Chúa Nhật III Phục Sinh
TRÊN ĐƯỜNG EMMAU
Chú giải của Fiches Dominicales
1. Từ mối tương giao khép kín đến thái độ cởi mở với người khác.
Đoạn Tin Mừng về hai môn đệ trên đường Emmaus được kể là một trong những đoạn Tin Mừng đẹp nhất của thánh Luca. Một câu chuyện vừa sâu sắc về thần học, vừa diễm ảo về văn chương, chính cấu trúc câu chuyện chuyến đi khứ hồi Giêrusalem-Emmau-Giêrusalem là bức phóng biểu tượng cho “cuộc qui hồi” sắp thực hiện trong lòng hai môn đệ. Câu chuyện sẩy ra vào ngày “thứ ba sau khi Đức Giêsu lìa trần” ngày mà, thánh Luca, ngay những dòng mở đầu của Tin Mừng, đã coi như “ngày thứ nhất trong tuần” và các Kitô hữu đã sớm gọi là “ngày Chúa nhật”, ngày của Chúa.
Hai môn đệ trở về Emmaus, làng xưa yêu dấu, các bậc thức giả còn tranh luận về địa điểm của làng này; nhưng có gì là quan trọng. Điều cốt thiết đối với chúng ta hôm nay chính là khám phá kinh nghiệm lữ hành mà hai môn đệ xưa đã trải “với những bước chân nặng nề” (Fiche A.124), một kinh nghiệm mà có lẽ vẫn còn tái hiện mọi nơi trong cuộc lữ thứ này. Tác giả Tin Mừng kể lại; “trò chuyện với nhau” nhưng chỉ quanh đi quẩn lại với một vắn nạn nan giải duy nhất: cái chết của Thầy họ đã dập tắt mọi hy vọng họ đã ấp ủ trong lòng và xóa sổ nhóm mười hai môn đệ. L.M. Chauvet chú thích: Họ trò chuyện với nhau, câu chuyện chỉ xoay quanh đời họ va lời giải đáp cho cái chết thất hại của thầy mình, mắt họ vẫn còn bị bưng bít” trí họ cũng bị phong tỏa như mắt họ, tất cả còn phong kín, họ tự phong tỏa chính mình, với các chết của Đức Giêsu trong âm phủ: cửa mộ đã bị một tảng đá lớn bít kín.” (“Từ biểu tượng đến biểu tượng”, Cerf, tr.89) Đang chuyện vãn với nhau trên đường chiều mòn mỏi, chợt một người bắt kịp họ và “cùng họ đồng hành”. Người cách lạ hỏi ngay đến vấn nạn của họ các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? Câu hỏi được gợi lên như một điểm dừng cho cuộc hành trình nổi trôi không mục đích của họ: “họ dừng lại vẻ mặt buồn”; câu hỏi ân cần ấy đã kết thúc câu chuyện riêng tư giữa hai người để có dịp thổ lộ với một người thứ ba về niềm hy vọng đã mất của họ: “chúng tôi cứ ngỡ…” Điều khiến Cléopas ngỡ ngàng vì người khách lạ hầu như chẳng biết tí gì, trùng hợp lạ lùng với lời rao giảng tông đồ trong bài diễn từ của thánh Phêrô tại nhà viên bách quản Corneille (x. Bài đọc 1 Chúa Nhật Phục Sinh) và trong bài diễn từ của thánh Phêrô ngày lễ Ngũ tuần. (x. Bài đọc 1 Chúa Nhật 3 Phục Sinh) Nắm trong tay mọi mã số của ô chữ, nhưng không có chìa khóa để giải mã ra để tìm ra ý nghĩa. “Toàn bộ nội dung đã được trao ban, đã được công thức hóa hoàn chỉnh, kinh Tin Kính được đọc đi đọc lại, Tin Mừng đã được tóm tắt; …chỉ còn thiếu một đốm lửa; người lữ khách đã ngân nga tất cả ngay dẫn lời báo trước diệu kì “Ngài hằng sống” với nét mặt buồn thẳm. Ông còn thiếu niềm tin, ơn đức tin, ánh sáng đức tin sẽ chiếu sáng, sẽ mang lại ý nghĩa cho câu chuyện. Tất cả đều đợi chờ lúc màn bí mật được vén lên” (“Những người hành hương về Emmaus”, tr. 61-62)
