Lời Chúa Chúa nhật XXX Thường niên C
Chuyện hai người cầu nguyện
Chú giải của Noel Quesson
Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đậy với một số người tự hào cho mình là công chính.
Đức Giêsu thích nói bằng “dụ ngôn” bằng hình ảnh.
Người ta đếm được năm mươi dụ ngôn trong các sách Tin Mừng. Luca kể lại bốn mươi dụ ngôn mà mươi lăm là của riêng ngài. Dụ ngôn về “người Pharisêu và người thu thuế” ở trong số các câu chuyện mà người ta chỉ tìm thấy trong Luca.
Bắt đầu vào câu chuyện, chúng ta thấy Luca chỉ cho chúng ta “người nhận” bức thư riêng này : Đức Giêsu gởi nó cho “những người tự hào mình là công chính”. Trong lúc này, không có ý nghĩa gì xấu cả. Là người công chính ư ! Đó là một lý tưởng rất tích cực. Mọi con người xứng đáng với danh xưng này phải mong ước trở nên công chính. Theo nghĩa của Kinh Thánh, từ “công chính” không chỉ có nghĩa như hiện nay tức là “trả cho mỗi người cái gì là của người đó”. Thật vậy, trong Kinh Thánh, “là công chính” tương đương “là thánh”. Người công chính là người có đời sống phù hợp với ý Chúa. Vâng, quả thật là một lý tưởng của cuộc sống : Sự đúng đắn, sự ngay thẳng, thánh thiện, hoàn hảo. Chúng ta đã quá quen với việc lên án lập tức những người Pharisêu, như thể tất cả những người Pharisêu đều là những người giả hình bẩn thỉu. Thật vậy, tỉ lệ những kẻ giả hình trọng số họ hẳn phải thấp hơn tỉ lệ những kẻ giả hình thuộc mọi nhóm Người. Những người kháng chiến anh dũng chống lại sự đàn áp của vua ngoại bang Antiochus Epiphane có những người thừa kế là người Pharisêu. Vào thời Đức Giêsu, họ vẫn còn là một nhóm trong sạch và thanh cao, những con Người tôn giáo sâu xa, đã trọn đời tin cậy Thiên Chúa, họ có những kiểu sùng đạo và học hỏi Luật, được dân thường thán phục và yêu mến
và có ảnh hưởng sâu rộng đối với dân. Bởi vì “sự công chính” theo nghĩa Kinh Thánh, bao gồm cùng lúc “lòng kính
sợ Thiên Chúa” , nghĩa là sự tế nhị không làm điều gì mất lòng Thiên Chúa cả trong những chi tiết dù rất khó khăn… và sự thương yêu người thân cận” nghĩa là sự tế nhị không làm điều gì có hại cho người thân cận này . . .
Trong khi đọc phần tiếp theo của dụ ngôn, gởi cho “một số người tự hào cho mình là công chính”, chúng ta cố đừng quên điều đó.
Chúng ta chớ quên rằng Đức Giêsu được coi là “công chính” ! (Lc 23,47 ; Mi 27,19). Nhiều vị đại thánh của Tin Mừng cũng được coi là “công chính” (Lc 1,6 – 2,25-23,50 ; Cv 10 22).
Vậy thì, cám dỗ tinh vi mà người công chính có thể gặp là gì?
Và bù lại, cơ may tinh vi cho kẻ tội lỗi, không phải là người công chính là gì ?
..Một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác.
Ít ra đây là một điểm trong đời sống họ không được công chính “khinh chê” nào có tốt đẹp gì. Chúng ta đoán được điều đó , Đức Giêsu không thể đồng ý với một tấm lòng khinh miệt. Tấm lòng của Người hoàn toàn dịu dàng và nhân hậu. Thiên Chúa không khinh thị một ai. Một người càng khiếm khuyết, hư hỏng, bệnh hoạn, dị dáng. . .Thiên Chúa càng yêu người ấy. Một Người càng đáng khinh, càng cần được yêu thường bằng một tình yêu không cần đền đáp lại. Thiên Chúa thật mà Đuốc Giêsu mạc khải là Thiên Chúa của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi, bị kết án, bị gạt ra ngoài lề, không được yêu thương. Con chiên đi lạc trong những bụi gai bỗng nhiên hoàn toàn chiếm chỗ trong lòng người mục tử .
