Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật II mùa Chay năm A
ĐÂY LÀ CON YÊU DẤU TA
Chú giải của Noel Quession
Mỗi năm, ngay sau chuyện kể về cơn cám dỗ của Đức Giêsu, Chúa nhật thứ hai mùa Chay cho chúng ta suy niệm về câu truyện Đức Giêsu biến hình.
Chúa nhật trước, chúng ta đã ngắm xem Ngài khước từ, không lợi dụng thiên tính của mình, Người khiêm tốn và dè dặt, và khi Người đói, Người bị cám dỗ như một người thường. Hôm nay, chúng ta nhìn ngắm sự vinh quang ẩn dấu của Người, thiên tính của Người.
Ba sách Tin Mừng nhất lãm phù hợp nhau khi đặt đoạn này vào khúc quanh tác vụ của Đức Giêsu. Ban đầu nhiều đám đông đã theo Đức Giêsu nhưng lại hoàn toàn lầm lẫn về Người. Việc nhân bánh hóa nhiều. Với nỗ lực của họ muốn biến Người làm vua, đã đưa sự hiểu lầm ra ánh sáng. Thực sự Đức Giêsu đã thất bại! Người đã không thành công khi muốn đưa được đám đông đến đức tin chân thật, đồng thời tất cả “tầng lớp trí thức” tôn giáo thời Người lại khước từ Người nhân danh chính giáo lý tốt đẹp truyền thống: các kinh sư và tư tế không ngừng gương cao bẫy chơi Người và cáo giác Người là phá hủy tôn giáo (Mt 12,2; 12,14; 12,24; 12,38; 15,2; 16,1; 16,6). Nhận thấy sự thất bại về chương trình giảng dạy giáo lý của mình. Đức Giêsu từ nay tập trung vào việc đào tạo các môn đệ của Người với nhóm Mười Hai nhỏ bé, như Người loan báo thử thách lớn lao sẽ xảy đến. Người đã xa lánh miền Palestine.
Ở đó tình hình từ nay đã trở nên nguy hiểm, Người chạy sang tị nạn ở bên Li-băng, về phía miền Xêdarê Philip. Ở đó cách biệt khỏi đám đông và các kinh sư, Người đã thúc đẩy Phêrô tuyên xưng đức tin; rồi lập tức Người nói: Tôi phải sang Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ từ phía các trưởng lão, các thượng tê và các kinh sư, bị xử tử, và ngày thứ ba sống lại (Mt 16,21). Phêrô, cũng lại ông, muốn cám dỗ Đức Giêsu khước từ cái viễn ảnh chết chóc kia. Khi đó Đức Giêsu la mắng ông và hứa rằng vinh quang sẽ đến, thực sự, nhưng sau khi chịu khổ hình thập giá: “Bởi vì Con Người sẽ đến với thiên thần của Người trong vinh quang của Con Người…” (Mt 16,27-28). Chính trong bối cảnh thê thảm này mà cảnh tượng chúng ta sắp đọc, xảy đến.
Sáu ngày sau. Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao.
Tôi thích tưởng tượng ra cái cảnh tượng này một cách cụ thể: một lối quanh co trên một con đường núi. Cả bốn người, họ đều đi chậm rãi. Không gian cứ lớn dần. Không khí trở nên tươi tắn và mát mẻ. Đồng bằng xa xa dưới thấp kia, các đám dông còn xa. Ôi, chốn cô liêu hạnh phúc biết bao trên các đỉnh cao! Người ta chỉ gặp được Thiên Chúa trong chốn thing lặng. Phải chăng tôi đã dành ra những thời gian để sống cô liêu, trong mùa Chay này?
Nhưng chúng ta cũng biết rằng núi là một chủ đề Matthêu ưu thích. Núi cám dỗ (Mt 4,8), Núi hạnh phúc và Luật mới (Mt 5,1), Núi bánh được chia sẻ (Mt 15,29), Núi Biệt ly của Đấng Phục sinh (Mt 18,16). Ở đây việc Thiên Chúa hiển linh ở núi Siani được tái hiện trên Núi biến hình; nhưng đó không phải là núi Sinai ở Giêrusalem, nơi đón nhận vinh quang của Thiên Chúa mà các ngôn sứ đã loan báo (Is 2,2; Tv 2,6); chính một ngọn núi nhỏ bé ở Galilê của nhiều dân nước sẽ là chứng nhân của vinh quang của anh thợ mộc hèn mọn ở Nagiarét, xa những vẻ tráng lệ của Đền Thờ. Thiên Chúa chỉ tự cho thấy mình ẩn giấu. Thiên Chúa khước từ các danh vọng, các nghi thức, các trình diễn sân khấu: Đền Thờ do bàn tay con người làm sẽ bị phá hủy (Mt 24,1-3; 26,61). Còn tôi, tôi sẽ đi gặp Thiên Chúa ở đâu?
Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.
Matthêu, hơn hai tác giả Tin Mừng kia, nói về ánh sáng. Cũng như thế, Mô sê, tại Sinai, đã tiếp nhận tia sáng phản chiếu của vinh quang Thiên Chúa, và da mặt người tỏa sáng (Xh 34,29-35). Cũng như thế, Con Người (Đn 7,9) được mô tả bằng những hình ảnh có tính khải huyền: tia sáng, màu trắng. ánh sáng, lửa… Động từ Hy Lạp được Matthêu sử dụng ở đây, “metamorphoun” có nghĩa chữ là “biến dạng”; đó là một sự biến hình sâu xa hơn là chỉ biến hình cái mặt mà thôi. Đức Giêsu hiện ra với một hình thái khác. Và người ta nhớ đến đoạn văn nổi tiếng mà Phaolô tả cho chúng ta một tác động trái ngược: “Ngài khi ấy ở trong hình dạng Thiên Chúa,… đã lấy hình dạng con người đầy tớ… (Pl 2,6-7). Nhưng làm thế nào nói được những thực tại không thể nói được này? Thế thì càng phải dùng thật nhiều hình ảnh về ánh sáng. Tôi dành thời gian để chiêm ngắm.
Và bỗng các ông thấy ông Môsê vâ ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người.
Từ muôn thuở, người đã lưu ý rằng ba môn đệ đã được đặc ân về mạc khải siêu nhiên này lại chính là ba người sẽ phải đụng chạm gần gũi nhất với “hủy dạng” của Đức Giêsu khi Người hấp hối tại Ghết-sê-ma-ni (Mt 26,37). Đức Giêsu như thế đã cho họ trước một kinh nghiệm về sự vinh quang sẽ đến của Người, để cố ngừa cho họ khỏi bị cái gương mù về sự hạ mình của Người.
Bấy giờ ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: lạy Ngài chúng con ở đây thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê một cho ông Êlia.
Phêrô, là người mà quyền ưu tiên của ông vừa được nhìn nhận, sáu ngày trước, sau khi tuyên xưng đức tin của mình, lên tiếng và nói “tôi” đầy quả quyết, hăng hái, quảng đại, ông đã nhìn nhận Đấng Mêsia được chờ đợi qua hai nhân vật chủ chốt của Kinh Thánh đi theo Người: Môsê và Êlia: luật pháp và các Ngôn sứ… Môsê là người đã khởi dẫn dân Chúa trong sa mạc trên núi Sinai, và Êlia, người phải trở về để chuẩn bị giai đoạn mới, chấm dứt các thời đại tiên báo về Đấng Mêsia (Mt 17,10-13).
Hoàn toàn vui mừng về sự khám phá của mình, Phêrô có lẽ muốn ngưng lại cái khoảnh khắc hạnh phúc này và có thể nói là cố định lại nó trong cái phút hạnh phúc và vinh quang này: “Tôi sẽ dựng nhiều lều…”. Chúng ta cũng thế, nếu chúng ta có thể bắt được hạnh phúc và cố định nó lại!
Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông.
Đám mây này, biểu tượng của sự hiện diện Thiên Chúa (Tv 18,12; Xh 40, 34-35; 1V 8,10-12), cắt ngang lời nói của Phêrô. Không phải Phêrô sẽ xây một ngôi nhà cho Thiên Chúa; mà là chính Thiên Chúa đến xây nhà của Người. Đám mây. Có lẽ chúng ta ngạc nhiên về sự liên kết kỳ lạ này: một đám mây sáng ngời lại tạo ra bóng che. Chúng ta ở đó thêm một lần nữa, đứng trước một ngôn từ biểu tượng qua đó chứng minh rằng chúng ta không thể nào hiểu những từ này như thể chúng chỉ mô tả một cảnh tượng. Động từ ‘lấy bóng mình bao phủ’ bằng tiếng Hy Lạp “Episkiazô”, chỉ xuất hiện hai lần trong toàn bộ Tân ước; ở đây và vào ngày lễ Truyền Tin, khi Thánh Thần lấy bóng mình bao phủ Maria (Lc 1,35). Theo các nhà chú giải từ này ám chỉ đến một trong các từ Do Thái nổi tiếng nhất “shékinah”, nghĩa là “nhà ở”, “Hiện Diện” của Thiên Chúa.