2. Từ ngõ cụt đến đường đi.
Người khách lạ chăm chú lắng nghe họ, giờ thì họ bắt đầu lắng nghe Ngài. Ngài duyệt lại cuộc sống và cái chết của Thầy họ, “mọi điều liên quan tới Ngài” dưới ánh sáng Thánh Kinh. “Và, khởi đi từ Môsê và các tiên tri” Ngài hé mở cho họ thấy thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa đã thể hiện giữa những biến cố mà họ cho là thê thảm ấy. Cái chết của Đức Giêsu, đối với họ dường như là một ngõ cụt, thực sự lại là đường “dẫn đến sự Sống”. Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao” L.M. Chauvet giải thích thêm: khi nghe nói về Đức Giêsu khi đón nhận chứng từ của Ngài về chương trình Thiên Chúa trong Kinh Thánh (Môsê và các tiên tri), lòng họ vẽ nên một hình ảnh khác về Đức Giêsu vị tiên tri; bắt đầu biến hình thành Đức Kitô! thành Đấng thiên sai phải chịu đau khổ và chịu chết để bước vào chốn vinh hiển. (SĐD, tr.90)
Họ được mời gọi đảo ngược tận căn niềm tin của mình: Làm sao mà Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa lại có thể phải trải qua cái chết như thế được? nhưng một điều gì đó đã nẩy mầm trong lòng họ; tảng đá nặng nề phong tỏa họ đã bắt đầu lung lay “Xin ở lại với chúng tôi” họ khẩn nài khi đến gần ông vì trời dã chiều và đêm đã xuống”.
3. Từ mê lầm đến tỉnh ngộ
Giờ thì cả ba đang ở trong quán trọ, người lữ khách đang “đồng bàn cùng họ”. Những cử chỉ Ngài thực hiện “Ngài cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ”, chính là những cử chỉ của Chúa trong bữa tiệc ly.
Thánh Luca, nếu chẳng phải là qua các việc làm thì chí ít trong hướng cũng muốn nhắm đến các tín hữu hội nhau mỗi ngày thứ nhất trong tuần. Và thật bất ngờ, họ đã hiểu rõ ngọn ngành: khi ấy, mắt họ liền mở ra và họ nhận biết Ngài”. “Người đã chết chính là Đấng hằng sống! vẫn Đấng ấy nay đã biến thành một người khác, chính họ cũng biến thành người khác. Vì mắt họ nay đã mở ra để thấy được mình cũng như thấy được Người. Việc duyệt lại đời Ngài giúp họ duyệt lại đời mình, nhận biết ngài phục sinh đánh dấu sự phục sinh của riêng họ. Lòng ta đã chẳng bừng cháy lên khi ngài cắt nghĩa Kinh thành cho ta trên đường chiều đó sao? Trong khi hồi tưởng, niềm tin nơi Đức Kitô phục sinh đã phục hồi quá khứ rã rời và mở ra cho họ một tương lai mới”.
Tháng ngày quá vãng dường như đã chết của họ nay bắt đầu hồi sinh, mắt đã được hàn gắn và uốn nắn lại: mô thức có tính “biểu trưng” của bí tích đã phác họa, nối kết và hình thành nên nó, bây giờ họ tìm thấy nơi nó một ý nghĩa chắc chắn…tương lai đã biến đổi: nếu thực sự thập giá là sống giây phút hiện tại với Thiên Chúa và với mình, thì còn có gì không thực làm được nữa đây ” (LM. Chauvet, SĐD, tr. 91-92) Đức Giêsu có thể “biến mất khỏi tầm nhìn” của các môn đệ đã lấy lại được niềm tin. Họ đã tìm lại được người, hằng sống, trên đường đời của họ. Phục sinh, từ nay “Ngài ở với họ” và tỏ mình ra cho họ qua những dấu chỉ của niềm tin, lôi kéo họ vào mầu nhiệm phục sinh
4. Từ sự tan nát… đến chỗ tuyên xưng niềm tin của Hội Thánh.
Con đường dẫn đưa những người lữ khách từ Giêrusalem đến quán trọ Emmau sao mà xa xôi vạn lý. Ay vậy mà lúc trở về Giêrusalem lại chỉ trong phút giây vì Tin Mừng đang cháy bỏng trong tim là trên môi họ. Chính nhóm mười một và thân hữu lại tập họp nhau và thông báo với họ trước rằng “Chúa đã phục sinh: Ngài đã hiện ra với Simon Phêrô”. Bấy giờ, họ cũng kể lại những diễn biến trên đường và nhờ đâu họ đã nhận ra được Ngài khi Ngài bẻ bánh”.