Khinh chê ư ! Làm thế nào mà người mục tử có thể khinh chê dù chỉ một con chiên của mình ?
Một kinh nghiệm mà ai cũng thấy là một đứa trẻ có tật không những không bị khinh chê mà còn chiếm trong lòng cha mẹ nó một vị trí quan trọng hơn cả những đứa con khỏe mạnh. Làm sao chúng ta ngạc nhiên được ? Chẳng phải là điều rất tự nhiên đó sao ? ôi thật là nghịch lý, tình yêu thuần khiết nhất, vô tư nhất hướng về con người đang cần nó nhất… và xét trong một giới hạn “không thể” đáp trả tình yêu.
Thiên Chúa lúc nào cũng như thế. Tình yêu không tính toán và không đòi đáp trả . Tình yêu tuyệt đối.
Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.
Như mọi câu chuyện kể ở Phương Đông câu chuyện được phóng đại đến độ thành tranh biếm họa. Đức Giêsu là người kể chuyện thiên tài. Chỉ cần nghe kể một lần, người ta sẽ không quên được.
Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta hai nhân vật đối lập nhau, hai thái cực :
Người Pharisêu, đó là con Người không thể chê trách, người “hành đạo” tốt lành, người công chính…
Người thu thuế, đó là mẫu người tội lỗi : Hình ảnh của sự suy đồi đạo đức. Được giao cho việc thu thuế họ chiếm đoạt thật nhiều tiền và giữ lại cũng nhiều. Đó là những người giàu nhất hạng, không được lòng dân và không còn nghi ngờ gì nữa, bị mọi Người khinh bỉ ! Hơn thế nữa vì nghề nghiệp của họ bắt họ phải đụng đến đồng tiền của La Mã, nên cả ngày họ phải ở trong sự phạm thánh ô uế dưới mắt của những Người Do Thái : Những đồng tiền đều có hình của Hoàng đế kẻ ngoại xâm ! với dòng chữ nói lên tình thần linh của Hoàng đế (ngẫu tượng !). Trong ngôn ngữ thường ngày, người ta liên kết người thu thuế, với kẻ Hội- giáo, dân ngoại và gái điếm (Mt 5,46-47 –18,17).
Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng : “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”.
Đây là một người trung tín và quảng đại. Chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ ông ta nói dối. Ong nói điều ông thật sự đã làm. Luật chỉ buộc giữ chay một ngày trong năm vào dịp lễ Yom Kippour : nhưng những người sùng đạo đã tự nguyện thực hành việc sám hối bằng việc ăn chay hai lần trong một tuần lễ Luật buộc nông dân có nghĩa vụ trích một phần mười hoa màu để chăm lo cho người nghèo và cho việc tế tự ‘trong đền thờ ? nhưng những người Pharisêu bởi sự tế nhị của lương tâm đã tự ý nộp thuế thập phân một lần thứ hai về số thực phẩm nhỏ nhất mà họ mua (Mt 23,23). Vả lại, lời cầu nguyện của Người Pharisêu tinh truyền : ông ta không cầu xin điều gì . . ông “cảm tạ ” Thiên Chúa. . . . đó là lời kinh tạ ơn và Thánh Thể . Vâng, trước tiên phải thán phục con người thanh liêm ấy. Nếu có thêm các ông, các bà sống như thế, hẳn là xã hội sẽ đẹp hơn lên : không trộm cắp, không bất công, không ngoại tình… những người chịu thiệt để đem cho người khác vì tình liên đới… những Người cầu nguyện bằng sự tạ ơn ! Vậy thì, hẳn người ta hạ thấp dụ ngôn ấy và thay đổi vấn đề khi chỉ nhìn trong vị “thánh” ấy một kẻ giả hình che giấu khéo léo cách sống của mình. Nếu Đức Giêsu không trách ông ta về thói giả hình, vậy Người trách điều gì nơi con người xem ra “rất công chính đó ? Và một cách chính xác chủ nghĩa Pharisêu là gì ?