Và có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là con yêu dấu Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”.
Cái từ ‘Đây là’, bề ngoài có vẻ không quan trọng. “Đây là” chính nó cũng mang đầy ý nghĩa. Trong chuyện kể nó được lặp lại ba lần: “đây là một sự hiện ra… đây là một đám mây… đây là một tiếng nói…”. Trong Kinh Thánh, đó là dấu chỉ có một sự can thiệp siêu hình được áp đặt. Đây là! Chính ở đó! Chính là thế đấy! Chúng ta ở đó chẳng để làm gì cả.
Tiếng của Thiên Chúa này lặp lại sự mạc khải về phép Rửa của Đức Giêsu: Đức Giêsu còn “hơn” cả một người, Người là Con Độc Nhất và Yêu Dấu. Nhưng điều đã được nói, trong sự thân tín, đối với một mình Đức Giêsu, Người khởi đầu tác vụ của Người… bây giờ được nói lại cho các môn đệ với một hậu quả đi theo.
Lạy Chúa, trong thời gian đặc ân của mùa Chay này, xin giúp chúng con sẵn sàng nghe tiếng Chúa, với cái nghiêm túc mà chúng con đôi khi biết sống nó là nghe một số những sứ điệp quan trọng cho chúng con.
Nghe vậy các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống. Bấy giờ Đức Giêsu lại gần chạm vào các ông và bảo: Trỗi dậy đi, đừng sợ.
Trong khi gục mặt xuống đất bái lạy (từ ưa thích của Matthêu) các môn đệ nhận ra rằng họ đang ở trước một sự hiển hiện của Thiên Chúa: phản xạ tôn giáo của con người ở trước một thực thể linh thánh! Thờ phượng! Tôi có biết thờ phượng không? Đó là hành vi tối thượng của con người. Sống, Yêu, Thờ Phượng. Con người không được tạo dựng để thu mình lại với chính mình trong một thứ tự huỷ. Con người được tạo dựng để mở ra cho người khác bằng tình yêu. Và sự hoàn thành của nó được thực hiện khi nó mở ra cho Đấng Tha Thể bằng thờ phượng. Và điều đó luôn luôn mang hình thực một thứ hư vô hóa chính mình: phải chết trước khi được sống. Phải chết cho chính mình đã, để yêu mến, tha thứ. Nhưng nếu con người tự hư vô hóa, mặt cúi xuống đất để tới gần Thiên Chúa, thì chúng ta thấy Đức Giêsu tới gần, đụng chạm, vực các bạn hữu của Người dậy. Những cử chỉ yêu thương. Những cử chỉ cùng quyền năng Thiên Chúa mà chúng ta lát nữa sẽ thấy ý nghĩa biểu tượng.
Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa chỉ còn một mình Đức Giêsu mà thôi. Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông rằng: đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”.
Sách kinh lễ không dám dùng từ chính xác. Bởi vì, một cách có chủ ý, Matthêu đã sử dụng cùng một từ Hy Lạp “Egeirein”, “vực dậy”, để nói rằng Đức Giêsu đỡ các bạn hữu mình dậy và làm cho sống lại. Nếu Thiên Chúa nói từ đám mây, thì đó không phải để đè bẹp con người, như chết, dưới đất… mà để làm cho con người sống lại. Nhưng trong khi chờ đợi, Phêrô và các bạn hữu của ông phải xuống núi lại. Và họ sẽ phải, nếu họ muốn, biến hình kiểu thường ngày. Phêrô sẽ sống những ngày đều đều, những ngày cực khổ, những thất bại và những bách hại. “Nhưng, suốt đời, ông sẽ nhớ lại cái khoảnh khắc thoáng qua này, ở đó ông nghe thấy tiếng gọi này đến từ trời, từ trên núi thánh (2 Pr 1,16-18). Mỗi một lần thể hiện nhiệm tích Thánh Thể là một trạm dừng lại để được tưới mát trên núi với Đức Giêsu. Nhưng phải đi lại, vươn tới những nhiệm vụ của chúng ta, với kỷ niệm…