Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật V mùa Chay năm A
ANH LADARÔ, HÃY RA KHỎI MỒ
Chú giải của Noel Quession
Có một người bị đau nặng tên là Ladarô, quê ở Bêtania làng của hai chị em cô Mácta và Maria. Cô Maria là người sau này sẽ Xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người (Ga 12,1-3). Anh Ladarô. Người bị đau nặng, là em của cô.
Bêtania ngày nay vẫn luôn mang tên bằng tiếng Ả Rập “El Azaneh”, làng của Ladarô. Trong tiếng Do Thái “Beithaneiah” có nghĩa là “nhà của người nghèo”. Bêtania! ở triền phía Đông của núi Ô-liu, ở 3 km phía Đông Giêrusalem, đó là phía mặt trời mọc trên Giêrusalem.. Đó là đỉnh của ngọn núi mà dưới chân nó, trên phía có bóng che, có vườn Ghết-sê-ma-ni ở phía thấp dưới. Bêtania! Đó là ốc đảo của ánh sáng và tình bạn hữu. Ở đó, trong một ngôi nhà thân hữu, Đức Giêsu đã sống hạnh phúc.
Hai chị em sai người nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang đau nặng”. Nghe vậy Đức Giêsu bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”. Đức Giêsu quí mến cô Mácta, cùng hai người em là cô Maria và anh Ladarô.
Trong cuộc sống đầy xáo động và khó khăn của Chúa Giêsu. Bêtania là chốn cõi lòng được nghỉ ngơi. Theo thói quen, Tin Mừng giới thiệu một Đức Giêsu hoàn toàn! được toả hào quang với địa vị Đức Chúa Phục sinh (và sự cám dỗ “theo thuyết một bản tính” rõ ràng là chỉ nhìn thấy bản tính Thiên Chúa nơi Người). Vậy mà, Thánh Gioan, người trông thấy rõ nơi Người Ngôi Lời, Con vĩnh cửu, cũng là người cho chúng ta thấy “con người” nơi Đức Giêsu. Người đã có nhiều tình bạn với nữ giới; như ta thấy rõ trong câu nói tinh tế và đơn sơ này: “Đức Giêsu yêu mến Mácta và em gái của cô”, người cũng sẽ, lát nữa run lên vì xúc động và khóc.
Tuy nhiên sau khi được tin anh này lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày lại nơi đang ở. Rỗi sau dó, Người nói với các môn đệ: “Nào, chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê”. Các môn đệ nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?”. Đức Giêsu trả lời: “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng mặt trời. Còn ai đi ban đêm thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình”.
Sự sống lại của Ladarô là “phép lạ cuối cùng” của Chúa Giêsu, dấu hiệu cuối cùng mà người dành cho người Do Thái trong vụ tranh tụng giữa ánh sáng và bóng tối: ngay sau dấu hiệu này, trong Thánh Gioan, là cuộc Thụ Nạn bắt đầu (Ga 11,46-53). Khi đi sang miền Giuđê để cứu anh bạn Ladarô của mình, Đức Giêsu đi đón nhận cái chết của mình. Chúng ta chú ý là Đức Giêsu, mặc cho tình yêu của Người đối với hai người bạn gái, đã cố tình chậm đến gặp lại họ: Dù vẫn hoàn toàn nhân bản, Đức Giêsu không bao giờ để mình bị dẫn dắt bởi tình cảm của mình nhưng bởi ý muốn của Chúa Cha (4,34; 7,18; 8,29).
Người đã đợi cho Ladarô chết vì người biết thế, người không đến để tránh cho chúng ta khỏi đau khổ và tang chế, nhưng thay đổi những đau khổ và cái chết này nhờ sự sống lại của Người, chính Người cũng sẽ không tránh cái chết cho mình!
Nói những lời này xong. Người bảo họ: “Ladarô bạn của chúng ta đang yên giấc; tuy vậy Thầy đi đánh thức anh ấy đây. Các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được anh ấy sẽ khoẻ lại”. Đức Giêsu nói về cái chết của anh Ladarô, còn họ tưởng về giấc ngủ thường. Bấy giờ Người mới nói rõ: “Ladarô đã chết, Thầy mừng cho anh em vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi nào chúng ta đến với anh ấy”. ông Tôma, gọi là Đi-di-mô nghĩa là sinh đôi nói với các bạn đồng môn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy”.
