngôn ngữ Kinh thánh trên, Maria đã hiểu rõ điều cốt yếu để dấn thân với ý thức đầy đủ về sự việc.
Nhưng ta cũng đoán được đó là “trong đức tin”. Lạy Chúa, xin cũng giúp chúng con biết tin tưởng.