Cuộc trở về nguồn cội, nghĩa là trở về với cái nôi phát sinh Hội thánh, tức Giêrusalem, tượng trưng cho cuộc trở lại nỗi buồn sang niềm vui, từ sự lùi bước đến dấn thân, từ sự tan tác đến kết đoàn, nhóm những người theo Chúa đã tản mác ở đầu câu chuyện, nay đã tái hợp, nhưng khác hẳn ngày xưa, họ đã chết, nay họ “sống lại”. Ngày lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu đã biến thành ngày Lễ Phục Sinh của riêng họ: là một nhóm nhỏ, họ cũng đã đi qua cái chết được phục sinh thành Hội Thánh”. (LM Chauvet. SĐD.)
BÀI ĐỌC THÊM
1. Câu chuyện này là bản lược đồ hay khuôn mẫu chính xác của nền phụng vụ Công Giáo (H. Denis, “100 từ để tuyên xưng niềm tin”, Desclie de Brouwer, tr. 145-146).
Câu chuyện sống động này chính là bản lược đồ hay khuôn mẫu xác thực của tất cả nền phụng vụ công giáo, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Hãy đọc lại sẽ thấy. Phụng vụ luôn bắt đầu bằng việc tập họp. Đây là điều không thể thiếu được Các bạn đang đồng hành trên con đường sự sống. Có lẽ đã quá quen nhau nên không nhận ra Đức Kitô, người bạn đồng hành vừa gia nhập vào nhóm của các bạn. Một cộng đoàn phụng vụ tự cơ bản là một cộng đoàn được hình thành, gắn bó với Đức Kitô, trở nên thân thể của Đức Kitô, Hội Thánh… Nhưng rồi, người ta xao lãng, người ta có những mối quan tâm khác, thế là bạn nói chuyện ngay ngoài cửa nhà thờ, bạn kể cho nhau vài tin tức trước khi bước vào hay khi đã ngồi vào ghế cho đến lúc bạn tự hỏi xem đời mình có thể nối kết với đời sống của Đức Kitô và đời sống của Đức Kitô có thể nối kết với đời mình không. “Sao, có lẽ ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay…” Cộng đoàn là một tập thể có khả năng lắng nghe Đức Giêsu. Đó chính là phụng vụ lời Chúa, trong đó, dù là ngày nào đi nữa thì cũng vẫn là Đức Giêsu cho biết mình đã kiện toàn lề luật và các tiên tri ra sao. Bây giờ, ta có thể bước vào trong thâm cung nhà Chúa. “Hãy ở trong Thầy là Thầy ở trong anh em” (Ga 15,4) nhà của những người đồng hành trên đường Emmaus đã biến thành nơi chia sẻ tấm bánh. Kỳ diệu thay chính trong việc bẻ ra, chia sẻ, việc Thiên Chúa tự hiến mà người ta nhận biết nhau. Những con mắt mở ra để khám phá, không phải sự trần trụi của thân xác hay chết như trong vườn Ê-đen xưa kia, mà là vẻ rực rỡ huy hoàng của Đấng Phục sinh đã tự nguyện mặc lấy thân xác mọn hèn phải chết của chúng ta. Sự nhận biết đầy kính tin cấm người ta chạm đến Đấng Phục sinh. Hiện diện trong xa vắng. Đức Giêsu đã xa khuất tầm nhìn của họ… Thế cũng đã đủ để họ ra đi, hợp nhất niềm tin với các tông đồ, hãy ra đi trong bình an của Đức Kitô. Hãy ra đi loan báo cho các anh em: Đức Kitô đã sống lại. Alleluia.
2. Câu chuyện diễm tuyệt và xác thực dành cho các tín hữu mọi thời. (M. Sevin, trong “Hồ sơ Kinh Thánh”, số 41, tr. 22).
Mong sao độc giả Tin Mừng hiểu được rằng câu chuyện nào nhắm đến họ. Đến lượt họ, họ tự hỏi làm sao thấy được Đấng Phục sinh. Câu trả lời là: mắt trần hoàn toàn vô dụng, sự hiện diện của Đấng Phục sinh khác hẳn sự hiện diện của Đức Giêsu tại Nazarét. Đây là một sự hiện diện mới mẻ, chỉ tỏ hiện với con mắt đức tin được nuôi bằng Kinh thánh và việc chia sẻ bữa ăn với Đức Giêsu: Nếu muốn thấy và sống sự hiện diện của Đấng phục sinh các tín hữu phải trang bị cho mình hai điều kiện ấy vì họ luôn có sẵn trong tay Thánh Kinh và Thánh Thể.
Ở đây thánh Luca, đã viết nên một câu chuyện diễm tuyệt và xác thực cho các tín hữu mọi thời.