Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật 2 Mùa Chay C – Noel Quesson
Đức Giêsu đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê.
Thật đáng tiếc, sách bài đọc Chúa nhật đã cất bớt câu của Luca. Ông đã nồi “khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giêsu đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê”. Lại càng đáng tiếc hơn, vì ba Tin Mừng nhất lãm đều đồng ý liên kết chặt chẽ biến cố biến hình của Đức Giêsu với cuộc đàm thoại nầy của Người “khoảng tám ngày trước đó” (Mt 17,1-9,2; Lc 8,28). Đó là một trong những trường hợp biến cố mà hai giai đoạn trong cuộc đời của Chúa Giêsu được nối liền theo thời gian. Vâng các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê phải nhớ đến sự kiện này. Tám ngày trước, đâu có một cuộc đối thoại không thể quên được, gồm hai phần: Trước hết, Người đã hỏi các ông: “Anh em bảo Thầy là ai?” và Phêrô đã trả lời câu hỏi về “lý lịch” này, bằng cách tuyên xưng đức tin vào Chúa là “Đấng Mêsia của Thiên Chúa”… Rồi ngay sau đó, Đức Giêsu bắt đầu loan báo cho họ biết cái chết sắp tới của Người. “Thầy phải chịu đau khổ nhiều, bị loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại”. Đó là cuộc đàm đạo của các ông còn ghi nhớ trong tâm trí.
Việc biến hình liên quan mật thiết với cuộc thương khó và biến cố Phục Sinh. Trong vài tuần nữa, Đức Giêsu lại đem ba người theo Ngài, ba người bạn này đến vườn Ghếtsêmani (Mt 26,37; Mc 14,33). Gương mặt của Đức Giêsu mà họ sắp thấy rạng ngời vinh quang, lúc đó họ lại thấy thấm đầy mồ hôi và máu đỏ (Lc 22,44) bị vả tát, rồi phỉ nhổ (Mt 25,67).
Trong cuộc đàm đạo tám ngày trước, Đức Giêsu cũng loan báo cho các ông biết rằng, chính các ông sẽ phải “vác thập giá, của mình để theo Người” (Lc 9,23) và Người nói thêm rằng, “một số người sẽ không phải nếm cái chết, trước khi thấy Nước Thiên Chúa” (Lc 9,27)… “Vương quốc” bí mật này là sự phát triển vinh quang của Thiên Chúa trong nhân loại, thế thì biến cố biến hình phải chăng là một hình ảnh của vương quốc đó? Lạy Chúa, làm sao con có thể đạt được mềm vui Phục sinh, mà không phải ngang qua con đường khổ giá? Mùa Chay này có là dịp để giúp con thông hiệp với những đau khổ của Chúa không? Tuần lễ thứ hai Mùa Chay bắt đầu để “nhờ thập giá tiến đến niềm vui”. Thương khó – Biến hình, cũng là một mầu nhiệm.
Cùng với Phêrô, Gioan và Giacôbê, Người lên núi để cầu nguyện.
Oi! Thật các ông đã có một dịp may đặc biệt! Cầu nguyện với Đức Giêsu! Được thấy Người cầu nguyện! Nhưng chỉ lát nữa, chúng ta sẽ thấy ngay, dù các ông có hiện diện trong lúc đó, các ông cũng không xứng đáng hưởng dịp may này. Trong khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì các ông lại “ngủ”. Đức Giêsu thật là “con người của cầu nguyện”. Vào mỗi lúc quan trọng của cuộc đời, Người đều cầu nguyện (Lc 3,21 – 5,16 – 6,12 – 9,18 – 9,28 – 10,21 -11,1 – 22,32 – 22,41 – 42-23,84 – 23;46). Trong suốt Tin Mừng của ông, Luca luôn ghi nhận Đức Giêsu tìm sự cô tịch có thể gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Có một bí mật trong con người Đức Giêsu. Ngài sống trong sự thân mật đặc biệt với một Đấng nào đó mà Ngài gọi là “Cha”. Đức Giêsu là “con người muốn hướng về Chúa Cha”. Đó là chìa khoá khai mở lý lịch sâu xa của Ngài. “Cha” là lời xưng hô đầu tiên khi Ngài còn là một cậu bé 12 tuổi ở Đền Thánh (Lc 2,49) và cũng là lời thưa cuối cùng khi Ngài đã trưởng thành, lúc Ngài chết trên thập giá (Lc 23,46).