Đức Giêsu luôn luôn gọi cái chết là một “giấc ngủ”, và nhờ đó mời chúng ta thay đổi quan niệm của chúng ta về cái thực tại không thể tránh được này (Mt 9,24: Ga 11,11) Cái chết thể lý, đối với Đức Giêsu, là một giấc ngủ đơn sơ và tạm bợ; nấm mồ trở thành một nơi người ta nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi thức dậy. Và Thánh Phaolô sẽ ca lên: “Hỡi người đang ngủ, hãy tỉnh giấc, ngày đã sáng rồi. Từ trong kẻ chết, người hãy trỗi dậy, và được sáng ngời” (Ep 5,14). Lạy Đức Giêsu, xin hãy giúp con hiệp thông thực sự ý tưởng của Chúa để cất khỏi sự chết cái đặc tính bi thảm của nó, để xem nó như sự “phát tình của Thiên Chúa” huyền nhiệm, khiến chúng con cuối cùng có thể tham dự vào cuộc sống hạnh phúc của nó: Những ai đã ngủ yên trong Đức Giêsu, thì Thiên Chúa sẽ dẫn đưa họ cùng đi với Người…” (1Tx 4,14), “bởi vì Đức Kitô đã sống lại từ kẻ chết, quả đầu mùa của những ai đã ngủ yên…” (I Cr 15,20). Vâng Đức Giêsu có thể “vui mừng” về cái chết của Ladarô. Ôi mạc khải! Mạc khải duy nhất có ích lợi… về cái chết.
Khi đến nơi, Đức Giêsu thấy anh Ladarô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. Bêtania cách Giêrusalem không đầy ba cây số. Nhiễu người Do Thái đến chia buồn với hai cô Mácta và Maria, vì em các cô mới qua đời. Vừa được tin Đức Giêsu đến, cô Mácta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà. Cô Mácta nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết, nhưng bây giờ con biết bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa. Người cũng sẽ ban cho Thầy” Đức Giêsu nói: “Em chị sẽ sống lại”. Cô Mácta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết. Đức Giêsu liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống lại. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?”. Cô Mácta đáp:Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô. Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”.
Mácta, như một phần lớn những người Do Thái thuộc thời cô, tin vào sự sống lại vào lúc tận thế… những ngày sau cùng! Điều mới mà Đức Giêsu yêu cầu cô tin, chính là một sự sống lại “hiện tại”: “Thầy là sự sống lại!”.
Đây là câu trả lời của Thiên Chúa cho câu hỏi độc nhất nghiêm chỉnh của lời Người, câu hỏi đặt ra cho mỗi người trong chúng ta khi đối diện với cái chết. “Ai tin vào Thầy dù đã chết sẽ sống”. Thật? hay không thật? hay bạn không tin điều đó? Kinh Tin Kính của chúng ta đơn sơ và ngắn gọn: Đức Giêsu làng Nadarét, đã chết và đã sống lại! Điều đó đơn giản như một buổi sáng Lễ Phục sinh. Trong khi chờ đợi chết. chúng ta phải sống điều đó, phải tin điều đó. Bởi vì tất cả mọi người tin vào Đấng đã sống lại không thể sống một cuộc đời không có tình yêu, không cậy trông, không niềm vui được của sẻ. Nếu bạn phải chết chiều nay, bạn sẽ làm thế nào để có thể trải qua ngày này trước khi ôm lấy Chúa? Cuộc đời của một tín hữu đầy sự sống lại, đầy sự sống và đầy niềm vui. Thầy là sự sống lại và là sự sống Những lời kiêu kỳ gây hốt hoảng? Đó là một thằng điên nói ra… hay chính là Thiên Chúa. Cuộc sống mà Người nói đến, hiển nhiên có một bản tính khác với cuộc sống sinh lý này, chết là hết; nhưng là cuộc sống của Thiên Chúa. Ai tin Thầy thì sẽ không bao giờ chết. Đức tin, ngay từ bây giờ, là một sự vui hưởng trước đời sống đó, đời sống không chết, chính là đời sống của chính Thiên Chúa.
