Lời Chúa Chúa nhật XXX Thường niên C
Hai con người, hai thái độ, hai đích điểm
Chú giải của Fiche Dominicale
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Người biệt phái nhìn vào bản thân và so sánh
Trên đường lên Giêrusalem, sau dụ ngôn bà góa và vị thẩm phán bất lương, Đức Giêsu kể một dụ ngôn nữa. Chỉ có thánh Luca kể lại dụ ngôn này. Dụ ngôn nhắm đến ai? “Một số người tự cho mình là chính trực là khinh khi những người khác”. Một kiểu nói chung để đề tặng tác phẩm nhỏ này cho những người biệt phái mọi thời.
Dụ ngôn nêu lên hai nhân vật tương phản, cùng lên Đền thờ vào giờ cầu nguyện. Hai thái cực của xã hội Do Thái thời ấy: Biệt phái và thu thuế.
Biệt phái là hình mẫu của người giữ đạo tốt. Anh ta thuộc về nhóm đạo hạnh. Từ “biệt phái” dành để chỉ lớp người này rất thích hợp, vì những “vị thánh” này tách biệt khỏi quần chúng. Như cử chỉ quen thuộc thời ấy, anh đứng cảm tạ Thiên Chúa. Đọc bản thống kê công nghiệp, xướng lên các tội anh không phạm, những luật lệ anh chu toàn, anh còn giữ quá những điều luật yêu cầu: ăn chay 2 lần một tuần, góp 1/10 hoa lợi. Thật khó mà không tin vào những điều ấy ! Anh không cần cầu xin gì. Anh cứ tràng giang đại hải như mình nói cho mình nghe. Thiên Chúa đóng vai phụ. Anh thấy mình vượt lên trên những kẻ trộm cắp, bất lương, ngoại tình. Những kẻ thật đáng khinh bỉ? “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi đã không như những người khác”.
2. Người thu thuế đặt mình dưới ánh mắt Thiên Chúa
Người thu thuế, hình mẫu của loại tội nhân công khai, bởi làm nghề thu thuế, phục vu nền hành chánh xâm lược, anh bị xếp loại vào hàng ngũ bất hảo, chăng còn gì để hy vọng. Anh cũng đứng cầu nguyện, ý thức mình là tội nhân, “anh đứng xa xa, không dám ngước mắt nhìn lên, anh đấm ngực mà nói: Lạy Chúa Trời tôi, xin thương xót tôi là kẻ có tội”.
Kết luận của dụ ngôn thật bất ngờ. Tình trạng của mỗi người lệ thuộc vào thái độ của họ trước mặt Chúa. Người thu thuế được nhận lời, được tha thứ và được Thiên Chúa tuyên bố là người công chính. Còn người biệt phái, hình như anh chẳng cần cầu xin gì, trở về với ý nghĩa mình là người công chính, nhưng sự công chính ấy lại không được Thiên Chúa chuẩn nhận.
H. Cousin chú giải rằng: “Đức Giêsu công khai tỏ bày tình trạng mới này. Người mời thính giả nhận ra cách cư xử của Thiên Chúa, trước khi kêu gọi bắt chước thái độ của người thu thuế. Cần vượt qua tính cách nghịch lý của sứ điệp. Người thu thuế được tha trước khi đền bù những tệ hại và làm hòa với tha nhân. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa đối với tội nhân như thế đó… tương tự thái độ của Đức Giêsu đối với tội nhân và những kẻ bị loại trừ là một thứ luật mới phải được thừa nhận. (L’Evangile de Luc “, Centurion, trg 216-217). Chúa Giêsu kết luận về sự đảo ngược tình trạng này bằng một câu (đã trích ở 14, l) có hương vị thế mạt: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. Thiên Chúa hạ kẻ tự phụ, và nâng cao kẻ khiêm nhu, vì “tư tưởng của Ta không giống ý nghĩa của các ngươi, và đường lối Ta, cũng không giống lối ngõ của các ngươi. ” (Is 55, 8).
II. BÀI ĐỌC THÊM
1. Nhân vặt chính của dụ ngôn không phải chính Thiên Chúa ư?
(G. Bessrère, trong “Diêu si proche”, DDB, trg 164-l65).