Vậy thì, trong Mùa Chay này, tôi sẽ hướng việc cầu nguyện của tôi như thế nào đây?
Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.
Rõ ràng là Thánh Luca tránh dùng từ biến hình mà Mát-thêu (17,2) và Máccô (9,2) đã dùng để loan báo Tin Mừng cho người đương thời, chúng ta cũng phải biết thích nghi, có thể phải tránh một vài từ. Thính giả của Luca là những người gốc ngoại giáo, hấp thụ văn hoá Hy Lạp, có thể chỉ thấy trong từ “biến hình” một trong rất nhiều biến dạng của những thần linh có tính huyền thoại. Luca thích một thứ ngôn từ bề ngoài có vẻ khiêm tốn hơn nhằm trong lúc cầu nguyện, gương mặt của Đức Giêsu trở nên khác thường”. Thực tế, khi ngắm nhìn một số người nam nữ, trong lúc họ sốt sắng cầu nguyện ta cũng có thể thấy gương mặt của họ rạng ngời từ bên trong: cũng chính là con người đó, nhưng có một cái khác thường đang toát ra.
Trong văn hoá Kinh Thánh, biểu tượng “y phục” cũng giúp ta bổ sung cho sự quan sát đầu tiên này. Y phục “trắng tinh và chói loà” là “dấu chỉ” cho các hữu thể trên trời (Đn 7,9-10,5) Còn các Kitô hữu đầu tiên dùng để nói về Đức Giêsu. Phục Sinh (Kh 1,13, Lc. 17,23-24,4). Đó là tấm áo trắng các bé thơ của chúng ta thường mang khi chịu phép rửa… Ao trắng của những người lớn khi tuyên xưng lại đức tin… áo trắng của cô dâu trong ngày cưới, áo của linh mục trên bàn thờ… Đó là những dấu chỉ của Phục sinh, dấu chỉ của những môn đệ, chia phần vinh quang với Thầy (Kh 3,4-5 – 3,18-4,4 – 6,11-7,9-9,13)
Khi gợi lên cho ta thấy Đức Giêsu với “gương mặt biến đổi” nhờ cầu nguyện, Luca có ý khích lệ chúng ta. Trong cuộc sống đầy thử thách và thất bại, đầy đau khổ và tội lỗi chỉ có cầu nguyện, vào những lúc nào đó, mới có thể biến đổi chúng ta. Bởi vì chúng ta cũng được “biến đổi” phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương” (2 Cr 3,18). Khuôn mặt Mùa Chay, phải là khuôn mặt biến đổi!
Có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sấp hoàn thành tại Giêrusalem.
Chỉ mình Luca mới nói cho chúng ta biết về đề tài cuộc đàm đạo giữa Chúa và hai chứng nhân vĩ đại của Cựu ước: Họ nói về việc Chúa lên đường, cuộc “xuất hành” (exodou, theo từ Hy Lạp). Chúng ta không hiểu rõ Đức Giêsu đã sống bị ám ảnh và đeo đuổi trước viễn tượng về cái chết của mình như thế nào, cái chết mà Gioan gọi là sự “bước qua” cuộc vượt qua của Người ( Ga 13, 1 ) và Luca gọi là “sự bốc đi” (Lc 9,51-24,51). Đức Giêsu là con người hy sinh chính thân mình. Người biết Người đến để làm gì, sẽ đi về đâu Ngời đi về cùng Chúa Cha, Người “bước vào trong vinh quang bằng cách ngang qua cái chết”, và kéo theo Người toàn thể nhân loại. Mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giêsu tại Giêrusalem, là tóm tắt toàn bộ lịch sử con người, tóm tắt định mệnh của tôi: Dù tôi muốn hay không, dù tôi ý thức hay không, tôi cũng đang bước đi trên con đường về với Chúa, bằng cách vượt qua cái chết. Tôi đang “xuất hành”, rời bỏ miền đất nô lệ để đến miền đất hứa. Giáo Hội bắt đầu Mùa Chay, vào ngày lễ tro, để nhắc cho ta nhớ định mệnh của ta: “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi!”. Nhưng cuộc biến hình sẽ biến đổi tình trạng phũ phàng của ta thành một viễn tượng vinh quang: Nhờ trở thành tro bụi, chúng ta mới bước vào trong Chúa. Niềm tin nơi Đức Giêsu là một điều lạc quan phi thường. Đó là ánh sáng cho mọi người? Chúng ta đang tiến về với Thiên Chúa.