Mới thoạt nhìn, chúng ta không thể không nhận ra tính kiêu ngạo và tự mãn của người ấy. Chúng ta đã nhận thấy ông ta khinh chê những người khác, những người tội lỗi. Nhưng NGÀY NAY thật là quá dễ dàng để áp dụng tính cách Pharisêu, không chỉ cho nhiều loại người. Thời nay, không ai còn muốn xưng mình là Pharisêu…. nhưng điều đó không không tỏ rằng dòng giống Pharisêu đã biến mất. Từ lâu nay, trong bối cảnh vô đạo đức trong đó “những người thu thuế và tội lỗi” bằng lòng về mình và hãnh diện mình như thế : Họ bày sự vô đạo Đức của họ ra một cách vô liêm sỉ, khoe mình không hành đạo, khinh chê những người đề cao một lý tưởng hoặc cố gắng trở nên tốt hơn . . .Hài lòng về mình họ khinh khi “bọn tư sản” hoặc “bọn công nhân”, tin chắc mình chiếm hữu các chân lý, lên án những người thuộc “phe tả” , hoặc “phe hữu” . . . Không, chủ nghĩa Pharisêu không chết ! Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì con không như ông chủ nọ trả lương cho công nhân rất tệ . . .hoặc con không như đoàn viên công đoàn kia có tư tưởng quá cấp tiến… hoặc như anh chàng kia có tác phong thật bừa bãi… hoặc như bà già mê đạo nọ, mê đạo đến nực cười, và còn anh chàng kia nữa, sống một cuộc đời đểu cáng…
Lạy Chúa, xin hãy giải thoát chúng con khỏi vô số chủ nghĩa Pharisêu tinh tế của chúng con. Lạy Chúa, xin Chúa giúp con không áp dụng bài Tin Mừng này cho những người khác, nhưng giúp con khám phá ra sự tự mãn, kiêu ngạo của con, cái cảnh mà con khinh chê Người khác” . . .
Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng :Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi…”
Người thu thuế không phán xét kẻ khác. Người ấy phán xét chính mình. Người ấy biết mình có tội . . .
Chúng ta nhận thấy rằng người ấy không lặp đi lặp lại toàn bộ danh sách các lỗi lầm của mình. Người ấy không “xưng tội”, chỉ cảm thầy mình bị tội lỗi đè bẹp. Và người ấy nói với Thiên Chúa điều đó. Người ấy không dựa vào sức mình, và công nghiệp của riêng mình. Chúng ta hãy tưởng tượng người ấy nhiều lần cố hoán cải để trở nên tốt hơn : nhưng mỗi lần, lại ngã xuống. Nếu chúng ta đã nhận ra mình trong người Pharisêu. . .thì chúng ta cũng nhận ra mình trong người tội lỗi đáng thương ấy, không tài nào thực hiện được lý tưởng của mình, luôn vấp phải những thói quen của mình và bị cám dỗ trở nên tuyệt vọng.
Nhưng chúng ta có nói lại không ngừng lời cầu nguyện của người ấy không ? “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” .
Tôi nói cho các ông biết : “Người này khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi, còn người kia thì không.Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống i còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.
Câu phán quyết này phải giáng xuống cử tọa của Đức Giêsu như một tiếng sét. Nhưng Đức Giêsu không cho một lời giải thích nào ! Người để chúng ta đoán ra rằng Thiên Chúa không phải như chúng ta vẫn tưởng. Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa vô tư. Thiên Chúa “đau khổ” với người “đau khổ” vì tội lỗi mình. Thiên Chúa muốn tha thứ. Nhưng người ta không đổ đầy một cái cốc đã đầy rồi ! “Người công chính”, trong giới hạn của mình, là người không cần đến Thiên Chúa nữa . . . bởi vì người ấy tự mình xoay xở rất tốt kia mà !
Tất cả bài học của dụ ngôn tuyệt vời này là ở sự chuyển dịch ý nghĩa của từ “công chính” được dùng theo ngôn ngữ Sê-mít ở đầu và cuối bài dụ ngôn. Nói cho cùng, con người không bao giờ là một “người công chính” mà là một “người được công chính hóa” . . . không phải là một người có giá mà là người “được thi ân”. “Oi lạy Chúa Cha, sự công chính của chúng con là đón nhận sự tha thứ của Cha, là ân sủng cho người nào không dám ngước mắt lên trời nhưng có tấm lòng nài xin khẩn khoản…”