Nói xong. Mácta đi gọi em là Maria và nói nhỏ: “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy. Nghe vậy cô Maria vội đứng lên và đến với Người… Khi đến gần Đức Giêsu, cô Maria vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói: ‘ Thưa Thầy nếu có Thầy ở đây em con đã không chết”. Thấy cô khóc và những người Do Thái đi theo cũng khóc, Đức Giêsu thao thức trong lòng và xao xuyến. Người hỏi: “Các anh để xác anh ấy ở đâu?”. Họ trả lời: ‘ Thưa Thầy! mời Thầy đến mà xem”. Đức Giêsu liền khóc. Người Do Thái mới nói: “Kìa xem! Ông ta thương Ladarô biết mấy”. Có vài người trong nhóm họ nói: “ông ta mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư?”. Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại.
Thật là tai hại, lại một lần nữa, khi những người phiên dịch đã không phán đoán tốt để cho người ta cảm thấy trong bản (dịch của họ, một tiểu tiết thật đẹp trong bản văn Hy Lạp, mà hiển nhiên là Gioan muốn thế. Ba lần, khi nói đến Mácta và Maria và những người Do Thái, Gioan dùng tiếng “Klainein” có nghĩa chính xác là “khóc, nức nở to tiếng” và chúng ta đoán những tiếng nấc và tiếng kêu ở Phương Đông, rất chan hòa tình cảm của mình, mà người ta thoáng nghe thấy nơi những bà khóc mướn chung quanh đám tang. Nhưng khi đến Đức Giêsu, Gioan thay đổi tiếng, và nói về “dakruein”, có nghĩa là “khóc thổn thức lặng lẽ”. Và từ này làm cho tôi trông thấy những giọt nước mắt âm thầm rơi trên mắt của một Giêsu làm chủ được mình, và cả khi Người đau khổ. Người vẫn khống chế được đau khổ riêng của mình.
Đức Giêsu nói: “Đem phiến đá này đi”. Cô Mácta là chị người chết liền nói: ‘Thưa Thầy nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày! Đức Giêsu bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, thì chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?”. Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giêsu ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha. vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con. Nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con”.
Câu truyện dài dòng này, dẫn nhập vào cuộc sống lại của Ladarô, đi cho chúng ta hiểu là mục đích của trang này không phải là sự “tỉnh dậy” của cái chết thể lý của Ladarô, nhưng chính là sự tiến bộ trong đức tin của tất cả những người bao quanh Đức Giêsu. Và hành vi cảm tạ của Đức Giêsu, ta hãy chú ý điều này, không nhắm đến phép lạ mà Người sắp làm, nhưng đến sự kiện là phép lạ này sẽ giúp cho những người không tin hay những người yếu lòng tin “tin tưởng”:
– Những môn đệ đã chống, không lên lại Giêrusalem, họ nghi ngờ, họ sợ.
– Mácta không muốn mở ngôi mộ, chị hoài nghi, tử thi đã để quá trễ ngày.
Những người Do Thái, cho dù họ có thiện cảm với ba chị em, không tới để khóc nức nở.
Đức Giêsu muốn cầu nguyện cho tất cả họ, cho tất cả những người khó lòng tin tưởng, cho tôi, cho các bạn. Và đức tin chính là gì vậy? Chính là nhìn nhận rằng Đức Giêsu đến từ chỗ khác. Đức Giêsu được sai đi. Bạn có tin điều đó không? Bạn có tin cái chỗ khác từ đó Đức Giêsu đến không? Trong trang này của Gioan, có 23 cuộc di chuyển nơi chỗ được nhắc đến: bên ngoài Giu-đê, về hướng Giu-đê, về hướng Bêtania, về phía nhà, về phía mộ, về phía Giêrusalem; nhưng trung tâm của tất cả những cuộc di chuyển này, dù bề ngoài thế nào, không phải là “ngôi mộ” có thể cuốn hút chúng ta nhìn vào, mà đó là một thế giới khác, thế giới của Chúa Cha, từ đó Đức Giêsu được sai đi! Không có nơi đó, vấn đề cái chết không được giải quyết.
Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh Ladarô hãy ra khỏi mồ!”. Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải và mặt còn phủ khăn. Đức Giêsu bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi”. Đông đảo người Do Thái đã đến thăm cô Macta, và đã chứng kiến việc Đức Giêsu làm. Họ tin vào Người.
Vấn đề chính yếu, đối với con người, theo Đức Giêsu, trước hết không phải là có thể ra khỏi mồ một ngày kia, mà ngay từ bây giờ, đi từ sự chết sang sự sống bằng một đức tin gắn bó vào bản thân Đức Giêsu: “Họ tin vào Người”, còn chúng ta?