Ong Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giêsu và hai nhân vật đứng bên Người. Đang lúc hai vị này rời xa Đức Giêsu, ông Phêrô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy chúng con ở đây hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy một cái cho ông Môsê, và một cái cho ông Êlia”. Ong không biết mình đang nói gì.
Trước cảnh tượng gây ngỡ ngàng mà các ông đang chứng kiến một lần nữa các tông đồ không hiểu gì. Các ông đang sống trong tình trạng tranh tối tranh sáng, vừa tỉnh vừa mê, nói linh tinh. Tiếp cận với thế giới thần linh, không thể nói lên bằng ngôn ngữ rõ ràng được. Khi mọi sự kết thúc, nghĩa là khi Môsê và Êlia đã ra đi, thì các ông mới nhập cuộc, mới ấp úng mở lời. Tại Ghếtsêmani, cả ba người này đều ngủ cả.
Môsê và Elia là những con người của núi Sinai (Xh 38,18-22; 1 V 19~9-14). Cả hai như bừng cháy lên vì được gặp cảnh tượng không thể diễn tả. Cả hai, đều đã khơi dậy công cuộc giải phóng dân tộc mình khỏi mọi thần tượng đang chiếm chỗ của Thiên Chúa duy nhất. Đức Giêsu đã đàm đạo thân mật với các vị ngôn sứ lớn trong cựu ước. Trong Mùa Chay tôi có dành thời giờ để mở Kinh Thánh không?
Ong Phêrô còn đang nói, thì có đám mây đến bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ.
Khác với Mát-thêu và Máccô, Luca đưa ba môn đệ vào trong “đám mây: là biểu tượng thường xuyên của thế giới thần linh. Vì các Ngài còn không hiểu gì về biến cố. Biến hình vua xảy ra, nên có thể nói, chính Chúa đã muốn mạc khải lần thứ hai cho các ông. Để bước vào trong Chúa, chúng ta cần phải trải qua nhiều giai đoạn liên tiếp. Và một lần nữa, chúng ta lại ghi nhận sự sợ hãi liên tiếp của những người được gặp gỡ Chúa: Vì đó là Đấng hoàn toàn khác”. Hơn nữa, họ đâu có gì về việc đó lần này họ cũng lại im lặng.. Tất cả những, định nghĩa tín tý, theo lý trí, về Thiên Chúa, chỉ là những lời lẽ phần lớn là sau những lời nói tầm phèo. Lạy Chúa, Chúa vượt trên mọi quan niệm, chúng con chỉ có thể gọi Chúa là Đấng mà chúng con “không thể nhận biết được”. Chúng ta nên im lặng, thinh lặng nội tâm: Chúng ta hãy bước vào bóng mờ của đám mây, trong màn sương mù tạo bóng tối, trong đó ta không thấy cách xa bốn thước, nơi đó, ta phải dò dẫm, tìm đường mà đi.
Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, Người đã được Ta chuyện chọn”. Hãy vâng nghe lời Người.
Ở đây Mát-thêu và Luca đã dùng từ “Con yêu dấu” (tiếng Hy Lạp là “Aga pèto). Chỉ có Luca dùng từ “Người con đã được tuyển chọn” (tiếng Hy Lạp là “eklegnlenos”). Những nhà duy lý đề cao lịch sử, thường đặt vấn đề: Thực sự tiếng nói đó đã hàm chứa điều gì? Các Tin Mừng không hề quan tâm đến việc trả lời sự tò mò đó. Từ “được tuyển chọn”, là do Luca tự ý viết ra. Luca tham chiếu nhiều đoạn sách ngôn sứ Isaia trong đó từ này nói về “dân Chúa” một cách tập thể, hay nói về nhân vật bí mật “Người tôi tớ của Thiên Chúa” (Is 42,1~3). Vào lúc Chúa bị đóng đinh, Luca cũng sẽ dùng lại từ này (Lc 23,35).
Chúng ta cũng vậy, chúng ta đã được tuyển chọn do phép rửa của mình và mọi người lựa chọn đều nhằm tách riêng con người ra, để phục vụ kẻ khác. Chúa đã tuyển chọn tôi vì Người đang mong đợi một điều nào đó nơi tôi, một cái gì rất độc đáo.
Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giêsu. Con các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã xem thấy.
Như vậy thì tốt hơn! Các ông đã không hiểu gì ngay lúc đó. Sau này các ông sẽ hiểu, khi Đức Giêsu sẽ là “Người tôi tớ”, người “được tuyển chọn trong biến cố Vượt qua”, trong cuộc xuất hành của Ngài về với Chúa Cha.