“Một người tự nghe lời mình cầu nguyện, ngợi khen Thiên Chúa về nhân đức của mình, liệu có hợm hĩnh quá không? Chắc ông không nghĩ vậy! ông ta nghĩ mình đã làm nhiều điều tốt. ông phải có vị trí cao trong Nước Chúa, và ông có thêm thắt chút ít thì là để làm gương cho người khác. Cũng xứng đáng thôi. ông có thể ngẩng cao đầu khi vào Đền thờ. Ông là người chính trực, thanh sạch !
Còn ông kia? Thu thuế cho chính quyền Rôma. Có nâng mức thuế lên chút đỉnh để được phần trăm cao hơn cho chính mình. Ông khiêm tốn hơn, nhưng thay vì đấm ngực, có lẽ cũng nên nhìn thẳng vào thu nhập của chính mình mà đổi nghề đi. Chỉ xin Chúa xót thương thôi thì quá dễ “… Không phải chỉ những kẻ kêu lạy Chúa, lạy Chúa…”.
Câu hỏi khác không khó trả lời: Ai là nhân vật chính trong dụ ngôn này? Người biệt phái đứng cầu nguyện trong gian thánh Đền thờ? Hay người thu thuế muốn thu mình lại, cúi xuống đấm ngực ở xa xa kia? Không phải! Hãy chú ý đến một chi tiết: Đền thờ! Vâng? Nhân vật trung tâm của dụ ngôn: chính Thiên Chúa. Để ý mà coi: “Khi người thu thuế về, anh trở nên công chính”, anh chứ không phải người biệt phái. Ai đã đong đầy tâm hồn anh sự chính trực? Và sự diễm phúc mà từ lâu anh không còn nhớ đến? Chúa chứ còn ai? Một Thiên Chúa quảng đại ban phát đến phí phạm, một Thiên Chúa điên điên chọn hướng con chiên lạc, người què quặt tâm hồn và thể xác Đức Giêsu qua cách cư xử, đã hiến tặng chính mình cho những ai bị loại trừ, bị gạt ra lề, bị coi là tội nhân.
Thiên Chúa như không bị trói buộc bới tính cách luân lý. Ngài vẫn như thể đang khám phá, đón nhận mà không cần điều kiện tiên quyết nào hết? Cứ dịu dàng mà tạo nên những cuộc đổi đời đổi ngàn lần đổi. Hãy luôn lại bắt đầu, dù là hàng ngàn lần, và rồi ta sẽ ngạc nhiên không cùng vì thấy mình vẫn được yêu thương. “
2. Chọn lựa giữa hai mẫu người tu sĩ? (Missel Emmaus des Dimanches, trg 1136).
Tính chất tu sĩ bao gồm những thực tại rất khác biệt, có khi mâu thuẫn nữa. Có những giới cho mình là tu sĩ khi nhận một hệ thống luật lệ và nghi thức mà họ nghĩ là ý Chúa: Và dựa trên hệ thống này để sống cho lương tâm được an ổn và cho liên hệ với Chúa được tốt lành. Có biết đâu rằng từ căn bản đã lệch lạc và quan hệ với tha nhân cũng xộc xệch.
Tu sĩ đích thực theo nghĩa ki tô giáo của danh xưng này là kẻ cảm nghiệm được sự hư không của mình và do đó, khám phá ra tình yêu nhưng không của Chúa. đói với họ, luật lệ, nghi thức chỉ là phương cách diễn tả hành vi tạ ơn vì Chúa đã làm cho họ được sống và giải thoát họ khỏi tội lỗi. Lòng tin của họ không phải là một hệ thống cứng ngắc và loại trừ người khác.
Loại thứ nhất thuộc hạng công chính, nhưng thực tế tự khép kín chính mình, tự mãn và cố định, bởi đó, sai từ cơ bản. Loại thứ hai, đặt mình trước nhan Chúa, và bởi đó, được Chúa thánh hoá.
Chúng ta đón nhận con đường nên thánh theo nghĩa thứ hai chứ?